• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kế hoạch dạy học tuần 24

Thời gian thực hiện: Thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2022 Toán

ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi truyền điện

2. HĐ luyện tập

*Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1: (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Nêu y/c của bài.

- 1 HS lên bảng.

- Lớp làm vở bài tập.

- Chữa bài.

- Nêu cách làm.

? Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian? Khi cộng, trừ số đo thời gian ta cần lưu ý gì?

GV chốt: Lưu ý cách cộng trừ số đo thời gian

Bài tập 2. (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Nêu y/c của bài.

- 1 HS lên bảng.

- Lớp làm vở bài tập.

- HS chơi

- HS lắng nghe

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

12giờ 04phút 17giờ 24phút

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

(2)

- Chữa bài.

? Nêu cách nhân, chia số đo thời gian ? GV chốt cách nhân chia số đo thời gian.

Bài tập 3: (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng tóm tắt

- HS làm bài - Nhận xét

GV chốt cách tính thời gian Bài tập 4: (8’)

- 2 HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng tóm tắt

- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm vở

- Chữa bài.

GV chốt: Cách đổi đơn vị đo thời gian.

3. HĐ vận dụng, củng cố Củng cố, dặn dò. (2’)

? Nêu cách tìm thời gian, quãng đường

- GV nhận xét tiết học.

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Thời gian người đi bộ đi hết 6km là 6 : 5 = 1,2 (giờ)

1,2 giờ = 1 giờ 12 phút = 72 phút Đáp số : 1 giờ 12 phút = 72 phút - HS đọc bài

- HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Thời gian xe máy đi trên đường là 9 giờ - 7 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút

Thời gian thực sự của xe máy là 1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút

1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

Quãng đường từ Hà Nội đến Bắc Ninh là : 32 ⨯ 1,5 = 48 (km)

Đáp số : 48km

- HS trả lời - HS lắng nghe IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Tập đọc CỬA SÔNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.

(3)

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học

(Thay thế câu hỏi và củng cố bằng chép 2 khổ thơ cuối bài và trao đổi về nội dung chính và nghệ thuật của bài thơ)

*GDMT: Giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên.

BS: KTVH: Hình ảnh trong thơ GT: HS tự HTL ở nhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.

- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng ?

- GV nhận xét, bổ sung.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (12phút

- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài thơ.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.

- Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt trong nhóm.

- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn.

- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.

- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn.

- YC HS luyên đọc theo cặp.

- Mời một HS đọc cả bài.

- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- 1 học sinh đọc tốt đọc.

- Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.

- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.

- HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non - 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải.

- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.

- HS luyên đọc theo cặp.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

- HS lắng nghe.

* HĐ tìm hiểu bài

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:

- HS thảo luận, chia sẻ:

(4)

+ HS chép 2 khổ thơ cuối bài

+ Cách giới thiệu của tác giả có gì hay?

- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.

+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng”

của cửa sông đối với cội nguồn?

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

-HS Chép

+ Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc.

-+Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

+ Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng.. .

+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được

“tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.

*Nội dung : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

3. HĐ thực hành:(8 phút)

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.

- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:

+ GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.

+ YC HS luyện đọc theo cặp.

- GV nhận xét, bổ sung .

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ.

HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Cuối cùng, mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

- HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay.

- HS theo dõi.

- HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5.

- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3phút) + Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

+ Trong bài tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.

- HS nêu.

- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(5)

………

………

Đạo đức

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

-Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tìm hiểu về các biểu trưng của đất nước, các di sản thế giới của Việt Nam, các sự kiện chính trị - XH nổi bật của đất nước, các anh hùng dân tộc.Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.Yêu Tổ quốc Việt Nam.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù, năng lực giải quyết vấn đề.

*Không yêu cầu HS làm Bài tập 4 (trang 36).

* GDBVMT (Liên hệ) : GD HS tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1. Đồ dùng

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút HĐ1: Hướng dẫn làm BT1/ SGK.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- GV nhận xét, kết luận.

HĐ2: Hướng dẫn đóng vai. (BT3) - GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch- giới thiệu với khách du lịch về 1 trong những chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, con người VN...

- GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt.

HĐ3: Hướng dẫn triển lãm nhỏ.(BT4) - GV yêu cầu HS trưng bày tranh theo nhóm.

- GV nhận xét tranh vẽ của HS.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhón trình bày về 1 mốc thời gian hoặc 1 địa danh.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Đóng vai

- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.

- Đại diện từng nhóm lên đóng vai.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Các nhóm trưng bày tranh vẽ.

- Cả lớp xem tranh và trao đổi về nội tranh.

3.Hoạt động ứng dụng, củng cố (3 phút)

(6)

- Trình bày những hiểu biết của em về đất nước, con người VN.

-Tìm hiểu các mốc thời gian và địa danh liên quan đến những sự kiện của đất nước ta.

- HS hát, đọc thơ về chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam.

- Ví dụ:

+ Ngày 2-9-1945 là ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh tra nước VN DCCH, từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta + Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng ĐBP

+ Ngày 30-4-1975 là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng..

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Thời gian thực hiện: Thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.Nhận biết được một số loại hình tam giác trong đó có tam giác đều (tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều). Nhận biết được đơn vị đo góc: độ; sử dụng được thước đo góc.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

* Bổ sung giới thiệu về tam giác đều, tam giác nhọn, tam giác tù + Làm quen với đơn vị đo góc: độ

II. Đồ dùng - Bảng phụ

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Khởi động

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức

2. HĐ thực hành 2.1. Giới thiệu bài. (1’)

2.2. Ôn tập về công thức tính chu vi, S các hình đã học.

(10’)

- Nêu tên một số hình em đã học?

- GV treo đưa lên màn hình có

- HS trả lời

- HS lắng nghe

HCN:

P = (a + b) x 2 S = a x b

HTG:

S = 2

axh

Hvuông:

P = a x 4 S = a x a

(7)

vẽ sẵn thứ tự các hình như SGK

- GV cho HS trao đổi để ôn tập và ghi lại các công thức tính chu vi và diện tích các hình?

- GV gọi 3 HS lên bảng ghi lại các công thức, gv chốt trên màn hình

- GV đặt câu hỏi để HS hệ thống lại kiến thức

*BS: Giới thiệu tam giác đều, tam giác nhọn, tam giác tù.

- GV cho HS quan sát tam giác đều, tam giác nhọn, tam giác tù

+ Các em có nhận xét gì về đặc điểm của 3 hình tam giác?

- Giới thiệu tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau, tam giác nhọn có 3 góc nhọn, tam giác tù có 1 góc tù.

Bài tập 1: (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Bài cho biết gì?

- Bài hỏi gì?

- 1 HS lên bảng.

- Lớp làm vở . - Chữa bài.

- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?

GV chốt công thức tính S, P của hình chữ nhật

Bài tập 2: (8’) - 2 HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

HBH:

S = a x h

H thang:

S = 2

)

(ab xh H thoi:

S = 2

mxn

H tròn:

C=r x 2 x 3,14 S= r x r x 3,14

- HS quan sát - HS TLCH - Lắng nghe

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài Tóm tắt

Khu vườn HCN có:

Rộng: 80 m

Dài = 3/2 chiều rộng a) Tính P khu vườn.

b) Tính: S khu vườn? m2? ha?

Giải

Chiều rộng khu vườn là 80 : 2 x 3= 120 (m) a) Chu vi khu vườn là (120 + 80) x 2 = 400 (m) b) Diện tích của khu vườn là

120 x 80 = 9600 (m2) 9600 m2 = 0,96 ha

Đáp số: a. 400 (m) b. 9600 m2, 0,96 ha

- HS đọc bài - HS nêu

(8)

+ Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng.

- Lớp làm vở.

- Chữa bài.

Bài tập 3. (8’) - 2 HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng.

- Lớp làm vở.

- Chữa bài.

Bài tập 4. (8’) - 2 HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng.

- Lớp làm vở.

3. HĐ vận dụng, Củng cố - Nêu cách tính chu vi và diện

- HS làm bài

Bài giải

a. Diện tích hình vuông ABCD là 8 ⨯ 8 = 64 (cm2)

b. Diện tích hình tròn là 4 ⨯ 4 ⨯ 3,14 = 50,24 (cm2)

Diện tích phần tô đậm của hình vuông là 64 – 50,24 = 13,76 (m2)

Đáp số : 64cm2 ; 13,76m2

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Áp dụng công thức Diện tích hình vuông là

10 ⨯ 10 = 100 (cm2) Cạnh đáy hình tam giác là

100 ⨯ 2 : 10 = 20 (cm) Đáp số : 20cm - HS đọc bài

- HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Độ dài thực của mảnh đất là Đáy lớn : 6 ⨯ 1000 = 6000 (cm)

6000cm = 60m

Đáy nhỏ : 4 ⨯ 1000 = 4000 (cm) 4000cm = 40m

Chiều cao : 4 ⨯ 1000 = 4000 (cm) 4000cm = 40m

Diện tích thực mảnh đất hình thang là (40 + 60) × 40 : 2 = 2000 (m²)

Đáp số : 2000m2

(9)

tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn?

- GV nhận xét tiết học.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

-Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

-Biết cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

* Bỏ BT1

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính

- Học sinh: Vở viết, SGK.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền"

đặt câu có sử dụng cặp từ hô ứng.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài -ghi bảng

- HS chơi - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV gợi ý HS: Thử thay thế các từ in đậm vào câu sau, sau đó đọc lại xem 2 câu đó có ăn nhập với nhau không? Vì sao?

- GV nhận xét, kết luận: Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung 2 câu không ăn nhập gì với nhau vì

- 1 HS đọc.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.

- HS nối tiếp nhau phát biểu trước lớp.

+ Nếu thay từ nhà thì 2 câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà.

+ Nếu thay từ chùa thì 2 câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu nói một ý. Câu đầu nói về đền Thượng, câu sau nói về chùa.

- HS lắng nghe.

(10)

mỗi câu nói về một sự vật khác nhau...

Bài 3: HĐ nhóm

- Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Việc lặp lại từ trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

- Kết luận.

* Ghi nhớ.

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

- Gọi HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ để minh họa cho Ghi nhớ.

- Việc lặp lại từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 câu.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc

- HS nối tiếp nhau đặt câu.

+ Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp.

Bộ lông ấy như tấm áo choàng giúp chú ấm áp suốt mùa đông.

2. Hoạt động thực hành: (15 phút) Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- 1 HS đọc, phân tích yêu cầu - HS làm vào vở, chia sẻ kết quả - Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nghe

Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn hình chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang.

Chợ Hòn Gai buổi sáng sớm la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì… Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba.

3. Hoạt động vận dụng, củng cố:(3 phút) - Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Học thuộc phần Ghi nhớ

- Về nhà viết một đoạn văn có sử dụng cách lặp từ.

- HS nêu - HS nghe

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Lịch sử

SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:

+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.

+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của Tổng tiến công.

(11)

- Xác định được các mốc sự kiện trong cuộc tổng tiến công.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết vấn đề

ĐC: Chỉ kể lại vắt tắt cuộc tiến công Tết Mậu thân 1968, Không hỏi câu 2 II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, ti vi - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời câu hỏi:

+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?

+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?

- Cho HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi - HS trả lời

- HS nhận xét - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến

công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp.

+ Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam?

+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968?

Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?

+ Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?

+ Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?

- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Làm việc theo nhóm.

- Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp thành phố, thị xã…

- Đêm 30 Tết, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết được truyền truyền đi thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam. Sài Gòn là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy.

- Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở hầu hết khắp các thành phố, thị xã ở miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng…

- Bất ngờ : Tấn công vào đêm giao thừa, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch tại các thành phố lớn

- Đồng loạt: đồng thời ở nhiều thành phố, thị xã trong cùng một thời điểm.

(12)

- Cho HS thảo luận nhóm rồi chia sẻ trước lớp

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?

+ Nêu ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

- GV nhận xét, kết luận

- Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan Trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyến Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang, lo sợ…

- Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam…

Sự kiện này tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến.

- HS nghe 3.Hoạt động vận dụng, củng cố :(3 phút)

- Qua bài này em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

- Sưu tầm các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Địa lí

Tiết 27: CHÂU MĨ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu

- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù địa lí, năng lực giải quyết vấn đề.

*ĐC: Sửa yêu cầu trang 122: Quan sát các ảnh trong hình 2 và nêu các cảnh thiên nhiên có ở châu Mĩ

*Không yêu cầu trả lời câu hỏi 3,4 trang 123 II. Đồ dùng

- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.

- Lược đồ các châu lục và đại dương.

- Lược đồ tự nhiên châu Mĩ, Phiếu học tập của HS III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Khởi động

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:

(13)

Ô cửa bí mật

- HS trả lời câu hỏi

+ Dân số châu phi theo số liệu năm 2008 là bao nhiêu người. Họ chủ yếu có màu da thế nào?

+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu Á?

+ Em biết gì về đất nước Ai Cập?

2. HĐ hình thành kiến thức mới 2.1. Giới thiệu bài. (2’)

+ Em có biết nhà thám hiểm Crít-tốp Cô-lôm-bô đã tìm ra vùng đất mới nào không?

2.2. Vị trí và giới hạn châu Mĩ - GV đa quả Địa cầu, yêu cầu HS cả lớp quan sát để tìm ranh giới giữa bán cầu đông và bán cầu tây.

- HS xem hình 1, trang 103 SGK, lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới, tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ. Các bộ phận của châu Mĩ.

- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên quả Địa cầu và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ.

- HS mở SGK trang 104, đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số các châu lục trên thế giới, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2

GV chốt: Châu Mĩ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu Tây bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới…

2.3. Thiên nhiên châu Mĩ ( 9’)

- 3 HS trả lời

- Crít-tốp Cô-lôm-bô đã tìm ra châu Mĩ năm 1492 sau nhiều tháng ngày lênh đênh trên biển.

- HS lên bảng tìm trên quả Địa Cầu

- HS làm việc cá nhân, mở SGK và tìm vị trí châu Mĩ, giới hạn

- 3 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét + Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này.

+ Châu Mĩ bao gồm phần lục địa Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ.

+ Phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía tâu giáp với Thái Bình Dương.

- HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu và Sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp.

+ Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới, sau châu Á.

- Hs lắng nghe.

- HS chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS cùng

(14)

- Cho HS làm việc theo nhóm

Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó được chụp ở Băc Mĩ, Trung Mĩ, hay Nam Mĩ và điền thông tin vào bảng sau

Ảnh minh hoạ Vị trí Mô tả đặc điểm thiên nhiên a. Núi An-đét ( Pê-ru) Phía tây của

Nam Mĩ

Đây là dãy núi cao, đồ sộ, chạy dọc theo bờ biển phía tây của Nam Mĩ. Trên đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ.

b. Đồng bằng Trung tâm (Hoa kì)

Nằm ở Bắc Mĩ

Đây là vùng đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp, đất đai màu mỡ. Dọc hai bên bờ sông cây cối rất xanh tốt, nhiều đồng ruộng.

c. Thác Ni-a-ga-ra ( Hoa Kì)

Nằm ở Bắc Mĩ

ở cùng này, sông ngòi tạo ta các thác nước đẹp như thác Ni-a-ga- ra, đổ vào các hồ lớn. Hồ nớc Mi- si-gân, hồ Thượng cũng là những cảnh thiên nhiên nổi tiếng của vùng này.

d. Sông A-ma-dôn(Bra- xin)

Nam Mĩ Đây là con sông lớn nhất thế giới bồi đắp nên đồng bằng A-ma-dôn.

Rừng rậm A-ma-dôn là cánh rừng lớn nhất thế giới. Thiên nhiên nơi đây là một màu xanh của ngút ngàn cây lá.

e. Hoang mạc A-ta-ca-ma (Chi-lê)

Bờ Tây dãy An-đét (Nam

Mĩ)

Cảnh chỉ có núi và cát, không có động thực vật.

g. Bãi biển ở vùng Ca-ri-

Trung Mĩ Bãi biển đẹp, thuận lợi cho ngành du lịch biển.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm việc, gợi ý mô tả thiên nhiên các vùng.

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ

2.4. Địa hình châu Mĩ ( 8’)

- GV treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ, yêu cầu HS quan sát lược đồ để mô tả địa hình của châu Mĩ

+ Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây sang đông?

+ Kể tên và vị trí của các dãy núi lớn, Các đồng bằng lớn, các cao nguyên lớn

- HS làm việc theo nhóm

- Mỗi bức tranh do một nhóm báo cáo, các nhóm bổ sung ý kiến.

- Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú

- HS làm việc theo cặp,

- Địa hình châu Mĩ cao ở phía tây, thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông. Các dãy núi lớn đều tập trung ở phía tây. Miền tây của Bắc Mĩ có dãy Coóc-đi-e lớ

(15)

- HS trình bày về địa hình của Châu Mĩ - Địa hình châu Mĩ gồm 3 bộ phận chính:

+ Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao, đồ sộ như dãy Cooc-đi-e, dãy An-đét.

+ Trung tâm là các đồng bằng như đồng bằng trung tâm Hoa Kì, đồng bằng A-ma- dôn.

+ Phía đông là các cao nguyên và các dãy núi.

2.5. Khí hậu châu Mĩ (8’)

+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?

+ Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.

- GV nhận xét, nêu lại các đới khí hậu của Bắc Mĩ.

+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ.

- Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam…

3. HĐ vận dụng, Củng cố . (2’)

- Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú?

- Vì địa hình phức tạp, sông ngòi dày đặc, có cả ba đới khí hậu, thiên nhiên châu Mĩ đa dạng, phong phú, mỗi vùng, mỗi miền lại có những cảnh đẹp khác nhau.

- GV tổng kết tiết học

và đồ sộ hơn cả, dãy núi này chạy dài suốt từ bắc xuống nam, ăn cả ra biển. Miền tây của Nam Mĩ thì dãy An-đét, dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc theo bờ biển phía tây của Nam Mĩ. Châu Mĩ có hai đồng bằng lớn là đồng bằng trung tâm Hoa Kì ở Bắc Mĩ và đồng bằng A-ma-dôn ở Nam Mĩ.

- 2 HS

trình bày, một HS nêu địa hình Bắc Mĩ, 1 HS nêu địa hình Nam Mĩ.

+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hâu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

+ Một HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi:

- Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vựng giáp Bắc Băng Dương.

- Qua vòng cực Bắc xuống phía Nam, khu vực Bắc Mĩ có khí hậu ôn đới.

- Trung Mĩ, Nam Mĩ nằm ở hai bên đường Xích đạo có khí hậu nhiệt đới.

+ Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất.

- Một vài HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Thời gian thực hiện: Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2022 Toán

(16)

Tiết 160: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố tính chu vi, diện tích các hình đã học.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. Đồ dùng - SGK, VBT

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động

- gv tổ chức cho hs chơi trò chơi ô cửa bí mật

- GV nhận xét.

2. HĐ thực hành 2.1. Giới thiệu bài. (1’) 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1. (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Bài cho gì? Hỏi gì?

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở bài tập.

- Chữa bài.

? Nêu cách tính chu vi, diện tích hình CN?

? Khi tìm chu vi, diện tích thực tế ta cần lưu ý gì?

GV chốt: Lưu ý để tìm chu vi, diện tích thực tế ta cần tìm độ dài mỗi cạnh thực tế.

Bài tập 2. (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Bài cho gì? Bài hỏi gì?

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở bài tập.

- HS trả lời - HS lắng nghe

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Chiều dài thực của sân vận động là 15 ⨯ 1000 = 15000 (cm)

15000cm = 150m

Chiều rộng thực của sân vận động là 12 ⨯ 1000 = 12000 (cm)

12000cm = 120m Chu vi sân vận động là (150 + 120) ⨯ 2 = 540 (m)

Diện tích sân vận động là 150 ⨯ 120 = 18000 (m2)

Đáp số : a. 540m ; b. 18000m2

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Cạnh hình vuông là 60 : 4 = 15 (cm) Diện tích hình vuông là

15 ⨯ 15 = 225 (cm2)

(17)

GV chốt cách tính diện tích hình vuông

Bài tập 3. (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Bài cho gì? Bài hỏi gì?

- 1 HS lên bảng.

- Lớp làm vở.

- Chữa bài.

? Bài toán thuộc dạng toán nào

? Dạng toán này có mấy cách giải, là những cách nào

? Đâu là bước rút về đơn vị, đâu là tìm tỉ số.

=> GV chốt: Dạng toán có QH tỉ lệ có thể giải theo 2 cách…

Bài tập 4. (8’) - 2 HS đọc đề bài.

- Bài cho gì? Bài hỏi gì?

- 1 HS lờn bảng.

- Lớp làm vở - Chữa bài.

? Nêu cách tìm chiều cao hình thang khi biết S và 2 đáy

* GV chốt: Lưu ý công thức tính S hình vuông, chiều cao hình thang.

3. HĐ vận dụng, Củng cố.

- Nêu cách tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn?

- GV nhận xét tiết học.

Đáp số : 225cm2

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là 120 × 2 : 5=48(m)

Diện tích thửa ruộng đó là 120 ⨯ 48 = 5760 (m2)

Số thóc người ta thu hoạch được tất cả trên thửa ruộng đó là

5760 : 100 ⨯ 60 = 3456 (kg) Đáp số : 3456kg

- HS đọc bài - HS nêu - HS làm bài

Bài giải

Chiều cao hình thang là chiều rộng hình chữ nhật bằng 10cm

Diện tích hình thang là (8 + 16) ⨯ 10 : 2 = 120 (cm2)

Chiều dài hình chữ nhật là 120 : 10 = 12 (cm)

Đáp số : 12cm - HS trả lời

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

(18)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố hiểu biết về văn miêu tả đồ vật, cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả.

-Biết cách sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: Máy tính 2/ Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 1. khởi động .(5')

- gv tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức

- Nhận xét

.2. HĐ thực hành .(30')

a).Giới thiệu bài -GV nêu mục đích,yc giờ học

b) Hướng dẫn HS luyện tập.

HĐ1: Tìm hiểu y/c của bài 1.

- Y/c 2 em đọc đề bài và cả bài văn.

- GV dùng ảnh chụp để giới thiệu chiếc áo và giải thích từ: vải Tô Châu- một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu – Trung Quốc.

- GV giảng thêm về bối cảnh lịch sử và sự ra đời của những chiếc áo thời bấy giờ.

- Y/c HS đọc thầm lại bài và trả lời các câu hỏi.

