• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10 Ngày soạn: 5/11/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2021 Toán

BÀI 32: LUYỆN TẬP (TIẾP THEO) (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 100. Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhằm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn. HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, hiểu và thực hiện được phép tính, trả lời cho câu hỏi của tình huống, HS có cơ hội được phát triển NL, giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoá toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sĩ số lớp

- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS tự lây ví dụ và tính trên bảng - GV kiểm tra, nhận xét

2. LUYỆN TẬP

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu HS thực hiện BT1 theo hình thức cá nhân

- Yêu cầu HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số HS thực hiện trên bảng

- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, đối chéo vớ, kiểm tra kết quả

- GV nhận xét, kiểm tra đáp án Bài tập 2

- GV hướng dẫn HS thực hành phân tích mẫu cộng (có nhớ) có kết quả bằng trường hợp số có hai chữ số cộng với số có hai chữ số).

- HS thực hiện tính theo mẫu vào vở

- HS nói cách thực hiện phép tính của mình.

- HS thực hiện phép tính

(2)

- GV nhận xét, kiểm tra đáp án Bài tập 3

a) HS thực hiện đặt tính rồi tính. HS trình bày cách thực hiện của mình.

b) HS tính nhẩm cộng các số tròn chục có tổng bằng 100.

- GV lưu ý cho HS cách nhẩm của mình, chẳng hạn, 60 + 40, nhằm là 6 chục + 4 chục

= 10 chục. Vậy 60 + 40 = 100 Bài tập 4 (GIẢM TẢI)

a) - GV hướng dẫn HS thực hành phân tích mẫu cộng (có nhớ) có kết quả bằng “0”

(trường hợp số có hai chữ số cộng với số có một chữ số).

- HS thực hiện đặt tính rồi tính theo mẫu vào vở.

- GV lưu ý cho HS nhắc lại cách tác hiện tính.

b) - HS thực hành tính nhẩm.

- GV lưu ý cho HS nêu cách tính nhẩm.

- GV nhận xét, kiểm tra đáp án Bài tập 5

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát các phép tính, tính kết quả rồi nếu các phép tính có kết quả bằng nhau.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm về đúng nhà”.

- Nhóm nào tìm đáp án đúng và nhanh nhất là nhóm chiến thắng

3. VẬN DỤNG

* Cách thức tiến hành:

H

Đ 1: Bài tập 6 (GIẢM TẢI)

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- GV hỏi HS bài toán thuộc dạng liên qua tới nhiều hơn hay ít hơn

- HS suy nghĩ xác định phép tính để trả lời cho câu hỏi mà bài toán

- HS trình bày được bài giải cho bài toán:

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- HS nêu được những việc học được qua bài này.

- HS thực hiện phép tính

- HS thực hiện theo mẫu

- HS tính nhẩm

- HS chơi trò chơi và tìm ra đáp án

- Bài toán liên hệ bài toán thuộc dạng liên quan đến nhiều hơn.

- Bài giải

Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được số cây bắp cải là:

65 + 35 = 100 (cây) Đáp số: 100 cây bắp cải

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

(3)

Tiếng việt Tập viết (Tiết 3) CHỮ HOA I, K I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết được câu ứng dụng Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Có năng lực trong viết chữ đẹp. Hiểu được nghĩa câu ứng dụng của bài.

- Biết trao đổi với các bạn về niềm vui của em; chia sẻ được những điều làm em không vui.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa H - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ “Nét chữ nết người”

- GT vào bài: Chữ hoa H

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa I, K và hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ viết hoa I, K: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa I, K (đặc biệt là cấu tạo của chữ viết hoa I như phần đầu của chữ viết hoa K):

+ Chữ viết hoa I cỡ vừa cao 5 li, rộng 2 li;

cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 1 li.

 Nét 1 (cong trái và lượn ngang): từ điểm đặc bút trên đường kẻ ngang 5 cạnh bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong trái, kéo dài thêm đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4.

 Nét 2 (móc ngược trái và lượn vào trong): từ điểm kết thúc nét 1, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi viết nét cong trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2.

+ Chữ viết hoa K cỡ vừa cao 5 li, rộng 5 li;

cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li.

 Viết nét 1, 2 như viết chữ viết hoa I.

 Nét 3: Đặt bút tại giao điểm đường

1-2 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

(4)

kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 5, vòng bút viết nét cong bé, đưa bút hơi thẳng xuống quãng giữa của chữ để tạo nét thắt nhỏ ở giữa; tiếp theo, viết nét móc ngược phải. Điểm dừng bút là giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6.

- GV yêu cầu HS tập viết chữ viết hoa I, K trên bảng con hoặc giấy nháp.

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa I, K vào vở tập viết.

- GV yêu cầu HS góp ý cho nhau theo cặp.

- GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SGK: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS viết chữ viết hoa K đầu câu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.

- GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS tập viết chữ viết hoa I, K trên bảng con hoặc giấy nháp.

- HS viết chữ viết hoa I, K vào vở tập viết.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết vào vở tập viết.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

______________________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HĐTN

BÀI 10: TÌM SỰ TRỢ GIÚP ĐỂ GIỮ GÌN TÌNH BẠN I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- HS biết lắng nghe chia sẻ của bạn và thể hiện được sự hỗ trợ khi bạn đề nghị.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

(5)

2. Học sinh: Nhật kí

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng năm học mới (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.

- GV cho HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.

- HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 5/11/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2021 Tập đọc

BÀI 19: CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (TIẾT 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(6)

- Đọc đúng các từ khó; đọc rõ ràng một truyển kể ngắn và đơn giản, biết đọc lời kể chuyện trong bài Chữ A và những người bạn với ngữ điệu phù hợp.

- Hiểu được nội dung câu chuyện của chữ A và nhận thức của chữ A về việc cần có bạn bè, bước đầu nhận biết được một số yếu tố của một truyện kể như người kể chuyện (xưng “tôi”) và những sự việc liên quan. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh. (Bức tranh vẽ chữ A và những người bạn trên trang sách mở và khi chỉ có một mình).

- Có tinh thần hợp tác và kết nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và làm việc theo cặp:

+ Nói tên các chữ cái có trong tranh.

+ Đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài và tranh minh họa.

- GV dẫn dắt: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Chữ A và những người bạn.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV nêu một số từ khó để HS đọc:

+ Nổi tiếng;

+ Vui sướng;

+ Sửng sốt;

+ Trân trọng.

- GV hướng dẫn cách đọc lời tự sự (tự kể chuyện mình) của chữ A (GV đọc giọng

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS đọc các từ khó.

(7)

chậm rãi, thể hiện giọng nói/ ngữ điệu của người kể chuyện).

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài đọc (HS1 đọc từ đầu đến với tôi trước tiên; HS2 đọc phần còn lại) để HS biết cách luyện đọc theo cặp.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài.

- GV mời một số nhóm đọc trước lớp.

- GV mời một số HS khác nhận xét, góp ý cho bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

3. Trả lời câu hỏi 25p Cách tiến hành:

- GV chia l p thành 4 nhóm, yêu cầ!u các nhóm th o lu n và tr l i cầu h i vào phiê&u h c t p. GV theo ả ờ dõi các nhóm, hỗ+ tr HS g p khó khăn trong nhóm.

Phiếu học tập Trong bảng chữ

cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào?

Chữ A mơ ước điều gì?

Chữ A nhận ra điều gì?

Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?

- GV gọi các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, chốt đáp án.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc nối tiếp bài đọc làm mẫu. Cả lớp chú ý, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một số nhóm đọc trước lớp.

- Một số HS khác nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành BT:

Câu 1: Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào?

Trả lời: Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng đầu.

Câu 2: Chữ A mơ ước điều gì?

Trả lời: Chữ A mơ ước một mình nó làm ra một cuốn sách.

Câu 3: Chữ A nhận ra điều gì?

Trả lời: Chữ A nhận ra rằng nếu chỉ có một mình, chữ A chẳng thể nói được với ai điều gì.

(8)

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản 10p

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc diễn cảm cả bài.

- GV gọi 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản SGK trang 87.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm:

+ Đối với câu 1:

 Mỗi HS suy nghĩ, tìm từ ngữ nói tiếp lời của chữ A để cảm ơn các bạn.

 Từng em thay chữ A nói lời cảm ơn, cả nhóm góp ý.

+ Đối với câu 2:

 Mỗi HS đọc thầm các từ ngữ cho trước rồi tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc.

 Từng em nói từ ngữ mà mình tìm được.

 Cả nhóm thống nhất phương án trả lời.

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

Câu 4: Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?

Trả lời: Chữ A nhận ra rằng nếu chỉ có một mình, chữ A chẳng thể nói được với ai điều gì.

- Các nhóm trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc diễn cảm cả bài.

- 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản SGK trang 87.

- HS làm việc nhóm, hoàn thành BT:

Câu 1: Nói tiếp lời của chữ A để cảm ơn các bạn chữ: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã (…)

VD: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã làm nên những cuốn sách hay/ làm nên những cuốn sách bổ ích.

Câu 2: Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc.

Trả lời: vui sướng, ngạc nhiên.

- Một số nhóm trình bày kết quả.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Toán

BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 - 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Thông qua việc sử dụng các khối lập phương, cùng với các thao tác phân tích chục, đơn vị, tách ra, bớt đi, trình bày bằng viết, nói cách giải quyết vấn đề, cách giải các bài tập, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận, NL giao tiếp toán học và NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

(9)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- Chơi trò chơi Truyền điện", trò chơi đổ bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh; thảo luận nhóm, nêu được phép tính 52 - 24 = "

- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 52 - 24 = 2

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 25p Hoạt động 1.

- GV hướng dẫn cách tìm kết quả phép tính 52 - 24 bằng cách sử dụng các khối lập phương như sau:

- Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục để có 5 thanh ở cột chục 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị.

- Để thực hiện việc lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho ta làm như sau: lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cột đơn vị thì được 12 khối lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị; lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục; còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị.

Vậy 52 - 24 - 28

Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính, chú ý hướng dẫn kĩ thuật mượn trà. HS thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

Hoạt động 3. HS thực hiện tính với phép tính khác vào bảng con, chẳng hạn: 65 - 17 = ? 3. LUYỆN TẬP

Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện phép đặt tính

- HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính.

- GV nhận xét, cho điểm HS

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều này

Hs trả lời

- HS chú ý lắng nghe

- HS thực hành vào bảng con rồi tính

- HS thực hiện các phép tính

- HS đặt tính tìm kết quả

- HS chú ý lắng nghe

(10)

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

______________________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 4)

KỂ CHUYỆN: NIỀM VUI CỦA EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh, nói về niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh.

- Biết trao đổi với các bạn về niềm vui của em; chia sẻ được những điều làm em không vui.

- Có tinh thần hợp tác và kết nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài về con vật

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 15p

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, sau đó trao đổi trong nhóm về những điều mà các nhân vật trong tranh nói về niềm vui của mình.

- GV mời một số HS trình bày trước lớp về niềm vui của các nhân vật trong tranh.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

* Chia sẻ về niềm vui và điều làm không vui Cách tiến hành:

Hs hát

- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm:

Tranh 1. Nai con nói: “Niềm vui của tớ là được đi dạo trong cánh rừng mùa xuân”.

Tranh 2. Nhím nói: “Niềm vui của tớ là được cây rừng tặng cho nhiều quả chín”.

Tranh 3. Các bạn nhỏ nói: “Niềm vui của chúng tớ là được cùng học, cùng chơ với nhau”.

- Một số HS trình bày trước lớp về niềm vui của các nhân vật trong tranh.

- HS lắng nghe.

(11)

- GV cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi HS nói về niềm vui của mình và điều làm mình không vui.

- GV yêu cầu mỗi nhóm tự tổng hợp và đại diện các nhóm trình bày trước lớp những niềm vui của các bạn trong nhóm mình và những điều làm cho các bạn trong nhóm không vui.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Vận dụng 15p

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:

+ Trước khi nói chuyện với những người thân về niềm vui của từng thành viên trong gia đình (có thể: ông, bà, bố, mẹ,…), em hãy thử đoán niềm vui của các thành viên đó là gì dựa vào sự gần gũi và những gì mỗi HS biết được về những người đó.

+ Sau đó, em hãy nói chuyện với người thân để kiểm tra xem điều em đoán có đúng không.

- GV yêu cầu HS luyện tập trên lớp với bạn bên cạnh và về nhà nói với người thân.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

+ GV tóm tắt lại nội dung chính:

+ Đọc – hiểu bài Chữ A và những người bạn.

+ Viết dung chữ viết hoa I, K, câu ứng dụng Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

+ Nói về niềm vui của mình, về điều làm mình không vui.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS, khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

* Hướng dẫn về nhà

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS luyện tập trên lớp với bạn bên cạnh và về nhà nói với người thân.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị bài cho buổi học sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

Ngày soạn: 5/11/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 10 tháng 11 năm 2021

(12)

Toán

BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 - 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Thông qua việc sử dụng các khối lập phương, cùng với các thao tác phân tích chục, đơn vị, tách ra, bớt đi, trình bày bằng viết, nói cách giải quyết vấn đề, cách giải các bài tập, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận, NL giao tiếp toán học và NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- Chơi trò chơi Truyền điện", trò chơi đổ bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh; thảo luận nhóm, nêu được phép tính 52 - 24 = "

- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 52 - 24 = 2

2. LUYỆN TẬP 30p Cách thức tiến hành:

Bài tập 2

- HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số HS trình bày trên bảng

- HS nhận xét bài của bạn trên bảng, đổi vở cho nhau, kiểm tra kết quả.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính.

- GV nhận xét, cho điểm HS Bài tập 3

- GV giới thiệu, có một số phép tính trên giấy, chú mèo con sơ ý làm đổ mực, che mắt một số trong mỗi phép tính. Em hãy tìm số thích hợp bị mực che khuất giúp chú mèo con nhé

- GV lưu ý cho HS nói lên cách tìm của mình.

Chẳng hạn, ở phép tính đầu tiên, số nào trừ 8 thì bằng 3? Hay ở phép tính thứ ba, số 15 trừ mấy thì bằng 9

4. VẬN DỤNG

* Cách thức tiến hành:

Hs trả lời

- HS thực hành vào bảng con rồi tính

- HS đặt tính tìm kết quả

- HS tìm số bị che ở các phép tính

(13)

Bài tập 4

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS liên hệ bài toán thuộc dạng bài toán ít hơn.

- HS suy nghĩ xác định phép tính để trả lời cho câu hỏi mà bài toán đặt ra,

- HS trình bày được bài giải cho bài toán

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều này - Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

Bài giải

Mai nhặt được số quả trứng gà là 35 - 16= 19 (quả)

Đáp số: 19 quả trứng.

- HS chú ý lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………..

________________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 20: NHÍM NÂU KẾT BẠN (TIẾT 5+6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời nói, lời thoại của các nhân vật trong bài đọc Nhím nâu kết bạn.

- Nhận biết được ý nghĩa, giá trị của tình cảm bạn bè (qua bài đọc và tranh minh họa); hiểu vì sao nhím nâu có sự thay đổi – từ nhút nhát, trở nên mạnh dạn, thích sống cùng bè bạn.

- Bồi dưỡng tình cảm bạn bè; hình thành và phát triển năng lực quan sát (quan sát giờ ra chơi, các hoạt động ở trường), năng lực tự học (tìm đọc thêm sách báo); có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: Kể những đức tính tốt của bạn; Nói về những đức tính của bạn mà em muốn học tập.

(GV hướng dẫn HS quan sát tranh khởi động và liên hệ tới một người bạn của

- HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi.

(14)

mình: Trong mỗi tranh, các bạn khen nhau điều gì? Theo em, các bạn ấy sẽ học tập đức tính gì của nhau? Em chơi thân với bạn nào? Mọi người hay khen bạn ấy về điều gì? Bạn ấy có những đức tính tốt nào? Em muốn học tập đức tính nào của bạn?...)

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, dẫn sang bài đọc.

- GV giới thiệu VB Nhím nâu kết bạn:

Câu chuyện thể hiện tình cảm tốt đẹp giữa nhím trắng và nhím nâu. Nhờ tình cảm chân thành của nhím trắng, nhím nâu đã có sự thay đổi: từ chỗ nhút nhát, trở nên mạnh dạn, thích sống cùng bạn bè. Tình bạn đã làm cho cuộc sống của các bạn vui hơn.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn VB, chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. (VD: Chúng trải qua/ những ngày vui vẻ,/ ấm áp vì không phải sống một mình/ giữa mùa đông lạnh giá.) - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ, đưa thêm những từ ngữ HS có thể chưa hiểu:

+ nhút nhát: hay rụt rè, sợ sệt.

+ mạnh dạn: không rụt rè, sợ sệt, dám làm những việc người khác thường e ngại.

+ trang trí: trình bày, bố trí các vật có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau

- Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS lắng nghe.

(15)

sao cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt một khoảng không gian nào đó.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em. (VD:

nhút nhát, trú ngụ, trang trí…)

- GV chia VB thành 3 đoạn, yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo nhóm 3. GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài.

+ Đoạn 1: từ đầu đến vẫn sợ hãi.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến cùng tôi nhé.

+ Đoạn 3: còn lại.

- GV mời một số HS đọc trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Trả lời câu hỏi 20p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi trong SGK. GV hướng dẫn:

+ Đối với câu 1: Đọc kĩ đoạn văn 1 và 2.

+ Đối với câu 2: Xem lại đoạn văn 1 và 2.

+ Đối với câu 3: Xem lại đoạn 3 (chú ý câu thể hiện suy nghĩ của nhím nâu).

+ Đối với câu 4: Xem lại câu cuối trong đoạn văn 3 và quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS đọc các từ ngữ khó theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- Một số HS đọc trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Chi tiết nào cho thấy nhím nâu rất nhút nhát?

Trả lời: Nhím nâu lúng túng, nói lí nhí, nấp vào bụi cây, cuộn tròn người, sợ hãi; run run khi bước vào nhà nhím trắng.

+ Câu 2: Kể về những lần nhím trắng và nhím nâu gặp nhau.

Trả lời:

 Lần 1, nhím trắng và nhím nâu gặp nhau vào một buổi sáng, khi nhím nâu đang đi kiếm quả cây.

 Lần 2, chúng gặp lại nhau khi nhím nâu tránh mưa đúng vào nhà của nhím trắng.

+ Câu 3: Theo em, vì sao nhím nâu nhận lời kết bạn cùng nhím trắng?

Trả lời: Vì nhím nâu thấy nhím trắng tốt bụng, thân thiện, vui vẻ,...; nhím nâu đã nhận ra: không có bạn thì rất buồn.

+ Câu 4: Nhờ đâu nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp?

Trả lời: Vì nhím trắng và nhím nâu không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(16)

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. Vận dụng 15p

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản đọc 10p

Hoạt động 1: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm cả bài.

- GV yêu cầu HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 1 phần Luyện tập theo văn bản đọc, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS xem lại đoạn văn 3 và quan sát tranh minh họa tình huống.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, sau đó trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời.

VD:

- Xin lỗi, mình đã vào nhà bạn mà không xin phép. /Xin lỗi, mình đã tự tiện vào nhà bạn./ Xin lỗi, mình không biết đây là nhà của bạn. Vì vậy, đã tự ý vào trú mưa...

- Đừng ngại, gặp lại bạn là mình rất vui./ Đừng ngại, mình vui vì giúp được bạn mà./ Đừng ngại, bạn cứ vào nhà mình mà trú mưa, bạn ở lại nhà tôi nhé!,...

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 2 phần Luyện tập theo văn bản đọc, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, (dựa theo tình huống trong bài tập 1 ở trên) tìm lời xin lỗi và lời đáp.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, ghi nhận những lời nói và đáp phù hợp. (VD: Xin lỗi bạn, mình không cố ý./ Ừ, không sao đâu. Mình biết là bạn sơ ý mà; Bạn cho mình xin lỗi nhé./ Không có gì đâu, bạn đừng

- HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1: Đóng vai nhím trắng, nhím nâu trong lần gặp lại để nói tiếp câu trong tranh.

- HS lắng nghe, xem lại đoạn văn 3, quan sát tranh minh họa tình huống.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đóng vai Bình và An để nói và đáp lời xin lỗi trong tình huống:

Bình vô tình va vào An, làm An ngã.

- HS làm việc nhóm, tìm lời xin lỗi và lời đáp.

- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Một số cặp HS đóng vai Bình, An để nói và đáp lời xin lỗi phù hợp với tình huống.

- HS và GV tổ chức bình chọn.

- Lắng nghe

(17)

ngại; Ôi, mình vô ý quá. Mình xin lỗi bạn./ Không sao đâu. Nhìn này, mình chẳng đau gì cả,...).

- GV mời một số cặp HS đóng vai Bình, An để nói và đáp lời xin lỗi phù hợp với tình huống.

- GV tổ chức để GV và cả lớp bình cặp đóng vai đạt nhất (về ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...).

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

___________________________________________

Ngày soạn: 5/11/2021

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 11 tháng 11 năm 2021 Toán

BÀI 34: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (TIẾP THEO) (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) dạng 42 - 5 trong phạm vi 100.

- Thông qua việc sử dụng các khối lập phương, cùng với các thao tác phân tích chục, đơn vị, tách ra, bớt đi, trình bày bằng viết, nói cách giải quyết vấn đề, cách giải các bài tập, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, N giao tiếp toán học và NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH. ƯDCNTT

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- HS ôn tập lại cách thực hiện phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh; thảo luận nhóm, nếu được phép tính 42 - 5=?

- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 42 - 5 =?

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 20p Hoạt động 1. GV hướng dẫn cách tìm kết

Hs trả lời.

- HS chú ý nghe GV hướng dẫn - HS thực hiện phép tính tương tự

(18)

quả phép trừ, cách đặt tính rồi tính 42 - 5 tương tự như cách thực hiện phép trừ (có nhớ) đã biết, HS thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

Hoạt động 2. HS thực hiện tính với phép tính khác vào bảng con, chẳng hạn: 83 – 4= 79 3. LUYỆN TẬP 10p

Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cá nhân HS làm vào vở, một số HS làm trên bảng.

- GV yêu cầu HS nêu lại cách tính.

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả Bài tập 2

- HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số trình bày trên bảng.

- HS nhận xét bài của bạn trên bảng, đổi chéo vở, kiểm tra bài của bạn.

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả Bài tập 3

- GV yêu cầu HS quan sát các phép tính và kết quả.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nối phép tính với kết quả đúng”

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả 4. VẬN DỤNG

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4

- HS tính các phép tính

- HS đặt tính rồi tính

- HS chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

(19)

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- GV yêu cầu HS nhận biết bài toán thuộc dạng ít hơn hay nhiều hơn

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời mà bài toán đặt ra

- HS trình bày được bài giải cho bài toán.

* Củng cố dặn dò về nhà.

- HS nhận biết bài toán thuộc dạng ít hơn.

Hs lên bảng trình bày bài giải.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 7)

NGHE VIẾT: NHÍM NÂU KẾT BẠN. PHÂN BIỆT: g/gh, iu/ưu, iên/iêng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn văn (theo Nhím nâu kết bạn); biết viết hoa chữ cái đầu dòng và đầu câu.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt, trong đó phân biệt g/gh (bài tập chính tả toàn dần), phân biệt iu/ưu, iên/iêng (bài tập chính tả phương ngữ).

- Bồi dưỡng tình cảm bạn bè; hình thành và phát triển năng lực quan sát (quan sát giờ ra chơi, các hoạt động ở trường), năng lực tự học (tìm đọc thêm sách báo); có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

- Giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới 15p

- HS lắng nghe và viết

(20)

* Nghe – viết Cách tiến hành:

- GV và 1 – 2 HS đọc đoạn nghe – viết:

Thấy nhím trắng tốt bụng... mùa đông lạnh giá.

- GV hướng dẫn HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: Viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm. Chữ dễ viết sai chính tả: trắng, giữa, giá,... Đánh dấu thanh đúng vị trí với các chữ: giữa, mùa, giá,...

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc từng câu cho HS viết, những câu dài đọc theo từng cụm từ, mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. Cần đọc chính xác, rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại cả bài một lần nữa và yêu cầu HS soát lỗi.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.

- GV kiểm tra bài viết của HS, chấm nhanh một số bài và nhận xét.

3. Vận dụng 15p

* Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS nhớ lại quy tắc chính tả đã học ở lớp 1: Khi nào viết g? Khi nào viết gh?

- GV chức cho 2 – 3 nhóm thi làm bài đúng, nhanh và đọc kết quả trước lớp.

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (gặp bạn, Góp thành; quả gấc, gặp được; ghé vào).

* Chọn a hoặc b Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm BT a hoặc b.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, dựa theo mẫu, HS tìm các từ chứa tiếng

- HS đọc đoạn nghe – viết.

- HS lắng nghe, lưu ý.

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS nghe – viết.

- HS soát lỗi.

- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- 2 – 3 nhóm thi làm bài đúng, nhanh và đọc kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét, chốt đáp án.

- HS làm BT theo yêu cầu của GV.

- HS đọc và xác định yêu cầu của BT.

- HS thảo luận nhóm nhỏ, hoàn thành BT.

- Một số nhóm trình bày kết quả.

(21)

có iu hoặc ưu; iên hoặc iêng.

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án.

+ ríu rít, nâng niu, buồn thiu, cái rìu, bĩu môi, khẳng khiu, nặng trĩu, dễ chịu,...

+ lưu luyến, bưu thiếp, cứu giúp, hạt lựu, mưu trí, sưu tầm, tựu trường,...

+ mái hiên, cô tiên, tiến bộ, cửa biển, con kiến,...

+ chao liệng, ngả nghiêng, siêng năng, lười biếng,...

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS và GV nhận xét, chốt đáp án.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

Luyện tập (Tiết 8)

TỪ NGỮ CHỈ VỀ ĐẶC ĐIỂM, HOẠT ĐỘNG. CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động. Biết đặt câu nêu hoạt động.

- Phát triển vốn từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm; đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.

- Biết nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ đặc điểm ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương - giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

a. Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 1 phần Luyện từ và câu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm,

- HS nêu

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp.

- HS làm BT theo nhóm.

(22)

hoàn thành vào VBT.

- GV mời một số (2 – 3) nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV và HS nhận xét bài làm của các nhóm và thống nhất đáp án:

a. Từ ngữ chỉ hoạt động: nhường bạn,giúp đỡ, chia sẻ.

b. Từ ngữ chỉ đặc điểm: hiền lành, chăm chỉ, tươi vui.

b. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động đã tìm được ở bài tập 1 thay cho ô vuông

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 2 phần Luyện từ và câu.

- GV yêu cầu HS nêu lại các từ ngữ chỉ hoạt động đã tìm được ở bài tập 1.

- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm, quan sát tranh để lựa chọn từ ngữ cần điền. GV đặt câu hỏi gợi ý: 1. Ai đã biết san sẻ, chia bớt cái hay, cái ngon với bạn bè, để tất cả cùng hưởng?, 2. Ai đã biết giúp bạn để bạn bớt khó khăn, có thể học tập tốt hơn?, 3. Ai đã nhận phần thiệt về mình, để bạn bè được hưởng phần tốt hơn?...

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất đáp án: a. chia sẻ;

b. giúp đỡ; c. nhường bạn.

c. Đặt một câu về hoạt động của các bạn trong tranh

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 3 phần Luyện từ và câu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, quan

- Một số (2 – 3) nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS và GV nhận xét bài làm của các nhóm và thống nhất đáp án.

- HS đọc và xác xác định yêu cầu BT: Chọn từ ngữ chỉ hoạt động đã tìm được ở bài tập 1 thay cho ô vuông.

- HS nêu lại các từ ngữ chỉ hoạt động đã tìm được ở bài tập 1: nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ.

- HS nghe hướng dẫn, quan sát tranh để lựa chọn từ ngữ cần điền.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- HS và GV thống nhất đáp án.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt một câu về hoạt động của các bạn trong tranh.

- HS hoạt động nhóm đôi.

(23)

sát tranh, nêu được hoạt động của các bạn trong tranh, từ đó đặt câu nói về hoạt động của các bạn.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV khuyến khích HS đặt nhiều câu khác nhau cho cùng một tranh và ghi nhận những câu phù hợp. (VD: Tranh 1; Bạn Lan cho bạn Hải mượn bút; Bạn Hải nhận bút bạn Lan đưa,... Tranh 2: Các bạn đến thăm Hà ốm; Hà ốm, đang nằm trên giường... Trang 3: Bạn Liên lau bàn ghế;

Bạn Hòa lau cửa kính; Các bạn đang trực nhật,... Tranh 4: Các bạn cùng nhảy múa;

Bạn Liên đang nhảy; Bạn Hòa đang múa;

Bạn Thủy đang hát,...)

* Củng cố, dặn dò:

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

(24)

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 5 /11/2021

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 12 tháng 11 năm 2021 Toán

BÀI 34: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (TIẾP THEO) (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) dạng 42 - 5 trong phạm vi 100.

- Thông qua việc sử dụng các khối lập phương, cùng với các thao tác phân tích chục, đơn vị, tách ra, bớt đi, trình bày bằng viết, nói cách giải quyết vấn đề, cách giải các bài tập, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, N giao tiếp toán học và NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH. ƯDCNTT

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- HS ôn tập lại cách thực hiện phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh; thảo luận nhóm, nếu được phép tính 42 - 5=?

- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 42 - 5 =?

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới 3. LUYỆN TẬP 20p Cách thức tiến hành:

Bài tập 2

- HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số trình bày trên bảng.

- HS nhận xét bài của bạn trên bảng, đổi chéo vở, kiểm tra bài của bạn.

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả Bài tập 3

Hs trả lời.

- HS chú ý nghe GV hướng dẫn - HS thực hiện phép tính tương tự

- HS đặt tính rồi tính vào vở BT

(25)

- GV yêu cầu HS quan sát các phép tính và kết quả.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nối phép tính với kết quả đúng”

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả 4. VẬN DỤNG

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- GV yêu cầu HS nhận biết bài toán thuộc dạng ít hơn hay nhiều hơn

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời mà bài toán đặt ra

- HS trình bày được bài giải cho bài toán

- HS chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

- HS nhận biết bài toán thuộc dạng ít hơn.

Hs lên bảng trình bày bài giải.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

______________________________________

Luyện viết đoạn (Tiết 9)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT GIỜ RA CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được tên một số hoạt động của HS trong giờ ra chơi. Viết 3 – 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Biết giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(26)

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

2. Thực hành, luyện đọc 30p

* Kể tên một số hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, làm việc nhóm, dựa vào tranh và liên hệ thực tế ở trường để kể tên một số hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất kết quả (VD: đọc sách, đá cầu, đuổi bắt, trốn tìm,...).

* Viết 3 – 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2 phần Luyện viết đoạn, cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn qua câu hỏi gợi ý trong SGK.

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp. GV và HS nhận xét.

- GV yêu cầu từng HS tự sửa đoạn văn đã viết; đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

* Củng cố dặn dò về nhà chuẩn bị tiết sau

- HS hát

- HS quan sát, làm việc nhóm, hoàn thành BT.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS và GV thống nhất kết quả.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết 3 – 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.

- HS nghe GV hướng dẫn, viết đoạn văn theo gợi ý.

- Một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- Từng HS tự sửa đoạn văn đã viết; đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_________________________________________________________________________________________

Ngày soạn: 7/11/2021

(27)

Ngày giảng: Thứ 7 ngày 13 tháng 11 năm 2021 Tiếng việt

Đọc mở rộng (tiết 10) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm đọc các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường và nói với bạn về hoạt động HS yêu thích.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm bài đọc, máy tính, tivi…

- HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 20p

Hoạt động 1: Tìm đọc các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 1 phần Đọc mở rộng, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS giới thiệu bài đọc mà mình đã chọn trong nhóm nhỏ.

- GV mời một số HS chia sẻ bài đọc trước lớp.

Hoạt động 2: Nói với bạn về hoạt động em yêu thích

- GV mời một số HS nhắc lại một số hoạt động của HS ở trường.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, lưu ý gợi ý qua bóng nói.

- GV yêu cầu một số (2 – 3) HS chia sẻ với lớp về hoạt động yêu thích nhất, theo gợi ý trong bói nói SGK. GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS biết chia sẻ điều đọc được.

3. Vận dụng 10p Cách tiến hành:

- Hs đọc bài.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1: Tìm đọc các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường.

- HS hoạt động nhóm nhỏ.

- HS chia sẻ bài đọc trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại một số hoạt động của HS ở trường.

- HS quan sát tranh minh họa, lưu ý gợi ý qua bóng nói.

- HS chia sẻ với lớp về hoạt động yêu thích nhất, theo gợi ý trong bói nói SGK. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi, ôn lại kiến thức.

(28)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh nhất để ôn lại kiến thức đã học.

- GV tóm tắt những nội dung chính:

+ Đọc bài Nhím nâu kết bạn;

+ Rèn chính tả phân biệt g/ gh, iu/ ưu hoặc iên/ iêng;

+ Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, hoạt động;

+ Luyện viết câu nêu hoạt động, viết đoạn văn kể về một giờ ra chơi,...

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________________________

SINH HOẠT - HĐTN SƠ KẾT TUẦN 10 CHƠI TRÒ: ĐỒ! ... CỨU!

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

Thông qua trò chơi tạo sự hứng khởi, vui vẻ cho HS và kết nối các thành viên trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 10:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 10.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

b. Phương hướng tuần 11:

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

(29)

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- Chia sẻ về việc giải quyết mâu thuẫn của em hoặc của bạn bè ở lớp.

b. Hoạt động nhóm:

− GV tập trung HS ở một khoảng sân. HS đứng thành vòng tròn. Cả lớp cùng chơi trò Đồ! ... Cứu!

− GV giải thích luật chơi và hướng dẫn HS cùng chơi.

- Khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận: Trong những lúc mình gặp khó khăn, hãy tin rằng luôn luôn có thể nhờ tới sự trợ giúp của bạn bè.

3. Cam kết, hành động:

- GV khuyến khích HS khi gặp khó khăn hãy nhờ tới sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 11.

- HS chia sẻ.

- HS tập trung dưới sân

- HS lắng nghe - HS thực hiện.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

______________________________________________________________________

(30)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc mở rộng được một câu chuyện về hoạt động của học sinh ở trường. Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch

- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm 4, trao đổi với bạn trong nhóm về điều em thích nhất ngày đầu đến trường.. Hoạt động khám phá (25p) HĐ2: Đọc

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp và trao đổi với HS về cảm xúc của người trao và người nhận yêu thương treo

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài thơ nói về nhiệm vụ của HS ở trường, lớp, về việc học tập và tham gia các hoạt động của tổ, của lớp, của trường. Nhiệm vụ sau khi đọc: Chia

Bức tranh vẽ cô giáo đang dẫn các em học sinh tham quan trường học?. Hoạt động 1: Tham quan

Mục tiêu: HS chia sẻ về những suy nghĩ , cảm xúc của mình trong tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở.. Nội dung: GV hướng dẫn, HS suy nghĩ,

Chia sẻ với các bạn cảm xúc của em về bài thơ, câu chuyện đó.... Hoạt động

- Tìm đọc các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường và nói với bạn về hoạt động HS yêu thích. - Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài