• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ hai, ngày 02 tháng 11 năm 2020 TOÁN

Tiết 41: Lít I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích.

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên và ký hiệu của lít.

2. Kỹ năng:

- Biết tính cộng, trừ và các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận khi làm bài. Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên đua ra một cốc nước thủy tinh. Hỏi học sinh xem các em có biết trong cốc có bao nhiêu nước không ? - Để biết trong cốc có bao nhiêu nước, hay trong 1 cái can có bao nhiêu dầu, mắm, sữa, người ta thường dùng đơn vị đo là lít.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lên bảng làm bài tập 3 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt:

Học sinh lớp 1 : 88 học sinh HS lớp 2 nhiều hơn : 12 học sinh Hỏi lớp 2 : ...học sinh ?

Bài giải

Trường đó có số học sinh lớp 2 là:

88 + 12 = 100 ( học sinh ) Đáp số: 100 học sinh - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

(2)

2. Các hoạt động: (10')

a. Hoạt động 1: Làm quen với biểu tượng dung tích.

- Giáo viên lấy 2 cái cốc 1 to 1 nhỏ, rót đầy nước vào 2 cốc.

- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ? - Cốc nào chứa được ít nước hơn ?

b. Hoạt động 2: Giới thiệu ca 1 lít hoặc chai 1 lít. Đơn vị lít.

- Giáo viên giới thiệu: Đây là cái ca 1 lít, khi ta rót đầy ca ta được 1 lít nước.

- Giáo viên: Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca, cái thùng, … ta dùng đơn vị đo là lít.

- Lít viết tắt là: l

- Giáo viên viết lên bảng: 1 l, 2 l, 4 l, 6 l.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc.

3. Luyện tập, thực hành: (19') Bài 1: Đọc viết ( theo mẫu ).

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu.

- Giáo viên viết lên bảng: ba lít.

- Giáo viên đọc ba lít, giáo viên viết 3l.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 2: Tính ( theo mẫu).

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu.

a) 9l + 8l = 17l

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng làm

- Học sinh quan sát giáo viên rót nước vào cốc.

- Cốc to.

- Cốc bé.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe và đọc: lít viết tắt là l.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc: Một lít, hai lít, bốn lít, sáu lít.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải đọc bảng đọc và viêt số.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh chú ý theo dõi

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

+ 10l: Đọc là mười lít. Viết là: 10l.

+ 2l: Đọc là hai lít. Viết là: 2l.

+ 5l: Đọc là năm lít. Viết là: 5l - Học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố về cách làm bài có các đơn vị đo dung tích.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tính theo mẫu.

- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.

- Học sinh làm vào vở bài tập.

- 5 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

(3)

bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3 : Còn bao nhiêu lít ?

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu.

a) 18l - 5l =13l

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 4:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết cả hai lần cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít nước mắm ta làm như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) 15l + 5l = 20l 2l + 2l + 6l= 10l b) 17l - 6l = 11l 18l - 5l= 13l 28l - 4l -2l = 22l

- Học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố các đơn vị đo có dung tích là lít.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu còn lại.

- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.

- Học sinh làm vào vở bài tập.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

b, 10l – 2l = 8l c, 20l – 10l = 10l - Học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố các đơn vị đo có dung tích là lít.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết một cửa hàng lần đầu bán được 12l nước mắm, lần sau bán được 15l nước mắm.

- Bài toán hỏi cả hai lần cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít nước mắm ? - Ta thực hiện phép tính cộng.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt:

Lần đầu: 12l Lần sau: 15l Cả hai lần:...l ?

Bài giải

Cả 2 lần cửa hàng đó bán được số lít mắm là:

12 + 15 = 27 (lít)

(4)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và làm bài, chuẩn bị bài sau.

Đáp số: 27 lít - Học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố giải toán có lời văn và có đơn vị là lít.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 25:

Ôn tập giữa học kì I( Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn trong bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút. Hiểu nội dung chính cuẩ từng đoạn, nội dung của cả bài.

- Học sinh trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.

- Bước đầu thuộc bảng chữ cái bài tập 2. Nhận biết vàtìm được một số từ chỉ sự vật bài tập 3, bài tập 4.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

- Ôn lại bảng chữ cái, ôn tập về các từ chỉ sự vật.

3.Thái độ:

- Có ý thức học tập tốt môn Tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài Bàn tay dịu dàng và trả lời câu hỏi.

- Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất ?

- Vì sao An buồn như vậy?

- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào?

- Vì sao thầy giáo không trách An khi

- 2 học sinh đọc bài Bàn tay dịu dàng và trả lời câu hỏi.

- Lòng An nặng trĩu nỗi buồn, nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.

- Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà. Bà mất, An không còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, không còn được bà âu yếm, vuốt ve.

- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng coa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.

- Vì thầy thông cảm với nỗi buồn của

(5)

biết em chưa làm bài tập ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2) Hướng dẫn ôn tập: (29') a. Kiểm tra tập đọc:

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc . - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc .

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.

- Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại bảng chữ cái.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc bảng chữ cái.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b) Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc các từ trong ngoặc đơn.

Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.

An, với tấm lòng thương yêu bà của An. Thầy đã hiểu An buồn nhớ bà nên không làm được bài tập chứ không phải An lười biếng.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ôn lại bảng chữ cái.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.

- Một số học sinh đọc lại bảng chữ cái.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc các từ trong ngoặc đơn:

bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe đạp, Hùng.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.

(6)

- Giáo viên treo bảng phụ, gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm một cột, lớp theo dõi bạn làm bài và nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáoviên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5') - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.

4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm một cột, lớp theo dõi bạn làm bài và nhận xét.

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ cây cối Bạn bè,

Hùng.

Bàn, xe đạp.

Thỏ, mèo.

Chuối xoài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài:Tìm thêm từ có thể xếp vào trong bảng.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- 2 học sinh lên bảng làm bài,lớp theo dõi nhận xét.

+ Các từ có thể xếp được vào bảng trên là:

+ Học sinh, thầy giáo, ông, cha, mẹ, anh, chị, em, cháu.

+ Ghế, tủ, giường, ô tô, xe đạp, xe máy, nồi cơm.

+ Gà, trâu, ngựa, voi, vịt,ngan, ngỗng.

+ Cam, mía, na, chanh, quýt, bưởi, hồng, nhãn,mít, bơ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 26:

Ôn tập giữa học kỳ 1 ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Đọc đúng,rõ ràng các đoạn trong bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút. Hiểu nội dung chính cuẩ từng đoạn, nội dung của cả bài.

- Học sinh trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.

- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ? ( bài tập 2 ).Biết sắp xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái. ( bài tập 3 ).

(7)

2. Kĩ năng:

- Ôn cách đặt câu theo mẫu ai là gì ? Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

- Ôn cách sắpxếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Phiếu bài tập ghi tên các bài tập đọc, bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng là bài tập 4 của tiết trước.

- Giáo viên gọi học sinh dưới lớp đọc bài tập đọc của tuần 2.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn ôn tập: (29') a. Kiểm tra tập đọc:

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc . - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc .

Hoạt động của học sinh

- Học sinh lên bảng là bài tập 4 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

+ Các từ có thể xếp được vào bảng trên là:

+ Học sinh, thầy giáo, ông, cha, mẹ, anh, chị, em, cháu.

+ Ghế, tủ, giường, ô tô, xe đạp, xe máy, nồi cơm.

+ Gà, trâu, ngựa, voi, vịt,ngan, ngỗng.

+ Cam, mía, na, chanh, quýt, bưởi, hồng, nhãn,mít, bơ.

- 2 học sinh đọc bài tập đọc của tuần 2.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

(8)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.

- Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại bảng chữ cái.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc bảng chữ cái.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b) Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên treo bảng phụ, hướng dẫn mẫu cho học sinh.

+ Bạn Lan là học sinh giỏi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh mở mục lục sách tìm tuần 7, 8 và ghi lại tên những bài tập đọc đó học theo thứ tự bảng chữ cái.

- Giáoviên gọi 1 học sinh đọc tên các bài Tập đọc trong tuần 7, 8và kèm theo số trang.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ôn lại bảng chữ cái.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.

- Một số học sinh đọc lại bảng chữ cái.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- 2 học sinh đặt câu theo mẫu.

A (cái gì, con gì ) (Là gì ? Bạn Lan Là học sinh giỏi

Chú Nam Là nông dân

Bố em Là bác sĩ

Em trai em Là học sinh mẫu giáo

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh mở mục lục sách tìm tuần 7, 8 ghi lại tên những bài tập đọc đó học theo thứ tự bảng chữ cái.

- 1 học sinh đọc tên các bài Tập đọc trong tuần 7, 8 và kèm theo số trang:

Người thầy cũ trang 56, Thời khóa biểu trang 58,Cô giáo lớp em trang 60, Người mẹ hiền trang 63, Bàn tay dịu dàng trang 66, Đổi giày trang 68.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.

- Một số học sinh đọc kết quả bài làm

(9)

kết quả bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.

của mình, lớp theo dõi nhận xét.

+ Người thầy cũ: Dũng, Khánh.

+ Người mẹ hiền: Minh, Nam.

+ Bàn tay dịu dàng: An.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ hai, ngày 02 tháng 11 năm 2020 ĐẠO ĐỨC

Tiết 9:

Chăm chỉ học tập (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- Biết được lợi ích của việc chă chỉ học tập.

- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học. Có thái độ tự giác trong học tập.

* Giáo dục QTE: Hoạt động 3:

- Trẻ em có quyền được học tập. Chăm chỉ học tập giúp mau tiến bộ.

* Giáo dục KNS: Hoạt động 3:

- Kỹ năng quản lí thời gian học tập của bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa, vở bài tập Đạo đức.

- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng xử lý cá tình huống sau:

+ Tình huống 1: Lan đang phải trông em giúp mẹ thì các bạn đến rủ đi chơi ? Lan sẽ làm gì ?

+ Tình huống 2: Mẹ đi làm muộn chưa về. Bé Nga sắp đi học mà chưa ai nấu

- 2 học sinh lên bảng trả lời nêu cách xử lý tình huống, lớp lắng nghe, nhận xét.

+ Lan không nên đi chơi mà ở nhà trông em giúp mẹ, hẹn các bạn dịp khác đi chơi cùng.

+ Nam có thể giúp mẹ cắm cơm, nhặt rau giúp mẹ để khi mẹ về, mẹ có thể

(10)

cơm cả. Nam phải làm gì bây giờ ? + Tình huống 3: Ăn cơm xong, mẹ bảo Hoa đi rửa bát. Nhưng trên tivi đang chiếu phim hoạt hình hay. Bạn hãy giúp Hoa đi.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động: (29')

a. Hoạt động 1: Xử lí tình huống

* Mục tiêu: Học sinh hiểu được một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.

- Cách tiến hành

- Giáo viên nêu tình huống, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi " Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn đến rủ đi chơi". Theo em bạn Hà phải làm gì khi đó ?

- Giáo viên gọi 1 số nhóm lên bảng thể hiện theo hình thức sắm vai.

- Giáo viên nhận xét, kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm học.

b. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến( Bài tập 2)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy đánh dấu + vào ô trước biểu hiện của việc chăm chỉ học tập.

nhanh chóng kịp nấu cơm cho bé Lan đi học.

+ Bạn Hoa nên rửa bát xong đã rồi mới vào xem phim tiếp.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe và thảo luận nhóm đôi về cách cư xử tình huống và thể hiện đóng vai, cách giải quyết: Hà đi ngay cùng bạn, nhờ bạn làm bài tập rồi đi chơi, bảo bạn chờ cố làm xong bài tập mới đi.

- 1 số nhóm lên bảng thể hiện theo hình thức sắm vai.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhận phiếu học tập.

- Học sinh lắng nghe và thảo luận làm bài.

a) Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao.

b) Tích cực tham gia học tập cùng các

(11)

- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Các ý biểu hiện sự chăm chỉ học tập là a, b, d, đ. Ích lợi của việc chăm chỉ học tập là: Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô, bạn bè yêu mến, bố mẹ hài lòng.

c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế:

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập

* Cách tiến hành

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ về việc học tập của mình: Em đã chăm chỉ học tập chưa ? Kết quả học tập ra sao ?

- Giáo viên gọi 1 số học sinh tự liên hệ trước lớp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo dục KNS: Các bạn cần phải sắp xếp quản lí thời gian học tập của bản thân như thế nào ?

- Giáo viên nhận xét và kết hợp giáo dục KNS: Chúng ta cần biết sắp xếp, quản lí thời gian học tập của bản thân để việc học đạt được kết quả cao trong học tập ở lớp cũng như ở nhà.

* Giáo dục QTE: Muốn học tập được tiến bộ thì các bạn phải là như thế nào ?

- Giáo viên nhận xét, kết hợp giáo dục QTE: Trẻ em có quyền được học tập. Chăm chỉ học tập giúp các em mau tiến bộ.

bạn trong nhóm, trong tổ.

c) Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học tập mà không làm các việc khác.

d) Tự giác học mà không cần nhắc nhở.

đ) Tự sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

+ Các ý biểu hiện sự chăm chỉ học tập là a, b, d, đ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh tự liên hệ bản thân.

-1 số học sinh phát biểu trước lớp.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(12)

C. Củng cố, dặn dò: (3')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ ba, ngày 03 tháng 11 năm 2020

LUYỆN TOÁN

Luyện về phép cộng có tổng bằng 100 A MỤC TIÊU:

- Rèn kĩ năng cộng có tổng bằng 100.

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.Dạng toán về nhiều hơn.

- HS có ý thức trong giờ học.

B HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng làm bài: Đặt tínhd rồi tính:

34 + 66 23 + 77 8 + 92 3 + 96 - Chữa: Nhận xét, giải thích: Nêu lại cách đặt tính, cách tính.

- GV: Thực hiện tính từ phải sang trái.

II Bài mới: 32’

Bài 1: Tính nhẩm

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Bài yêu cầu gì?

80 + 20 = 40 + 60 = 50 + 50 = 70 + 30 = 10 + 90 = 20 + 80 = - Nhận xét, giải thích cách làm. + Nêu lại cách thực hiện tính.

- Đổi vở kiểm tra chéo.

Bài 2: Đặt tính rồi tính - HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài, 2 HS lên bảng - Chữa: Nhận xét, giải thích:

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát tóm tắt rồi đọc bài toán.

+ Muốn tìm có bao nhiêu con bò ta làm thế nào?

- HS làm bài, 1 HS lên bảng

- HS làm bài, 3 HS lên bảng.

- HS làm bài, 4 HS lên bảng.

- Giải bài toán

- HS nêu yêu cầu bài - Làm phép tính cộng Bài giải

Đàn bò có số con là:

85 + 15 =100 (con)

(13)

- Chữa: + HS đọc bài giải.

Bài 4:

- HS đọc yêu cầu Bài yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn để điền được số cần phải đếm số hình tam giác rồi điền số vào ô trống.

- HS làm bài. 1 HS lên bảng.

- Chữa: + HS nhận xét, giải thích.

3 Củng cố dặn dò: 3’

- Bài hôm nay cần nắm chắc dạng cộng có nhớ trong phạm vi 100, bài toán về ít hơn có đơn vị kg.

- Về xem lại các bài tập đã làm ở lớp.

Đáp số: 100 con.

- HS chữa bài tập

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài tập

- HS chữa bài tập

- HS lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 25:

Ôn tập từ chỉ hoạt động

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố về tên các sự vật( người, đồ vật, con vật, cây, hoa, quả).

2. Kỹ năng:

- Viết được đúng tên các sự vật.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thực hành toán và tiếng việt, bảng phụ bài tập 2.

- Học sinh: Thực hành toán và tiếng việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viêngọi học sinh đọc bài" Ước mơ

" và trả lời câu hỏi sau:

a) Đề văn yêu cầu học sinh làm gì ? b) Trước đề văn ấy, thái độ của các bạn trong lớp thế nào ?

c) Thái độ của Vân như thế nào trước đề văn ?

d) Vân mơ ước điều gì ?

e) Cô giáo nhận xét gì về ước mơ của Vân ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

- 2 học sinh lên bảng đọc bài" Ước mơ"

và trả lời câu hỏi.

a) Kể về ước mơ của mình.

b) Các bạn rất hào hứng.

c) Vân ỉu xìu, chảng nói gì.

d) Mẹ chóng khỏi bệnh.

e) Đó là ước mơ của người con hiếu thảo.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(14)

1.Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài 1Bài 1: Viết tên các sự vật ( người, đồ vật, con vật, cây cối, hoa quả, ..) dưới mỗi tấm ảnh. (Dành cho hs cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tấm ảnh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 2: Viết lại kết quả ở bài tập 1 vào bảng.(Dành cho hs cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ thảo luận nhóm và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên treo bảng phụ, gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm một cột, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- H - Học sinh nêu yêu cầu bài: Viết tên các sự vật( người, đồ vật, con vật, cây cối, hoa quả, ..) dưới mỗi tấm ảnh.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh quan sát các tấm ảnh.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh trình bày kết quả.

+ Bức tranh 1: Lật đật.

+ Bức tranh 2: Bác sĩ

+ Bức tranh 3: Quyển sách.

+ Bức tranh 4: Lính thủy.

+ Bức tranh 5: Con hươu.

+ Bức tranh 6: Con cá vàng.

+ Bức tranh 7: Cá mập.

+ Bức tranh 8: Máy bay.

+ Bức tranh 9: Quả bưởi.

+ Bức tranh 10: Hoa hướng dương.

+ Bức tranh 11: Quả táo.

+ Bức tranh 12: Thợ lặn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ thảo luận nhóm và làm bài vào vở thực hành.

- 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm một cột, lớp theo dõi nhận xét.

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ hoa quả Bác sĩ Lật đật Con cá

vàng

Hoa hướng dương

(15)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Nối đúng từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người, mỗi vật.

( Dành cho hs HTT)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Thợ lặn Quyển sách

Con cá mập

Quả táo Lính

thủy

Máy bay

Con hươu

Quả bưởi - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh nêu yêu cầu.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh trình bày kết quả.

a) a nối với số 6: Bác thợ xây - xây nhà cửa.

b) b nối với số 3:Cô giáo - dạy học.

c)c nối với số 4: Chim chóc - hót líu lo.

d) d nối với số 5:Con trâu - cầy ruộng.

e) e nối với số 2: Cây lúa - trổ bông.

g) g nối với số 1: Bé - học bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 26:

Ôn tập mẫu câu Ai, là gì?

I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- Củng cố cho hs đặt câu theo mẫu câu Ai( con gì, cái gì) là gì?

2.Kỹ năng:

- Biết đặt dấu câu chính xác.

3.Thái độ:- Yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

- Thực hành toán và tiếng việt

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Ktra sự chuẩn bị của hs - GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

- Hs thực hiện theo y/c của gv.

- 2 hs lên bảng đọc và TLCH.

(16)

*Dạy bài mới:

*Bài 1: Đặt 2 câu theo mẫu.

(Dành cho hs cả lớp) - HS đọc đề

- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở - Một số HS trình bày

- GV nhận xét, kết luận

*Bài 2: Điền dấu phẩy vào chỗ nào cho đúng?(Dành cho hs HTT)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Một số hs trình bày - GV nhận xét, kết luận

*Bài 3: Chọn câu trả lời đúng.

(Dành cho hs cả lớp) - Gọi hs nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu hs làm bài. Nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Nhận xét tiết học.

- Hs đọc yêu cầu - Hs tự làm vào vở.

- Hs trình bày

+ Cô Giang là cô giáo dạy Tiếng Anh lớp em.

+ Bút mực là đồ dùng học tập mà em thích nhất .

- Hs đọc yêu cầu

- Lớp làm VBT, Chữa bài.

- Hs đọc yêu cầu

- 1 học sinh lên bảng, lớp làm bài vào nháp.

a. Báo hoa mai là động vật quý hiếm ở Việt Nam.

b. Báo, cáo, gấu,hổ,sói, tê giác.

c. sông Hồng, núi Nghĩa Linh, cầu Mỹ Thuận, bạn Hoàng Sơn.

- Lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng) Thứ tư, ngày 04 tháng 11 năm 2020 TOÁN

Tiết 43:

Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học và phép cộng với các số kèm theo đơn vị: kg, lít.

- Biết số hạng, tổng.

- Biết giải bài toán với một phép tính cộng.

2. Kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng tính cộng (nhẩm và viết), cộng các số đo với đơn vị là kg hoặc lít.

3. Thái độ:

- Yêu thích bộ môn toán.

(17)

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài 1: Tính.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhân xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh a trong bài tập 2 và đọc số ki- lô-gam ghi ở trong bao.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào số kg và số lít nêu thành bài toán.

- 2học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

3l + 2l = 5l 37l – 5l = 32l 26l + 15l = 41l 34l - 4l = 30l - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tính.

- Học sinh làm vào vở bài tập.

- Một số học sinh đọc kết quả bài làm của mình.

5 + 6 = 1116 + 5 = 21 8 + 7 = 1527 + 8 = 35 9 + 4 = 1344 + 9 = 53 40 + 5 = 454 + 16 = 20 30 + 6 = 363 + 47 = 50 7 + 20 = 275 + 35 = 40 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát bức tranh a trong bài tập 2 và đọcsố ki-lô-gam ghi ở trong bao: 25kg, 20kg, 15l, 30l

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải viết số.

- Học sinh nêu bài toán.

(18)

- Ta phải làm như thế nào để biết số ki- lô-gam trong 2 bao và số lít nước trong 2 thùng ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nêu miệng kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài.

- Giáo viên treo bảng phụ gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 4:Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Tóm tẳt:

Lần đầu bán: 45kg gạo Lần sau bán: 38kg gạo Cả hai lần bán: ...kg gạo ?

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc tóm tắt.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt lập thành bài toán.

Hướng dẫn học sinh dựa vào tóm tắt tự đặt đề toán rồi giải.

- Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán 1:Có 2 bao gạo, bao thứ nhất nặng 25kg, bao thứ hai nặng 20kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? + Bài toán 2: Thùng thứ nhất đựng 15l nước, thùng thứ hai đựng 30l nước. Hỏi cả 2 thùng đựng bao nhiêu lít nước?

- Ta thực hiện phép tính cộng.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh nêu: 25kg + 20kg = 45kg;

15l + 30l = 45l.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tìm tổng.

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

SH 34 45 63 17 44

SH 17 48 29 46 36

T 51 93 92 63 80

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc tóm tắt.

- Học sinh dựa vào tóm tắt lập thành bài toán.

+ Một cửa hàng lần đầu bán được 45kg gạo, lần sau bán được 38kg gạo. Hỏi cả hai lần bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?

(19)

- Bài toán hỏi gì ?

- Vậy muốn biết cửa hàng đó bán được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm như thế nào ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 5:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và cho biết bao gạo nặng bao nhiêu kg?

- Vì sao ?

- Vậy ta chọn đáp án nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Một cửa hàng lần đầu bán được 45kg gạo, lần sau bán được 38kg gạo.

- Bài toán hỏi cả hai lần bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?

- Thực hiện phép tính cộng.

- 1 học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Cả hai lần bán được số ki-lô-gam gạolà:

45 + 38 = 83(kg) Đáp số: 83kg - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải khoanh vào vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- Học sinh quan sát hình trả lời: Bao gạo nặng 1kg.

- Hs trả lời

- Chọn đáp án C: 3kg.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ

Tiết 17:

Ôn tập giữa kì I (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn trong bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút. Hiểu nội dung chính cuả từng đoạn, nội dung của cả bài.

(20)

- Học sinh trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ.

- Nghe viết chính xác bài, trình bày đúng bài chính tả Cân voi ( bài tập 2 ); tốc độ viết khoảng 35 chữ / 15 phút.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho học sinh.

3. Thái độ:

- Chăm chỉ học tập. Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng, sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Vở chính tả, vở bài tập TV, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết 3, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn ôn tập: (29') a. Kiểm tra tập đọc:

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc .

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết 3, lớp theo dõi nhận xét.

+ Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ dùng, thóc lúa trong nhà.

+ Chiếc quạt trần quay suốt ngày xua cái nóng ra khỏi nhà.

+ Cây bưởi cho trái ngọt để bày cỗ Trung thu.

+ Bông hoa mười giờ xoè cánh báo hiệu buổi trưa đến.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

(21)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau.

b) Hướng dẫn viết chính tả bài: Cânvoi.

* Hướng dẫn học sinh học sinh chuẩn bị.

- Giáo viên đọc mẫu bài viết.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên giải nghĩa từ: Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.

- Giáo viên hỏi:

- Bài viết ca ngợi trí thông minh của ai ?

* Hướng dẫn học sinh nhận xét:

- Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa ?

- Khi xuống dòng phải viết như thế nào ? - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết từ khó, cả lớp viết vào bảng con: Sứ thần, Trung Hoa, dắt, thuyền, dấu, chỡm.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.

* Viết bài chính tả:

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên đọc lại bài chính tả cho học sinh soát lỗi.

* Nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp vở.

- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại.

- Học sinh đọc phần chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh trả lời.

- Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh.

- Tên riêng, chữ đầu dòng tên bài.

- Viết lùi vào 1 ô.

- 2 học sinh lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc và viết bài vào vở.

- Học sinh tự soát lỗi.

- Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Học sinh lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 27:

Ôn tập giữa học kì I (Tiết 5)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn trong bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu, phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút. Hiểu nội dung chính cuả từng đoạn, nội dung của cả bài.

- Học sinh trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ.

(22)

- Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh bài tập 2.

2. Kĩ năng:

- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

* Giáo dục QTE: ( Bài tập 1 )

- Quyền được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, yêu thương.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét,tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn ôn tập: (29') a. Kiểm tra tập đọc:

- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.

- Giáo viên nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc .

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý

- Một số học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra đọc.

- Học sinh về mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.

- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Phải quan sát kĩ từng tranhtrong

(23)

điều gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

+ Hàng ngày ai đưa Tuấn đến trường ? + Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đi học được?

+ Tuấn làm gì giúp mẹ ?

+ Tuấn đến trường bằng cách nào ?

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại câu trả lời.

-Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

* Giáo dục QTE: Các bạn hằng ngày có được bố mẹ đưa đón đi học hằng ngày không ?

- Giáo viên nhận xét và chốt kết hợp QTE: Các em được bố mẹ quan tâm,chăm sóc, đưa đón đi học hàng ngày, vậy bổn phận của các bạn là phải biết chăm ngoan học giỏi không phụ công ơn của bố mẹ.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

sách giáo khoa, đọc câu hỏi dưới tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- Học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

+ Hàng ngày mẹ đưa Tuấn tới trường.

+ Hôm nay mẹ không đưa Tuấn đến trường được vỡ mẹ bị ốm.

+ Tuấn rót nước cho mẹ uống.

+ Tuấn tự mình đi bộ đến trường.

- Một số học sinh đọc lại các câu trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ tư, ngày 04 tháng 11 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện về đơn vị đo dung tích: lít I .MỤC TIÊU:

- Củng cố biểu tượng về dung tích.

- Biết ca 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.

- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở thực hành toán và tiếng việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A.Kiểm tra bài cũ: 3’

-Hs đọc bảng cộng đã học.

GV nhận xét.

B.Bài mới: 32’

1.Giới thiệu bài

-1 hs đọc yêu cầu

(24)

2.Nội dung Bài 1:Tính :

-Gọi HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS làm - Gv 2 HS lên làm -Gv chốt kết quả đúng . Bài 2:Số?

-Gọi HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS làm

-HS quan sát từng can rồi nêu Bài 3:Giải toán

- Gọi HS đọc yêu cầu -Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

Bài 4:Đố vui

-Gọi HS đọc yêu cầu -Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Gọi đại diện trình bày

*BT cho HSNK:

Hai số có tổng là 91, biết số lớn là 68. Tìm số bé

3.Củng cố,dặn dò: 3’

-GV nhận xét học - Ôn lại bảng cộng

-Chuẩn bị bài:Tìm số hạng trong một tổng

-Mỗi HS 1 làm dãy tính - Kết quả:

6 l + 10l = 16l 12 l + 2 l = 14 l 15 l + 36 l = 51 l 42 l + 21 l = 63 l -1 hs đọc yêu cầu

- Kết quả:

a.5 l b.35 l

- Hs đọc đề bài, - HS phân tích đề

-Hs làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo.

Bài giải

Trong thùng còn lại số lít nước mắm là:

25 - 3 = 22 ( lít ) Đáp số : 22 lít - HS nêu yêu cầu bài

- HS thảo luận nhóm 4

-HS nêu cách lấy dầu từ các can - Lớp nhận xét tuyên dương

- HS làm và chữa bảng.

- HS lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = =

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG Bài 3: Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được sự quan tâm của Bác Hồ với những người xung quanh.

2. Kĩ năng

- Thực hành, ứng dụng được bài học quan tâm đối với những người xung quanh trong cuộc sống của chúng ta.

3. Thái độ

- Thực hành ứng với cuộc sống.

- Biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.

II.CHUẨN BỊ:

(25)

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 - Bài hát: Bác Hồ người cho em tất cả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gv gọi 2 HS trả lời câu hỏi:

Vì sao trong cuộc sống hằng ngày chúng ta nên giữ thói quen đúng giờ?

- GV nhận xét, khen ngợi

* GV giới thiệu bài: Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu ( 15’) - HS đọc mục tiêu

- HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* Hoạt động cá nhân:

- Gv đọc đoạn truyện trong SGK. “ Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ”

-GV giải thích từ ( nếu có từ khó trong bài đọc ).

-GV hỏi:

+ Vì sao cơ quan lại mua cho Bác chiếc lò sưởi điện?

+ Vì sao Bác nghĩ người gác dưới tầng 1 cần được sưởi ấm hơn?

+ Bác làm gì để quan tâm đến người khác?

+ Bác đã nói gì với người lính gác?

+ Điều gì khiến em cảm động qua câu chuyện này?

* Hoạt động nhóm

- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2 phút câu hỏi sau:

+ Bài học mà em nhận được từ câu chuyện là gì?

- 2 HS trả lời

- HS nghe - HS nghe

- HS đọc.

- 2HS nhắc lại - HS lắng nghe

- Vì mùa đông bác ở gác hai bên nhà sàn nên gió lạnh.

- Vì Bác nghe tiếng người gác ho ở phía dưới.

- Bác cầm chiếc lò sưởi điện và tự tay nối dây điện từ trên gác hai xuống cho đồng chí bảo vệ.

- Bác nằm trên nhà đã có chăn đắp rồi.

+ Em thấy được tình yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ đối với những người xung quanh.

- HS nghe

- Bác Hồ dù bận nhiều công việc và cần được chăm sóc về

(26)

- Cho HS nghe bài hát: Bác Hồ người cho em tất cả.

3. Hoạt động 3: Thực hành - ứng dụng ( 15’)

* Hoạt động cá nhân:

- Gv nêu câu hỏi và gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?

+ Nếu không biết quan tâm đến người khác chúng ta nhận được điều gì?

+ Vào mùa đông nếu một người bạn học của em thiếu áo ấm, lạnh co ro bên cạnh , em sẽ làm gì?

- Gv nhận xét và khen ngợi HS.

* Hoạt động nhóm:

-GV cho HS thảo luận nhóm 2 trong 3 phút:

Một bạn trong lớp gặp khó khăn, em và các bạn trong lớp nên làm gì?

- Gv gọi đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.

- Gv nhận xét và kết luận

4. Hoạt động 4. Tổng kết và đánh giá (5’) + Qua câu chuyện trên chúng ta học tập được ở Bác những đức tính quý báu nào?

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Dặn HS học bài cũ và xem trước bài 4 cho tuần tiếp theo.

sức khỏe nhưng Bác vẫn luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ đối với những người xung quanh.

- HS trả lời: Chúng ta nhận được sự biết ơn, sự quý trọng của người được giúp đỡ và những người xung quanh.

- Chúng ta sẽ ân hận, sẽ không nhận được sự giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn.

- Chia sẻ quần áo, khăn cho bạn, kêu gọi các bạn trong lớp cùng giúp đỡ bạn.

- HS suy nghĩ trả lời.

- Hs trả lời

- Hs kể trước lớp.

- HSTL: Biết quan sát, chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh.

- HS nghe = = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = =

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 9:

Đề phòng bệnh giun

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu giun đũa thường sốngở ruột người và một số nơi trong cơ thể.

Giun thường gây ra những tác hại đối với sức khỏe. Thường bị nhiễm giun qua đường thứcăn, nước uống.

(27)

2. Kĩ năng:

- Đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3điều vệ sinh: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.

3. Thái độ:

- Biết cách đề phòng bệnh giun.

* GDBVMT:

- Biết con đường lây nhiểm giun; Hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường và lây truyền bệnh.

- Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: Đi tiểu đại tiện dúng nơi quy định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện tiểu tiện; ăn chín , uống sôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Ổnđịnh tổ chức (1’) A. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Gọi hs trả lời câu hỏi:

+ Tại sao cầnăn uống sạch sẽ?

- Gv nhận xét, tuyên dương B. Bài mới: (30’)

a. Giới thiệu bài.

b. Nội dung:

* Hoạt động 1:

+ Đã bao giờ bịđau bụng hay đi ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn không?

- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi - Yv hs trình bày

- GV nhận xét

BVMT: + Giun sốngởđâu trong cơ thể?

* Chốt BVMT: Giun vàấu trùng có thể sốngở những nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu, nhưng chủ yếu là ruột. Giun hút các chất bổ trong cơ thể để sống. Người nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều gây tắc ruột, tắcống mật nguy hiểm chết người.

* Hoạt động 2:

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Trứng giun và giun trong ruột người bệnh giun ra ngoài bằng cách nào?

- Gọiđại diện nhóm trình bày kết quả

* BVMT: Khi đi vệ sinh xong chúng ta cần phải

- 1 hs trả lời.

- Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Hs trả lời.

- Hs nghe, ghi nhớ

- Hs thảo luận theo nhóm

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Hs trả lời

(28)

làm gì?

KL BVMT: Rửa tay sạch sau khi đi đại tiện, tay bẩn không được cầm vào thứcăn, không được sử dụng nguồn nước bịô nhiềm, không ăn rau củ quả chưa sạch và để ruồi đậu vào thứcăn.

* Hoạt động 3:

- Yêu cầu thẻo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Làm thế nào để phòng bệnh giun?

- Gọi hs trình bày

- Gv nhận xét, kết luận:

Để ngăn chặn không cho trứng giun xâm nhập vào cơ thể, chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, không để ruồi đậu vào thứcăn, rửa aty sạch trước khi ăn.

C. Củng cố - dặn dò: (5’)

- Gv : Cầnăn uống sạch để đề phòng bệnh giun.

- Nhắc nhở hs học bài và chuẩn bị bài sau.

- Hs nghe, ghi nhớ.

- Thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày

- Hs nghe.

- Hs nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ năm, ngày 05 tháng 11 năm 2020 TOÁN

Tiết 44: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-Ôn tập quá trình học tập của học sinh giúp học sinh nắm chắc kiến thức của môn toán.

2.Kĩ năng:

-Học sinh thành thạo với các dạng toánđã học 3.Thái độ:

-Tự giác tích cực làm bài tập II. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Đềôn tập -Học sinh: Bút, thước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

- - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiểu ND chính của từng đoạn , nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc.. Hỏi và

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

Câu 1: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?. cuộc đấu tranh

Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; Trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc... Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc to, rõ

Đối với nhà sản xuất kinh doanh, trước khi đưa sản phẩm hay một dịch vụ nào đó ra thị trường thì không đơn thuần về khâu sản xuất mà còn nghiên cứu về những biến động

Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc.. Hỏi và

Hiểu ND chính của từng đoạn , nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu viết tên bài

- ChuyÓn nghÜa lµ hiÖn t îng thay ®æi nghÜa cña tõ, t¹o ra nh÷ng tõ nhiÒu nghÜa.. - Trong tõ nhiÒu