- Gv tóm tắt nội dung cần ghi nhớ về văn tả đồ vật.

HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.

- Mời HS đọc y/c của bài.

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.

- Gv nhắc để HS nắm vững Y/c của bài: Viết 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em, như vậy đoạn văn viết thuộc phần thân bài.

Gợi ý Hs chọn cách tả từ khái quát đến tả từng chi tiết bộ phận hoặc ngược lại.Chú ý kết hợp sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá.

- Gv và HS cùng nhận xét , đánh giá.

-HS chơi

- 1 HS đọc to rõ đề và nội dung bài văn, lớp theo dõi SGK.

HS tự làm bài

- HS tự làm bài và đại diện làm phiếu chữa bài, đại diện phát biểu.

- Một số em nêu tên đồ vật mình đã quan sát.

- HS xem và hoàn thành bài viết ở nhà.

- đại diện vài em đọc đoạn văn.

(19)

3.HĐ vạn dụng, Củng cố dặn dò.(3') - Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài tả đồ vật.

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ

- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

- Không làm BT 2 II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: máy tính, ti vi - Học sinh: Vở viết, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

- Gv nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút Bài 1: HĐ cặp đôi

Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. GV gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai ?

- GV kết luận lời giải đúng.

Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Các câu trong đoạn văn sau nói về ai ? Những từ ngữ nào cho biết điều đó ? - HS làm bài, chia sẻ kết quả

+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là:

Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

- Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây ?

- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo

(20)

- GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.

Ghi nhớ : Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76)

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài ngay tại lớp.

luận và trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn.

Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.

- HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76) - HS tự nêu

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào bảng phụ

- GV cùng HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, bổ sung.

- Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế các từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

- HS tự làm bài vào vở. 1 em làm vào bảng phụ, chia sẻ kết quả :

+ Từ anh thay cho Hai Long.

+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.

+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.

- Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.

4. Hoạt động vận dụng, củng cố:(3phút) - Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK trang 76.

- Dặn HS chia sẻ với mọi người về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 4 -5 câu có sử dụng cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

- 2 HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK trang 76.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Thời gian thực hiện: Thứ 5 ngày 9 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- Vân dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

(21)

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. Đồ dùng - SGK,VBT

III. Hoạt động dạy và học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động : (5')

Tổ chức trò chơi: Tập tầm vông:

- GV phổ biến luật chơi: Chọn quả bóng có màu nhất định trong một hộp có các quả bóng nhiều màu

- HS chơi GV hỏi:

+ Có thể (chắc chắn, không thể) chọn bóng màu đỏ trong hộp có cả bóng xanh, bóng đỏ và bóng vàng không?

- Nhận xét, tuyên dương 2. HĐ thực hành

2.1. Giới thiệu bài. (1’)

2.2. Ôn tập công thức tính diện tích, thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật. (5’)

- GV treo bảng phụ có ghi sẵn các hình ôn tập như SGK

- GV cho HS trao đổi đôi để ôn tập và ghi lại các công thức đã học

- GV gọi 2 HS lên bảng phụ ghi lại các công thức

- GV đặt câu hỏi để HS hệ thống lại kiến thức có liên quan đến việc tính diện tích và thể tích của các hình đã học

- Lắng nghe

- HS tham gia chơi - HS TL

- Lắng nghe

HHCN

Sxq = Pđáy x cao Stp = Sxq + S2đáy V = a x b x c

HLP

Sxq = a x a x 4 Stp = a x a x 6 V = a x a x a

2.3. Luyện tập:

* Bài tập 1:

- 2 HS đọc đề bài.

- GV vẽ hình lên bảng.

- Bài cho gì? Bài hỏi gì?

- 2 HS đọc đề bài - HSTL

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở.

- Chữa bài.

+ Nêu cách làm.

+ Nhận xét đúng sai.

Bài giải

(22)

? Khi tính S cần quét sơn ta cần lưu ý gì?

+ HS nhìn bảng soát bài.

* GV chốt: Diện tích cần quét sơn là diện tích xung quanh cộng diện tích trần trừ diện tích cửa.

Diện tích xung quanh phòng học là:

(6 x 4,5) x2 x 4 = 84 (m2) Diện tích trần nhà là:

6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi là:

84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2) Đáp số: 102,5 (m2) - HSTL

- Lắng nghe

* Bài tập 2:

- 2 HS đọc đề bài.

- GV vẽ hình lên bảng.

- Bài cho gì? Bài hỏi gì?

? Nêu cách tính S toàn phần của hình lập phương?

=> GV chốt: cách tính diện tích toàn phần của hình lập phương.

- HS đọc

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở.

- Chữa bài.

+ Nêu cách làm.

+ Nhận xét đúng sai.

a) Thể tích của cái hộp HLP là:

10 x 10 x 10 = 1000 (cm2) b) Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy màu cần dùng bằng diện tích toàn phần

của hình lập phương và bằng:

10 x 10 x 6 = 600 (cm2) Đáp số: a. 1000 (cm2)

b. 600 (cm2) - HSTL

- Lắng nghe

* Bài tập 3:

- 2 HS đọc đề bài.

- GV vẽ hình lên bảng.

- Bài cho gì? Bài hỏi gì?

- HS đọc

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở.

- Chữa bài.

+ Nêu cách làm.

+ Nhận xét đúng sai.

Bài giải

Thể tích của bể nước là:

2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)

Thời gian vòi nước chảy đầy bể là:

3 : 0,5 = 6 giờ.

(23)

? Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật?

=> GVchốt: Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.

Đáp số: 6 giờ - HSTL

- Lắng nghe 3. HĐ vận dụng, Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT (tiếp theo) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

-Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.

-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật- trình bày mạch lạc, rõ ràng, tự nhiên, tự tin.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên: Máy tính 2/ Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Khởi động : (5’)

- GV cho cả lớp hát một bài . II. HĐ thực hành :

1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài tập 1: (15’) a) Chọn đề bài:

- Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.

- GV gợi ý:

+ Cho hs quan sát 5 đò vật trên màn hình

+ Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học…) ; một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em, …

b) Lập dàn ý:

- Mời 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.

- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.

- HS hát.

Bài tập 1

- Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

- Học sinh đọc gợi ý 1 trong

(24)

- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. GV phát bảng phụ cho 3 học sinh làm.

- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp.

GV cùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý.

- YC học sinh tự sửa bài, giáo viên nhắc : 3 dàn ý trên là của 3 bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không bắt chước.

- Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình.

Bài tập 2: (16’)

Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.

- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.

- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày.

- YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách trình bày thành câu hoàn chỉnh.

b) Thân bài:

- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng.

- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.

- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.

- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng.

- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.

3. HĐ vận dụng, Củng cố - Dặn dò: (3’) - Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.

- VN hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.

SGK.

- Học sinh nói đề bài mình chọn.

Bài tập 2

- Vài học sinh đọc.

- Nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.

- HS tập nói trong nhóm.

- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập:

- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.

Ví dụ:

a) Mở bài:

- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật.

c) Kết bài:

- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 162: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

(25)

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG - SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động : (5')

- gv tổ chức cho hs chơi trò chơi truyền điện

- GV nhận xét.

2. HĐ thực hành

2.1. Giới thiệu bài. (1’) 2.2. Hướng dẫn HS làm bài.

- HS chơi

- Lắng nghe

* Bài tập 1: Điền số vào ô trống:

- 2 HS đọc đề bài.

- Nêu y/c của bài.

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở .

? Nêu cách tính Sxq, Stp, V của hình lập phương?

+ GV nhận xét. * GV chốt: Cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- HS đọc

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở.

- Chữa bài.

+ Nêu cách làm.

+ Nhận xét đúng sai.

Cạnh 12cm 3,5 cm

Sxq 576 cm2 49 cm2

Stp 864 cm2 73,5 cm2 V 1728 cm3 42,875 cm3 - HSTL

- Lắng nghe

* Bài tập 2: Điền số vào ô trống.

- 2 HS đọc đề bài.

- Nêu y/c của bài.

- 1 HS lên bảng.

- HS đọc

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở.

- Chữa bài.

+ Nêu cách làm.

+ Nhận xét đúng sai.

Chiều cao 5 cm 0,6 m

Chiều dài 8 cm 1,2 m

Chiều rộng 6 cm 0,5 m

Sxq 140 cm2 2,04 m2

Stp 236 cm2 3,24 m2

V 240 cm3 0,36 m3

(26)

? Nêu cách tính Sxq, Stp, V của hình hộp chữ nhật?

- GV nhận xét.

=> GV chốt cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, dơn vị của các số đo.

- HSTL

- 1HS đọc, lớp soát bài.

- Lắng nghe

* Bài tập 3:

- 2 HS đọc đề bài.

- Bài cho gì? Bài hỏi gì?

? Nêu cách tìm cạnh đáy, chiều cao ? - GV chốt kết quả đúng.

=> GV chốt cách tính đáy, chiều cao của bể

- HS đọc - HSTL

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở.

- Chữa bài.

+ Nêu cách làm.

+ Nhận xét đúng sai.

Diện tích đáy bể là:

1,5 x 0,8 = 1,2 (m) Chiều cao của bể là:

1,8 x 1,2 = 1,5 (m) Đáp số: 1,5m - HSTL

- 1HS đọc, lớp soát bài.

- Lắng nghe

* Bài tập 4:

- 2 HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng.

? Khi cạnh của khối LP này gấp 2 lần cạnh của khối LP kia thì Stp của chúng gấp bao nhiêu lần?

+ HS đổi vở chấm chéo, báo cáo.

=> GV chốt: Dựa vào mối quan hệ

- HS đọc - HSTL

- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở.

- Chữa bài.

+ Nêu cách làm.

Diện tích toàn phần của khối HLP nhựa là:

( 10 x 10) x 6 = 600 (cm) Cạnh của khối LP gỗ là:

10 : 2 = 5 (cm)

Diện tích toàn phần của khối LP gỗ là:

(5 x 5) x 6 = 150 (cm)

Stp của khối nhựa gấp Stp khối gỗ số lần là:

600 : 150 = 4 lần.

Đáp số: 4 lần.

- HSTL

- HS thực hiện - Lắng nghe

(27)

giữa các phép tính để làm bài.

3. HĐ vận dụng, củng cố, dặn dò:

(5')

- GV nhận xét tiết học.

- Nhận xét

- Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

………

KHOA HỌC

TIẾT 52: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.Biết được hoa thụ phấn nhờ côn trùng, gió.

- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

ĐC: Nội dung phù hợp với địa phương. Không yêu cầu tất cả HS sưu tầm tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ côn trùng hoặc nhờ gió.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1/ Giáo viên: UDPHTM: Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính có ghi sẵn chú thích.

- Sưu tầm một số hoa thật.

2/ Học sinh: VBT, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

HĐ của Giáo viên HĐ của Học sinh

1. Khởi động.(5’)

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi ai nhanh ai đúng

- Chỉ và nói tên từng bộ phận của nhị và nhuỵ.

- Nhận xét .

2. HĐ hình thành kiến thức mới .(30’) HĐ1. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích y/c của giờ học.

HĐ2: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin SGK.

Bước 1: Làm việc theo cặp.

- GV y/c HS đọc thông tin trang 106 SGK và.

chỉ vào H1 để nói với nhau về : Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS chơi.

- HS thảo luận theo cặp.

- Đại diện trình bày kết quả.

+Gọi là sự thụ phấn.

(28)

+Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được hạt phấn gọi là gì?

+Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấnkết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?

+ Hợp tử phát triển thành gì?

+Noãn phát triển thành gì?

+Bầu nhuỵ phát triển thành gì?

Bước 3: Làm việc cá nhân.

- Y/c HS thực hiện bài tập trang 106 SGK.

- Gv chốt lại kết quả đúng.1- a; 2 –b; 3 – b; 4 – a

; 5- b)

HĐ3: Trò chơi ghép chữ vào hình.

* Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm trên máy tính

- GV chuyển phai bài tập có sơ đồ về sự thụ phấn, thụ tinh yêu cầu HS làm trên máy tính điền vào các ô trống cho phù hợp.

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số nhóm giới thiệu sơ đồ gắn chú thích của nhóm mình.

- GV và HS nhận xét và kết luận.

HĐ4: Thảo luận.

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

_ y/ c các nhóm thảo lận câu hỏi SGK – 107..

Bước 2: Làm vịêc cả lớp.

- Mời 1 số em nhóm đại diện trình bày.

+Kể tên 1số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió ?

+Nhận xét về màu sắc, hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió?

3. HĐ vận dụng, Củng cố, dặn dò.(5’)

- Hoa có mấy kiểu thụ phấn? Là những kiểu nào?

-Hoc sinh đọc ghi nhớ SGK- 107 - Nhận xét chung tiết học,

- Dặn HS cbị bài sau: Cây con mọc lên từ hạt.

+Gọi là sự thụ tinh.

+Thành phôi +Thành hạt.

+Thành quả

- HS tự làm bài và trình bầy kết quả trước lớp.

- Nhóm trưởng điểu khiển theo y/c của GV.

- đại diện nhóm giới thiệu.

- HS làm việc theo nhóm theo nội dung SGk và các loại hoathật đã sưu tầm được.,

- đại diện trình bày kết quả.

+Hoa thụ phấn nhờ côn trùng:

dong riềng, mướp táo dâm bụt…

+Hoa thụ phấn nhờ gió: Lau, lúa, ngô, các loại cỏ…

+Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt quyến rũ côn trùng. Hoa thụ phấn nhờ gió : Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.

- HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(29)

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, NL

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, NL

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa