• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa A/ Câu hỏi dẫn nhập

Trả lời câu hỏi dẫn nhập trang 52 sgk Địa Lí 10 CTST: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ngọt?

Trả lời: Những giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt:

+ Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới: xây dựng các hồ trữ nước, bảo trì và cải tạo đường ống vận chuyển nước ngọt, giám sát nguồn tài nguyên nước,…

+ Sử dụng nguồn nước hợp lí: tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm;…

+ Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ Luật bảo vệ môi trường và nguồn nước, có những biện pháp chế tài đối với những trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, giảm lượng phát thải để ngăn ngừa biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe doạ; giám sát chặt chẽ khâu xử lí nước thải của các cơ sở sản xuất,…

B/ Câu hỏi giữa bài II. Nước trên lục địa

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

Trả lời câu hỏi trang 53 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Trả lời: Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

- Nguồn cung cấp nước sông:

+ Sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước (mưa), chế độ nước đơn giản. Sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước (mưa; băng, tuyết tan) chế độ nước tương đối phức tạp.

+ Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất có khả năng thấm nước, tạo nguồn nước ngầm phong phú, nên sông ngòi có lượng nước dồi dào. Những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước, lũ lên nhanh vào mùa mưa, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.

(2)

- Các nhân tố tự nhiên khác:

+ Địa hình: do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

+ Thực vật: khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại. Nước thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm.

+ Hồ, đầm nối với sông điều hoà chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần nước chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược lại cho sông.

2. Hồ

Trả lời câu hỏi trang 53 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, em hãy phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và mô tả đặc điểm của các loại hồ.

Trả lời: Phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và đặc điểm các loại hồ

- Hồ tự nhiên có nguồn gốc nội sinh: hình thành do các đứt gãy lớn, hồ núi lửa hình thành trên miệng núi lửa đã tắt. Đặc điểm: trong hồ kiến tạo có nhiều loài sinh vật, nước phụ thuộc độ sâu của hồ, bề mặt hồ cao hơn mực nước biển; nước trong hồ núi lửa thường có tính axit, thường có màu xanh nổi bật.

- Hồ tự nhiên có nguồn gốc ngoại sinh: hồ do băng hà tạo ra, hồ bồi tụ do sông. Đặc điểm:

hồ được bao quanh bởi các đồi băng tích, trầm tích từ đá tích trong hồ làm cho nước hồ có màu xanh lá cây; hồ bồi tụ do sông chứa nhiều phù sa.

- Hồ nhân tạo được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và đời sống. Đặc điểm, hồ có đập ngăn nước cùng hệ thống cửa xả lũ.

3. Nước băng tuyết

Trả lời câu hỏi trang 54 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của nước băng tuyết.

Trả lời:

- Nước băng tuyết hân bố rải rác ở đỉnh núi cao, chiếm khoảng 3% diện tích băng trên toàn Trái Đất, cung cấp nước cho nhiều con sông lớn. Có ý nghĩa điều hoà nhiệt độ Trái Đất, cung cấp nước ngọt (70% nước ngọt trên Trái Đất).

4. Nước ngầm

(3)

Trả lời câu hỏi trang 54 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 12.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày các đặc điểm của nước ngầm.

- Nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm.

Trả lời:

- Các đặc điểm của nước ngầm: nằm bên trong lòng Trái Đất ở các tầng chứa nước, mực nước ngầm luôn thay đổi. Có vai trò quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy và chống sụt lún.

- Nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm: nguồn cung cấp nước, địa hình và cấu tạo đất đá, lớp phủ thực vật, việc khai thác của con người.

III. Bảo vệ nguồn nước ngọt

Trả lời câu hỏi trang 55sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt.

- Nêu những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt.

Trả lời:

- Phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì: chỉ có 2,5% lượng nước ngọt trong tổng số 76% nước trong Thủy quyển bao phủ Trái Đất. Có đến 70% lượng nước ngọt tồn tại dưới dạng băng tuyết khó khai thác, hiện nay nước ngọt đang trở nên khan hiếm và ô nhiễm.

- Những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:

+ Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới: xây dựng các hồ trữ nước, bảo trì và cải tạo đường ống vận chuyển nước ngọt, giám sát nguồn tài nguyên nước,…

+ Sử dụng nguồn nước hợp lí: tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm;…

+ Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ Luật bảo vệ môi trường và nguồn nước, có những biện pháp chế tài đối với những trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, giảm lượng phát thải để ngăn ngừa biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe doạ; giám sát chặt chẽ khâu xử lí nước thải của các cơ sở sản xuất,…

(4)

C/ Câu hỏi cuối bài

Trả lời câu hỏi 1 luyện tập trang 56 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần của thuỷ quyển.

Trả lời:

- Sơ đồ thể hiện các thành phần của thuỷ quyển

Trả lời câu hỏi 2 luyện tập trang 56 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 12.3, hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng.

Trả lời:

- Chế độ nước của sông Hồng:

+ Chế độ nước sông Hồng thay đổi theo mùa với một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa (mùa hạ) và mùa khô (mùa đông) của khí hậu.

+ Mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa trung bình các tháng từ 200 - 300 mm, lưu lượng nước các tháng đạt từ 4000 - 9000 m3/s.

+ Mùa cạn kéo dài 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa trung bình các tháng <100 mm, lưu lượng nước các tháng đạt từ 1000 - 2000 m3/s.

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 56 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy viết một báo cáo ngắn tìm hiểu về các đặc điểm và vai trò của những sông (hồ) ở địa phương em sinh sống.

Trả lời:

- Sông Luộc là một trong những con sông nối giữa sông Hồng và sông Thái Bình.

(5)

- Sông có chiều dài 72 km, rộng trung bình 300-400m, sâu 4-6m, sông có lưu lượng nước lớn về cả hai mùa vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tàu thuyền, xà lan có tải trọng dưới 300 tấn đều có thể vận tải trên sông.

- Sông Luộc hàng năm vẫn bù đắp phù sa ở hai bên bờ sông, cung cấp nước tưới cho các đồng ruộng nơi con sông chảy qua. Điều hòa dòng chảy, ngăn chặn ngập úng và lũ lụt vùng bên trong đê.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giải thích hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục của mình vì thế các nơi trên trái đất luân phiên được mặt

- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của bề mặt Trái Đất: do hoạt động nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo; hình thành các dãy núi; tạo ra các uốn nếp, đứt gãy; gây

- Ảnh hưởng của yếu tố địa hình tới sự phân bố nhiệt độ: ở tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6 o C; sườn có độ dốc lớn, góc nhập

- Vai trò của khí áp trong việc hình thành và phân bố các loại gió trên Trái Đất: Vì gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp nên vị trí và

- Thế giới có những nơi mưa nhiều, lượng mưa lớn gây lũ lụt, ngược lại có nhiều khu vực lượng mưa ít gây hạn hán vì lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất chịu sự ảnh

+ Các tinh thể băng khá nặng, chúng sẽ rơi khỏi những đám mây, nếu nhiệt độ không khí phía dưới &lt;0 o C các tinh thể băn rơi xuống trở

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 60 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy thu thập những thông tin chứng minh vai trò quan trọng của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã

+ Khí hậu và nguồn nước: Ánh sáng ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống; Nhiệt độ quy định sự thích nghi của sinh vật