• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 6 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021

CHÀO CỜ

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN.

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Quan tâm và thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

- Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè.

2. Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 ’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe chia sẻ về chủ đề “ Người tiêu dùng thông minh” (10’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS giao lưu với khách mời

“Người tiêu dung thông minh”

- Giao lưu:

+ Trên tay chú có gì?

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

(2)

+ Tác dụng con heo này để làm gì?

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

Giáo dục an toàn giao thông

Bài 2: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN(T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.quan sát hướng đi của các loại xe.

- HS có hành vi cư xử đúng đắn và văn minh khi gặp sự cố trên đường.

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa;

có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. ĐỒ DÙNG a. Giáo viên:

- Tranh ảnh về việc đi bộ, các vỉa hè bị lấn chiếm, cá vỉa hè gần trường học, hình tham gia các phương tiện giao thông công cộng để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 2.

b. Học sinh:

-Vở, bút.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: (10P)

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ thực hành

*Mục tiêu: Nhận biết và cách xử lí khi đi bộ qua đường an toàn và không an toàn.

*Cách tiến hành:

*Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trang 10 và chỉ ra những người đi bộ qua đường an toàn và không an toàn.

-HS nêu cá nhân.

-Cho HS nhận xét.

-GV chốt nội dung.

*Yêu cầu các nhóm thảo luận và chỉ ra

-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Tranh1: Bạn A, C, D qua đường an toàn; bạn B, E qua đường không an toàn.

-Tranh 2: Bạn B, C qua đường an toàn;

bạn A qua đường không an toàn.

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

-Đại diện các nhóm nêu.

(3)

những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi đi bộ qua đường.

-Yêu cầu HS nhận xét.

-GV chốt nội dung.

2. HĐ vận dụng

*Mục tiêu: Thực hiện và chia sẻ với người về cách đi bộ qua đường an toàn.

*Cách tiến hành:

-Cho HS tham gia trò chơi “Đi bộ qua đường an toàn”.

- GV cho HS ra sân trường đã được kẻ sẵn như hình trang 11. Phân vai để thực hiện - GV là người quản trò thay đổi hiệu lệnh liên tục để trò chơi hấp dẫn hơn.

* Cho HS tự đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng

- Biết cách đi bộ qua đường an toàn.

Tốt Đạt Cần cố gắng - Tránh thực hiện những hành vi qua đường không an toàn.

Tốt Đạt Cần cố gắng

-HS nhận xét.

-HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- HS tự đánh giá bằng cách giơ tay.

Củng cố - dặn dò:

-Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học.

- GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài sau: Lên xuống xe đạp, xe máy an toàn.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

TOÁN

Bài 26: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Sau bài học, HS có khả năng:

- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày.

-Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, bảng nhóm, giáo án điện tử, phấn màu, …

(4)

2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động :5’

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.

VD :

+ Bạn hãy nêu các bước trình bày bài toán giải nhé?

+ Minh có 5 cái kẹo, Nam nhiều hơn Minh 2 cái kẹo. Đố bạn biết Nam có bao nhiêu cái kẹo?

- GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- Gv kết hợp giới thiệu bài.

- HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.

- Các bước trình bày bài toán giải:

B 1: Viết Bài giải

B 2: Viết câu lời giải( Dựa vào câu hỏi) B 3: Viết phép tính

B 4: Viết đáp số.

- Nam có 7 cái kẹo.

- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS ghi tên bài vào vở.

2. Thực hành, luyện tập: 27’

Bài 1/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích BT.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.

+ Bài toán cho biết Một rạp xiếc thú có 8 diễn viên thú, người ta vừa huấn luyện thêm được 5 diễn viên thú nữa.

+ Bài toán hỏi rạp xiếc đó có tất cả bao nhiêu diễn viên thú?

- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào PBT.

Bài giải

Rạp xiếc đó có tất cả số diễn viên thú là:

8 + 5 = 13 (diễn viên) Đáp số: 13 diễn viên thú.

- HS các nhóm báo cáo .

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

Bài 2/50:

(5)

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.

+ Bài toán cho biết để sơn lại các phòng học, bác thợ sơn đã dùng 9 thùng sơn trắng và 8 thùng sơn vàng.

+ Bài toán hỏi bác thợ sơn đã dùng tất cả bao nhiêu thùng sơn?

Bài giải

Bác thợ sơn đã dùng tất cả số thùng sơn là:

9 + 8 = 17 (thùng) Đáp số: 17 thùng sơn - Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

+ Số thùng sơn bác thợ sơn đã dùng tất cả là:

Bài 3/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo em làm phép tính nào?

- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết Buổi sáng siêu thị bán được 30 thùng táo, buổi chiều siêu thị bán được nhiều hơn buổi sáng 10 thùng.

+ Bài toán hỏi buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo?

- Phép tính cộng.

- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

Bài giải

Buổi chiều siêu thị bán được số thùng táo là:

30 + 10 = 40 (thùng) Đáp số: 40 thùng táo.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

(6)

toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Số thùng táo buổi chiều siêu thị bán được là:

3. Vận dụng: 5’

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập chung”(tiếp theo)

- HS trả lời

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

TIẾNG VIỆT

BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết 2 khổ thơ trong bài. Biết viết hoa tên người.

- Phân biệt l/n, các vần ăn/ăng, ân/âng.

- Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’) - GV cho HS hát bài :

Em tập viết

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- HS hát và vận động theo nhạc 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

(15’)

Hoạt động 1: Nghe viết

- GV nêu yêu cầu nghe - viết: Khi trang sách mở ra (2 khổ thơ cuối).

- GV đọc một lần 2 khổ thơ đó cho HS nghe.

- GV mời 1 - 2 HS đọc lại trước lớp.

- GV hướng dẫn HS:

+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ.

+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (giấy, cháy, dạt dào, chân trời,...).

- GV kiểm tra tư thế ngồi viết

- GV đọc tên bài, đọc từng dòng thơ cho HS viết vào vở.

- GV đọc lại đoạn thơ cho HS soát lại bài viết.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp đôi.

- GV soi bài chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- HS theo dõi - HS lắng nghe - HS đọc bài

- HS viết bảng con: giấy, cháy, dạt dào, chân trời

- HS ngồi đúng tư thế - HS viết bài vào vở - HS soát lỗi

- HS đổi vở kiểm tra

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’) Hoạt động 2: Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.

- Yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi 2 - Nêu yêu cầu?

- HS tìm và viết vào vở tên 2 tác giả bất kì.

- Soi bài, chia sẻ bài làm

- Khi viết tên của người em cần viết như thế nào?

- HS đọc thầm yêu cầu

- Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.

- HS làm vở - HS chia sẻ bài

- Viết hoa các con chữ đầu của tên

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) Hoạt động 3: Chọn a hoặc b.

- GV cho HS chơi TC: Ai nhanh hơn

- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: HS làm việc nhóm, viết những từ tìm được ra những thẻ giấy mà GV đã chuẩn bị sẵn.

Nhóm nào đúng và nhanh nhất sẽ thắng a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông

- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên;

- Hay học thì sang, hay làm thì có;

- Lật từng trang từng trang/ Giấy trắng sờ mát rượi/ Thơm tho mùi giấy mới/ Nắn nót

- HS theo dõi

- HS thảo luận nhóm, viết những từ tìm được ra những thẻ giấy

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn thay cho ô vuông

- gắn bó, cố gắng, gắng sức; ánh nắng, uốn nắn, nắn nót; vần thơ, vầng trăng, vầng trán; vân gỗ, vâng lời, vân tay.

(8)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong tranh;

- Ghép từ để tạo câu nêu đặc điểm; Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi cuối câu phù hợp. Nắm được từ chỉ đặc điểm. Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.

- Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát:

Sách bút thân yêu.

- HS hát và vận động theo bài hát: Sách bút thân yêu.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: ( 15P)

Hoạt động 1: Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Nhìn tranh xem tranh vẽ những đồ vật gì.

+ Đọc các từ ngữ trong bài (thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt).

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

GV chốt đáp án: thước kẻ - thẳng tắp; quyển vở - trắng tinh; đầu bút chì - nhọn hoắt;lọ mực - tím ngắt.

- Em hãy tìm thêm các từ chỉ đặc điểm?

- HS theo dõi - HS quan sát tranh

- HS đọc từ ngữ trong ngoặc đơn.

- Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- nhỏ xíu, xinh xắn, đỏ thẫm ….

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) Hoạt động 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

- GV cho HS TL nhóm với các nhiệm vụ:

+ Đọc các từ ngữ trong các cột.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. Giải thích lí do của việc kết hợp.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- HS đọc các từ ngữ - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày

(9)

- GV chốt đáp án: Bàn học của Bống ngăn nắp, gọn gàng.; Cuốn vở thơm mùi giấy mới.; Cục tẩy nhỏ xíu như một viên kẹo.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p Hoạt động 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm với các nhiệm vụ:

+ Đọc bài thơ.

+ TL để thống nhất các phương án. Giải thích lí do của việc lựa chọn.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- GV có thể cho các nhóm thi làm nhanh, điền vào bảng hoặc giấy GV chuẩn bị.

- Vì sao em điền dấu chấm hỏi ở ô trống thứ nhất?

GV và HS chốt đáp án: Sách ơi thức dậy/

Vở ơi học bài/ Ô kìa thước kẻ/ Sao cứ nằm dài?/ Lại còn anh bút/ Trốn tít nơi đâu?

Nhanh dậy đi mau/ Cùng em đến lớp.

* Củng cố

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài mới

- HS theo dõi.

- HS đọc bài thơ - Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm chia sẻ bài làm - HS làm phiếu BT

- Vì đây là câu hỏi

- HS nêu nội dung bài học - HS lắng nghe

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA (TIẾT 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết kể tên các đồ dùng học tập, viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.

- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc. viết được đoạn văn.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm khi viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

(10)

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Mở đầu: (5’)

- GV cho HS hát tập thể bài : Sách vở thân yêu - Bài hát khuyên chúng ta làm gì?

- GV dẫn dắt vào bài

- HS hát và vận động theo nhạc.

- HS nêu 2. Hình thành kiến thức (15)

Hoạt động 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em.

- GV cho HS hoạt động nhóm (nhóm 2).

- HS trao đổi với bạn về những đồ dùng học tập mình có.

- HS lên chia sẻ: kể tên các đồ dùng học tập của mình.

+ Để đồ dùng học tập được bền đẹp, em cần sử dụng như thế nào?

- HS thảo luận nhóm đôi

- HS nối tiếp chia sẻ: bút chì, bút mực, thước kẻ, cặp sách, …

- Cần cất cẩn thận, …

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (15')

Hoạt động 2: Viết 3 - 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.

- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.

- GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý:

+ Em chọn tả đồ dùng học tập nào?

+ Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao?

+ Đồ dùng có có những bộ phận nào? Đặc điểm của mỗi bộ phận như thế nào?

+ Nó giúp ích gì cho em trong học tập?

+Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó?

+ Em có thích đồ dùng đó không? Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào?

- HS hoạt động cặp đôi, cùng nói về đồ dùng học tập.

- Từng HS viết câu vào vở. GV: Cần viết câu đủ hai bộ phận; viết hoa chữ cái đầu câu; dùng dấu chấm kết thúc câu.

- HS soi bài, đọc bài trước lớp.

- HS đọc thầm yêu cầu

- bút chì, thước kẻ, lọ mực,...

- hình chữ nhật, hình trụ thon dài, ...;

màu trắng, màu tím, màu vàng,....

- Chiếc bút có nắp, ngòi, quản bút … - Bút giúp em viết bài; thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng; bút chì - giúp em vẽ những thứ mình thích … - Em rất thích đồ dùng đó./ Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích,...

- Em có thích đò dùng ….

- HS thảo luận cặp đôi

- Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chì của mình.

(11)

- GV và HS nhận xét

*. Củng cố:

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài mới

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA (TIẾT 6) I. YÊU CẦ CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Hiểu và nắm được nội dung chính của bài. Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc.

- Phẩm chất: Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp. Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Mở đầu: (5’)

: Tổ chức trò chơi “Tập tầm vông” vừa hát vừa chơi.

- GV là người đố, HS giải đáp. GV đưa hai bàn tay ra sau lưng, trong hai tay có một tay giấu đồ vật, một tay không có gì, sau đó nắm chặt tay và giơ ra trước, Đố HS tay nào có đồ vật và tay nào không có. Gọi 1 HS xung phong trả lời. Em nào đoán trúng sẽ được lên trước lớp tổ chức cuộc chơi. Bài hát lại vang lên, đến chỗ có có không không ? Thì người giải đáp chỉ tay vào người đố và nói “Tay này có”.

- HS vừa hát vừa chơi - HS lắng nghe

- HS đoán tay bạn cần đồ dùng học tập (viên phấn, cục tẩy ….)

2. Khám phá kiến thức: (20)

Hoạt động 1: Cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung gì.

- GV gọi HS quan sát và tìm hiểu phiếu đọc sách và trả lời các câu hỏi:

+ Em thấy những thông tin gì trong phiếu đọc - Trong phiếu có những nội dung:

ngày mượn sách, tên sách, tên tác

(12)

sách của bạn Nam?

+ Tên cuốn sách được giới thiệu trong phiếu đọc sách là gì?

+ Cuốn sách của tác giả nào? Được xuất bản ở đâu?

+ Điều gì Nam thích nhất trong cuốn sách?

+ Theo em, phiếu đọc sách dùng để làm gì?

- GV: Mỗi khi đọc xong một cuốn sách hay, em nên ghi lại những thông tin chính vào phiếu đọc sách.

giả, điều em thích nhất.

- Tên cuốn sách là Cái Tết của mèo con,

- Tác giả là Nguyễn Đình Thi.

- Điều Nam thích nhất là mèo con rất dũng cảm.

- Phiếu đọc sách giúp em ghi lại những thông tin hữu ích về cuốn sách mà mình đã đọc. Nhờ đó, em ghi nhớ thông tin tốt hơn.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập(15')

Hoạt động 2: Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc dựa vào những thông tin trong phiếu đọc sách:

+ Tên cuốn sách em đã đọc là gì?

+ Tác giả của cuốn sách là ai?

+ Điều em thấy thú vị nhất trong cuốn sách là gì? - GV đưa một cuốn sách và làm mẫu cho HS quan sát cách thức giới thiệu về cuốn sách.

- GV hướng dẫn HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên.

- GV nhắc nhở HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác.

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS viết nhanh, đẹp, đầy đủ và nhắc lại tên những cuốn sách mà HS vừa giới thiệu trong phiếu đọc.

- GV nhấn mạnh tác dụng của phiếu đọc sách, khuyến khích HS thường xuyên sử dụng phiếu đọc sách sau khi đọc và tiếp tục giới thiệu thêm những cuốn sách hay, yêu cầu HS đọc và ghi chép thông tin vào phiếu đọc sách.

- HS thảo luận nhóm

- HS giới thiệu tên cuốn sách - HS nêu

- HS nêu - HS theo dõi

- HS ghi lại thông tin về cuốn sách vào phiếu đọc sách.

- HS theo dõi

- HS lắng nghe

3. vận dụng, trải nghiệm : (10’)

Hoạt động 3: Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách đã đọc.

- GV tổ chức cho HS thảo luận về cuốn sách mà

- HS thảo luận nhóm.

(13)

mình đã đọc, dựa trên phần ghi chép trong phiếu đọc sách.

- GV động viên để HS tự tin trình bày ý kiến của mình và khen ngợi những HS chăm đọc sách, đọc được sách hay.

- GV có thể giới thiệu thêm những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi của HS.

* Củng cố

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- Nhận xét giờ học

- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài mới

- HS trình bày ý kiến của mình.

- HS lắng nghe và ghi nhớ một số thông tin chính về cuốn sách.

- HS nêu nội dung đã học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TOÁN

BÀI 27: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (TIẾT 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: 5’

- Trò chơi : Chuyềnbóng

HS truyền bóng cho bạn, ai nhận được bóng sẽ nhắc về một điều đã học thêm mà mình nhớ nhất từ đầu năm đến giờ, chẳng hạn:

+ Cộng (có nhớ) trong phạm vi 20;

-Tham gia trò chơi - Thực hiện

- Cá nhân

(14)

+ Trừ (có nhớ) trong phạm vi20;

+ Bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn;

+ Số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu, - Dẫn chuyển vào bài mới: Em ôn lại những gì đã học

2.Thực hành, luyện tập: 27’

Bài 1 (trang 52)

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tự làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng và trừ nêu trongbài.

- Tổ chức thảo luận nhóm đôi, yêu cầu:

Thảo luận về cách tính nhẩm và chia sẻ nhận biết trực quan về “ Tính chất giao hoán của phép cộng”.

- Yêu cầu HS báocáo

- Nhận xét, kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng khôngđổi.

Lưu ý: Kĩ năng sử dụng “Quan hệ cộng trừ” để thực hiện các phéptính.

Vídụ:9+4=13 thì 13–9=4 - Nhậnxét

- Tổ chức HS thảo luận cặpđôi

- HS đọc đè bài.

- Hs hỏi đáp để nêu kq

9 + 4=13 8 + 6=1 7 + 9 =16 4 + 9=19 6 + 8=14 9 + 7 =16 13 – 9=4 14 – 8=6 16 – 7 =9 13 – 4=9 14 – 6=8 16 – 9 =7 - Thựchiện

- Lắng nghe, nhậnxét - Lắngnghe

- Lấy vídụ:

8 + 6 = 14 thì 14 – 8 = 6

Bài 3 (trang 52) - Gọi hs đọc đềbài - Bài yêu cầu gì ?

- Số cần điền ở phần a là thành phần nào ?

- Số cần điền ở phần b là thành phần nào

?

- Yêu cầu hs thực hiện tính để tìm tổng (hiệu) tươngứng điền số vào vở bài tập Tổ chức cho HS báocáo

- Chữa bài, nhậnxét

- Hs đọc đề bài - Hs trả lời - Điền số - …tổng - ….hiệu

- HS làm bài đổi chéo vở kiểm tra kết quả và chia sẻ cách làm

a.

Số hạng

44 5

3

3 6

Số hạng

25 5 8 9

Tổng 69 5

8

1 1

1 5

(15)

- Đại diện nhóm lên chỉ và nêu….

- Nhận xét, đánh giá.

b, Số bị

trừ

68 77 1

5

1 2

Số trừ 52 6 7 8

Hiệu 16 71 8 4

3. Vận dụng: 5’

Bài 5 (trang 53)

- Gọi HS đọc đềtoán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏigì?

- Hướng dẫn HS nêu đề toán, tóm tắt,giải

*Chữa bài :Yêu cầu hs nhận xét bài bạn GV khuyến khích hs suy nghĩ và nói cách của các em.

- 2 hs đọc đề bài - hs trả lời

- hs trả lời Tóm tắt

Có: 98 bao xi măng Đã chở: 34 bao xi măng Còn lại : …….xi măng Bài giải :

Số bao xi măng chưa chở là : 98 – 34 = 64 ( bao )

ĐS: 64 bao xi măng

*Củng cố - dặn dò

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021 TOÁN

BÀI 27: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( TIẾT 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

(16)

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 5’

- Trò chơi : Chuyềnbóng

HS truyền bóng cho bạn, ai nhận được bóng sẽ nêu một phép tính công,( trừ )có nhớ trong pv 20

VD: 9 + 8 = 17 , 12 – 4 = 8…….

- Dẫn chuyển vào bài mới: Em ôn lại những gì đã học Tiết 2

- Tham gia trò chơi - Thực hiện

- Cá nhân

2.Thực hành, luyện tập: 27’

Bài 2 (trang 52) - Yêu cầu đọc đềbài

- Hướng dẫn: Quan sát các phép tính ghi phía trên mỗi rổ bóng; rồi lựa chọn số thích hợp với kết quả của từng phép tính ghi ở mỗi quảbóng.

- Khuyến khích hs nêu nhẩm cách cộng trừ - GV nhận xét tuyên dương hs làm bài tốt

- Hs làm bài vào sgk dùng bút chì nối kết quả đúng với mỗi PT sau đó lên bảng chữa bài dưới hình thức rò chơi tiếp

Bài 4 (trang 53)

- Yêu cầu đọc đề bài

- Mỗi dãy tính có mấy dấu phéptính?

-Thứ tự thực hiện dãy tính ra sao?

- Yêu cầu HS làmbài - Chữa bài, kết luận:

Khi thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ thì thứ tự thực hiện là từ trái sangphải.

- HS đọc đề bài

-…. có hai dấu phép tính cộng, trừ?

- Trảlời

- Hs làm bài bảng con

9 – 3 + 6 =12 35 + 10 – 30 =15

8 + 6 – 7 =7 87 – 7 + 14

=94

- Lắng nghe 3. Vận dụng: 6’

Bài 6 (trang 53) - Gọi hs đọc đề bài - HD phân tích bài toán

- 2 hs đọc đề bài - Bà 67 t uổi

- Mẹ ít hơn bà 30 tuổi

(17)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏigì?

- Bài toán thuộc dạng nào ? - Yêu cầu hs tóm tắt và giải

Cho hs làm bài vào vở , 1 em lên bảng chữa

- Nhận xét bài làm

- GV nhận xét chốt lại cách giải toán về

Bài 6( b)Năm nay anh Hải 10 tuổi, bố nhiều hơn anh Hải 32 tuổi. Hỏi năm nay bố bao nhiêutuổi?

HD tương tự phần (a)

Yêu cầu hs xác định dạng bài toán rồi tóm tắt và giải vào vở

*Chữa bài :Yêu cầu hs nhận xét bài bạn GV khuyến khích hs suy nghĩ và nói cách của các em.

* Gv nhận xét và củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn

- năm nay bà bao nhiêu tuổi?

- Bài toán về ít hơn Tóm tắt :

Bà : 67 tuổi

Mẹ ít hơn bà : 30 tuổi Mẹ : ……… tuổi ? Giải

Năm nay mẹ có số tuổi là : 67 – 30 = 37( tuổi ) ĐS: 37 tuổi - Hs làm bài vào vở

- 1 em lên bảng chữa Bài giải :

Năm nay số tuổi của bố là : 10 + 32 = 42 ( tuổi) Đáp số : 42 tuổi HS nhận xét bài làm của bạn, cách trình bày bài giải

*Củng cố - dặn dò

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

Nhắc hs chuẩn bị bài sau

- HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đồng thời đọc thêm những văn bản mới, kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình

(18)

huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm.

-Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

- Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh;

rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu: (5’)

- GV yêu cầu : Lớp trưởng tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV dẫn dắt vào bài: Tuần học thứ 9 này chúng ta sẽ ôn lại tất cả các bài đã học trong 8 tuần vừa qua.

- GV ghi đề bài: Ôn tập GHKI.

- Cả lớp thực hiện.

1. Bài trước em đã học bài gì?

Đáp án: Khi trang sách mở ra

2. Bài “Khi trang sách mở ra” có mấy khổ thơ?

Đáp án: 4 khổ

3.Áo màu ngoài, ruột trắng tinh Đợi chữ xinh xinh sẽ hiện lên dòng - Là gì?

Đáp án: Quyển vở 4. Thân hình chữ nhật, Chữ nghĩa đầy mình, Ai mà muốn giỏi,

Sẽ phải nhìn tôi - Là gì?

Đáp án: Quyển sát -HS lắng nghe

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30’)

* Hoạt động 1: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung bài

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:

(19)

+ Đưa hình ảnh cánh hoa bên trong( màu vàng) là tên 5 bài tập đọc được chọn trong các tuần từ tuần 1 – 8.

+Cánh hoa bên ngoài ( màu hồng) là nội dung các bài đọc.

-GV yêu cầu HS đọc tất cả các nội dung được ghi trên bông hoa.

- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4:

+ Ghép nội dung với tên bài đọc.

-GV tổ chức báo cáo kết quả bằng trò chơi Hiểu ý đồng đội.

+ Mỗi nhóm cử 5 bạn chơi.

+ bạn số 1 lên chọn và gắn một cánh hoa vàng thì ngay lập tức bạn số 2 phải đọc nhanh tên bài đọc có trên cánh hoa và chọn ND tương ứng trên cánh hoa màu hồng gắn vào bên cạnh.

+ Hết thời gian, nhóm nào có đáp án đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng.

- GV cùng HS cả lớp làm trọng tài.

- Các trọng tài phân định thắng thua.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét- tuyên dương – chốt đáp án đúng.

-HS đọc

- HS làm việc nhóm

- Nhóm cử đại diện lên chơi trò chơi.

Đáp án:

(1) Tôi là học sinh lớp 2 - (c) Kể về ngày khai trường của một bạn học sinh lớp 2;

(2) Niềm vui của Bi và Bống - (a) Kể về niềm vui của hai anh em; (3) Một giờ học - (e) Kể về cậu bé Quang tự tin nói trước lớp;

(4) Cái trống trường em – (d) Nói về một đồ vật thân thuộc ở trường học;

(5) Cuốn sách của em - (b) Giới thiệu về sách.

-HS nhận xét -HS lắng nghe

* Củng cố, dặn dò

- Hôm nay em đã được ôn tập những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

-HS trả lời -HS lắng nghe

(20)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và phát triển kĩ năng nghe- viết. Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.

- Rẽn kĩ năng chính tả thông qua trò chơi đoán từ. Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV dẫn dắt vào bài

- GV ghi đề bài: Ôn tập GHKI.

- Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.

-HS lắng nghe -HS lắng nghe

(21)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’)

* Hoạt động 1: Nghe- viết

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Khi đến lớp bạn nhỏ thấy ai?

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

VD: trang sách, sao, lửa, giấy…

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

-HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Bạn thấy cô giáo đã ở đấy rồi.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS luyện viết bảng con.

-HS TL: Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS nghe và soát lỗi:

-HS lắng nghe.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p) Hoạt động 2: Trò chơi: Đoán từ

- Gọi HS đọc YC

(22)

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng nhóm. Nhóm nào làm nhanh, đúng thì thắng.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.

Đáp án: a- trống; b- chổi; c- bảng; d- bàn

- HS đọc

- HS thực hiện- Nhóm làm nhanh nhất đính bảng.

- HS nhận xét.

* Củng cố, dặn dò

- Hôm nay em đã được ôn tập những kiến thức gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- GV nhận xét giờ học.

-HS trả lời

-HS lắng nghe -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Buổi chiều

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam.

- Rèn luyện khả năng quan sát.

- Giúp HS thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ thẻ Mệnh giá tiền Việt Nam.Một số đồ dùng (hoặc bao bì thực phẩm hoặc ảnh) kèm giá hàng, các thẻ ghi tiền, có ghi mệnh giá: 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng.

(23)

- HS: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p):

- GV chiếu trên màn hình các đồng tiền Việt Nam.

-GV mời HS quan sát các đồng tiền và giới thiệu mệnh giá, đồng thời đề nghị HS nhận xét đặc điểm khác biệt của tờ tiền đó (màu sắc, chữ số, hình ảnh được in trên tờ tiền).

- GV chia lớp thành 2 nhóm sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

+ Cách chơi: GV đưa tờ tiền thật lên.

Nhóm nào nhận ra thì giơ tay, nói đúng mệnh giá đồng tiền nhanh nhất thì thắng.

Nhóm nào có số lần nói đúng mệnh giá đồng tiền nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (5p):

*Hoạt động : Tìm hiểu về đồng tiền việt Nam

- YCHS thảo luận nhóm 2. Mỗi nhóm chọn 1 tờ tiền để quan sát. GV giao nhiệm vụ:

- HS quan sát đồng tiền và mô tả các hình ảnh trên mặt trước và mặt sau tờ tiền đó (hình ảnh Bác Hồ, danh lam thắng

- HS quan sát.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm 2.

(24)

cảnh,...).

- GV quan sát hổ trợ học sinh

- Mỗi nhóm phân công HS chuẩn bị trình bày những nhận xét của nhóm mình.

Kết luận:

- GV đề nghị HS đưa ra kết luận về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồng tiền Việt Nam.

- GV chia sẻ về ý nghĩa những hình ảnh trên đồng tiền – giới thiệu về đất nước, cảnh đẹp Việt Nam, nhân vật lịch sử − lãnh tụ của nhân dân.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- HDHS tham gia trò chơi : Đi chợ

- Sau trò chơi, HS chia sẻ cảm xúc và ấn tượng về trò chơi:

+ Em đã mua được món đồ nào? Vì sao em chọn mua món đồ đó?

+ Em đã chi bao nhiêu tiền? Em tính tiền có nhầm lẫn gì không? Em có kiểm tra lại hàng khi mua không? Em để tiền ở đâu?

Em có mang túi đi mua hàng không?

+ Nhận xét xem người bán, người mua có lịch sự không?

Kết luận: GV cùng HS đọc đoạn thơ:

“Nhờ công sức lao động Mới làm ra đồng tiền Em giữ gìn, quý trọng Học tiêu tiền thông minh!”

- HS trình bày

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi - HS trả lời

- 2-3 HS trả lời.

(25)

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ, người thân quan sát, nhận xét, tìm hiểu thêm các tờ tiền Việt Nam khác.

- Về nhà em hãy xung phong đi chợ cùng người thân, xin phép được tự chọn một món đồ và tự tay trả tiền cho người bán hàng, kiểm tra món đồ sau khi mua.

- HS đọc nối tiếp.

- HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………...

_______________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 6: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Đánh giá được việc giữ vệ sinh của HS khi tham gia các hoạt động ở trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- GV cho HS nghe và hát bài hát về giữ vệ sinh trường học (Ví dụ: Không xả rác).

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe bài hát

- HS hát bài Không xả rác.

(26)

Không xả rác, vậy các em có biết những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường là gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6:

Giữ vệ sinh ở trường học.

2. Hình thành kiến thức(15p)

Hoạt động 1: Xác định những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến

Hình 6 và trả lời

câu hỏi: Nêu

những việc nên

không nên

làm để giữ vệ

sinh khi tham

gia các hoạt động

ở trường trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Những việc nên làm:

+ Hình 2: Lớp học gọn gàng sạch sẽ.

+ Hình 3: Bạn nữ vứt vỏ chuối vào thùng rác.

+ Hình 4: Các bạn thu gom rác sau khi vui liên hoan đón tết Trung thu.

+ Hình 6: Các bạn xếp dọn sách vở và làm vệ sinh sau giờ học trong thư viện.

- Những việc không nên làm:

(27)

lời của các bạn.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

3. Luyện tập, thực hành(10p)

Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường học Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong mục Chuẩn bị SGK trang 33 và trả lời câu

hỏi:

+ Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường.

+ Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng những dụng cụ đó.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV phân công các nhóm thức hiện việc thu gom rác ở một số khu vực phù hợp trong sân trường và

+ Hình 1: HS đánh rơi sách vở, bút xuống sàn nhưng không nhặt lên phải để cô giáo nhắc nhở.

+ Hình 3: Bạn nam vứt rác ra sân.

+ Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm bàn trong thư viện.

- HS trả lời: Những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường:

+ Không vẽ bậy lên bàn ghế.

+ Vào thư viện đọc sách phải trả sách đúng chỗ.

+ Lau bảng sạch đẹp khi bắt đầu tiết học.

+ Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên.

+ Lau dọn cửa phòng học.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường:

khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.

+ Cần phải sử dụng những dụng cụ đó: Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe;

(28)

tổ chức cho HS thực hành thu gom rác.

- GV nhắc nhở HS sau khi thực hành hoạt động, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, nhận xét và tuyên dương tinh thần làm việc của HS.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu các hoạt động giữ vệ sinh ở trường.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

găng tay tránh tay bị bẩn trong quá trình thu gom rác; túi đựng rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí.

- HS thực hành hoạt động thu gom rác tại sân trường.

- HS rửa tay sạch sẽ.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2021 TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và phát triển kĩ năng nghe- viết. Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.

- Rẽn kĩ năng chính tả thông qua trò chơi đoán từ. Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(29)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’)

* Hoạt động 3: Viết tên đồ vật trong mỗi hình

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 với nội dung sau:

+ Quan sát các đồ vật trong tranh.

+ Nói tên đồ vật.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét – chốt đáp án: Tên các đồ vật:

cái kéo, khăn mặt, đồng hồ, cái thìa, hộp bút màu, cái đĩa.

- HS thực hiện.

- Hs làm việc nhóm 4

- HS thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

* Hoạt động 4: Hỏi đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi với nội dung :

+ Đọc câu mẫu trong SHS.

+ Quan sát lại các đồ vật trong tranh ở BT5.

+ Hỏi đáp về công dụng của đồ vật.

- GV tổ chức báo cáo kết quả bằng trò chơi Hỏi nhanh-đáp đúng.

- Hai nhóm lên bảng oẳn tù tì để chọn ra đội hỏi, đội thua là đội đáp.

- Đội hỏi nhìn hình, nêu tên đồ vât, đội dáp phải nêu được công dụng của đồ vật đó. Nếu đội đáp không trả lời được thì phần trả lời dành cho các bạn dới lớp và đội đáp sẽ thua.

Ngược lại đội đáp nói đúng hết sẽ chiến thắng.

- GV nhận xét- chốt.

- Hs thực hiện

- HS làm việc nhóm đôi.

- Hai nhóm lên tham gia chơi.

- Lớp theo dõi, cổ vũ cho các bạn.

- HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

2. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

* Hoạt động 5: Ghép các từ ngữ để tạo thành 4 câu nêu đặc điểm.

- HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm việc theo nhóm 6 nội dung:

+ Đọc các từ ngữ hàng trên ( chỉ sự vật)

+ Đọc các từ ngữ hàng dưới (các từ chỉ đặc điểm)

+ Chọn các từ ngữ hàng trên sao cho phù hơp với hàng dưới.

+ Đại diện nhóm ghi bảng.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS đọc yêu cầu.

- Hs làm việc theo nhóm 6

- Hs trình bày.

- Hs nhận xét.

(30)

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét- chốt- tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò

- Hôm nay em đã được ôn tập những kiến thức gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- GV nhận xét giờ học.

-HS trả lời -HS lắng nghe -HS lắng nghe IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

……….

……….

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện.

- Củng cố kĩ năng vận dụng mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, phân biệt từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV dẫn dắt vào bài

- GV ghi đề bài: Ôn tập GHKI.

-Lớp hát và vận động theo bài hát -HS lắng nghe

-HS lắng nghe

(31)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’) Hoạt động 1:Đóng vai, nói và đáp trong 4 tình huống.

- GV cho HS làm việc cặp đôi.

+ Đọc một lượt 4 tình huống.

+ Đọc từng tình huống và thảo luận đáp án cho mỗi tình huống.

- GV chọn một cặp đôi làm mẫu cho một trường hợp, hướng dẫn HS thực hiện các công việc.

- GV quan sát các cặp đôi hoạt động.

- Gọi các cặp đôi lên bảng sắm vai.

- GV chốt một vài đáp án.

- HS làm việc cặp đôi

- HS quan sát và lắng nghe.

+ Một số cặp trình bày kết quả. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.

VD: a. Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bị rơi:

- Cậu nhặt giúp tớ cái bút được không?

- Cậu nhặt hộ tớ cái bút với!...

- Ừ. Đợi tớ chút. Tớ sẽ nhặt giúp cậu.

b. Khen bạn viết chữ đẹp:

Bạn viết đẹp thật đấy!

Chữ của bạn thật tuyệt!...

Thế à? Tớ tập viết thường xuyên đấy,...

- HS lớp nhận xét, góp ý cho bạn.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

Hoạt động 2. Mỗi câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?

- Goi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm việc nhóm đôi:

+ GV gợi ý: Câu có chứa từ “là” là câu giới thiệu; câu chứa từ chỉ hoạt động (gặt) là cầu nêu hoạt động; câu chứa từ chỉ đặc điểm (chăm chỉ, cẩn thận) là cầu nêu đặc điểm.

- Đại diện nhóm trình bày.

-Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét – Chốt- Tuyên dương.

- HS đọc.

- HS thực hiện.

- HS nhận xét -HS lắng nghe

* Củng cố, dặn dò

- Hôm nay em đã được ôn tập những kiến thức gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- GV nhận xét giờ học.

-HS trả lời -HS lắng nghe -HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

(32)

Toán

BÀI 28 : EM VUI HỌC TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.

- Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

- Củng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại.

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Sợi dây, các thẻ số cần thiết.

- Bút màu, giấy vẽ để thiết kế một trò chơi.

- Thước có vạch chia xăng-ti-mét và một số đồ vật có thể dùng để đo độ dài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 5’

- GV bật nhạc bài Đếm sao.

- GV giới thiệu và ghi bài.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và đặt tên cho mỗi nhóm.

2. Luyện tập thực hành: 27’

Bài 1: Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong toán học.

- Gọi HS đọc đề bài - Bài có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu hs quan sát tia số và thực hiện yêu cầu 1

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: Yêu cầu HS dùng sợi dây và các thẻ số đã chuẩn bị, thắt từng nút và xếp các thẻ số tương ứng dưới từng nút để tạo thành tia số. Sau khi hoàn thành, cùng thảo luận với bạn trong nhóm về cách sử dụng tia số trong toán học.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và

- HS tham gia múa hát theo.

- HS nhắc lại tên bài học.

- HS nhận nhóm và quay về vị trí của nhóm mình.

- HS nêu yêu cầu.

- Bài có 2 yêu cầu:

+ Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số.

+ Thảo luận cách sử dụng tia số.

- Hs quan sát và lấy những thẻ số điền vào chỗ còn thiếu trên tia số

- HS thực hành thảo luận nhóm 4.

- 2 HS đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận, lấy ví dụ về cách sử dụng tia số đưa ra. (2 nhóm lên

(33)

nêu cách sử dụng tia số.

- GV nhận xét, kết luận:

+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để so sánh hai số.

+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để cộng, trừ.

Bài 2: Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 4 để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 bằng những đồ dùng đã chuẩn bị trước. (khuyến khích HS sáng tạo trò chơi theo cách của các em)

- GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp đi

“tham quan” và tìm hiểu về trò chơi của các nhóm bạn, sau đó cả lớp sẽ bình chọn nhóm có trò chơi hay và thú vị nhất.

- Mời 2 - 3 nhóm có trò chơi được lớp bình chọn là hay và thú vị nhất lên bảng.

- GV khen ngợi, tuyên dương các nhóm và có thể cho các nhóm còn lại tổ chức trò chơi của nhóm mình vào các tiết sinh hoạt lớp.

GV chốt : Nội dung được củng cố qua trò chơi hs thiết kế

3. Vận dụng: 8’

Bài 3:

a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.

b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti- mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.

- Yêu cầu HS bày lên bàn một số đồ vật thông dụng cần đo.

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm:

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4: (chiếu yêu cầu lên màn hình)

+ Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo

bảng)

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS cả lớp thưc hiện.

- Đại điện nhóm làm quản trò điều khiển các bạn trong lớp cùng tham gia trò chơi.

VD: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”

+ HS thiết kế một “Cây hoa dân chủ”

trong đó trên các bông hoa viết các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

+ Quản trò nếu quy tắc chơi: Mỗi bạn lên chơi sẽ hái một bông hoa, tính nhẩm, nếu đúng được hái tiếp, nếu tính sai sẽ mất lượt.

- HS bày các đồ vật cần đo lên mặt bàn.

- HS thảo luận nhóm.

(34)

đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các số đo vừa ước lượng của từng thành viên ra giấy.

+ Sau khi ước lượng, dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. So sánh số đo chính xác và số đo ước lượng ban đầu

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trình bày ý tưởng.

Nhóm nào có nhiều bạn ước lượng số đo ban đầu gần sát nhất so với số đo chính xác là nhóm thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

*Củng cố - dặn dò

- Gọi HS nói cảm xúc sau giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động còn lúng túng và hỏi: Nếu làm lại thì em sẽ làm gì?

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày.

- HS nói theo suy nghĩ.

- HS nói theo suy nghĩ.

- HS nói theo suy nghĩ.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

...

………...

………...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2021 TOÁN

KIỂM TRA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Kiểm tra kết quả học tập của hs

- Thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 20 - Thực hành vẽ đoạn thẳng

- Giải toán liên quan đến phép cộng và phép trừ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Đề kiểm tra

HS: Ôn tập các kiến thức đã học.

Bài 1: ( 1 điểm ) Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

a.Tổng của 7 và 5 là:

A. 2 B.22 C. 12

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi,luật chơi cho trẻ nghe - Cách chơi: Trong rổ có rất nhiều tranh lô tô về công việc,đồ dùng của nghề y,( Bác sĩ ) Khi cô yêu

- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.. *Phát triển năng lực và

CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân.. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người - Kĩ năng lắng

- Giáo viên dùng kĩ thuật động não tổ chức cho học sinh chơi trò chơi kể tên các các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu.. - Đánh giá hoạt động kết hợp

c. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. Kiến thức: Củng cố về bảng cộng và trừ trong phạm vi 10, mối quanhệ giữa cộng và trừ. Kĩ năng: Vận dụng bảng cộng,

- Cô giới thiệu về một số loại nước cho trẻ nghe - Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết 2.Trẻ chơi đồ chơi theo ý thích:?. - Cho trẻ chơi

- Cô giới thiệu về một số loại nước cho trẻ nghe - Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết 2.Trẻ chơi đồ chơi theo ý thích:?. - Cho trẻ chơi

- Cô giới thiệu về một số loại nước cho trẻ nghe - Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết 2.Trẻ chơi đồ chơi theo ý thích:?. - Cho trẻ chơi