• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 13.04/2022

Ngày giảng: 16/04/2022 Tiết 60

Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

- HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

-Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

5. Dự kiến phương pháp:

Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- HS : Tranh ảnh có nội dung : Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên…

- GV: Tư liệu công việc bảo tồn gen động vật. Tranh ảnh: Bảo vệ rừng,trồng cây gây rừng

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:

- Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên, cho ví dụ

- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

2. Vào bài mới:

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Thế nào là động vật hoang giã?

- Hs thảo luận và đua ra câu trả lời.

B. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 1:Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

(2)

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi.

- Vì sao cần khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã?

- HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức bài trước trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Môi trường sống hiện nay đang bị suy thoái

- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh lũ lụt, ô nhiễm, hạn hán Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1:GTV yêu cầu học

sinh nghiên cứu thông tin SGK. Quan sát H59 trả lời câu hỏi.

- Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.

Hãy lấy ví dụ minh hoạ cho các biện pháp ấy B2: GV chốt lại đáp án đúng

- Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật?

B3: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 59

- HS quan sát H59 nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi

- Đại diện 1 hoặc 2 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung

HS hoàn thiện kiến thức - HS ghi nhớ nội dung các biện pháp

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về hiệu quả của các biện pháp.

- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS hoàn thiện kiến thức vào vở

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Bảo vệ các khu rừng đầu nguồn, rừng già….

- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật hoang dã

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

- Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.

- Kết luận Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá

Các biện pháp Hiệu quả

- Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng.

- Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh - Thay đổi cây trồng hợp lí - Chọn giống thích hợp

- Hạn chế xói mòn đất, hạn hán lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật.

- Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt

- Tăng độ mầu cho đất, không mang mầm bệnh.

- Luôn canh, xen canh. Đất không bị cạn nguồn dinh dưỡng

(3)

- Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế, tăng vốn đầu tư cho cải tạo đất

Hoạt động 3: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã MĐCĐ: HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV?

- GV đánh giá nội dung của các nhóm thống nhất một số công việc mà học sinh phải làm

Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh về vấn đề này.

- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.

3. củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã 4. Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?

- HS thảo luận: nêu được:

+ Trồng cây, bảo vệ cây + Không xả rác bừa bãi

+ Tuyên truyền cho mọi người về vai trò của rừng - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 5. Dặn dò

- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK.

- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.

* Rút kinh nghiệm bài học:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra, một số tác giả nghiên cứu về các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học sơ sở:

Các hoạt động NCKH có thể là viết bài tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; viết bài đăng tạp chí trong nước và quốc tế; hướng dẫn sinh

Thứ nhất, xây dựng một lộ trình để soạn thảo hương ước của làng nghề theo bốn giai đoạn bao gồm: (1) Tập huấn về pháp luật với những chủ cơ sở sản xuất -

Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gin giữ thiên nhiên hoang dã.. BÀI 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN

Thứ hai, cần có cơ chế thúc đẩy thu hút các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển các dự án nhằm

Bài 4 trang 44 VBT Đạo Đức 5: Em hãy xếp các từ ngữ (không khai thác nước ngầm bừa bãi; đốt rẫy làm cháy rừng; phá rừng đầu nguồn; săn bắt các loài thú quý hiếm; sử

Nêu vai trò của tài nguyên rừng đối với các tài nguyên đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác?. Câu 13: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên

Nội dung nào dƣới đây là một trong những phƣơng hƣớng cơ bản của chính sách dân số ở nƣớc ta.. Phân bố dân số