• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 29. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 29. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 29. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

I. KHÁI NIỆM VỀ VIRUT 1. Đặc điểm chung của virut

- Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.

- Virut có kích thước cỡ nanômet: 10 – 100 nm.

- Virut có cấu tạo rất đơn giản gồm một loại axit nuclêic được bao bọc bởi vỏ prôtêin. Vì vậy, để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào  Virut là sinh vật kí sinh nội bào bắt buộc.

2. Phân loại virut

- Dựa trên loại axit nuclêic và cấu trúc vỏ của virut. Có 2 nhóm lớn:

+ Virut ADN, ví dụ: virut đậu mùa, virut viêm gan B, virut hecpet...

+ Virut ARN, ví dụ: virut cúm, virut sốt xuất huyết Dengue, virut viêm não Nhật Bản...

- Dựa trên loại vật chủ:

+ Virut ở người và động vật: Lõi chứa ADN hoặc ARN.

+ Virut ở vi sinh vật: Hầu hết lõi chứa ADN, một số chứa ARN có thể mạch đơn hay kép.

+ Virut ở thực vật: Đa số lõi chứa ARN.

II. CẤU TẠO VÀ HÌNH THÁI CỦA VI RÚT 1. Cấu tạo

Tất cả các virut đều bao gồm 2 thành phần cơ bản: Lõi axit nuclêic và vỏ prôtêin (gọi là capsit). Phức hợp này gọi là nuclêôcapsit. Một số virut có thêm vỏ ngoài.

a. Phần lõi axit nuclêic

- Hệ gen của virut có thể là ADN (mạch đơn hoặc mạch kép) hoặc ARN (mạch đơn hoặc mạch kép).

- Lõi axit nucleic là vật chất mang thông tin di truyền của virut.

b. Phần vỏ prôtêin

- Cấu tạo từ các đơn vị gọi là capsôme.

- Mang các thành phần kháng nguyên của virut.

- Bảo vệ lõi axit nuclêic.

c. Vỏ ngoài của virut

- Một số virut có thêm phần vỏ bao bên ngoài vỏ capsit gọi là vỏ ngoài.Vỏ ngoài + Cấu tạo: gồm lớp lipit kép và prôtêin.

+ Trên vỏ ngoài có gai glicôprôtêin chứa các thụ thể, giúp virut bám trên bề mặt tế bào và làm nhiệm vụ kháng nguyên.

(Ảnh: Internet: So sánh cấu tạo virut trần (a) và virut có vỏ ngoài (b))

(2)

2. Hình thái

Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc:

- Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic + Hình que, sợi( virut gây bệnh dại, virut khảm thuốc lá…) + Hình cầu (virut cúm, virút sởi…).

- Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt).

- Cấu trúc phối hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic, đuôi có cấu trúc xoắn (Phagơ hay còn gọi thể thực khuẩn).

(Ảnh: Internet a. Virut khảm thuốc lá. b. Adenovirut c. Virut cúm d. Thực khuẩn thể T4) 3. Thí nghiệm của Franken và Conrat năm 1957

- Tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của 2 chủng virut khảm thuốc lá A và B.

- Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin chủng B  Virut tự lắp ghép thành virut lai.

- Nhiễm chủng virut lai vào cây  Cây bị bệnh.

- Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A.

Điều này chứng tỏ, phần lõi axit nuclêic chứa thông tin di truyền quyết định đến thành phần và cấu trúc virut.

(Ảnh: Internet)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

l Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều có các cấu trúc dữ liệu tiền định (định sẵn), bởi vậy khi chọn ngôn ngữ lập trình nào thì ta phải chấp nhận cấu trúc dữ liệu tiền định

Cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành hình dạng không gian ba chiều đặc trưng cho từng loại protein.. Cấu trúc

Việc sắp xếp các hạt nano vào các cấu trúc trật tự này có thể tạo thành các dạng vật liệu có các đặc tính mới sinh ra từ cấu trúc mao quản và sự tương tác giữa các

² Sau khi khai báo kiểu cấu trúc thì tên kiểu cấu trúc được dùng như các kiểu dữ liệu khác. Nhập vào thông tin của n mặt hang, mỗi mặt hàng có thông tin về tên

Để giảm nhỏ kích thước của anten PIFA tái cấu hình theo tần số, cấu trúc CSRR được đề xuất ở trên được tích hợp vào mặt phẳng bức xạ của anten.. Với việc tích hợp

Phân bố không gian của các đơn vị cấu trúc TO x trong mô hình AS2 lỏng tại 2000 K Ngoài các khảo sát các đơn vị cấu trúc, thì trật tự gần của AS2 còn được phân tích

Bảng 1 Cấu trúc bước thoại của DNQC Bhatia, 2005 STT Các bước thoại trong cấu trúc DNQC 1 Hướng đến thị trường mục tiêu Targeting the market 2 Giải thích sản phẩm Justifying

Hình 8: Ảnh SEM bề mặt và mặt cắt ngang của cấu trúc: a màng TiO2, b ZnO rod và c, d TiO2- thủy nhiệt/ZnO rod Hình 9: Giản đồ XRD của cấu trúc ZnO rod và TiO2-thủy nhiệt/ZnO rod 3.4