• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 22/11/2021 Ngày dạy: 29/11/2021

Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP (Tiết1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố và phát triển kĩ năng nghe - viết. Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

Làm đúng các bài tập chính tả. Rẽn kĩ năng chính tả thông qua trò chơi đoán từ.

Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những PC: chăm chỉ học tập, yêu quý thầy cô, bạn bè, tính cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa SGK.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (2’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Khám phá ( 13’)

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

Cô giáo lớp em 2 khổ thơ đầu - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Sao chữ Chào lại phải viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Trò chơi: Đoán từ - Gọi HS đọc YC

- HS thực hiện

HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Tất cả chữ cái đầu dòng thơ và chữ Chào.

- Vì viết sau dấu ngoặc kép.

- Thoảng, ghé, nào, nắng (hay nhầm l/n) - HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- Trò chơi: Đoán từ

(2)

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng nhóm. Nhóm nào làm nhanh, đúng thì thắng.

- GV nhận xét – chốt.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (17’)

* Hoạt động 3: Viết tên đồ vật trong mỗi hình

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 với nội dung sau:

+ Quan sát các đồ vật trong tranh.

+ Nói tên đồ vật.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét – chốt.

* Hoạt động 4: Hỏi đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi với nội dung :

+ Đọc câu mẫu trong SHS.

+ Quan sát lại các đồ vật trong tranh ở BT5.

+ Hỏi đáp về công dụng của đồ vật.

- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 với

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện- Nhóm làm nhanh nhất đính bảng.

Đáp án: a- trống; b- chổi; c- bảng;

d- bàn

- HS nhận xét.

- Viết tên đồ vật trong mỗi hình - HS làm việc nhóm 4

- cái kéo, khặn mặt, đồng hồ, cái thìa(muỗng), hộp màu(bút chì màu), Cái đĩa.

- HS nhận xét.

- Hỏi đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5

M: - Kéo dùng để làm gì?

- Kéo dùng để cắt giấy, cắt vải….

- HS thực hiện.

- Hs làm việc nhóm 4

(3)

nội dung sau:

- Đại điện một số cặp trình bày.

- GV nhận xét- chốt.

* Hoạt động 5: Ghép các từ ngữ để tạo thành 4 câu nêu đặc điểm.

- HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm việc theo nhóm 6 nội dung:

+ Đọc các từ ngữ hàng trên ( chỉ sự vật)

+ Đọc các từ ngữ hàng dưới (các từ chỉ đặc điểm)

+ Chọn các từ ngữ hàng trên sao cho phù hơp với hàng dưới.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét- chốt- tuyên dương.

* Củng cố - dặn dò (3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS nhận xét.

- Ghép các từ ngữ để tạo thành 4 câu nêu đặc điểm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- Đáp án:

- Hs nhận xét.

- Ôn tập - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện, kĩ năng viết đoạn văn ( giới thiệu về một đồ chơi hoặc đồ dùng gia đình.). Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản. Biết quan sát và viết đúng, trình bày đúng đoạn văn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ.

- Phát triển phẩm chất: yêu quý thời gian, yêu quý lao động, yêu quý các nhận vật trong truyện.

(4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK, phiếu BT - HS: Vở ô li; sách học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Khám phá ( 25’)

* Hoạt động 1: Đọc câu chuyện bó đũa trả lời các câu hỏi

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- HS hát - Lắng nghe

- 1 HS. Đọc câu chuyện bó đũa trả lời các câu hỏi

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào?

Đáp án: Không thay đổi

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?

Đáp án: Người cha nghĩ ra cách dùng câu chuyện bó đũa để khuyên bảo các con về tình đoàn kết.

c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?

Trả lời: Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì bó đũa rất cứng và chắc.

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Trả lời: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

Trả lời: Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

g. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.

(5)

- HS làm cá nhân trên phiếu bài tập GV in sẵn phần trả lời câu hỏi và thực hiện y/c tr 77.

- HS thực hiện – GV quan sát giúp đỡ.

- Gv chấm PBT – nhận xét.

* Củng cố - dặn dò(5’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

Đáp án:

h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Trả lời:

- Nhóm từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi - Nhóm từ chỉ hoạt động: gọi, bẻ, đặt, nói

- HS thực hiện.

- Ôn tập - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

ÔN TẬP (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ. Nêu được cách đặt tính, cách tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 100. Vận dụng giải toán dạng nhiều hơn.

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: SGK, bảng phụ

- Học sinh: SGK, vở bài tập Toán, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(6)

1.HĐ mở đầu(5’)

- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

Đếm số cách 5.

Luật chơi: Chẳng hạn , một bạn bắt đầu nêu số 3, truyền cho bạn tiếp theo phải nêu số hơn số của bạn lúc đầu là 5 đơn vị, số bạn thứ hai phải nêu là 8, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi dược kết quả gần bằng 100 thì dừng lại.

- GV cho HS chơi

- GV đánh giá HS chơi (Hs chơi tốt thì được thưởng tràng pháo tay)

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới 2. Thực hành – Luyện tập (23’) Bài 1a

- GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

-Yêu cầu hs đối chiếu, nhận xét - GV nx

- Hỏi: Bài tập 1a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1a.

bài 1b,

cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở.

- Yêu cầu hs chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài của nhau

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 1b củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 1b -Bài 2a

- GV cho HS đọc bài 2a

- GV hỏi: Bài 2a yêu cầu gì? Tính nhẩm là tính thế nào? Nhận xét các số trong phép tính.

- GV cùng HS làm mẫu, nêu cách nhẩm - GV cho HS làm việc nhóm 2 trong 3

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi - HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài - HS làm bài nhóm đôi

- HS nêu lần lượt các số ứng với mỗi chữ cái trên tia số.

- HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọcYC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, 03 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 1-2 HS nêu

- HS cùng HS khai thác mẫu, khái quát cách nhẩm

- HS làm bài nhóm đôi.

(7)

phút để hoàn thiện bài.

- GV gọi đại điện các nhóm nêu cách nhẩm và kết quả.

- GV đánh giá HS làm bài

- Cho HS nêu lại cách tính nhẩm - GV đánh giá, nhấn mạnh cách tính nhẩm

Bài 2b

cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở.

- Gọi 4 hs lên bảng - Gọi hs nhận xét

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?

- - GV chú ý cho HS nhắc lại cách đặt tính, rồi tính.

Bài 2c,

cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con lần lượt từng dãy tính.

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?

- GV chú ý cho HS nhắc lại cách thực hiện phép tính từ trái sang phải.

3. Hoạt động vận dụng (5’) Bài 3

- Gọi HS đọc bài 3 - GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+Đề bài hỏi gì?

+ Muốn biết khối lớp Ba làm được bao nhiêu sản phẩm thì phải làm thể nào?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét, nêu lời giải khác.

- Đại diện nhóm nêu - HS khác nhận xét - HS lắng nghe, chữa bài - 1-2 HS nêu

- HS lắng nghe

- 1 HS đọcYC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- 4 HS lên bảng làm bài trên bảng và nêu cách tính.

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe và nhắc lại.

- 1 HS đọcYC bài, lớp đọc thầm - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe và nhắc lại.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu để phân tích đề

- Em thực hiện phép tính cộng.

- Bài toán thuộc dạng nhiều hơn.

- HS làm cá nhân vào vở

- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

Bài giải

(8)

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn

- GV đánh giá HS làm bài - GV nx, tuyên dương.

* Củng cố - dặn dò (2’)

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

Khối lớp ba làm được số sản phẩm là:

24 + 16 = 40 (sản phẩm) Đáp số: 40 sản phẩm

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 22/11/2021 Ngày dạy: 30/11/2021

Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 29: ĐỌC: MẸ (TIẾT 1 + 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các từ khó, biết đọc bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh (ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp). Nhận biết được tình cảm yêu thương, sự quan tâm, săn sóc của mẹ dành cho con.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

- Có tình cảm yêu thương mẹ, biết thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh sgk

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. HĐ mớ đầu(5’)

- GV cho HS quan sát tranh thể hiện sự chăm sóc của người thân dành cho các bạn nhỏ và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) như sau:

+ Cùng nhau chỉ vào tranh trong SHS, hãy

- HS quan sát tranh thể hiện sự chăm sóc của người thân dành cho các bạn nhỏ và làm việc theo cặp

-HS trả lời: mẹ quàng khăn cho con, ông cùng cháu chơi đồ chơi, bà quạt cho

(9)

kể cho bạn nghe một việc mà em hoặc người thân đã làm để chăm sóc em.

+ GV cho HS nói nội dung bài đọc dựa vào tên bài và tranh minh hoạ.

- GV nhận xét kết nối giới thiệu về bài mới: Mẹ

cháu ngủ…

- HS nói nội dung bài đọc dựa vào tên bài và tranh minh hoạ.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 30’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng đúng những từ ngữ được xem là tín hiệu nghệ thuật, HS đọc thầm theo.

- GV cho HS nêu một số từ khó có trong bài.

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn cách đọc chung của bài thơ (GV đọc giọng khỏe khoắn, vui tươi, thể hiện đúng tình cảm yêu thương, trân trọng của bạn nhỏ khi kể về mẹ. )

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ và góp ý cho nhau.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV cho HS tìm từ khó hiểu ngoài chú thích

- GV có thể đưa thêm những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp. Từng cặp HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ trong nhóm (như 2 HS đã làm mẫu trước lớp).

- GV cho HS nhận xét

- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc:

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc thầm theo.

- HS trả lời: cũng mệt, ạ ời, cúi xuống, hang ngàn, trìu mến,…

- HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- HS đọc từ khó.

- HS lắng nghe cách đọc chung của bài thơ (GV đọc giọng khỏe khoắn, vui tươi, thể hiện đúng tình cảm yêu

thương, trân trọng của bạn nhỏ khi kể về mẹ. )

- 2 HS đọc nối tiếp bài đọc

- HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- HS tìm từ khó hiểu ngoài chú thích:

ạ ời, kẽo cà, gió mùa thu…

- HS giải thích từ theo vốn hiểu biết của bản thân.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS góp ý cho nhau.

(10)

- GV nhận xét, chốt

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

TIẾT 2 3. Hoạt động Luyện tập thực hành ( 30’)

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV cho HS đọc dòng thơ 3,4,5,6 của bài nhìn tranh minh họa để trả lời câu hỏi - Câu 1: Trong đêm hè oi bức mọi người đã làm gì để con ngủ ngon?

- GV cho HS đọc khổ thơ thứ 2 TL câu hỏi:

+ Câu 2: Những dòng thơ nào cho thấy mẹ đã thức rất nhiều vì con?

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV nêu câu hỏi 3: Theo em câu thơ cuối bài muốn nói điều gì?

a. Có mẹ quạt mát con ngủ ngon lành b. Tay mẹ quạt mát hơn cả gió trời

c. Mẹ là niềm hạnh phúc của cuộc đời con - GV cho HS thảo luận nhóm đôi

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

4: Nói một câu thể hiện lòng biết ơn đối vói cha mẹ?

- GV cho HS thảo luận nhóm

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

*Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GV cho HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV

-HS đọc lại toàn bài.

- HS đọc thầm dòng thơ 3,4,5,6 của bài để tìm câu trả lời

- HS trả lời: Trong đêm hè oi bức mẹ đã đưa võng, hát ru và quạt cho con để con ngủ ngon.

- HS đọc khổ thơ 2:

Những ngôi sao thức ngoài kia/ chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

-HS trả lời: Mẹ là niềm hạnh phúc của cuộc đời con

-HS thảo luận - HS nhận xét - HS lắng nghe

-HS thảo luận

- HS trả lời: con thương bố mẹ nhất trên đời

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV

(11)

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

- GV cho HS đọc câu hỏi 1.

Bài 1. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ

- HS đọc lại bài thơ

- GV cho HS trao đổi theo nhóm đôi (2 phút): Mỗi HS suy nghĩ, tìm từ ngữ chỉ hoạt động

- GV cho Hs chia sẽ trước lớp.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

Bài 2.Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được

- Gv cho học sinh chọn một từ vừa tìm được ở bài tập 1 suy nghĩ đặt câu với từ đó - GV cho HS trao đổi theo nhóm đôi (5 phút) - GV cho đại diện từng nhóm trình bày

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

*Củng cố - dặn dò( 5’)

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

-HS đọc câu hỏi 1.

- HS trao đổi theo nhóm đôi (2 phút):

+ Ngồi + Ru + Quạt + Đưa + Thức + Ngủ

- HS nhận xét - HS lắng nghe

Từng học sinh chọn một từ vừa tìm được ở bài tập 1 suy nghĩ đặt câu với từ đó

- HS trao đổi theo nhóm đôi (5 phút - HS trả lời

- HS nhận xét - HS lắng nghe -HS nêu cảm nhận - HS nhận xét - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

(12)

TOÁN

ÔN TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Luyện tập tổng hợp về hình học và đo lường.Vận dụng tính cộng/ trừ trong phạm vi 100 có kèm theo đơn vị kg.

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: SGK, bảng phụ

- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ mở đầu(5’)

-Cho lớp hát bài “Bắc kim thang”

-Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

2. HĐ thực hành – Luyện tập (23’) Bài 4

a)

- GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 4a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 4a.

b)

cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự đếm.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 4b củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 4b.

-Lớp hát và kết hợp động tác….

-Lắng nghe và đọc tên bài

- 1 HS đọc YC bài - HS làm bài nhóm đôi

- HS chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.

- HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

(13)

c)

- GV hỏi: Bài yêu cầu gì? – - Hình tứ giác có đặc điểm gì?

- GV cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.

- GV gọi đại điện các nhóm nêu.

- GV đánh giá làm bài của HS. (Có 14 mảnh ghép hình tứ giác)

Bài 5

- GV cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4.

- Mời đại diện nhóm chia sẻ

- Nhóm khác nhận xét

- GV nx các ý kiến của HS đã đưa ra.

- Hỏi: Bài tập củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 5b.

Bài 6 a)

- GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- Yêu cầu hs đối chiếu, nhận xét

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 6a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6a.

b)

- cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 1-2 HS nêu

- HS trả lời

- HS cùng HS khai thác mẫu, khái quát cách nhẩm

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện nhóm nêu - HS khác nhận xét - HS lắng nghe, chữa bài

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS cùng thảo luận chia sẻ, trao đổi ý kiến của nhau.

- Đại diện nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình.

+ Các can đựng đủ 8 l mật ong là:

- Can 6l với can 8l - Can 5 l với can 3l

- HS nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC bài - HS làm bài nhóm đôi

- HS nêu tên các con vật theo thứ tự cân nặng từ nhẹ nhất đến nặng nhất.

Thứ tự : dê, hươu, cá heo, gấu - HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.

(14)

- Yêu cầu cả lơp giơ bảng con

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- Hỏi: Bài tập 6b củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6b.

c)

- cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con.

- Yêu cầu cả lớp giơ bảng con

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- Hỏi: Bài tập 6c củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6c.

3. Hoạt động vận dụng (5’) Bài 7

a)

- GV yêu cầu HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự ước lượng.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 7a củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh: Các em biết cách ước lượng số chìa khóa theo từng nhóm. Sau đó ước lượng số chìa khóa có tất cả.

b)

- cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự đếm số chìa khóa có trong hình.

- GV đánh giá HS làm bài

- - GV nhấn mạnh: Như vậy có tất cả 39 chiếc chìa khóa.

*Củng cố - dặn dò(2’)

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- HS cả lớp giơ bảng con.

46 + 54 = 100 kg - HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.

- HS cả lớp giơ bảng con.

85 + 46 = 131kg - HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau.

+ Có 39 chiếc chìa khóa - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

(15)

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC(TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: Một số sự kiện được tổ chức ở trường; giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Biết cách nhắc nhở các bạn giữ an toàn khi tham gia hoạt động ở trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh trong SGK

- HS: Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu(5’)

* Khởi động

- Cho hs hát và vận động theo nhạc bài hát “ Hoa lá mùa xuân”

* Kết nối

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (tiết 2) 2. HĐ hình thành kiến thức( 15’) Hoạt động 3: Thi “Hùng biện”

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng phân tích lợi ích của việc đã làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường và tập trình bày.

Bước 2:

Làm việc

cả lớp

- GV mời

mỗi nhóm

- HS hát vận động theo nhạc

- Lắng nghe

- HS làm iệc theo nhóm phân tích lợi ích của việc đã làm để giũ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường

- Đại diện nhóm cử làm ban giám khảo

(16)

cử một đại diện vào “Ban giám khảo”.

Với sự giúp đỡ của GV, “Ban giám khảo” sẽ đưa ra tiêu chị chấm điểm cho cuộc thi “Hùng biện”.

- Trưởng ban “Ban giám khảo” sẽ phổ biến tiêu chí và tổ chức mời các nhóm lên trình bày: sự rõ ràng của lời nói, bày tỏ cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

- Kết thúc cuộc thi, “Ban giám khảo” sẽ tuyên dương nhóm đạt giải.

3. HĐ vận dụng(10’)

* Hoạt động 4: Đóng vai

Bước 1: Làm việc cá nhân

- Từng cá nhân đọc câu hỏi 1, 2 SGK trang 40:

+ Bạn nào trong hình dưới đây có thể bị nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan?

+ Em sẽ khuyên bạn đó điều gì để bạn

- HS trình bày: Thực hiện vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học không chỉ là việc riêng của đội lao công. Bằng cách giữ gìn vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học, bạn sẽ tự hào về hình ảnh của trường và sẽ có được trải nghiệm quý giá khi quan tâm đến môi trường sống. Chúng tôi đã nhắc nhở nhau cùng giữ vệ sinh, làm sạch giày dép mỗi khi vào lớp sau giờ thể dục, vứt rác vào sọt rác mỗi khi các bạn tổ chức sinh nhật ở lớp, sắp xếp gọn gàng sách đã mượn ở thư viện,...Dù làm những việc nhỏ mỗi ngày hay tham gia chiến dịch vệ sinh của trường, bạn sẽ góp phần giữ trường lớp luôn sạch đẹp!

- HS lắng nghe

- HS trả lời:

(17)

không gặp nguy hiểm?

Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS:

+ Chỉ ra bạn có thể gặp nguy hiểm và đưa ra lời khuyên với bạn.

+ Phân vai và tập đóng vai trong nhóm.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời các nhóm lên bảng đóng vai.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, góp ý cho lời khuyên của từng nhóm

- Tuyên dương hs

* Củng cố- dặn dò(5’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn hs giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ơt trường để tránh xảy ra bị thương.

+ Bạn nam đưa chân xuống cầu có thể gặp nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan.

+ Em sẽ khuyên bạn đó không nên đưa chân xuống cầu như vậy, vì rất dễ trượt chân hoặc sẩy tay sẽ rơi xuống hồ nước và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

- HS chỉ ra những bạn có thể gặp nguy hiểm và đưa ra lời khuyên cho bạn - HS phân vai tập đóng trong nhóm - Đại diện các nhóm lên đóng vai - Nhóm khác nhạn xts bổ sung - Lắng nghe

- HS nêu: Ôn tập và đánh giá chủ đề trường học (t2)

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 22/11/2021 Ngày dạy: 01/12/2021

Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Bài 46: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Luyện tập tổng hợp về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và hình tứ giác. Luyện tập quan sát, phân tích hình để nêu được tên gọi, nhận ra các điểm thẳng hàng, cách thực hiện lắp ghép hình

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).:

(18)

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

* Điều chỉnh CV 3696: 2 tiết dạy trong 1 tiết. Không làm bài 4 trang 93

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu:(5’)

- GV cho HS chơi nhận diện hình

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (23’) Bài tập 1

Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV YC HS nêu đặc điểm hình tứ giác - GV YC HS quan sát và tìm các hình tứ giác

- Gv yêu cầu hs tô màu vào vbt - GV yêu cầu hs nêu kết quả - GV yêu cầu hs nhận xét

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

Bài tập 2

- Cho HS đọc YC

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+Đọc tên các điểm trong bài +Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?

+Làm gì để kiểm tra 3 điểm thẳng hàng?

+Cho 1 HS lên bảng kiểm tra 1 bộ 3 điểm thẳng hàng, lớp làm vbt

- Gọi hs nhận xét nêu kết quả

-GV nhận xét, chốt, tuyên dương hs Bài tập 3

- HS chơi nhận diện một số hình như:

điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc.

- HS lắng nghe, ghi vở

- Tô màu vào các mảnh bìa hình tứ giác

- Hình tứ giác là hình có 4 cạnh không bằng nhau

- HS quan sát

- HS tô màu vào vbt - HS nêu kết quả - HS nhận xét

- 1HS đọc, lớp đọc thầm - Viết tên 3 điểm thảng hàng - HS trả lời

Điểm A, O,E,B,C,D

- Là 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng

- Dùng thước để kẻ

-Hs làm cá nhân, nhận diện trong SGK

-HS nêu kq

HS nhận xét, bổ sung

(19)

a) GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ minh họa, nhận ra các đường gấp khúc.

- HS thực hành đo và tính độ dài mỗi đoạn thẳng của đường gấp khúc và ghi kết quả.

- Yêu cầu hs tính độ dài đường gấp khúc ABCD vào vbt

- Yêu cầu hs làm bài giải tính đường gấp khúc vào vbt

- GV gọi hs đọc bài giải -GV gọi hs nhạn xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) HS dùng thước thẳng và thực hành về đoạn thẳng có độ dài cho trước.

-GV cho HS nêu cách vẽ đoạn thẳng.

-GV YC HS vẽ đoạn thẳng vào vở -GV cho HS nêu lại cách vẽ

- GV chốt nêu cách vẽ: GV lưu ý cho HS nhắc lại cách dùng thước để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

3. HĐ Vận dụng(5’) Bài tập 5

- HS quan sát hình vẽ

- HS thực hành đo các đoạn thẳng và ghi kết quả

AB = 4cm, BC = 5cm, CD = 6cm - HS làm vbt

Bài giải

Độdài đường gấp khúc ABCD là:

4 + 5 + 6 = 15(cm) Đáp số : 15cm - HS đọc

- Hs nhận xét - Lắng nghe

-Hs nêu: +Đánh dáu điểm M

+Đặt vạch 0 của thước kẻ trùng diểm M

+Đánh dấu điểm N trùng vạch số 8 của thước kẻ

+Kẻ nối 2 điểm M và N -Hs làm bài cá nhân vào vở -HS trình bày cách làm HS nhận xét

(20)

-Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài toán yêu cầu gì?

- GV cho HS quan sát hình và hỏi:

+Bài cho những hình nào?

+Cần xếp thành những hình nào?

- YC HS thảo luận nhóm 4 xem xếp được và không xếp được hình nào

-GV cho HS trình bày trước lớp - Nhận xét, đánh giá, khen, chốt bài.

* Củng cố - dặn dò( 2’)

- Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS đọc yêu cầu

- Bài yêu cầu ba mảnh bìa được tô màu dưới đâykhông thể ghép được hình nào?

-HS quan sát, trả lời:

+1 vuông, 2 tam giác

+Chữ nhật, vuông, tam giác

-HS thảo luận tìm hình có thể xếp, hình không thể xếp.

-2-3nhóm trình bày Lớp QS, nhận xét

- HS chia sẻ về những việc đã thực hiện được trong bài học này

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

VIẾT:CHỮ HOA T

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ.Viết đúng câu ứng dụng: Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu chữ hoa T.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(21)

1. HĐ mở đầu(5’)

* Khởi động

- Cho học sinh hat bài bảng chữ cái

* Kết nối

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới ( 20)

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa T.

+ Chữ hoa T gồm mấy nét?

- GV đưa chữ mẫu HD quy trình viết chữ hoa T.

- GV thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa T đầu câu.

+ Cách nối từ T sang a.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu 3. HĐ thực hành luyện tập(10’)

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa T

- HS hát kết hợp theo giai điệu - 1-2 HS chia sẻ.

- Chữ hoa T

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Cao 5 ô li, rộng 4 ô li - Gồm 1 nét liền

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

(22)

và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

* Củng cố - dặn dò(2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà hoàn thiện hết bài chữ hoa T vào vở tập viết

- HS chia sẻ. Viết chữ hoa T - HS lắng nghe va thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………....

TIẾNG VIỆT

NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Sự tích cây vú sữa qua tranh minh họa. Đoán được nội dung câu chuyện qua câu hỏi gợi ý dưới tranh.Kể lại được 1 – 2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã nghe)

- Giúp hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học

- Biết nói câu thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh SGK

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát:

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 22’)

* Hoạt động 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh.

- GV cho HS làm việc chung cả lớp.

- Hs hát và vận động theo bài hát

- HS lắng nghe

- HS làm việc chung cả lớp

(23)

- GV cho HS đọc câu hỏi dưới tranh

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh qua một số câu hỏi Tranh vẽ về ai? Vẽ những gì?; Vẽ cảnh ở đâu?; Chuyện gì xẩy ra với cậu bé?; Cậu bé đã xử sự thế nào trước sự việc ấy?; Vì sao em đoán như vậy?...

-HS trao đổi trong nhóm để đoán nội dung từng tranh ( dựa vào câu hỏi gợi ý)

-GV cho đại diện nhóm trình bày nội dung tranh

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

* Hoạt động 2: Nghe kể chuyện

- GV cho HS quan sát lại các bức tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh

- GV giới thiệu nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về cậu bé bé ham chơi, không vân lời mẹ. Bị mẹ mắng, cậu bỏ nhà đi. Lúc quay về thì mẹ đã mất. Thấy cậu đau khổ và đói khát, cây ra thứ quả ngọt thơm như sữa mẹ, gọi là vú sữa. Câu chuyện Sự tich cây vú sữa không chỉ giải thích nguồn gốc ra đời của cây vú sữa mà còn giúp các em cảm nhận đước tình yêu của cha mẹ đối với các con.

- GV kể câu chuyện ( lần 1) kết hợp chỉ các hình trong 4 bức tranh

-bGV kể câu chuyện (lần 2), dừng lại ở các sự việc được nói lên trong từng đoạn.

- GV mời một số HS nhắc lại sự việc diễn ra trong từng đoạn.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

*Hoạt động 3: Chọn kể 1,2 đoạn của câu chuyện theo tranh

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- HS quan sát từng tranh, trao đổi trong nhóm về các việc làm được thể hiện trong mỗi tranh.

- HS trình bày nội dung tranh

Tranh 1: Cậu bé bị mẹ mắng và bỏ đi Tranh 2: Cậu bé quay về nhà

Tranh 3: Cây xanh ra quả và cậu bé lấy quả ăn.

Tranh 4: Cậu bé nhìn lên tán cây và suy nghĩ

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS quan sát lại các bức tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh

- Hs nghe Gt nội dung câu chuyện

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi dưới tranh - HS lắng nghe

-HS đọc đề bài -HS làm việc nhóm

(24)

- Gv cho học làm việc nhóm nhìn tranh và câu gợi ý dưới tranh để kể.( cá nhân, nhóm 4)

- Gv cho HS kể nối tiếp trước lớp - GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét

3. Hoạt động Vận dụng ( 6’)

-GV nêu câu hỏi: Theo em nêu được gặp lại mẹ, câu bé trong câu chuyện sẽ làm gi?

- Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

- Gv cho HS làm việc nhóm

- Gv cho đại diện nhóm chia sẻ trước lớp -GV nhận xét, kết luận

*Củng cố - dặn dò:(2’)

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

-Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

-HS kể nối tiếp trước lớp -HS nhận xét

-HS lắng nghe -Hs làm việc nhóm

-HS trả lời: Cậu bé sẻ ôm chầm lấy mẹ và nói: mẹ ơi, con xin lỗi mẹ ạ

Từ câu chuyện trên em rút ra bài học:

hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ.

-HS thực hiện

- HS tóm tắt lại nội dung - Lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 22/11/2021 Ngày dạy: 02/12/2021

Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: TRÒ CHƠI CỦA BỐ

I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT:

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời thoại của các nhân vật (bố và Hường) trong bài Trò chơi của bố. Hiểu nội dung bài đọc: Thông qua trò chơi “ăn cỗ” mà bố và Hường chơi cùng nhau, bài đọc nói lên tình cảm giữa những người thân trong gia đình dành cho nhau, cách bố dạy Hường những điều cần biết trong nói năng và cư xử với người lớn tuổi.Biết thêm về một trò chơi miền Bắc (“ăn cỗ” – đóng vai chơi đồ hàng).

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ về cách nói năng và cư xử vơi người bố mẹ, người lớn tuối; Biết trân trọng tình cảm gia đình.

- Thêm yêu bố mẹ và có hành động thể hiện tình cảm vơi bố mẹ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh sgk,bảng phụ ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

(25)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. HĐ mở đầu(5’)

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

Mẹ

- GV cho 2 HS đọc lại một khổ thơ trong bài

“Mẹ” và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc - GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt

- Gv hỏi: Em thích chơi trò chơi gì cùng bố mẹ?

- GV gọi một số HS trình bày - GV nhận xét

- GV giới thiệu: Bài đọc nói về 1 trò chơi mà 2 bố con Bạn Hường thường chơi cùng nhau cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu đây là trò chơi gì và trong trò chơi bố dạy Hường điều gì cô và trò cúng ta cùng vào bài “Trò chơi của bố”

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

Mẹ

-2 HS đọc lại một 2 khổ thơ trong bài

“Mẹ” và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS trình bày kết quả

- HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe

2. HĐ hình thành kiến thức mới: ( 30’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Phân biệt giọng của nhân vật Hường giọng của người dẫn chuyện.Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ - GV cho HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

Mẹ nghĩ,/ Hường không biêt rằng/ ngay trong trò chơi ấy/ bố đã dạy con một nết ngoan.

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS k giải thích được thì GV giải thích

- GV cho HS chia VB thành các đoạn : + Đoạn 1: từ đầu đến của đủ rồi

-HS lắng nghe -HS lắng nghe

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB

- HS chia VB thành các đoạn

(26)

+ Đoạn 2: tiếp theo đến đây, mời bác + Đoạn 3: phần còn lại.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

*Luyện đọc theo nhóm:

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như xơi, lễ phép, nết ngoan,...

- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn

-3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm

- HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- HS luyện phát âm một số từ

- HS đọc đoạn trong nhóm

- HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

-HS lắng nghe TIẾT 2

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (32’)

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

Câu 1. Hai bố con Hường chơi trò chơi gì cùng nhau?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- Gọi hs nhận xét

- GV nhân xét, kết luận

Câu 2. Khi chơi, hai bố con xưng hô với nhau như thế nào?

- GV nêu câu hỏi, HS tìm câu trả lời - Gọi hs nhận xét

- GV nhận xét, chốt

Câu 3. Nhìn 2 tay hường đón bát cơm , mẹ nhới tới điều gì?

- GV cho HS đọc thầm đoạn 3 thảo luận nhóm đôi TLCH.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án.

- HS đọc câu hỏi

- HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời: Hai bố con chơi trò chơi ăn cỗ cùng nhau.

- HS Nhận xét -Lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi: Khi chơi hai bố con xưng hô là “bác” và “tôi”

- HS lắng nghe -HS lắng nghe

- HS đọc thầm thảo luận và trả lời câu hỏi,

- Đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án: Nhìn tay Hường đón bát cơm, mẹ lại nhớ đến lúc hai bố con chơi với nhau

(27)

Câu 4. Khi chơi cùng bố, Hường đã được bố dạy những nết ngoan nào?

-GV cho học sinh đọc các phương án trắc nghiệm thảo luận nhóm TLCH

.

- GV cho đại diện nhóm chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, chốt

- GV hỏi thêm : Tìm những chi tiết trong bài thể hiện lời nói và cử chỉ lễ phép?

- GV giáo dục cho HS ý thức thể hiện lời nói và cử chỉ lễ phép đối với bố mẹ và người lớn

*Luyện đọc lại:

- GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- GV mời 1 HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Câu 1. Tìm câu nói thể hiện thái độ lịch sự.

- GV cho HS đọc yêu cầu thảo luận nhóm tìm câu trả lời

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ

- Gv hỏi thêm: Lý do vì sao e chọn đáp án đó?

- GV nhận xét, chốt

Câu 2. Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời yêu cầu đề nghị

- GV cho học sinh đọc câu mẫu, thảo luận nhóm đôi. Từng thành viên của nhóm sẽ lần lượt đóng vai nói và đáp lời đề nghị, sau đó đổi vai

Gv mời đại diện một số căp đôi thực hành trước lớp.

- GV nhận xét , tuyên dương

*Củng cố - dặn dò(3’)

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HS đọc các phương án trắc nghiệm -Trao đổi tìm câu trả lời: có lời nói và cử chỉ lễ phép

-Đại diện nhóm trả lời -HS lắng nghe

-HS trả lời -HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-1 HS đọc toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo

- Thảo luận nhóm

-Đại diện nhóm trả lời: a. cho tôi xin bát miến và b. dạ xin bác bát miến ạ

- HS trả lời -HS lắng nghe

-HS đọc câu maauc thảo luận nhóm đôi

-Đại diện nhóm thực hành -HS lắng nghe

-HS nêu cảm nghĩ của bản thân - HS nhận xét

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(28)

………

………

TOÁN

Bài 47: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 20

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ trong phạm vi 20 Luyện tập quan sát phép tính, tính toán, so sánh kết quả. Vận dụng các phép tính vào giải toán, giải quyết tình huống thực tế

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

* Điều chỉnh CV 3696: 2 tiết dạy trong 1 tiết. Không làm bài 2,4 trang 94

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, bảng phụ

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu(5’)

- GV cho HS chơi Ai nhanh Ai đúng giơ thẻ chọn đáp án

- GV giới thiệu bài, ghi bảng 2.Thực hành, luyện tập(28’) Bài 1

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV YC HS nối tiếp nhau tính nhẩm nêu kết quả phép tính bằng trò chơi truyền điện

- GV YC HS nêu cách tính nhẩm - Gọi hs nhận xét

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

Bài 3

- Cho HS đọc đề bài - GV cho HS nêu YC bài

- GV hỏi: Để điền được dấu đúng phải làm gì?

- HS chơi trò chơi các phép tính cộng , trừ các số trong phạm vi 20.

- HS lắng nghe đọc tên bài

- 1HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu: Tính nhẩm

- Thực hiện tính bằng trò chơi truyền điện

9 + 3 = 11 7 + 8 = 15 6 + 5= 11 3 + 9 = 11 8 + 7 = 15 5 + 6 = 11 12 – 9 = 3 15 – 7 = 8 11 – 6 = 5 12 – 3 = 9 15 – 8 = 7 11 – 5 = 6 - HS nêu

Hs nhận xét - Llắng nghe

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm -HS trả lời

-HS trả lời: tính và so sánh kết quả HS nhận xét, bổ sung

(29)

-GV nhận xét, chốt

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 tính, so sánh kết quả và điền dấu

-GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.

+ Khi so sánh 8+8 và 8+5 ngoài so sánh kết quả còn cách làm nào khác?

-GV nhận xét, chốt, tuyên dương hs Bài 5

a. )

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vbt.

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

? Vì sao con lại lấy 16-7.

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.

- Có bạn nào làm sai không?

? Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học

- Gọi HSNX

-GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi số ít hơn để được số bé nhé.

- HS thảo luận nhóm đôi làm vào VBT - Đại diện các nhóm lên trình bày

+So sánh thành phần của phép tính khi 2 phép tính có 1 thành phần giống nhau, khi đổi chỗ các số hạng

HS nhận xét

- HS đọc đề bài

+ Bài toán cho biết Dũng nhặt được 16 vỏ sò, Huyền nhặt được í hơn Dũng 7 vỏ sò.

+ Bài toán hỏi Huyền nhặt được bao nhiêu vỏ sò?

- HS thực hiện y/cầu - HS suy nghĩ làm vbt - hs đọc

Bài giải

Huyền nhặt được số vỏ sò là:

16 – 7 = 9 ( vỏ sò) Đáp số: 9 vỏ sò

- HSTL: Vì bạn Dũng nhặt đc 16 vỏ sò, bạn Huyền nhặt ít hơn bạn Dũng 7 vỏ sò.

Nên con lấy 16-7 ạ.

- HSNX

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS đổi vở.

- HS sửa nếu sai.

- HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

(30)

b)

- Cô mời 1 bạn đọc cho cô đề bài.

- Hãy nói cho bạn bên cùng bàn nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Các con hãy suy nghĩ và làm bài tập.

- Y/C HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HSNX - GVNX

- Ai có bài làm giống bạn giơ tay cô xem.

- Bạn nào sai bài này?

- Cô đố bạn nào biết: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?

- Gọi HSNX

- GV chốt : Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính cộng nhé.

* Củng cố - dặn dò(2’)

- Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

- Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính ta làm thế nào?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100”

- HS đọc đề

- HS thực hiện yêu cầu - HS làm cá nhân - HS đọc bài làm - HSNX

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS sửa bài nếu sai.

- HSTL - HSNX

- HS lắng nghe và ghi nhớ

“Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20”

-Lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 22/11/2021 Ngày dạy: 03/12/2021

Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

NGHE - VIẾT: TRÒ CHƠI CỦA BỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – viết đúng chính tả bài Trò chơi của bố (từ Đến bữa ăn đến một nết ngoan);

biết viết địa chỉ nhà nơi mình ở theo đúng quy tắc viết hoa.Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/ n; ao/ au.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(31)

- GV: Bảng phụ

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu(5’)

*Khởi động:

- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Nội dung của bài đọc?

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết: Trò chơi của bố

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 12’)

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở - GV đọc từng câu cho HS viết.

- GV đọc 2 – 3 lần. GV đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại một lần cả đoạn - GV cho HS tự soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi giúp bạn.

- GV kiểm tra bài viết của HS, sửa một số bài và nhận xét chung cả lớp

3. Hoạt động Luyện tập thực hành ( 16’)

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Bố và bé

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm, tên riêng của nhân vật Hường.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: tay, nết ngoan,..

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

-HS soát lỗi

-HS đổi vở soát lỗi -HS lắng nghe

(32)

Bài tập 2: Viết vào vở địa chỉ nhà e

- GV cho HS quan sát phần viết trong SHS -Gv nhắc HS những chữ cần viết hoa tên riêng, thôn, xóm, xã, phường, quận/ huyện, tỉnh/thành phố… nơi em ở lưu ý dấu phẩy phần tách từng đơn vị hành chính

- Gv cho HS làm cá nhân trong VBT. Đổi vở trao đổi với bạn cùng bàn

- GV mời một số học sinh đọc bài trước lớp -GV nhận xét, tuyên dương các bạn hoàn thành tốt BT

Bài tập 3: Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l hoặc n gọi tên sự vật trong từng hình.

- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SHS - GV mời HS đọc yêu cầu

- GV cho HS tìm từ ngữ trong nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV cho các nhóm khác nhận xét.

- GV thống nhất đáp án, nhận xét

*Củng cố - dặn dò: (2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV hỏi: Nội dung của bài chính tả?

- GV nhận xét giờ học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

- HS quan sát - HS lắng nghe

- HS đổi chép theo cặp.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu

- HS tìm từ ngữ theo nhóm đôi - HS khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe -HS nhân xét HS lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH;

DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình, từ chỉ tính cách. Biết sử dụng dấu câu (dấu chấm, chấm than và dấu chấm hỏi). Viết được một đoạn văn ngắn kể về tình cảm của mình với người thân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (Hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩ, nói về lòng dũng cảm của con người3.

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.. Qua câu chuyện thể hiện

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

Nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện trên... Củng cố,

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Trong dạy học Làm văn ở trường trung học phổ thông (THPT), văn nghị luận xã hội (NLXH) có vai trò khá quan trọng trong việc gắn giáo dục ở nhà trường với xã hội, đồng

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện, kĩ năng viết đoạn văn ( giới thiệu về một

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm