• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 12

Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021 Toán

TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết về tỉ số phần trăm. Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

*ĐC: +Ví dụ 2(Trang 74) Điều chỉnh thông tin đánh giá HS theo quy định hiện hành:

HS giỏi thay bằng H S xuất sắc

+ Tập trung hướng dẫn HS cách tính tỉ số % của hai số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, BGĐT - HS : SGK, vở...

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H C Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho 2 học sinh lên bảng thi làm:

Tìm thương của hai số a và b biết a) a = 3 ; b = 5 ;

b) a = 36 ; b = 54 - Giáo viên nhận xét

- Giới thiệu bài. Tiết học hôm nay chúng ta làm quen với dạng tỉ số mới qua bài tỉ số phần trăm.

- HS làm bài

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm

* Ví dụ 1

- GV nêu bài toán: Diện tích của một vườn trồng hoa là 100m2, trong đó có 25m2 trồng hoa hồng. Tìm tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa.

- GV yêu cầu HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, sau đó vừa chỉ vào hình vẽ vừa giới thiệu :

+ Diện tích vườn hoa là 100m2. + Diện tích trồng hoa hồng là 25m2. + Tỉ số của diện tích trồng hoa và

- HS nghe và nêu ví dụ.

- HS tính và nêu trước lớp: Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25 : 100 hay

100 25 .

(2)

diện tích vườn hoa là :

100 25 . + Ta viết

100

25 = 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm.

- GV cho HS đọc và viết 25%

* Ví dụ 2

- GV nêu bài toán ví dụ :

- GV yêu cầu HS tính tỉ số giữa số học sinh xuất sắc và số học sinh toàn trường.

- Hãy viết tỉ số giữa số học sinh xuất sắc và số học sinh toàn trường dưới dạng phân số thập phân.

- Hãy viết tỉ số

100

20 dưới dạng tỉ số phần trăm.

- Vậy số học sinh xuất sắc chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường ?

- KL: Tỉ số phần trăm 20% cho biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 em học sinh xuất sắc .

- GV yêu cầu HS dựa vào cách hiểu hãy giải thích em hiểu các tỉ số phần trăm sau như thế nào ?

+ Tỉ số giữa số cây còn sống và số cây được trồng là 92%.

+ Số học sinh nữ chiếm 52% số học sinh toàn trường.

+ Số học sinh lớp 5 chiếm 28% số học sinh toàn trường.

- HS thực hành.

- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.

- Tỉ số của số học sinh xuất sắc và số học sinh toàn trường là :

80 : 400 hay

400 80

- HS viết và nêu :

400 80 =

100 20 .

- 20%

- Số học sinh xuất sắc chiềm 20% số học sinh toàn trường.

+ Tỉ số này cho biết cứ trồng 100 cây thì có 92 cây sống được.

+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 52 em là học sinh nữ.

+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 28 em là học sinh lớp 5 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1: Cá nhân

- GV viết lên bảng phân số

300 75 và yêu cầu HS: Viết phân số trên thành phân số thập phân, sau đó viết phân số thập phân vừa tìm được dưới dạng tỉ số phần trăm.

- Cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.

Bài 2: Cặp đôi

- GV gọi HS đọc đề bài toán

- 1 HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến đi đến thống nhất

300 75 =

100

25 = 25%

- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ - 1 HS đọc thầm đề bài

(3)

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Mỗi lần người ta kiểm tra bao nhiêu sản phẩm ?

+ Mỗi lần có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn ?

+ Tính tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và số sản phẩm được kiểm tra.

+ Hãy viết tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm được kiểm tra dưới dạng tỉ số phần trăm.

- GV nhận xét chữa bài

- HS thỏa luận cặp đôi

+ Mỗi lần kiểm tra 100 sản phẩm.

+ Mỗi lần có 95 sản phẩm đạt chuẩn.

+ Tỉ số giữa sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm kiểm tra là :

95 : 100 =

100 95 . - HS viết và nêu :

100

95 = 95%.

- HS làm bài vào vở,sau đó chia sẻ trước lớp

Bài giải

Tỉ số phần trăm của sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:

95 : 100 = 95

100= 95%

Đáp số: 95%

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) Bài 3 (M3, 4): Cá nhân

- GV có thể hỏi để hướng dẫn: Muốn biết số cây lấy gỗ chiếm bao nhiêu phần trăm số cây trong vườn ta làm như thế nào?

- Dặn học sinh về nhà làm bài tập chưa hoàn thành và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc đề, tự làm bài, báo cáo kết quả Tóm tắt:

1000 cây: 540 cây lấy gỗ ? cây ăn quả

a) Cây lấy gỗ: ? % cây trong vườn

b) Tỉ số % cây ăn quả với cây trong vườn?

- HS tính và nêu:

- HS tính và nêu: Trong vườn có 1000 - 540 = 460 cây ăn quả- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Tập đọc

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

% 1000 54

1000 540 :

510

(4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học

*BVMT: Hiểu được ý nghĩa bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

* QTE: Quyền tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường tài sản công. Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

* KNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt ,thông minh trong tình huống bất ngờ).

- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

* GDQPAN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.

*BS: Kĩ năng nói và nghe: HS nghe giảng tự ghi nội dung của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Người gác rừng tí hon.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới HĐ Luyện đọc: (12 phút

- Cho HS đọc toàn bài, chia đọa

- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm

+ Đoạn 1: Từ đầu...ra bìa rừng chưa ? + Đoạn 2: Tiếp...thu lại gỗ.

+ Đoạn 3: Còn lại - Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M 1

- 1 HS M 3, 4 đọc bài, chia đoạn - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + HS luyện đọc nối tiếp lần 1+ luyện đọc từ khó, câu khó

+ HS luyện đọc nối tiếp lần 2 + Giải nghĩa từ

- HS đọc theo cặp.

- 1 HS đọc - HS theo dõi

3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

(5)

+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được đều gì?

*BVMT? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?

? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm?

- Cho HS đọc đoạn 3.

* KNS: ? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?

? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

*BS: Kĩ năng nói và nghe: HS nghe giảng tự ghi nội dung của bài.

- ND chính của bài hôm nay là gì?

*Kết luận GDQPAN: Bài đọc hôm nay biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi...

* QTE: Vậy qua bài con có quyền và bổn phận gì?

+ Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.

+ Bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu.

Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm.

+ HS nối tiếp nhau phát biểu

+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.

- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

HS theo dõi

- Quyền tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường và tài sản công và có bổn phận phải bết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

- HS kể 3. HĐ Luyện tập- thực hành: (8 phút)

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.

- Thi đọc - GV nhận xét

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS nêu giọng đọc - 1 HS đọc toàn bài

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - HS thi đọc diễn cảm

(6)

Lưu ý:

- Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4

4. HĐ vận dụng: (3 phút)

- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?

* GDQPAN: Con hãy nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm?

- GV đưa ra một số hình ảnh.

* Củng cố, dặn dò

- Về nhà viết bài tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ rừng.

- Học sinh trả lời.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Đạo đức

TIẾT 12. KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc…) của người khác.

- Biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

*GD KNS:

- Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em.

- KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.

* GDTT Hồ Chí Minh: Dù bận trăm công nghìn việc nhưng bao giờ Bác cũng quan tâm đến những người già và em nhỏ. Qua bài học giáo dục HS phải biết kính già, yêu trẻ theo gương Bác Hồ.

*ĐC :Tích hợp bài Nhớ ơn tổ tiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát

+ Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?

- HS hát - HS nêu

(7)

- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học

- HS nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút)

*HĐ 1: Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa.

- GV đọc truyện: Sau đêm mưa.

- Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:

+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?

+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?

+ Bạn có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?

- GV kết luận:

+ Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

+ Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.

- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.

3.HĐ luyện tập- thực hành Làm bài tập 1 - SGK

- GV giao việc cho HS.

- Gọi một số HS trình bày ý kiến.

- GV kết luận:

+ Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.

+ Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.

- HS đọc

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.

+ Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé. Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.

+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.

+ Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

- 2- 3 HS đọc.

- HS làm việc cá nhân.

- HS tiếp nối trình bày ý kiến của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

* GDTT Hồ Chí Minh: Bạn nào biết Bác Hồ đã làm gì thể hiện kính già, yêu trẻ?

+ Qua đó em thấy bác Hồ là người ntn?

- Em đã làm được những gì thể hiện thái độ kính già, yêu trẻ ?

* KNS: Qua bài giáo dục các kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành

- HS nêu.

- HS nghe và thực hiện

(8)

vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em. KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.

- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.

* Củng cố, dặn dò - Về nhà học bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Thời gian thực hiện: Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021 Toán

GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi

"Truyền điện" nêu cách chuyển từ phân số thập phân thành tỉ số phần trăm, chẳng hạn;

300 75 =

100

25 = 25%

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm.

- Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600

- GV nêu bài toán ví dụ - GV yêu cầu HS thực hiện

+ Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.

- HS làm và nêu kết quả của từng bước.

+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600

(9)

+ Hãy tìm thương 315 : 600

+ Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100.

+ Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm.

- Các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.

Vậy tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%.

- Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau :

315 : 600 = 0,525 = 52,5%

- Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.

*Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm.

- GV nêu bài toán: Trong 80kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.

- GV giải thích: Có 80kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

+ 315 : 600 = 0,525

+ 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100 + 52,5%.

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất các bước làm như sau:

+ Tìm thương của 315 và 600.

+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con

Bài giải

Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là :

2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5%

Đáp số : 3,5 % 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1: Cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu - Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

- HS đọc đề bài

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả 0,57 = 57%

0,3 = 30%

0,234 = 23,4%

1,35 = 135%

(10)

Bài 2 (a,b): Cặp đôi

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi.

- GV nhận xét

Cách làm: Tìm thương sau đó nhân nhẩm thương với 100 và ghi kí hiệu

% vào bên phải tích vừa tìm được.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm của hai số.

-HS lên bảng chia sẻ kết quả a, 0,6333... = 63,33%.

b) 45 : 61 = 0,7377... = 73,77%

4. Hoạt động vận dụng (3 phút) Bài 3:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp chúng ta phải làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài.

- GV nhận xét

* Củng cố, dặn dò

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- Chúng ra phải tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp.

- Đại diện nhóm lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

Bài giải

Tỉ số phần trăm của số HS nam và số HS cả lớp là:

13 : 25 = 0,52 0,52 = 52%

Đáp số 52%

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

* QTE: Quyền được sống trong môi trường trong lành và bổn phận giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường. Hiểu được " khu bảo tồn đa dạng sinh học" thông qua đoạn văn. Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp( BT2).

- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập - Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

(11)

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đặt câu có quan hệ từ.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS nghe và ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động thực hành: (25 phút):

Bài tập 1:

- GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

- Gọi HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS thi đua giữa các nhóm, nhóm nào tìm được đúng từ sẽ thắng.

- GV nhận xét chữa bài

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm.

- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn của mình.

- GV nhận xét chữa bài.

+ HS đọc yêu cầu của bài.

+ HS làm việc nhóm. Đại diện của nhóm lên báo cáo:

Đáp án:

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loại động vật và thực vật.

- 2 HS nêu lại

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS thi đua làm bài:

* Đáp án:

a. Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc.

b. Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm

+ HS tiến hành thảo luận nhóm đôi, một số nhóm báo cáo kết quả:

- 2 HS viết vào bảng nhóm, HS dưới lớp viết vào vở

- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Đặt câu với mỗi cụm từ sau: Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc

* QTE: Quyền được sống trong môi

- HS đặt câu

(12)

trường trong lành và bổn phận giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

- GV nhận xét

* Củng cô, dặn dò

- Viết một đoạn văn có nội dung kêu gọi giữ gìn bảo vệ môi trường.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Thời gian thực hiện : Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠ ĐỘT NG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- 2 học sinh tính tỉ số phần trăm của 2 số.

a) 8 và 40 b) 9,25 và 25 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS tính - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

Bài 1:

- GV viết lên bảng các phép tính - GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét HS.

Bài 2: HĐ Cá nhân

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải

- HS thảo luận.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

6% + 15% = 21%

112,5% - 13% = 99,5%

14,2%  3 = 42,6%

60% : 5 = 12%

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

- HS ghe

(13)

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

- HS cả lớp theo dõi

- HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả Bài giải

a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hịên được là:

18 : 20 = 0,9 0,9 = 90%

b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoặch là:

23,5 : 20 = 1,175 1,175 = 117,5%

Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là:

117,5% - 100% = 17,5%

Đáp số : a) Đạt 90% ;

b)Thực hiện 117,5%

và vượt 17,5%

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (4 phút) Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải.

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dăn HS làm bài đầy đủ

- HS đọc bài, tóm tăt bài toán rồi giải, báo cáo giáo viên

Bài giải

a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:

52500 : 42000 = 1,25 1,25 = 125%

b) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:

125% - 100% = 25%

Đáp số: a) 125%

b) 25%

-HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Tập đọc

TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi

- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

(14)

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

* BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

* QTE: Chúng ta có bổn phận, cải tạo, giữ gìn môi trường sống.

* Biển đảo: - HS thấy được nguyên nhân, hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: (5 phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Vườn chim.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Trồng rừng ngập măn.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới HĐ Luyện đọc: (12 phút)

- Gọi HS đọc toàn bài

- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng ngập mặn

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

- Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài

- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

- 1 học sinh đọc bài, chia đoạn + Đoạn 1: Trước đây … sóng lớn.

+ Đoạn 2: Mấy năm … Cồn Mờ.

+ Đoạn 3: Nhờ phục hồi… đê điều.

- Học sinh quan sát ảnh minh hoạ SGK.

- Nhóm trưởng điều khiển

+ Từng tốp 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1 + Luyện đọc từ khó, câu khó.

+ 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Cả lớp theo dõi

* HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH

1. Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?.

- Cho HS đọc đoạn 2.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp

+ Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, … làm mất đi 1 phần rừng ngập mặn.

+ Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói mòn, bị vỡ khi có gió, bão, …

- Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông

(15)

*BVMT: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

- Cho HS đọc đoạn 3.

* Biển đảo + Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

- Tóm tắt nội dung chính.

- GVKL

tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.

- Phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.

- Học sinh đọc lại - Cả lớp theo dõi 3. HĐ Luyện tập thực hành (8 phút)

- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn.

- Giáo viên hướng dân học sinh đọc thể hiện đúng nội dung thông báo của từng đoạn văn.

- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc 1 đoạn văn tiêu biểu (chọn đoạn 3)

- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.

- HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc

- HS đọc - HS nghe

- HS nghe - HS nghe

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Học sinh thi đọc đoạn văn.

4. Hoạt động vận dụng (3 phút)

* BĐ - Trồng rừng ngập mặn có tác dụng gì?

- Giúp HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển.

* BVMT: Em cần làm gì để bảo vệ MT?

* QTE: *Học xong bài em thấy mình có quyền và bổn phận gì?

+ Quyền được sống trong môi trường trong lành. Bổn phận giữ gìn và BVMT GV: Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người.

* Củng cố, dặn dò

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Tìm hiểu về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ở nước ta và cách khắc phục các hậu quả đó.

HS trả lời

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(16)

………

……….

Lịch sử

TIẾT 12. VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “ giặc ngoại xâm”.

- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại“ giặc đói”, “ giặc dốt”, quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ,…

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi sau:

- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?

Kết quả của hội nghị ?

- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ?

- GV nhận xét , tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Học sinh trả lời

- HS nghe

- HS ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám

- Học sinh đọc từ "Từ cuối năm- sợi tóc" thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế

"Nghìn cân treo sợi tóc".

+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?

- Học sinh phát biểu ý kiến.

- Đàm thoại:

+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra?

+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?

* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt (HĐ cả lớp)

- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa 2, 3

- HS đọc, thảo luận nhóm TLCH

- Tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm, đất nước gặp muôn vàn khó khăn.

- Hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, 90% người mù chữ v.v...

- Đại diện nhóm nêu ý kiến.

- Đồng bào ta chết đói, không đủ sức chống giặc ngoại xâm.

- Chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm.

- HS quan sát

(17)

trang 25, 26 SGK.

+ Hình chụp cảnh gì?

+ Em hiểu thế nào là "Bình dân học vụ"

- Yêu cầu học sinh bổ sung thêm các ý kiến khác.

* Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"

- Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?

+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào?

* Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"

- 1 em đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn "Bác HVT - cho ai được".

+ Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?

- Hình 2: Nhân dân đang quyên góp gạo.

- Hình 3: Chụp một lớp bình dân học vụ.

- Lớp dành cho người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.

- Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng

- Một số học sinh nêu ý kiến.

3. Hoạt động vận dụng (4 phút)

- Em phải làm gì để đáp lại lòng mong muốn của Bác Hồ ?

* Củng cố, dặn dò)

- Sưu tầm các tài liệu nói về phong trào Bình dân học vụ của nước ta trong giai đoạn mới giành được độc lập năm 1945.

- HS nêu.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Thời gian thực hiện: Thứ 5, ngày 25 tháng 11 năm 2021 Toán

GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm một số phần trăm của một số.

- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.

(18)

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS thi nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm.

-Ví dụ: Hướng dẫn tính 52,5% của 800.

- GV nêu bài toán ví dụ: Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó.

- Em hiểu câu “Số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường” như thế nào?

- Cả trường có bao nhiêu học sinh ? - GV ghi lên bảng:

100% : 800 học sinh 1% : ... học sinh?

52,5% : ... học sinh?

- Coi số học sinh toàn trường là 100%

thì 1% là mấy học sinh?

- 52,5 số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh?

- Vậy trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?

- Thông thường hai bước tính trên ta viết gộp lại như sau:

800 : 100 52,5 = 420 (học sinh) Hoặc 800 52,5 : 100 = 420 (học sinh)

- Trong bài toán trên để tính 52,5%

của 800 chúng ta đã làm như thế nào?

- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.

- Coi số học sinh cả trường là 100% thì số học sinh nữ là 52,5% hay nếu số học sinh cả trường chia thành 100 phần bằng nhau thì số học sinh nữ chiếm 52,5 phần như thế.

- Cả trường có 800 học sinh.

- 1% số học sinh toàn trường là:

800 : 100 = 8 (học sinh)

- 52,5% số học sinh toàn trường là:

8 52,5 = 420 (học sinh) - Trường có 420 học sinh nữ.

- Ta lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100 hoặc lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5.

(19)

* Bài toán về tìm một số phần trăm của một số

- GV nêu bài toán: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 1 tháng. Tính số tiền lãi sau một tháng.

- Em hiểu câu “Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng” như thế nào ?

- GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó nêu: Lãi suất tiết kiệm là 0,5%

một tháng nghĩa là nếu gửi 100 đồng thì sau một tháng được lãi 0,5 đồng.

- GV viết lên bảng:

- GV yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

- Một vài HS phát biểu trước lớp.

100 đồng lãi: 0,5 đồng

1000 000 đồng lãi : ….đồng?

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Số tiền lãi sau mỗi tháng là:

1000000 : 100 x 0,5 = 5000 (đ) Đáp số: 5000 đồng 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1: Cá nhân

- GV gọi HS đọc đề bài toán - GV hướng dẫn

+ Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi)

+ Tìm số HS 11 tuổi.

- GV yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: Cặp đôi

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV hướng dẫn

+ Tìm 0,5% của 5000000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng).

+ Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi - GV yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi, sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS nghe

- HS làm bài, chia sẻ trước lớp Bài giải Số học sinh 10 tuổi là

32  75 : 100 = 24 (học sinh) Số học sinh 11 tuổi là

32 - 24 = 8 (học sinh)

Đáp số: 8(học sinh).

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp - HS nghe

Bài giải

Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là 5000000 : 100  0,5 = 25000 (đồng) Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau một tháng là:

5000000 + 25000 = 5025000 (đồng)

(20)

Đáp số: 5 025 000 đồng 4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

Bài 3 (M 3, 4): Cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở.

- GV quan sát uốn nắn HS.

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

- Dặn hS về nhà làm bài đầy đủ

- HS tự làm bài vào vở, báo cáo giáo viên Bài giải

Số vải may quần là:

345 x 40 : 100 = 138(m) Số vải may áo là:

345 - 138 = 207(m) Đáp số: 207m

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Tập làm văn

TIẾT 23. CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho Hs hát

- Thu chấm đơn kiến nghị của 5 HS - Nhận xét bài làm của HS

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nộp bài - HS nghe

- HS viết đầu bài vào vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng

- Qua bức tranh em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên?

- GV: Anh thanh niên này có gì nổi bật? Các em cùng đọc bài Hạng A Cháng và trả lời câu hỏi cuối bài - Cấu tạo bài văn Hạng A cháng:

1- Mở bài

- HS quan sát tranh

- Em thấy anh thanh niên là người rất chăm chỉ và khoẻ mạnh

- HS đọc bài, tự trả lời câu hỏi

- Cấu tạo chung của bài văn tả người gồm:

1. Mở bài: giới thiệu người định tả - Nắm được cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Lập được dàn ý chi tiết tả 1 người thân trong gia đình. Nêu bật được hình dáng, tính tình và hoạt động của người đó.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

(21)

- Từ " nhìn thân hình.... đẹp quá"

- Nội dung: Giới thiệu về hạng A cháng.

- Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của hạng A Cháng.

2- Thân bài: Hình dáng của Hạng A cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ. vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- HĐ và tính tình: lao động chăm chỉ, cần cù, say mê , giỏi; tập trung cao độ đén mức chăm chắm vào công việc 3- Kết bài: Câu hỏi cuối bài: ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ.

- Qua bài văn em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ

2. Thân bài: tả hình dáng.

- Tả hoạt động, tính nết.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả

- Bài văn tả người gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu người định tả

+ Thân bài: tả hình dáng, hoạt động của người đó

+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về người định tả - 3 HS đọc ghi nhớ

3. HĐ thực hành: (15 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - GV hướng dẫn:

+ Em định tả ai?

+ Phần mở bài em nêu những gì?

+ Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?

+ Phần kết bài em nêu những gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi 2 HS làm vào bảng nhóm gắn bài lên bảng

- GV cùng HS nhận xét dàn bài

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Tả ông em, bố em, mẹ em, chị, anh ,...

- Phần mở bài giới thiệu người định tả - Tả hình dáng, tuổi tác, tầm vóc, nước da, dáng đi...

Tả tính tình:

Tả hoạt động:

- Nêu tình cảm , cảm nghĩ của mình với người đó.

- 2 HS làm vào bảng nhóm - HS nghe

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn vào vở và chuẩn bị tiết sau.

- Vận dụng kiến thức viết một đoạn

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

(22)

văn tả người theo ý hiểu của em.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Địa lí

TIẾT 12. CÔNG NGHIỆP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp; Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù địa lí, năng lực giải quyết vấn đề.

*GDBVMT: Nêu được cách xử lí chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp đặc biệt: than, dầu mỏ, điện, …

* SDNL: Sd tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.

* Biển đảo: - Vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất: Sự hình thành những trung tâm công nghiệp ở vùng ven biển với những thế mạnh khai thác nguồn lợi từ biển (dầu khí, đóng tàu, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, cảng biển...).

- Những khu công nghiệp này cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện":

Kể nhanh các sản phẩm của ngành Lâm nghiệp và thủy sản.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- Hs nghe

- Hs ghi đầu bài vào vở, mở SGK 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút)

* Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng

- GV tổ chức cho HS cả lớp báo cáo kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của ngành công nghiệp.

- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều ngành sản xuất, nhiều sản phẩm của ngành công

- HS trong lớp tiếp nối nhau báo cáo kết quả. Cách báo cáo như sau:

+ Giơ hình cho các bạn xem.

+ Nêu tên hình (tên sảm phẩm).

+ Nói tên các sản phẩm của ngành đó (hoặc nói tên ngành tạo ra sản phẩm đó).

+ Nói xem sản phẩm của ngành đó có được xuất khẩu ra nước ngoài không.

(23)

nghiệp.

*Hoạt động 2: Trò chơi "đối đáp vòng tròn?"

- GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn mỗi nhóm 1 HS làm giám khảo.

- GV nêu cách chơi: Lần lượt mội đội đưa câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, đội 4 đố đội 1. Chơi như vậy 3 vòng. Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp, hoặc các sản phẩm của ngành này.

Mỗi câu hỏi đúng tính 10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu đặt câu hỏi sai bị trừ 2 điểm, nếu trả lời sai bị trừ 2 điểm.

Khi kết thúc cuộc thi, đội nào có nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc.

- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

* Hoạt động 3: Một số nghề thủ công ở nước ta

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các trang ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công.

- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều nghề sản xuất thủ công, nhiều sản phẩm của các nghề thủ công.

- Địa phương ta có nghề thủ công nào?

* SDNL+ Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí giao thông rất thuận lợi. Là đầu mối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam Bộ. Có hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc

chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu từ các vùng xung quanh đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng khác.

+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất nước nên

- HS chia nhóm chơi.

- HS chơi theo hướng dẫn của GV.

Ví dụ về một số câu hỏi, câu trả lời:

1. Ngành khai thác khoáng sản nước ta khai thác được loại khoáng sản nào nhiều nhất (than).

2. Kể một số sản phẩm của ngành luyện kim (gang, thép,...)

3. Cá hộp, thịt hộp,... là sản phẩm của ngành nào? (Chế biến thuỷ, hải sản).

- HS làm việc theo nhóm, dán hoặc ghi những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình.

- HS cả lớp theo dõi GV nhận xét.

- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến:

+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...

+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao độg.

+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian...

(24)

có nguồn lao động dồi dào, lại là thị trường tiêu thụ lớn để kích thích sản xuất phát triển.

* BVMT:+ Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm; cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực thực phẩm.

* Hoạt động 4: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta

- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?

+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?

3. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Địa phương em có ngành nghề thủ công nào ?

- Em sẽ làm gì để gìn giữ những nghề thủ công truyền thống đó ?

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

- Dặn Hs học bài để nắm chắc kiến thức

- HS nêu - HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Khoa học

GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.

- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.QS, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

* GDBVMT: Nêu được gốm được làm từ đất, đất nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.

*ĐC: Nội dung phù hợp với địa phương II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: máy tính, BGĐT.

(25)

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đua trả lời câu hỏi:

+ Làm thế nào để biết 1 hòn đá có phải là đá vôi hay không ?

+ Đá vôi có tính chất gì ? - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS trả lời

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

Hoạt động 1 : Một số đồ gốm - Hãy kể tên đồ gốm mà em biết?

- Tất cả các đồ gốm đều được làm từ gì ?

- GV kết luận

- Khi xây nhà chúng ta cần phải có nguyên vật liệu gì?

Hoạt động 2: Một số loại gạch, ngói và cách làm gạch ngói

- Tổ chức hoạt động nhóm

- Loại gạch nào để xây tường ? Loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân, ốp tường?

- Loại ngói nào dùng để lợp mái nhà?

- Nhận xét câu trả lời của HS - Giảng cho HS nghe

- Liên hệ: Trong khu nhà em có mái nhà nào lợp bằng ngói không? Loại ngói đó là gì?

- Trong lớp có bạn nào biết qui trình làm gạch, ngói như thế nào?

Hoạt động 3: Tính chất của gạch, ngói ?

- Nếu buông mảnh ngói từ trên cao xuống thì chuyện gì xảy ra? Tại sao?

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm - Gọi 1 nhóm lên trình bày.

- HĐ cặp đôi

- Lọ hoa, bát, đĩa, chén, chậu cây cảnh, nồi đất, lọ lục bình...

- Tất cả đều làm từ đất sét nung - HS lắng nghe

- Cần có xi măng, vôi, cát, gạch, ngói, sắt, thép.

- HS hoạt động nhóm H1: Gạch để xây tường H2a: lát sân, bậc thềm...

H2b: Lát sân, nền nhà, ốp tường H3c: Để ốp tường

H4a: để lợp mái nhà ở (H6)

H4c: (Ngói hài) dùng để lợp mái nhà H5 - Ở gần nhà em có ngôi chùa lợp bằng ngói hài.

- Làng em có ngôi đình lợp bằng ngói âm dương

- Gần nhà em có ngôi nhà lợp bằng ngói tây.

- Đất sét trộn với nước, nhào thật kĩ cho vào máy, ép khuôn, để khô cho vào lò, nung nhiệt độ cao.

- Miếng ngói sẽ vỡ. Vì ngói làm từ đất sét nung chín nên khô và giòn.

- HS hoạt động làm thí nghiệm

+ Khi thả mảnh gạch, ngói vào bát nước ta thấy có nhiều bọt nhỏ từ mảnh gạch ngói nổi lên trên mặt nước. Có hiện tượng đó là do đất sét không ép chặt có nhiều lỗ nhỏ, đẩy không khi trong đó ra thành các bọt khí.

(26)

- Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?

- Em có nhớ thí nghiệm này làm ở bài học nào?

- Em có nhận xét gì về tính chất của gach, ngói

-Kết luận: Gạch ngói thường có nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ nên vận chuyển cẩn thận

- Gạch ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti - HS nêu

- Gạch ngói xốp, giòn, dễ vỡ

3. Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Đồ gốm gồm những đồ dùng nào?

- Gạch ngói có tính chất gì ?

- HS nêu

- Tìm hiểu một số tác dụng của đồ gốm trong cuộc sống hàng ngày.

* GDBVMT: Để bảo vệ môi trường khỏi khói bụi và các chất thải của quá trình sản xuất gốm ta cần lưu ý gì khi sử dụng các đồ dùng làm bằng gốm?

* Củng cố, dặn dò

- Ôn lại các kiến thức đã học

- HS nghe và thực hiện - HS trả lời.

- HS nêu: Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn các đồ dùng đó tránh làm hỏng, vỡ, thay mới.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Thời gian thực hiện: Thứ 6, ngày 26 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS thi: Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

*HĐ1 : Củng cố dạng toán tìm 1 số phần trăm của 1 số

(27)

Bài 1 (a, b)

- Cho HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS chia sẻ cách làm, sau đó làm bài vào vở.

- GV nhận xét chữa bài

- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm 1 số phần trăm của một số

*HĐ2: Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến tìm một số phần trăm của một số.

Bài 2:

- Cho HS đọc yêu cầu bài , thảo luận theo câu hỏi:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài yêu cầu tìm gì?

- Số gạo nếp chính là gì trong bài toán này?

- Muốn tìm 35% của 120 kg ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét kết luận

Bài 3:

- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Diện tích phần đất làm nhà chính là gì trong bài toán này?

- Như vậy muốn tìm diện tích phần đất làm nhà ta cần biết được gì?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2.

- GV nhận xét chữa bài

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân.

a/ 320 x 15 : 100 = 48 (kg) b/ 235 x 24 : 100 = 56,4 (m2) - HS nêu lại

- 2 em đọc yêu cầu bài tập.

Có : 120kg gạo Gạo nếp: 35%

- Tìm số gạo nếp?

- Số gạo nếp chính là 35% của 120kg - HS nêu

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Người đó bán được số gạo nếp là 120 x 35 : 100 = 42 (kg) Đáp số: 42 kg - HS đọc đề bài

- Là 20% diện tích của mảnh đất ban đầu

- Biết được diện tích của mảnh đất ban đầu

- HS lớp làm vở, đổi vở để kiểm tra chéo

Bài giải

Diện tích mảnh đát hình chữ nhật là 18 x 15 = 270 (m2)

20% Diện tích phần đất làm nhà là 270 x 20 : 100 = 54 (m2)

Đáp số: 54 m2 3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

Bài 4 (M 3, 4): Cá nhân

- GV hướng dẫn HS làm sau đó làm bài vào vở.

- HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên - Tính 1% của 1200 cây rồi tính nhẩm 5% của 1200 cây.

- Chẳng hạn: 1% của 1200 cây là:

1200: 100 = 12(cây) Vậy 5% của 1200 cây là:

(28)

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

- Về nhà tự nghĩ ra các phép tính để tìm một số phần trăm của 1 số.

12 x 5= 60 (cây)

- Tương tự như vậy tính được các câu còn lai.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Khoa học XI MĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết một số tính chất của xi măng.

- Nêu được một số cách bảo quản xi măng Quan sát, nhận biết xi măng.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiếnthức, kĩ năng đã học

* GDBVMT: Nêu được xi măng được làm từ đất sét, đá vôi, đất, đá vôi là nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi:

+ Các loại đồ gốm được làm bằng gì ? Nêu tính chất của gạch, ngói ? + Xi măng được được sản xuất ra từ các vật liệu nào? Nó có tính chất và công dụng ra sao?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe

- HS nghe và ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

Hoạt động 1:

- Yêu cầu trả lời các câu hỏi sau : - Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?

- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta ?

- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin

- Yêu cầu đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 59 SGK về:

+ Tính chất của xi măng.

+ Cách bảo quản xi măng.

- HS trả lời

+ Xi măng đợc dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà.

+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên ...

+ Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất trắng) không tan khi bị trộn với 1 ít nước trở nên dẻo, khi khô, kết thành

(29)

+ Tính chất của vữa xi măng.

+ Các vật liệu tạo thành bê tông.

+ Cách tạo ra bê tông cốt thép.

- Sau đó GV yêu cầu trả lời câu hỏi : + Xi măng được làm từ những vật liệu nào?

- Kết luận: Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. Nó có màu xám xanh, được dùng trong xây dựng.

tảng, cứng như đá.

- Bảo quản: ở nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thêm vào, xi măng sẽ kết thành tảng, ..

- Tính chất của vữa xi măng: khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng trở nên cứng …

- Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi (hoặc) với nước rồi đổ vào khuôn ..

3. Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Xi măng có vai trò gì đối với ngành xây dựng ?

- HS nêu

*Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

- Về nhà tìm hiểu hoạt động sản xuất xi măng của nước ta.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Tập làm văn

TIẾT 24. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát và chọn lọc chi tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* QTE

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: máy tính, BGĐT.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. T CH C CÁC HO T Ổ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn

- Góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, NL

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, NL

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Vân dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế... - Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực