• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII

Câu hỏi trang 11 SGK Lịch sử 8: Xã hội nước Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?

Lời giải:

- Xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng phân chia thành 3 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp Tăng lữ.

+ Đẳng cấp Quý tộc.

+ Đẳng cấp thứ ba (gồm: giai cấp tư sản, nông dân và bình dân thành thị).

Câu hỏi trang 11 SGK Lịch sử 8: Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?

Lời giải:

- Qua bức tranh “tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”, có thể thấy:

+ Nông dân Pháp bị tăng lữ và quý tộc áp bức, bóc lột nặng nề.

+ Công cụ canh tác của người nông dân lạc hậu, do đó năng suất lao động thấp.

+ Mùa màng còn thường xuyên bị các con vật như chim, chuột, thỏ phá hoại... điều này khiến cho cuộc sống của người nông dân càng thêm khốn khó.

Câu hỏi trang 11 SGK Lịch sử 8: Dựa vào những đoạn trích ngắn trên, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

(2)

Lời giải:

- Tư tưởng của Mông-te-xki-ơ: đề cao quyền tự do chính trị của công dân.

- Tư tưởng của Vôn-te: phê phán sự mục rỗng của chế độ phong kiến chuyên chế; sự ngu dốt, và “đê tiện” của bọn tăng lữ, quý tộc.

- Tư tưởng của Rút-xô: đề cao các quyền tự do, dân chủ của mọi công dân và khẳng định “tự do là quyền tự nhiên của con người”.

Câu hỏi trang 12 SGK Lịch sử 8: Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?

Lời giải:

- Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp thể hiện ở:

+ Số nợ của nhà nước tăng cao.

+ Nông nghiệp lạc hậu, sản xuất công - thương nghiệp đình đốn, trì trệ.

+ Mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba với chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu hỏi trang 12 SGK Lịch sử 8: Vì sao cách mạng nổ ra?

Lời giải:

- Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu.

- Số nợ tăng lên, để bù lại nhà vua phải thu nhiều thuế. => Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến trở nên sâu sắc.

Câu hỏi trang 13 SGK Lịch sử 8: Những nguyên nhân nào dẫn tới cách mạng tư sản Pháp?

Lời giải:

- Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến.

(3)

- Nguyên nhân trực tiếp: tháng 5/1789, Vua Luis XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp đề xuất việc ban hành thêm thuế mới khiến mâu thuẫn xã hội ngày càng dâng cao.

Câu hỏi trang 13 SGK Lịch sử 8: Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì cho việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?

Lời giải:

Đóng góp của các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII:

- Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến báo thủ lạc hậu.

- Thức tỉnh nhân dân đứng dạy đấu tranh.

- Định hướng cho một xã hội mới trong tương lai.

Câu hỏi trang 13 SGK Lịch sử 8: cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

Lời giải:

- Ngày 5/5/1789, Vua Luis XVI đã triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp, đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới.

- Phản đối ý đồ tăng thuế của nhà vua, ngày 17/6/1789 các đại biểu đẳng cấp thứ 3 đã họp và tự tuyên bố là quốc hội lập hiến. Vua và quý tộc tập hợp lực lượng uy hiếp đẳng cấp thứ 3.

- Ngày 14/7/1789 quần chúng nhân dân đánh chiếm ngục Baxti. Cách mạng Pháp bùng nổ.

Câu hỏi trang 13 SGK Lịch sử 8: Qua những điều trên, em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”?

Lời giải:

- “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” đã phản ánh nguyện vọng của nhân dân về một xã hội mà ở đó: con người được hưởng mọi quyền tự do, bình đẳng, bác ái. Do đó, bản tuyên ngôn này đã thể hiện rất rõ tính chất tiến bộ và tính thời đại sâu sắc.

(4)

Câu hỏi trang 14 SGK Lịch sử 8: Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?

Lời giải:

- Trước tình thế “tổ quốc lâm nguy”, nhân dân Pháp đã cùng với quân tình nguyện ở địa phương nổi dậy đấu tranh.

- Kết quả: chế độ phong kiến và sự thống trị của phái Lập hiến bị lật đổ. Chính quyền chuyển về tay phái Gi-rông-đanh.

Câu hỏi trang 15 SGK Lịch sử 8: Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792 – 1793.

Lời giải:

- Ngày 20/9/1792, quân Pháp đánh thắng quân xâm lược Áo – Phổ ở Van-mi.

- Đầu năm 1973, Anh liên kết với các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp.

- Ngày 2/6/1793, nhân dân Pháp đã quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ.

Câu hỏi trang 15 SGK Lịch sử 8: Vì sao nhân dân Pari phải lật đổ phái Gi-rông-đanh?

Lời giải:

- Năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trước tình hình đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực. → Những hành động này của phái Gi-rông- đanh đã gây nên bất bình sâu sắc trong quần chúng nhân dân.

Câu hỏi trang 16 SGK Lịch sử 8: Nêu một vài phẩm chất tốt đẹp của Rô-be-spie Lời giải:

(5)

- Rô-be-spie có tài hùng biện; tinh thần cách mạng kiên cường và đức tính chính trực, liêm khiết (ông được đánh giá là “người không thể mua chuộc”).

Câu hỏi trang 17 SGK Lịch sử 8: Em có nhận xét gì về các biện pháp cách mạng của chính quyền Gia-cô-banh?

Lời giải:

- Nhận xét: các biện pháp cách mạng của phái Gia-cô-banh đã đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của quần chúng nhân dân. thông qua các biện pháp này, chính quyền Gia-cô-banh đã động viên được đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

Câu hỏi trang 17 SGK Lịch sử 8: Vì sao sau năm 1794, cách mạng tư sản Pháp không thể phát triển?

Lời giải:

Sau năm 1794, cách mạng tư sản Pháp không thể phát triển, vì:

+ Sự chia rẽ trong nội bộ khiến cho phái Gia-cô-banh bị suy yếu.

+ Lực lượng tư sản phản cách mạng lật đổ phái Gia-cô-banh.

+ Nhân dân không còn ủng hộ chính quyền như trước, vì quyền lợi không được đảm bảo.

Câu hỏi trang 17 SGK Lịch sử 8: Dựa vào đoạn trích trên, em hãy nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII.

Lời giải:

- Nhận xét: Cách mạng Mĩ và cách mạng Pháp cuối thể kỉ XVIII là những cuộc cách mạng chưa triệt để:

+ Cách mạng chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản, tầng lớp chủ nô…

+ Quần chúng nhân dân lại không được hưởng thành quả của cách mạng.

B-CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 17 SGK Lịch sử 8: Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Lời giải:

Thời gian Sự kiện

14/7/1789 Quần chúng nhân dân Pari phá ngục Ba-xti. Cách mạng bùng nổ.

26/8/1789 “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” được thông qua.

(6)

Tháng 9/1791 Hiếp pháp được thông qua.

Tháng 4/1792 Liên quân Áo-Phổ xâm lược nước Pháp cách mạng.

10/8/1792 Nhân dân Pháp lật đổ phái Lập Hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.

21/9/1792 Nền cộng hòa đầu tiên của nước Pháp được thành lập.

2/6/1793 Phái Gi-rông-đanh bị lật đổ. Phái Gia-cô-banh nắm chính quyền.

27/7/1794 Phái Gia-cô-banh bị lật đổ. Cách mạng Pháp lâm vào thoái trào.

Câu 2 trang 17 SGK Lịch sử 8: Vai trò của nhân dân Pháp trong cách mạng Pháp được thể hiện ở những điểm nào?

Lời giải:

- Nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng:

+ Nhân dân là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng.

+ Nhân dân là lực lượng nòng cốt tạo nên các biến cố cách mạng, đưa cách mạng Pháp đến thắng lợi.

Câu 3 trang 17 SGK Lịch sử 8: Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của cách mạng tư sản Pháp.

Lời giải:

- Giai đoạn 1: chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789 – 10/8/1792) + Ngày 14/7/1789, nhân dân Pari tấn công ngục Ba-xti.

+ Tháng 8/1789, “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” được thông qua.

+ Ngày 10/8/1792, phái Lập hiến bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến bị xóa bỏ.

- Giai đoạn 2: nền cộng hòa (21/9/1792 – 2/6/1793) + Ngày 21/9/1792, nền Cộng hòa được thiết lập.

+ Ngày 21/1/1793, vua Luis XVI bị đưa lên máy chém.

(7)

+ Ngày 2/6/1793, phái Gi-rông-đanh bị lật đổ.

- Giai đoạn 3: chính quyền Gia-cô-banh (2/6/1793 – 27/7/1794)

+ Ngày 2/6/1793, phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền. Cách mạng lên tới đỉnh cao.

+ Ngày 26/6/1794, nhân dân Pháp đánh tan quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập.

Câu 4 trang 17 SGK Lịch sử 8: Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Lời giải:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền; mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Làm lung lay chế độ phong kiến ở khắp châu Âu.

- Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến lúc bấy giờ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Trước cách mạng, đa số nông dân Nga không có ruộng đất, bị địa chủ phong kiến bóc lột → Sau khi cách mạng tháng Mười thành công, chính quyền Nga Xô viết quan tâm

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với độ quân chủ chuyên chế phát triển gay gắt, dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản

- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước Âu-Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:.. + Kỹ thuật

Câu hỏi trang 7 SGK Lịch sử 8: Nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ..

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế