• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 18

Thời gian thực hiện: Thứ 2, ngày 4/1/2022 Chào cờ

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO NUÔI LỢN NHÂN ĐẠO ( ĐỢT 2) Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Củng cố Cộng, trừ số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1b: HĐ cá nhân - Gọi 1 em đọc đề bài.

- Cho HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và thống nhất kết quả tính.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 2: HĐ nhóm

- GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?

+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào?

- Cho HS đặt tính và tính.

- GV nhận xét, kết luận

- Viết số thích hợp vào chỗ trống.

- HS tự làm vào vở, chia sẻ kết quả b) 1,6giờ = 96phút

2giờ 15phút = 135phút 2,5phút= 150giây 4phút 25giây= 265giây - Tính

- HS thảo luận nhóm

+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.

+Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.

- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả

(2)

Bài 3: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài

- Cho cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra

- GV nhận xét , kết luận

a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng 2năm 5tháng

13năm 6tháng 15năm 11tháng

b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ 4ngày 21giờ

5ngày 15giờ

9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút 13giờ 34phút

6giờ 35phút

19giờ 69phút = 20giờ 9phút - HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu

- HS làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra - Nx bài làm của bạn, bổ sung.

a. 4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng hay 3 năm 15 tháng - 2 năm 8 tháng 1 năm 7 tháng 3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS làm bài cá nhân, chia sẻ - GV kết luận

* C ng c , d n dòủ ố ặ - GV nh n xét ti t h c.ậ ế ọ

- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.

- HS làm bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Hai sự kiện trên cách nhau là:

1961 - 1492 = 469 (năm) Đáp số: 469 năm - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đã học từ tuần 19 đến hết kì II, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

*GDKNS:

+

+ +

(3)

-Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).

-Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện":

Kể tên các bài tập đọc đã học trong chương trình.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập thực hành:

2.1. Hoạt động kiểm tra đọc: (15 phút) - Yêu cầu HS lên bảng gắp phiếu bài học

- Yêu cầu HS đọc bài - GV nhận xét

- Lần lượt HS gắp thăm - HS đọc và trả lời câu hỏi 2.2. HĐ bài tập

Bài 2: Cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu

- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?

+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ đề Giữ lấy màu xanh?

+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chia sẻ

- HS đọc yêu cầu của bài - Cần thống kê theo nội dung Tên bài - tác giả - thể loại + Chuyện một khu vườn nhỏ + Tiếng vọng

+ Mùa thảo quả

+ Hành trình của bầy ong + Người gác rừng tí hon + Trồng rừng ngập mặn

+ 3 cột dọc: tên bài - tên tác giả - thể loại, 7 hàng ngang

- Lớp làm vở, chia sẻ ST

T

Tên bài Tác giả Thể loại

1 Chuyện một khu vườn nhỏ Vân Long Văn

2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều Thơ

3 Mùa thảo quả Ma Văn Kháng Văn

4 Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu Thơ

5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu Văn

6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng Văn

(4)

Bài 3: Cá nhân - HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chia sẻ - Gợi ý: Nên đọc lại chuyện: Người gác rừng tí hon để có nhận xét chính xác về bạn.

- GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng - như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.

- Yêu cầu HS đọc bài của mình - GV nhận xét

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ

- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình

3. Hoạt động vận dụng (4 phút)

- Em biết nhân vật nhỏ tuổi dũng cảm nào khác không ? Hãy kể về nhân vật đó.

* C ng c , d n dòủ ố ặ - GV nh n xét ti t h c.ậ ế ọ - D n dò HS v nh .ặ ề à

- Về kể lại câu chuyện đó cho người thân nghe.

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người - Tiếp tục rèn kĩ năng đọc hiểu ở các bài văn miêu tả đã học .

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

*GDKNS:

-Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).

-Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: + Phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học. Máy tính, ti vi.

+ Bảng nhóm kẻ theo mẫu SGK - Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS hát

- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nghe - HS ghi vở

(5)

2. Hoạt động luyện tập thực hành:

* Hoạt động kiểm tra đọc: (15 phút) - Tổ chức cho HS lên bốc thăm bài tập đọc hoặc học thuộc lòng.

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo yêu cầu trong phiếu.

- GV đánh giá

+ HS lên bốc thăm bài đọc.

+ HS đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu trước lớp.

HĐ thực hành: (15 phút) Bài 2: HĐ Nhóm

- HS đọc yêu cầu - Cho HS lập bảng:

+ Thống kê các bài tập đọc như thế nào?

+ Cần lập bảng gồm mấy cột?

+Cần lập bảng gồm mấy dòng ngang...

- Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm

STT Tên bài Tác giả Thể loại

1 Chuỗi

ngọc lam ...

2 ...

- Đại diện các nhóm trình bày và tranh luận với các nhóm khác.

+ GV theo dõi, nhận xét và đánh giá kết luận chung.

Bài 3: HĐ nhóm

- Gọi học sinh nêu tên hai bài thơ đã học thuộc lòng thuộc chủ điểm

- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và nêu những câu thơ em thích.

- Cho HS thảo luận nhóm

+ Trình bày cái hay, cái đẹp của những câu thơ đó(Nội dung cần diễn đạt, cách diễn đạt)

- Thuyết trình trước lớp.

- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.

+ HS thảo luận nhóm: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- HS nêu tên

- Học sinh đọc hai bài thơ đã học thuộc lòng trong chủ điểm:

+ Hạt gạo làng ta

+ Về ngôi nhà đang xây.

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu bài tập và trình bày trước lớp.

4. Hoạt động vận dụng (3 phút) - Cho HS đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn mà em thích nhất.

* C ng c , d n dòủ ố ặ - GV nh n xét ti t h c.ậ ế ọ

- Về nhà luyện đọc các bài thơ, đoạn

- HS đọc

- HS nghe và thực hiện

(6)

văn cho hay hơn, diễn cảm hơn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Đạo đức

THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.

- Rèn kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái; phát triển các năng lực điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

*Bài tập 1:

Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:

Nên làm Không nên làm ... …...

- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.

- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

*Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?

- HS làm bài ra nháp.

- Mời một số HS trình bày, chia sẻ - Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Làm việc theo cặp

*Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân?

- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.

- Mời một số HS chia sẻ

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS làm bài ra nháp.

- HS chia sẻ

- HS khác nhận xét.

- HS làm rồi trao đổi với bạn.

- HS chia sẻ trước lớp.

(7)

- Cả lớp và GV nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng(3 phút)

- Em cần phải làm gì để trở thành người có trách nhiệm ?

* Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Thời gian thực hiện: Thứ 3, ngày 5/1/2022 Toán

NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

nêu các đơn vị đo thời gian đã học.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

* Hướng dẫn nhân số đo thời gian với một số tự nhiên

Ví dụ 1:

- GV nêu bài toán

- Giáo nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm tìm hiểu ví dụ và cách thực hiện phép tính sau đó chia sẻ trước lớp

+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao nhiêu?

+ Muốn biết 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu lâu ta làm tính gì?

- Cho HS nêu cách tính

- GV nhận xét, hướng dẫn cách làm (như SGK)

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ 1giờ 10 phút

+ Ta thực hiện tính nhân 1giờ 10 phút với 3

+ HS suy nghĩ , thực hiện phép tính - 1- 2 HS nêu

1 giờ 10 phút x 3

(8)

- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và cách nhân.

+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?

Ví dụ 2:

- Cho HS đọc và tóm tắt bài toán, sau đó chia sẻ nội dung

- Cho HS thảo luận cặp đôi:

+ Muốn biết một tuần lễ Hạnh học ở trường hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép tính gì?

- HS đặt tính và thực hiện phép tính, 1HS lên bảng chia sẻ cách đặt tính - Bạn có nhận xét số đo ở kết quả như thế nào?(cho HS đổi)

- GV nhận xét và chốt lại cách làm - Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta làm gì?

3 giờ 30 phút - HS nêu lại

+ Ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm , chia sẻ cách tóm tắt

- Ta thực hiện phép nhân 3giờ 15 phút x 5

3giờ 15 phút x 5

15 giờ 75 phút

- 75 phút có thể đổi ra giờ và phút - 75 phút = 1giờ 15 phút

15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút

- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước .

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài và chia sẻ cách làm

- GV nhận xét củng cố cách nhân số đo thời gian với một số tự nhiên

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- HS hoàn thành bài, 2 HS lên bảng chữa bài,chia sẻ trước lớp:

4 giờ 23 phút x 4

16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút 12 phút 25 giây 5 12 phút 25 giây 5

60 phút125 giây (125giây = 2phút 5giây)

Vậy : 12phút 25giây 5 = 62phút 5giây 4. Hoạt động vận dụng (3 phút)

Bài 2: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận

- Giả sử trong một tuần, thời gian học ở trường là như nhau. Em hãy suy nghĩ tìm cách tính thời gian học ở

- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp

Bài giải

Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:

1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây

Đáp sô: 4 phút 15 giây- HS nghe và thực hiện

x

(9)

trường trong một tuần.

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kiểm tra tập đọc và HTL về chủ đề Vì hạnh phúc con người và giữ lấy màu xanh.

Củng cố vốn từ về môi trường.

- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. Đọc trôi chảy lưu loát các bài TĐ đã học, tốc độ khoảng 10 tiếng/p. Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn…

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

*GDBVMT: Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS thi kể tên các bài tập đọc thuộc chủ đề: Giữ lấy màu xanh - Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2.HĐ luyện tập thực hành:

Hoạt động kiểm tra tập đọc hoặc học thuộc lòng: (15 phút) - Tổ chức cho HS lên bốc thăm bài

tập đọc hoặc học thuộc lòng.

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo yêu cầu trong phiếu.

- GV đánh giá

+ HS lên bốc thăm bài đọc.

+ HS đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu trước lớp.

HĐ thực hành: (15 phút) Bài 2: HĐ Nhóm

- Lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường

- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ:

Sinh quyển, thủy quyển, khí quyển.

- Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm hoàn thành bảng

- Chia sẻ kết quả

+ HS thảo luận nhóm lập bảng

- HS làm bài theo nhóm

- Đại di n các nhóm chia s k t quệ ẻ ế ả th o lu n trả ậ ướ ớc l p.

Sinh quyển (MT động, thực

vật)

Thuỷ quyển (Môi trường

nước)

Khí quyển (MT không khí)

(10)

Các sự vật trong môi trường

Rừng, con người, thú, chim, cây

Sông, suối, ao, hồ, biển, khe, thác...

Bầu trời, vũ trụ, âm thanh, khí hậu

Những hành động bảo vệ môi trường

+ Trồng cây rừng, chống đốt nương, chống đánh bắt cá, chống bắt thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã...

Giữ sạch nguồn nước sạch, xây dựng nhà máy nước...

Lọc nước thải công nghiệp

Lọc khói công nghiệp, xử lý rác thải chống ô nhiễm bầu không khí

4. Hoạt động vận dụng (3 phút) - Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

* Củng cố, dặn dò

- Về nhà tìm các câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa.

- HS nêu: Biện pháp nghệ thuật so sánh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

LỊCH SỬ

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I ( Trường ra đề)

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đã học từ tuần 19 đến hết kì II, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Nghe viết đúng bài chính tả, viết đúng ten phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta- sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành

Hoạt động kiểm tra đọc: (12 phút)

- Tổ chức cho HS lên bốc thăm bài + HS lên bốc thăm bài đọc.

(11)

tập đọc hoặc học thuộc lòng.

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo yêu cầu trong phiếu.

- GV đánh giá

+ HS đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu trước lớp

HĐ viết chính tả: (20 phút) a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn:

- Gọi HS đọc đoạn văn

- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ ở Ta- sken ?

b) Hướng dẫn viết từ khó :

- Em hãy tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

- GV nhận xét chỉnh sửa.

c) Viết chính tả:

- GV đọc cho HS viết bài.

d) Thu, nhận xét bài.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc - HS nêu

- Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ - HS luyện viết từ khó

- HS viết bài 4. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Cho HS nêu quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài.

* Củng cố, dặn dò

- Về nhà tìm thêm một số tên riêng nước ngoài và luyện viết thêm.

- HS nêu: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Thời gian thực hiện : Thứ 4, ngày 5/1/2022 Toán

CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS ch i trò ch i " i n úng,ơ ơ Đ ề đ i n nhanh"

đ ề

2giờ 34 phút x 5

- HS chơi trò chơi

(12)

5 giờ 45 phút x 6 2,5 phút x 3 4 giờ 23 phút x 4 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) Ví dụ 1:

- GV cho HS nêu bài toán

- Muốn biết mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV nêu đó là phép chia số đo thời gian cho một số. Hãy thảo luận và thực hiện cách chia

- GV nhận xét các cách HS đưa ra và giới thiệu cách chia như SGK

- Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào?

- GV hướng dẫn HS cách đặt tính Ví dụ 2

- GVcho HS đọc bài toán và tóm tắt - Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép chia.

- GV nhận xét và giảng lại cách làm - GV chốt cách làm:

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Ta thực hiện phép chia : 42 phút 30 giây :3

- HS thảo luận theo cặp và trình bày cách làm của mình trước lớp

- HS quan sát và thảo luận

42 phút 30 giây:3 =14 phút 10 giây

- Ta thực hiện chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia.

- HS theo dõi.

-1 HS đọc và tóm tắt

- Ta thực hiện phép chia 7 giờ 40 phút : 4 7 giờ 40 phút 4

3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút

20 phút 0

- HS nhắc lại cách làm 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài chia sẻ - GV nhận xét củng cố cách chia số đo thời gian với một số tự nhiên

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở, chia sẻ trước lớp lớp

a) 24 phút 12 giây: 4

24phút 12giây 4 0 12giây 6 phút 3 giây 0 b) 35giờ 40phút : 5

35giờ 40phút 5

0 7 giờ 8 phút 40 phút

0

(13)

c) 10giờ 48phút : 9 10giờ 48phút 9

1giờ = 60phút 1giờ 12phút 108phút

18 0 d) 18,6phút : 6 18,6phút 6

0 6 3,1 phút 0

4. Hoạt động vận dụng (2 phút) Bài 2: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó áo cáo giáo viên

* Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét, kết luận- Chia sẻ với mọi người về cách chia số đo thời gian.

- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó báo cáo giáo viên

Bài giải

Thời gian người đó làm việc là:

12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Trung bình người đó làm 1 dụng cụ hết số nhiêu thời gian là:

4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 3o phút - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng viết thư cho học sinh.

- HS biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS hát

- Cho HS nêu bố cục của một bức thư - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

- Một vài học sinh đọc yêu cầu bài - Cả lớp theo dõi trong SGK.

(14)

- Đề bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS đọc gợi ý.

- GV lưu ý HS: viết chân thực, kể đúng những thành tích cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.

- Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét

- HS nêu - 2 HS đọc

- Học sinh viết thư.

- Học sinh nối tiếp đọc lại thư đã viết.

- HS khác nhận xét 3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- Cấu tạo một bức thư gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?

* Củng cố, dặn dò

- Về nhà luyện viết lại bức thư cho hay hơn.

- HS nêu: Cấu tạo một bức thư gồm có 3 phần: phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………..

Thời gian thực hiện: Thứ 5, ngày 6/1/2022 Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố Nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. T CH C CÁC HO T Ổ Ứ Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" nội dung các câu hỏi về các đơn vị đo thời gian.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Bài 1(c,d): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Giáo viên nhận xét chữa bài.

-Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian

Bài 2(a,b): HĐ cá nhân

- Tính

- Học sinh thực hiện nhân, chia số đo thời gian, sau đó chia sẻ kết quả:

c) 7 phút 26 giây x 2 = 14 phút 52 giây d) 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút.

(15)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài

- Giáo viên và học sinh nhận xét

Bài 4: HĐ cá nhân - Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Giáo viên nhận xét, kết luận

- Tính

- Học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức với số đo thời gian.

a) (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3 = 6 giờ 5 phút x 3

= 18 giờ 15 phút

b) 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3 = 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút = 10 giờ 55 phút

- Điền dấu >;< = thích hợp vào chỗ chấm

- Học sinh tự giải vào vở sau đó chia sẻ kết quả

45, giờ > 4 giờ 5 phút

8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút x 3

6 giờ 51 phút = 6 giờ 51 phút

26 giờ 25 phút : 5 = 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút= 5 giờ 17 phút = 5 giờ 17 phút

3. Hoạt động tiếp nối, củng cố: (2 phút) Bài 3: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc đề bài

- Giáo viên gọi học sinh thảo luận nhóm tìm cách giải rồi chia sẻ kết quả - Giáo viên nhận xét, chữa bài.

* Củng cố, dặn dò

- Học sinh nêu yêu cầu đầu bài toán.

- Học sinh lên bảng giải bài toán theo 2 cách, chia sẻ kết quả:

Giải

Cách 1: Số sản phẩm làm trong 2 tuần 7 + 8 = 15 (sản phẩm)

Thời gian làm 15 sản phẩm là:

1 giờ 8 phút x 15 = 17 (giờ) Đáp số: 17 giờ

Cách 2: Thời gian làm 7 sản phẩm là:

1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút Thời gian làm 8 sản phẩm:

1 giờ 8 phút x 8 = 9 giờ 4 phút Thời gian làm số sản phẩm trong 2 lần

là:

7 giờ 56 phút + 9 giờ 4 phút = 17 giờ Đáp số: 17 giờ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)

(16)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. Ôn tập về từ đồng nghĩa - từ nhiều nghĩa - đại từ xưng hô.

- Đọc bài thơ và trả lời được câu hỏi của bài tập 2

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS thi đọc thuộc lòng một bài thơ mà HS thích.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động kiểm tra đọc: (15 phút)

- Yêu cầu HS lên bảng gắp phiếu bài học

- Yêu cầu HS đọc bài - GV nhận xét

- HS gắp thăm và trả lời câu hỏi - HS đọc bài

- HS nghe 3. HĐ thực hành: (15 phút)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân - Yêu cầu HS trình bày bài

a. Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương ?

b. Trong khổ thơ 1 các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?

c. Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?

d. Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.

- GV nhận xét, kết luận

- HS đọc yêu cầu đề

- HS làm bài cá nhân trên phiếu, chia sẻ kết quả

- Từ biên giới - Nghĩa chuyển

- Đại từ xưng hô em và ta - Viết theo cảm nhận

4. Hoạt động vận dụng (3 phút) - Tìm đại từ trong câu thơ sau:

Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò

Không, không, tôi đứng trên bờ Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi.

* Củng cố, dặn dò

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về một người bạn thân trong đó có sử dụng đại từ.

- HS nêu: Đại từ là ông, tôi.

- HS nghe và thực hiện

(17)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Tiếng Việt

Tiết 36: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Tiết 7) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Văn bản để kiểm tra dài khoảng 250 chữ phù hợp với các chủ điểm đã học. Phần trắc nghiệm gồm 10 câu.

- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng ở học kỳ I.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, VBT

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C :Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Cho HS thi đọc thuộc lòng một bài thơ mà HS thích.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập thực hành (15 phút)

* Hoạt động 1: HDHS nắm yêu cầu của đề bài.

- GV nêu: + Đề bài gồm hai phần ( đọc thông tin, khoanh tròn vào kết quả đúng )

+ Thời gian làm bài trong 30 phút

*Hoạt động 2: HS nhận đề và làm bài Phần 1: Đọc thầm ( SGK/177 )

Phần 2: Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng?

1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?

a) Làng tôi.

b) Những cánh buồm.

c) Quê hương.

2. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì?

a) Nước sông đầy ắp.

b) Những con lũ dâng đầy.

c) Dòng sông đỏ lựng phù sa.

3. Màu sắc của cánh buồm được tác giả so sánh với gì?

a) Màu nắng của những ngày đẹp trời.

b) Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.

- HS làm bài

Câu 1: ý b Câu 2: ý a Câu 3: ý c Câu 4: ý c Câu 5: ý b Câu 6: ý b Câu 7: ý b Câu 8: ý a Câu 9: ý c Câu 10: ý c

(18)

c) Mùa áo của những người thân trong gia đình.

4. Cách so sánh trên ( của câu 3 ) có ý gì hay?

a) Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của cánh buồm..

b) Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như người nông dân lao động.

c) Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buôm trên dòng sông quê hương.

5. Câu nào trong bài tả đúng một cánh buồm no gió?

a) Những cánh buồm đi như rong chơi.

b) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

c) Những cánh buồm xuôi ngược như dòng sông phẳng lặng.

6. Vì sao tác giả nói cánh buồm chung thủy cùng con người?

a) Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người.

b) Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.

c) Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người.

7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn?

a) Một từ ( Đó là từ:

………).

b) Hai từ ( Đó là từ:

……….………) c) Ba từ ( Đó là từ:

………..………) 8. Trong câu” Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về

xuôi.”, có mấy cặp từ trái nghĩa?

9. Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ năng đẹp trời trong

có quan hệ với nhau thế nào?

a) Đó là một từ nhiều nghĩa.

b) Đó là hai từ đồng nghĩa c) Đó là hai từ đồng âm.

10. Trong câu “ Còn lá buồm thì cứ căng phồng lên như ngực người khổng

(19)

lồ đẩy thuyền đi “, có mấy quan hệ từ?

a) Một quan hệ từ. ( Đó là từ...) b) Hai quan hệ từ. ( Đó là từ...) c) Ba quan hệ từ. ( Đó là từ...)

* Củng cố, dặn dò

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Khoa học

SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

-Nhận biết được sự biến đổi hóa học do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

* GDKNS

- KN quản lí thời gian trong quá trình làm thí nghiệm

- KN ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong quá trình tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Giấy trắng, đèn cồn, giấm (chanh), ống nghiệm - HS : que tính, hoặc lon sữa bò.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho HS hát

- Hãy cho biết hiện tượng sau là sự biến đổi hoá học hay lí học: bột mì hoà với nước rồi cho vào chảo rán lên để được bánh rán?

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Hát tập thể.

- Đây là hiện tượng biến đổi hoá học vì dưới tác dụng của nhiệt độ, bột mì đã chuyển thành chất khác.

- HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28 phút) Hoạt động 1: Trò chơi "bức thư mật"

- Yêu cầu HS viết một bức thư gửi cho bạn sao cho đảm bảo chỉ có bạn mình mới đọc được. Giấy gửi thư đi rồi chỉ có màu trắng thôi.

- Yêu cầu HS hãy đọc hướng dẫn trang 80 và làm theo chỉ dẫn.

* Tổ chức làm thí nghiệm(HĐ nhóm) - GV phát giấy tắng và bộ đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.

- GV phát thư như bưu điện rồi phát

- HS hoạt động theo nhóm bàn

- HS lắng nghe GV hướng dẫn nêu thắc mắc

- Đại diện các nhón lên nhận giấy đèn cồn, que thuỷ tinh

- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng

(20)

ngẫu nhiên cho các nhóm để các nhóm tìm cách đọc thư

* Trình bày:

- Sau 5 phút đề nghị các nhóm dừng công việc và trình bày lá thư nhận được - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

Hỏi :

+ Nếu không hơ qua ngọn lửa, tức là không có nhiệt thì để nguyên chúng ta có đọc được chữ không?

+ Nhờ đâu chúng ta có thể đọc được những dòng chữ tưởng như là không có trên giấy

- GV kết luận và ghi bảng:

+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.

Hoạt động 2 : Thực hành xử lý thông tin (HĐ nhóm)

- Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình minh hoạ và thảo luận về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.

- GV treo tranh ảnh minh hoạ

- GV yêu cầu HS đại diện nhóm lên trình bày lại hiện tượng và giải thích - GV kết luận ghi bảng.

dẫn

- Đại diện nhóm cầm thư nhận được lên đọc to trước lớp.

- HS lần lượt nêu cách thực hiện.

- Không

- Nhờ tác dụng của nhiệt mà nước chanh (giấm, a xít …) đã bị biến đổi hoá học thành một chất khác có màu nên ta đọc được.

- HS thảo luận nhóm cách giải thích hiện tượng cho đúng.

- HS quan sát.

- Đại diện nhóm trình bày - HS nghe

3.Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người không nên tiếp xúc với những chất có thể gây bỏng.

- Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

* Củng cố, dặn dò

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Tiếng việt

ÔN TẬP VỀ CÁC LOẠI TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nắm được các kiến thức tiếng việt đã học trong chương trình học kì 1: Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa, đại từ, quan hệ từ.

- Rèn kĩ năng lập bảng thống kê về các từ loại đã học về phần jiến thức tiếng việt.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: Bảng phụ

(21)

2/ Học sinh: Vở thực hành III/ HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động

- Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi truyền điện với các câu hỏi: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?

2.Hoạt động luyện tập, thực hành - GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:

a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.

b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.

c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.

Bài tập 2: Các từ được gạch chân trong các câu sau, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng nghĩa, từ nào là từ đồng âm?

a) Trời trong gió mát.

Buồm căng trong gió.

b) Bố đang đọc báo.

Hai cha con đi xem phim.

c) Con bò đang kéo xe.

Em bé bò dưới sân.

Bài tập 3: Gạch chân các động từ, tính từ trong đoạn văn sau:

Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa lao xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Đặt câu rồi xác định danh từ, động từ, tính từ.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.

b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.

c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.

Lời giải:

a)Từ “trong” là từ đồng âm.

b) Từ “cha”, “bố” là từ đồng nghĩa.

c) Từ “bò” là từ nhiều nghĩa.

Lời giải:

Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào ĐT ĐT ĐT

bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai ĐT run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, TT ĐT TT

ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống TT ĐT ĐT ĐT

sầm sập, giọt ngã, giọt bay.

TT ĐT ĐT - HS lắng nghe và thực hiện.

(22)

* Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Thời gian thực hiện: Thứ 6, ngày 7/1/2022 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. T CH C C C HO T Á Ạ ĐỘ NG D Y- H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS tự làm bài và chia sẻ - GV nhận xét và kết luận, củng cố về cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

Bài 2a: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài

- Cho HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi biểu thức.

- HS tự làm bài, GV giúp đỡ HS còn chậm

+ Yêu cầu HS so sánh hai dãy tính trong mỗi phần cho biết vì sao kết quả lại khác nhau?

- GV nhận xét và chốt kết quả đúng

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS làm bài vào vở, sau đó HS lên bảng làm bài, chia sẻ

a) 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút = 22 giờ 8 phút

b) 45 ngày 23 giờ – 24 ngày 17 giờ = 21 ngày 6 giờ

6 giờ 15 phút x 6 = 37 giờ 30 phút c) 21 phút 15 giây : 5 = 4 phút 15 giây - 1 HS đọc

- HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi biểu thức.

- HS làm bài vào vở, sau đó HS làm bài trên bảng, chia sẻ cách làm

- HS so sánh và nêu (…vì thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi dãy tính là khác nhau)

a) (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút ) x 3 = 5 giờ 45 phút x 3 = 15 giờ 135 phút hay 17 giờ 15 phút 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3

(23)

Bài 3: HĐ cặp đôi

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Cho HS thảo luận nhóm đôi nêu cách làm. Khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác nhau.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 4 (dòng 1, 2): HĐ nhóm - HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc thời gian đến và đi của từng chuyến tàu.

- Cho HS thảo luận nhóm tìm cách làm sau đó chia sẻ

- GV chốt lại kết quả đúng

= 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút

= 11 giờ 75 phút hay 12 giờ 15 phút

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

- HS làm bài theo cặp, trình bày kết quả.

Hẹn : 10 giờ 40 phút

Hương đến : 10 giờ 20 phút Hồng đến : muộn 15 phút Hương chờ Hồng: …? phút A. 20 phút B. 35phút C. 55 phút D. 1giờ 20 phút

Đáp án B: 35 phút - HS đọc

- Cả lớp theo dõi - HS thảo luận nhóm

- Đại diện HS chia sẻ kết quả Bài giải

Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:

8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút

Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:

(24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ.

Đáp số: 8 giờ 3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)

- Cho HS làm bài sau:

Chú Tư làm chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 45 phút, chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 35 phút, chi tiết máy thứ ba làm hết 2 giờ 7 phút. Hỏi chú Tư làm cả ba chi tiết máy hết bao nhiêu thời gian?

- HS nghe

Giải

Hai chi tiết đầu chú Tư làm hết là:

1 giờ 45 phút + 1 giờ 35phút = 3 giờ 20 phút

Cả ba chi tiết chú Tư làm hết thời gian là:

3 giờ 20 phút + 2 giờ 7 phút = 5 giờ 27 phút

Đáp số: 5 giờ 27 phút

* Củng cố, dặn dò

- Vận dụng các phép tính với số đo thời gian trong thực tế.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Khoa học NĂNG LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(24)

-Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.

-Nêu được ví dụ về mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

* GDBVMT: có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng

*GDMTBHĐ: Biển cung cấp một nguồn năng lượng quý giá:dầu, khí, năng lượng gió, thủy triều.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi

- Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho HS hát

- Nêu một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi:

+ Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn?

- GV cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào?

+ Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A

- Như vậy là thầy đã cung cấp năng lượng cho lọ hoa. Vậy năng lượng là gì

? Hôn nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: Năng lượng

- HS hát - 2 HS nêu

- Lớp nhận xét

+ Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn.

+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A.

+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do thầycầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A.

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28 phút) Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng

lượng mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng.

- GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho HS quan sát, trả lời câu hỏi để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.

1. Thí nghiệm với chiếc cặp.

+ Chiếc cặp sách nằm ở đâu?

+ Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao?

- Yêu cầu 2 HS nhấc chiếc cặp lên khỏi mặt bàn và đặt vào vị trí khác.

- Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu?

- Quan sát GV làm thí nghiệm, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi:

+ Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn.

+ Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên.

- 2 HS thực hành.

- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi.

(25)

- Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên. Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí.

2. Thí nghiệm với ngọn nến.

- GV đốt cắm ngọn nến vào đĩa.

- Tắt điện trong lớp học và hỏi:

+ Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?

- Bật diêm, thắp nến và hỏi

+ Khi thắp nến, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến?

+ Do đâu mà ngọn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?

- Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.

3. Thí nghiệm với đồ chơi

- GV cho HS quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin.

+ Tại sao ô tô lại không hoạt động?

- Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét

+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?

+ Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu?

- Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đén sáng, còi kêu.

- GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?

- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK.

Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện

- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK.

- GV nêu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3, 4, trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng

- Lắng nghe.

- Quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Khi tắt điện phong trở nên tối hơn.

+ Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng.

+ Do nến bị cháy.

- Lắng nghe.

- Nhận xét: ô tô không hoạt động.

+ Ô tô không hoạt động vì không có pin.

- Nhận xét: ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin.

+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc, ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu.

+ Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động.

- Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe.

- 2 HS đọc - Lắng nghe.

- HS thảo luận theo bàn.

(26)

cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.

- GV đi giúp đỡ những HS còn gặp khó khăn.

- Gọi 2 HS khá làm mẫu.

- Gọi HS trình bày.

+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?

+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK

- 2 HS làm mẫu.

- HS trình bày.

+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.

+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn.

- 1 HS đọc bài.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người cần có ý thức bảo vệ các nguồn năng lượng quý.

* Củng cố, dặn dò

- Về nhà tìm hiểu thêm về các nguồn năng lượng sạch có thể thay thế các nguồn năng lượng cũ.

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 36: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (tiết 8) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Hs viết được một bài văn tả người bằng cảm xúc riêng của mình, làm nổi bật được ngoại hình cũng như hoạt động của người đó thông qua công việc.

- Rèn kĩ năng viết văn tả người đang làm việc só sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa để câu văn sẽ gợi tả, gợi cảm.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.

1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: SGK, VBT

III/ Các ho t Ạ đỘng d y- h c.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- HS nhắc lại bố cục bài văn tả cảnh.

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài. (1’) - Trực tiếp.

2. Hướng dẫn HS luyện tập.

- Yêu cầu HS đọc nội dung, yêu cầu của đề bài.

- 2 hs nhắc lại.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

- Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây

(27)

- Xác định đối tượng miêu tả.

- GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.

- Yêu cầu 1 số em đại diện đọc bài trước lớp.

- GV và HS cùng bình chọn bài văn viết có ý riêng, ý mới, giàu cảm xúc.

3. Củng cố - dặn dò (3’)

- Nêu lại bố cục bài văn tả người?

* Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị bài sau.

nhà hay đọc bài...

- 1 số hs nêu đối tượng miêu tả của mình.

- Hs tự làm bài.

- Hs đại diện đọc bài để chữa bài.

- Hs nhận xét bài của bạn, sửa lỗi cho bạn.

+ Câu.

+ Sửa lỗi dùng từ.

+ Bố cục.

+ Diễn đạt.

+ Lỗi chính tả.

- Hs bình chọn bài viết hay.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC

………

………

Địa lí

CHÂU Á (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á. Nêu một số đắc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á: Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)..

- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuấtcủa người dân châu Á.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù địa lí, năng lực giải quyết vấn đề.

*Bổ sung: Dạy lồng ghép hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Vào mục 5. Khu vực Đông Nam Á)

* BVMT: - Giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí.

- Khai thác sử dụng TNTN một cách hợp lý.

- Sử lý hợp lý các chất thải công nghiệp.

* Biển đảo:- Biết được những nét lớn về đặc điểm tự nhiên châu Á, trong đó biển, đại dương có vị trí quan trọng.

- Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển ở châu Á: đánh bắt, nuôi trồng hải sản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Máy tính, ti vi + Bản đồ các nước châu Á.

+ Bản đồ tự nhiên châu Á.

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

(28)

- Cho HS hát

- Cho HS nêu đặc điểm tự nhiên của châu Á.

- HS nghe

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.

- Yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17 để so sánh số dân châu Á với số dân của các châu lục khác.

- Cho HS trả lời theo câu hỏi:

- So sánh số dân châu Á với 1 số châu lục trên thế giới?

- Dân cư châu Á tập trung ở những vùng nào? Tại sao?

* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.

- Nêu tên một số ngành sản xuất ở châu Á?

- Cây bông, cây lúa gạo được trồng nhiều ở những nước nào?

- Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất nhiều ô tô?

- GV nhận xét, kết luận

* Hoạt động 3:

*Bổ sung: Dạy lồng ghép hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Vào mục 5.

Khu vực Đông Nam Á)

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18.

- Cho biết vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

- Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

- Ghi nhớ:

- HS báo cáo kết quả

- Châu Á có số dân đông nhất trên thế giới.

- Đa số dân cư châu Á là người da vàng. Họ sông tập trung đông đúc tại các cùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.

Vì nơi đó thuận tiện cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- HS tự trả lời câu hỏi rồi báo cáo:

- Trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.

- Được trồng nhiều ở nước Trung Quốc và Ấn Độ.

- Khai thác dầu ở Trung Quốc và ấn Độ.

- Sản xuất nhiều ô tô: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

- HS quan sát

- Nằm ở phía Đông Nam châu Á, phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía Tây Nam giáp với Ấn Độ Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc.

- Vì khu vực Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm.

- Học sinh đọc lại

3. Hoạt động vận dụng(3 phút)

- Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ? - HS nêu: Viêt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Giúp HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học qua tranh luận lời giải; phát triển năng lực vận dụng toán, tính chính

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm.. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn

- Rèn phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, NL

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học; năng lực