• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn | Giải bài tập Sinh học 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn | Giải bài tập Sinh học 12"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 25 trang 109: Hãy chỉ ra những hạn chế trong học thuyết Lamac.

Lời giải:

- Chưa hiểu được cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.

- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.

Bài 1 (trang 112 SGK Sinh học 12): Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.

Lời giải:

- Lamac là một trong số những người đầu tiên thừa nhận các loài có biến đổi do môi trường chứ không phải là bất biến như nhiều nhà khoa học trước đó từng quan niệm.

- Các luận điểm chính của học thuyết Lamac:

+ Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một tổ tiên ban đầu.

+ Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.

+ Những đặc điểm thích nghi hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau.

Bài 2 (trang 112 SGK Sinh học 12): Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.

Lời giải:

Nội dung chính của học thuyết Đacuyn:

- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ có một số ít cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.

(2)

- Quá trình CLTN đã chọn lọc những cá thể có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ tăng lên và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày càng giảm.

Bài 3 (trang 112 SGK Sinh học 12): Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.

Lời giải:

Sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac là: Học thuyết Đacuyn đã nêu được cơ chế tiến hoá chính trong việc hình thành nên các loài là CLTN còn học thuyết Lamac mặc dù có thừa nhận loài có biến đổi nhưng lại không nêu được cơ chế đúng giải thích cho quá trình biến đổi của loài.

Bài 4 (trang 112 SGK Sinh học 12): Trình bày sự khác biệt giữa CLTN và chọn lọc nhân tạo.

Lời giải:

STT Vấn đề phân biệt

Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo

1 Tiến hành Do môi trường sống Do con người thực hiện 2 Đối tượng Các sinh vật trong tự

nhiên

Các vật nuôi và cây trồng

4 Nội dung của chọn lọc

Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.

Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người.

5 Thời gian Tương đối dài Tương đối ngắn 6 Động lực của

chọn lọc

Đấu tranh sinh tồn của sinh vật.

Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người.

7 Kết quả của chọn lọc

Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống.

Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người.

(3)

8 Vai trò của chọn lọc

Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loại ban đầu.

– Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.

– Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người.

Bài 5 (trang 112 SGK Sinh học 12): Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?

A. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.

B. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các cá thể.

C. CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen.

D. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.

Lời giải:

Đáp án: D.

Theo quan điểm của Đacuyn thì CLTN là yếu tố chính thúc đẩy sự tiến hóa hình thành nên loài mới bằng cách là CLTN sẽ làm phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể dựa trên mức độ thích nghi với điều kiện sống.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu (loài chỉ có ở một nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên Trái Đất) vì: Các đảo này được cách li địa lý

Bài 1 (trang 154 SGK Sinh học 12): Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng

- Lâu dần sự trao đổi vốn gen giữa hai quần thể giảm dần (sự cách li giữa hai quần thể ngày một được tăng cường) thì các quần thể cách li tích lũy những khác biệt về

- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể nào có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì khả năng sống sót và sinh sản cao

+ Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp, vô hướng vì tần số đột biến gen của từng lôcut gen thường rất nhỏ (10 -6 – 10 -4 ), nhưng mỗi sinh vật

+ Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác diễn ra theo các hướng khác nhau → Có thể tạo nên sự

- Cơ chế: Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau → Các cá thể sống cùng 1 ổ sinh thái thường giao phối với nhau và

- Sự phân loại đó dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm hình thái, hóa sinh và sinh học phân tử giúp chúng ta có thể phác họa nên cây phát sinh chủng loại: nhiều