• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 17

Tiết 16: TIM VÀ MẠCH MÁU

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Trình bày cấu tạo tim và cấu tạo mạch máu liên quan đến chức năng của chúng - Nêu được chu kì hoạt động của tim ( nhịp tim, thể tích/ phút)

- HS chỉ ra được các ngăn tim, van tim.

- Phân biệt được các loại mạch máu.

2.Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng tư duy dự đoán.

3.Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh :có ý thức bảo vệ hoạt động thể dục thể thao .

4. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực quan sát, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

5.Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể .

- Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

- Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

- Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thể người Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học;

- Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung.

II Chuẩn bị của gv và hs:

1. Chuẩn bị của gv:

GV: -Tranh phóng to hình 17.1-3 SGK . -Tim lợn

-Mô hình tim người.

2. Chuẩn bị của hs:

HS: Xem bi trước ở nhà III. Phương pháp:

- Động não, trực quan, vấn đáp tìm tòi.

IV. Tiến trình tiết dạy:

1.ổn định lớp:1’ GV chào HS cho các em ngồi, kiểm tra vệ sinh, dụng cụ học tập 2.kiểm tra bài cũ: 3’

GV:? 1.Hệ tuần hhoàn gồm những thành phần cấu tạo nào?

GV:? 2.Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?

Đáp án:

1.Hệ tuần hoàn máu gồm tim và các mạch máu tạo thành hệ tuần hoàn lớn và nhỏ.

2.Gồm 2 phân hệ bạch huyết:

-Phân hệ lớn: Mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.

(2)

-Phân hệ nhỏ: Mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.

3. Bài mới:

3.1. Mở bài 1’ -Tim và mạch máu có vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn máu.

Vậy tim, mạch máu có cấu tạo như thế nào để đảm nhận chức năng đó. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề này.

3.2 Các hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: TÌM HIỆU CẤU TẠO CỦA TIM

Mục tiêu: -Biết được cấu tạo của tim.

PP:trực quan, vấn đáp

* Hình thức tổ chức:

- dạy học theo tình huống.

* Năng lực:

- Năng lực quan sát, phân loại, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

* Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời

GV: Treo tranh phóng to H 17.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em thực hiện  SGK.

GV: cho HS chỉ lên tranh các phần của tim, tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải, tâm thất trái, động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi…

HS: quan sát tranh và nghe những gợi ý, hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nghe, nhận xét, đánh giá và bổ sung.

? Trình bày cấu tạo ngoài của tim?

TL:

- Màng tim bao bọc bên ngoài.

- Tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy quay lên trên.

- Nặng khoảng 300g.

- Tâm thất lớn ở phần đỉnh tim.

I. CẤU TẠO CỦA TIM a .Cấu tạo ngoài :

- Màng tim bao bọc bên ngoài.

- Tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy quay lên trên.

- Nặng khoảng 300g.

- Tâm thất lớn ở phần đỉnh tim.

(3)

? Xác định các thành phần cấu tạo của tim?

TL:

- Tâm thất trái, tâm thất phải, tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải.

- Tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, cung động mạch phổi, động mạch vành trái và phải.

? Hãy cho biết tim được cấu tạo bởi loại mô nào?

TL:

- Mô liên kết và mô cơ tim.

Yêu cầu hs làm bài tập  SGK- T54.

HS hoàn thành bài tập.

Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải Tâm thất trái co Vòng tuần hoàn lớn Tâm thất phải co Vòng tuần hoàn nhỏ

? Căn cứ chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất?

TL:

-Tâm thất trái có thành tim dầy nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất.

?Tại sao có sự khác nhau giữa các thành tim?

TL:

- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ vì tâm nhĩ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất phải co bóp mạnh để tạo lực lớn nhất để đẩy máu đến toàn bộ cơ thể.

- Thành cơ tâm nhĩ phải có thành cơ

tim mỏng nhất vì chỉ co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải.

b . Cấu tạo trong :

-Tim có 4 ngăn:

+ Tâm nhĩ phải( thành cơ mỏng nhất) + Tâm nhĩ trái.

+ Tâm thất phải

+ Tâm thất trái( thành cơ dày nhất)

- Cấu tạo bởi mô liên kết và mô cơ tim.

(4)

? Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều?

TL:

-Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra động mạch đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định.

GV: hướng dẫn các nhóm mổ tim lợn để quan sát tim bổ dọc, lưu ý các em về sự khác nhau giữa các thành cơ tâm nhĩ phải và trái, thành cơ tâm thất phải và trái, hình dạng van tim.

Họat động 2: CẤU TẠO CỦA MẠCH MÁU Mục tiêu : Chỉ ra được đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng loại mạch .

PP: trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Hình thức tổ chức:

- dạy học theo tình huống.

* Năng lực:

- Năng lực quan sát, phân loại, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

* Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời

GV: yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:

? Trong cơ thể người có những loại mạch máu nào?

TL:

- Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

? So sánh các loại mạch máu, tại sao có sự khác nhau đó?

-HS: quan sát tranh phóng to H 17.2 SGK (treo trên bảng), dựaa vào những gợi ý, hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm để đưa ra câu trả lời đúng. Các nhóm cử đại diện trình bày câu trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung và đánh giá

- Động mạch vành: dẫn máu nuôi tim.

-Thành cơ tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ

-Giữa tâm thất với tâm nhĩ và giữa tâm thất với động mạch có van , máu lưu thông theo một chiều

II. CẤU TẠO CỦA MẠCH MÁU

- Có 3 loại mạch là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

-Giống nhau: Đều có 3 lớp:

+Trong cùng là lớp biểi bì.

+Ở giữa là lớp cơ trơn và sợi đàn hồi.

+Ở ngoài là mô liên kết

(5)

-GV: lưu ý HS so sánh các lớp (độ dày, mỏng) và lòng (độ rộng, hẹp) của các loại mạch.

- Khác nhau :

Nội dung Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch

1. Cấu tạo - Thành mạch.

- Lòng trong.

- Đặc điểm.

- 3 lớp : mô liên kết, cơ trơn, biểu bì =>

dày.

- hẹp

- Động mạch chủ lớn, nhiều động mạch nhỏ.

- 3 lớp : mô liên kết, cơ trơn, biểu bì =>

dày.

- Rộng

- Có van 1 chiều.

- 1 lớp biểu bì.

- Hẹp nhất.

- Nhỏ, phân nhiều nhánh.

2. Chức năng - Đẩy máu từ tim đến các cơ quan.

- Vận tốc và áp lực lớn

- Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim.

- Vận tốc và áp lực nhỏ

- Trao đổi chất với tế bào.

Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung Hoạt động 3: TÌM HIỂU CHU KÌ CO DÃN

CỦA TIM

Mục tiêu: Học sinh trình bày được các đac điểm của các pha trong chu kỳ co dãn cuả tim.

PP: trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Hình thức tổ chức:

- dạy học theo tình huống.

* Năng lực:

- Năng lực quan sát, phân loại, đưa ra các tiên đoán, tìm mối liên hệ, hình thành các giải thuyết khoa học.

* Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời

GV: Treo tranh phóng to hình 17.3 SGK cho HS quan sát để trả lời các câu hỏi sau:

III. TÌM HIỂU CHU KÌ CO DÃN CỦA TIM

(6)

? Pha giãn chung mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?

TL:

-Pha giãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, lúc đầu van nhĩ thất mở, sau đó áp lực của máu ở tâm thất làm van đóng lại.

? Pha nhĩ co mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?

TL:

-Pha nhĩ co mất 0,1s , nghỉ 0,7s: áp lực máu trong tâm nhĩ tăng làm van nhĩ-thất mở và tống nốt máu xuống 2 tâm thất.

? Pha thất co mất bao nhiêu giây? Hoạt động của máu và van tim như thế nào?

TL:

-Pha thất co mất 0,3s , nghỉ 0,4s: Áp lực máu trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ-thất, máu được tống vào động mạch chủ và động mạch phổi. Sau khi máu được tống hết vào động mạch, tâm thất ngừng co, van tổ chim đóng lại (không cho máu trở về tâm thất).

? Chu kỳ co dãn của tim mất bao nhiêu giây?

Nhịp tim của người là bao nhiêu lần/phút?

TL:

-Mỗi chu kỳ co giãn của tim là 0,8s. nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

? Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?

TL:

- 0,4s

? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

TL:

TN co 0,1s nghỉ 0,7s ; TT co 0,3s nghỉ 0,8s =>

chính sự phân chia hợp lí nên dù tim làm việc liên tục suốt đời các bộ phận của tim vẫn có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.

HS:Đại diện một vài nhóm HS phát biểu câu trả lời.

Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung, nhận xét và đánh giá.

- Tim co dãn theo chu kì, trung bình mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim.

- Mỗi chu kì co dãn tim gồm 3 pha:

+ Pha nhĩ: co 0,1s: 2 tâm nhĩ cùng co, máu đẩy từ TN xuống TT.

+ Pha thất co 0,3s: 2 TT cùng co, máu đẩy từ TT vào động mạch + Pha dãn chung: máu từ tĩnh mạch về tim.

- Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3

(7)

pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ TN vào TT và từ TT vào động mạch.

4. Kiểm tra đánh giá:

1.HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 57 5. Hướng dẫn về nhà:

-Học thuộc và nhớ nội dung trong phần tóm tắt cuối bài.

-Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

-Đọc mục “Em có biết”.

-Xem bài tiếp theo trước khi đến lớp.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim được hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp.. quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức

- Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).. - Hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể Hệ

Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có

Trong nghiên cứu này, ông và cộng sự cũng cho thấy sự tác động của chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng và giá trị cảm nhận dịch vụ và sự

tiêu thụ trọng điểm cho doanh nghiệp mình: Xác định thị trường trọng điểm là quá trình phân tích thị trường từ khái quát đến cụ thể nhằm xác định được các nhóm khách hàng

Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, cùng với mong muốn bên cạnh việc khảo sát các đặc điểm chung của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ không mắc bệnh van

Mục đích phẫu thuật là cắt sẹo, che phủ toàn bộ nửa đầu bên (P) bằng vạt da đầu mang tóc. Một túi giãn được đặt dưới da đầu vùng thái dương đỉnh bên đối diện.. Tương

Bạch cầu limphô T Các loại bạch cầu không tham gia hoạt động phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh là A.. Giữa tâm nhĩ trái và tâm