• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 22: ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Môn học: Khoa học tự nhiên 6

Thời gian thực hiện: 6 tiết I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống. Gọi tên được một số động vật không xương sống điển hình.

- Nêu được một số lợi ích và tác hại của động vật không xương sống trong đời sống.

- Quan sát hoặc chụp ảnh được một số động vật không xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, xem video để tìm hiểu về đa dạng động vật không xương sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trình bày lợi ích và tách hại của động vật không xương sống trong đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do ĐVKXS gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được sự đa dạng của ĐVKXS.

- Trình bày được vai trò của ĐVKXS với đời sống con người.

- Xác định được triệu chứng một số bệnh do ĐVKXS gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh.

3. Phẩm chất:

- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đa dạng ĐVKXS.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò và các bệnh liên quan tới ĐVKXS.

II. Thiết bị dạy học và học liệu - Video về một số ĐVKXS.

- Gv chia hs thành 4 nhóm và chuẩn bị các tư liệu về các ngành: Ruột khoang, thân mềm, giun, chân khớp. GV cần gợi ý cho HS cách chuẩn bị tư liệu, bao gồm:

+ Hình ảnh và số liệu về sự đa dạng.

(2)

Thủy tức (Ruột khoang)

Sứa

(Ruột khoang)

Giun đũa (Ngành giun)

Trai sông (Thân mềm)

Châu chấu (Chân khớp)

Chuồn chuồn (Chân khớp) GV có thể cho thêm các từ dưới đây để gây nhiễu:

Hến Giun đất Giun dẹp

Ngao Trùng roi

+ Đặc điểm của ngành + Một số tập tính + Vai trò, tác hại

* HS có thể sưu tầm thành các quyển tư liệu

* HS có thể tạo các bài PPT và đặt máy tính ở các góc

* HS có thể tạo mô hình…

 Các sản phẩm này, HS sẽ nộp cho GV trước 1 ngày khi tiến hành bài học để GV thiết kế các góc học tập phù hợp và bổ sung nếu cần thiết.

- PHT so sánh Thực vật và Động vật

Thực vật Động vật

Giống nhau

Khác nhau Thành xenlulozo

(3)

Di chuyển Dinh dưỡng Hệ thần kinh và giác quan

- Bảng đặc điểm nhận biết một số loại Giun gây hại cho cong người và động vật.

Đại diện giun tròn

Đặc điểm so sánh

Nơi sống Con đường xâm nhập Tác hại

Giun Kim Giun đũa Sán dây Sán lá gan

- Bảng đặc điểm một số loài động vật Thân mềm:

Tên động vật Thân mềm Đặc điểm hình thái ngoài Bạch tuộc

Ốc bươu vàng Con trai

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập (5p)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề của bài học là nghiên cứu về ĐVKXS b. Nội dung: HS xếp hình ghép với tên hình (GV có thể cắt hình và chữ ở bảng dưới đây để tạo trò chơi khởi đầu cho HS) (Chú ý: Tùy vào mục đích, GV có thể sử dụng hoặc xóa đi chữ bôi vàng).

Thủy tức (Ruột khoang)

Sứa

(Ruột khoang)

Giun đũa (Ngành giun)

(4)

Trai sông (Thân mềm)

Châu chấu (Chân khớp)

Chuồn chuồn (Chân khớp) GV có thể cho thêm các từ dưới đây để gây nhiễu:

Hến Giun đất Giun dẹp

Ngao Trùng roi

c. Sản phẩm: HS xếp tên vào hình (Có thể đúng/sai) d. Tổ chức thực hiện:

- Để mở đầu tiết học và dẫn vào bài, GV khởi động bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”. HS tham gia cá nhân (3 HS)

- Các hình ảnh + chữ được xếp lộn xộn trên bảng. Yêu cầu: HS xếp tên phù hợp với các hình ảnh.

- GV dẫn vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm và đa dạng ĐVKXS (40p) a. Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm và sự đa dạng của ĐVKXS.

b. Nội dung:

*Nên sử dụng PP góc trong nội dung đa dạng ĐVKXS.

- GV chiếu hình ảnh về thực vật và động vật (slide 1), 2 nhóm ĐV (slide 2) yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

H1. Thực vật và động vật khác nhau ở những đặc điểm nào?

H2. Động vật được chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

- GV đã chuẩn bị sẵn 4 góc học tập của lớp:

+ Ngành ruột khoang + Ngành giun

+ Ngành thân mềm + Ngành chân khớp

 HS sẽ di chuyển đến từng góc và lựa chọn góc phù hợp để nghiên cứu thông tin và hoàn thành PHT trong góc đó.

- Hoàn thành PHT so sánh thực vật với động vật c. Sản phẩm:

- Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống.

- Chúng sống ở khắp nơi trên Trái Đất. Động vật không xương sống đa dạng, gồm nhiều ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…

(5)

Thực vật Động vật Giống nhau Đều có cấu tạo tế bào

Đều có khả năng lớn lên và sinh sản

Khác nhau

Thành

xenlulozo Có Không

Di chuyển Không Có

Dinh dưỡng Tự tổng hợp Sử dụng chất có sẵn Hệ thần kinh

và giác quan Không Có

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh về thực vật và động vật (slide 1), 2 nhóm ĐV (slide 2) yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ H1. Thực vật và động vật khác nhau ở những đặc điểm nào?

+ H2. Động vật được chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

- GV giới thiệu nội dung 2 tìm hiểu về đa dạng ĐVKXS: Yêu cầu HS đến các góc học tập đã được trưng bày, có tài liệu và PHT ở các góc. HS đọc nhanh và lựa chọn góc học tập mà mình yêu thích nhất. Những HS cùng lựa chọn 1 nội dung sẽ tạo thành 1 nhóm nghiên cứu và hoàn thành PHT trong góc đó.

- Sau khi thống nhất ý kiến và hoàn thành PHT, HS sẽ trình bày nội dung PHT trong nhóm trước lớp.

- HS hoạt động cá nhân hoàn thiện PHT so sánh TV và ĐV.

Thực vật Động vật

Giống nhau

Khác nhau

Thành xenlulozo Di chuyển Dinh dưỡng Hệ thần kinh và giác quan

- GV chốt kiến thức cơ bản cho HS.

- Sau khi thống nhất ý kiến và hoàn thành PHT, HS sẽ trình bày nội dung PHT trong nhóm trước lớp.

- GV chốt kiến thức cơ bản cho HS.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ngành Ruột khoang (40p) a. Mục tiêu:

- Biết được động vật không xương sống ngành Ruột khoang dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng.

- Gọi được tên một số động vật ruột khoang điển hình

- Nêu được một số ích lợi và tác hại của động vật ngành Ruột khoang.

(6)

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Đặc điểm nhận biết của động vật ngành Ruột khoang: cơ thể đối xứng tỏa tròn.

- Đa số sống ở biển, số ít sống ở nước ngọt: thuỷ tức.

- Vai trò:

+ Sử dụng làm thức ăn cho con người.

+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác.

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển.

- Tác hại: Một số loài có độc tính gây tổn thương cho con người và động vật khi tiếp xúc.

- Vẽ hình sau vào vở:

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho nhóm bốn HS Sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: đọc SGK mục II.1 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang.

+ Kể tên những đại diện điển hình của động vật ngành Ruột khoang.

+ Mô tả hình dạng của hải quỳ và sứa (Hình 22.2 SGK).

+ Trình bày vai trò và tác hại của động vật ngành Ruột khoang.

+ Quan sát tranh ảnh, mẫu vật và vẽ hình một động vật điển hình của ngành Ruột khoang vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từng HS đọc thông tin sgk, xem video, tranh ảnh, cùng thảo luận với các bạn trong nhóm và thống nhất câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(7)

- HS đánh giá lẫn nhau về hình vẽ đại diện ngành Ruột khoang, tiêu chí: vẽ chính xác, nhìn rõ nét, có chú thích.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các ngành giun (40p) a. Mục tiêu:

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống thuộc các ngành Giun dựa vào quan sát hình ảnh của chúng. Gọi được tên một số động vật ngành Giun điển hình.

- Nêu được một số ích lợi và tác hại của các động vật thuộc các ngành Giun trong thực tiễn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

- Hoàn thành bảng sau:

Đại diện giun tròn

Đặc điểm so sánh

Nơi sống Con đường xâm nhập Tác hại

Giun Kim Giun đũa Sán dây Sán lá gan c. Sản phẩm:

- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.

- Một số ngành giun:

+ Giun dẹp: cơ thể mềm và dẹp

+ Giun tròn: cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không cân đối.

+ Giun đốt: cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

- Các ngành giun đa dạng về hình dạng, kích thước và lối sống.

- Vai trò của động vật ngành giun: Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; làm đất tơi xốp…

- Một số bệnh của ngành giun: gây bệnh cho người và động vật.

Đại diện giun tròn

Đặc điểm so sánh

Nơi sống Con đường xâm nhập Tác hại

Giun Kim Kí sinh ở ruột già người

Qua đường tiêu hóa Gây ngứa, mất chất dinh dưỡng Giun đũa Kí sinh ở ruột non

người

Qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không

Gây tắc ruột, lồng ruột, viêm

(8)

sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh.

tắc ruột, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng

Sán dây Ruột non người, cơ bắp trâu bò

Xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn

Gây rối loạn tiêu hóa đau bụng, buồn nôn.

Sán lá gan Ký sinh trong gan, mật của trâu bò

Xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn

Đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, chán ăn - Cách phòng tránh các bệnh do sán dây, sán lá gan, giun đũa,… gây nên:

+ Vệ sinh môi trường định kì.

+ Vệ sinh cá nhân hằng ngày.

+ Ăn chín, uống sối, không ăn đồ sống, đồ ăn không hợp vệ sinh: tiết canh, nem chua, rau sống, các loại gỏi,…

+ Tẩy giun 2 lần/năm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ NV1

- GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Đọc SGK mục II.2 và trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên các ngành Giun và đại diện của mỗi ngành. Nêu các đặc điểm nhận biết Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt?

+ Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết sán dây, giun đũa, giun đất?

+ Trình bày sự đa dạng của các ngành Giun?

NV2

- GV chiếu video cho HS xem hoặc yêu cầu HS kể tên các bệnh do giun, sán gây ra: kể tên các bệnh, triệu chứng và nêu các biện pháp phòng tránh bệnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Thảo luận nhóm và đưa ra kiến thức chung của nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm dựa vào các tiêu chí như: phân công nhiệm vụ, thảo luận, báo cáo, trả lời câu hỏi,...

- GV kết luận kiến thức về động vật ngành giun.

(9)

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu ngành thân mềm (40p) a. Mục tiêu:

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống ngành Thân mềm dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mẫu ngâm) của chúng. Gọi được tên một số động vật không xương sống ngành Thân mềm điển hình.

- Nếu được một số ích lợi và tác hại của động vật ngành Thân mềm trong thực tiễn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

- Hoàn thành bảng sau:

Tên động vật Thân mềm Đặc điểm hình thái ngoài Bạch tuộc

Ốc bươu vàng Con trai

- HS xếp hình ghép với tên hình và vai trò (GV có thể cắt hình và chữ ở bảng dưới đây để tạo trò chơi cho HS) (Chú ý: Tùy vào mục đích, GV có thể sử dụng hoặc xóa đi chữ bôi vàng.

Hình ảnh Tên gọi Vai trò và tác

hại 1. Trai sông

2. Ốc biêu 3. Hà 4. Mực 5. Hàu 6. Bạch tuộc

i. Làm thức ăn cho con người.

ii. Gây hại cho cây trồng.

iii. Lọc sạch nước.

(Lưu ý: Một số loài có thể có nhiều vai trò và tác hại)

c. Sản phẩm:

- Đặc điểm nhận biết: Cơ thể mềm, không phân đốt. Đa số bên ngoài vỏ cứng.

- Ví dụ: con sò, con trai, con ốc, con mực. con bạch tuộc, con hàu…

- Ngành thân mềm có số loài lớn, đa dạng về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

- Vai trò: Làm thức ăn cho con người, động vật; lọc sạch nước bẩn…

- Tác hại: Phá hoại cây trồng (như ốc sên).

Tên động vật Thân mềm Đặc điểm hình thái ngoài

Bạch tuộc Thân ngắn, mềm, hình ovan, có 8 xúc tua, trên các xúc tua có các giác mút bám chặc vào vật.

(10)

Ốc bươu vàng Thân mềm giấu trong vỏ đá vôi lớn, miệng có nắp đậy, chân bụng

Con trai

Hai mảnh vỏ, chân hình lưỡi rìu,có màu hơi vàng, có tác dụng giúp nó di chuyển trong cát, vỏ gồm 2 mảng được gắn với nhau bởi dây chằng, vỏ có lớp sừng bao bọc bên ngoài, bên trong vỏ có lớp xà cừ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ NV1

- GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”, yêu cầu HS đọc SGK mục II.3, quan sát hình 22.4 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả những đặc điểm hình thái của ba loài động vật có trong hình 22.4 SGK.

+ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm,

+ Xem video/ quan sát tranh ảnh, mẫu vật và lập bảng về những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát được.

NV2

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS hoạt động nhóm 3 - 4 HS, thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Hãy gọi tên các động vật trong hình 22.5 SGK và nêu vai trò của các động vật đó.

+ Hãy kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương em. Nêu vai trò của các loài đó trong thực tiễn.

- Hoàn thành bảng học tập và hoàn hiện trò chơi ghép hình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- NV1: HS thực hiện nhiệm vụ theo từng cặp đôi, viết kết quả ra giấy.

- NV2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó thảo luận nhóm để rút ra kết quả, viết vào giấy A3 hoặc A4.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm đọc điểm số và đánh giá nhóm bạn.

- HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung ý kiến cho câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV tổng hợp một số kiến thức về đặc điểm nhận biết động vật ngành Thân mềm.

Hoạt động 2.5: Tìm hiểu ngành chân khớp (40p) a. Mục tiêu:

(11)

- Nhận biết được các nhóm động vật ngành Chân khớp dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật ngâm) của chúng. Gọi được tên một số động vật ngành chân khớp điển hình.

- Nêu được một số ích lợi và tác hại của động vật ngành Chân khớp trong thực tiễn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.

- HS xếp hình ghép với tên hình và vai trò (GV có thể cắt hình và chữ ở bảng dưới đây để tạo trò chơi cho HS) (Chú ý: Tùy vào mục đích, GV có thể sử dụng hoặc xóa đi chữ bôi vàng).

Đáp án để ghép hình ảnh: ve bò, ong, mọt ẩm, ve sầu, bọ ngựa, ruồi.

c. Sản phẩm: - Đặc điểm nhận biết: Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

- Chân khớp là ngành đa dạng nhất về số lượng loài.

- Vai trò ngành chân khớp:

+ Làm thức ăn cho con người (tôm, cua…) + Thụ phấn cho cây trồng (ong mật…) - Tác hại ngành chân khớp:

+ Làm hại cây trồng (châu chấu, cào cào…) + Lây truyền các nguy hiểm (ruồi, muỗi,…)

- Đáp án ghép hình: a – mọt ẩm, b – ruồi, c – ve bò, d – ve sầu, e – bọ ngựa, g – ong.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ NV1

(12)

- Sử dụng kĩ thuật “think - pair - share”, GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi, đọc mục II.4 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Hãy gọi tên các động vật trong hình 22.6 SGK, mô tả đặc điểm hình thái của chúng. Nêu lợi ích và tác hại của các động vật đó.

+ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được các động vật thuộc ngành Chân khớp + Nêu vai trò và tác hại của động vật ngành Chân khớp.

NV2

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 – 4 HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Gọi tên các động vật trong hình 22.7 SGK. Nêu vai trò và tác hại của các động vật đó.

+ Quan sát mẫu vật thật hoặc lọ ngâm mẫu vật, mẫu khô, mô hình,... và mô tả hình thái ngoài của đại diện thuộc ngành Chân khớp mà em quan sát được.

+ Hãy lấy ví dụ động vật chân khớp có ở địa phương em và nêu lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.

- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi ghép hình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Tiến hành ghép hình theo hoạt động cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

3. Hoạt động 3. Luyện tập (40p)

a) Mục tiêu: Luyện tập kiến thức các nội dung được học trong bài.

b) Nội dung: GV giao bài tập, HS vận dụng kiến thức trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoặc theo cặp trả lời các câu hỏi:

1. Đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là

A. đều có khả năng tự dưỡng. B. cơ thể đều có cấu tạo từ tế bào.

C. tế bào đều có màng cellulose. D. đều có khả năng di chuyển.

=> Trả lời: Đáp án B

2. Động vật khác thực vật ở những điểm nào sau đây?

(1) Môi trường sống ơ nước, trên mặt đất.

(2) Tế bào không có thành cellulose.

(3) Dinh dưỡng dị dưỡng.

(4) Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

(5) Đa số có khả năng di chuyển.

A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (5).

(13)

=> Trả lời: Đáp án D. (2), (3), (5).

NGÀNH RUỘT KHOANG

3. Đặc điểm nào dưới đây là của ngành Ruột khoang?

A. Đối xứng hai bên. B. Đối xứng lưng - bụng.

C. Đối xứng tỏa tròn. D. Đối xứng trước - sau.

=> Trả lời: Đáp án C

4. Môi trường sống của đa số ruột khoang là

A. ở biển. B. trên cạn.

C. nước ngọt. D. trong đất.

=> Trả lời: Đáp án A

5. Ngành Ruột khoang gồm nhóm các đại diện nào dưới đây?

A. Trùng giày, trùng roi, thủy tức, san hô.

B. Thủy tức, san hô, sứa, hải quỳ.

C. Thủy tức, hải quỳ, giun đất, giun đũa.

D. Thủy tức, san hô, trùng roi, giun đất.

=> Trả lời: Đáp án B

6. Thủy tức có hình dạng là

A. hình trụ dài. B. hình cầu.

C. hình đĩa. D. hình vuông.

=> Trả lời: Đáp án A

7. Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?

A. Đối xứng lưng - bụng. B. Đối xứng tỏa tròn.

C. Đối xứng hai bên. D. Đối xứng hình sao.

=> Trả lời: Đáp án B

8. Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?

A. Tự dưỡng. B. Dị dưỡng.

C. Kí sinh. D. Cộng sinh.

=> Trả lời: Đáp án B

9. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào sống ở nước ngọt?

A. Sứa. B. San hô.

C. Thủy tức. D. Hải quỳ.

=> Trả lời: Đáp án C

10. Trong các động vật ruột khoang dưới đây, loài nào tạo cảnh quan ở biển?

A. Sứa. B. San hô.

C. Thủy tức. D. Hải quỳ.

=> Trả lời: Đáp án A

11. Đại diện ruột khoang nào dưới đây có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội?

A. Hải quỳ. B. San hô.

C. Thủy tức. D. Sứa.

(14)

=> Trả lời: Đáp án D

12. Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,... sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

=> Trả lời: Khi sống trong môi trường san hô có màu sắc sặc sỡ, các loài động vật cũng biến đổi màu sắc để phù hợp với môi trường để ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù cũng như ngụy trang để bắt mồi.

CÁC NGÀNH GIUN

13. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của các ngành Giun?

A. Cơ thể dài.

B. Đối xứng hai bên.

C. Có lớp vỏ cứng bảo vệ cơ thể.

D. Phân biệt đầu thân.

=> Trả lời: Đáp án C

14. Giun dẹp có đặc điểm là A. cơ thể dẹp và mềm.

B. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

C. cơ thể dài, phân đốt.

D. cơ thể có các đôi chi bên.

=> Trả lời: Đáp án A

15. Giun tròn có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể dài, phân đốt.

B. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

C. cơ thể dẹp và mềm.

D. cơ thể có các đôi chi bên.

=> Trả lời: Đáp án B

16. Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây?

A. cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt.

B. cơ thể dẹp và mềm.

C. cơ thể hình ống, mềm, không phân đốt.

D. cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

=> Trả lời: Đáp án D

17. Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người?

A. Dạ dày. B. Ruột già.

C. Ruột non. D. Ruột thừa.

=> Trả lời: Đáp án C

18. Cơ thể giun đũa có dạng

A. hình ống. B. hình thoi.

C. hình bầu dục. D. hình dẹp.

=> Trả lời: Đáp án B

19. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

(15)

A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.

B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.

=> Trả lời: Đáp án B

20. Hãy nối tên ngành Giun với tên đại diện ngành Giun cho phù hợp.

=> Trả lời: 1 - B; 2 - C; 3 - A.

21. Hãy nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.

=> Trả lời:

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Rửa rau, quả sạch trước khi ăn; nên ngâm rau, quả bằng nước muối loãng.

- Không sử dụng phân tươi để bón cho cây.

- Không cho trẻ con chơi nghịch đất bẩn.

- Nên tẩy giun 1 - 2 lần/năm.

22. Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

=> Trả lời:

- Giun đũa đẻ nhiều (200 000 trứng/ngày), trứng giun đũa có khả năng phát tán rộng và không bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên.

- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống còn thấp nên ở nước ta tỉ lệ mắc bbeenhj giun đũa cao.

23. Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ bệnh giun sán?

=> Trả lời:

- Rau trồng ở ngoài môi trường nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun, sán.

- Người ăn rau chưa rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, ăn các loại rau sống,...

- Do đó, khi ăn rau nói chung và đặc biệt là rau sống cần rửa ra thật sạch.

24. Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông?

=> Trả lời:

Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun có cấu trúc hạt tròn làm tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

NGÀNH THÂN MỀM

25. Thân mềm có những đặc điểm chung nào dưới đây?

(1) Phân bố ở nước ngọt.

(2) Cơ thể mềm, không phân đốt.

(3) Đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài.

(16)

(4) Có khả năng di chuyển rất nhanh.

A. (1), (2). B. (1), (3).

C. (3), (4). D. (2), (3).

=> Trả lời: Đáp án D

26. Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hình thái. (2) Số lượng loài.

(3) Kiểu dinh dưỡng. (4) Môi trường sống.

A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (4).

=> Trả lời: Đáp án A

27. Mực khác bạch tuộc ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có thân mềm. B. Sống ở biển.

C. Có mai cứng ở lưng. D. Có giá trị thực phẩm.

=> Trả lời: Đáp án C

28. Con sò khác con mực ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Sống ở biển. B. Có 2 mảnh vỏ.

C. Có giá trị thực phẩm. D. Có thân mềm.

=> Trả lời: Đáp án B

29. Con ốc sên có đặc điểm nào dưới đây?

A. Di chuyển nhanh. B. Cơ thể phân đốt.

C. Có mai cứng ở lưng. D. Có vỏ cứng bên ngoài cơ thể.

=> Trả lời: Đáp án D

30. Đại diện thân mềm nào dưới đây sống trên cạn?

A. Nghêu. B. Bạch tuộc.

C. Sò. D. Ốc sên.

=> Trả lời: Đáp án D

31. Đại diện thân mềm nào dưới đây có giá trị xuất khẩu cao?

A. Mực. B. Ốc.

C. Ốc sên. D. Trai sông.

=> Trả lời: Đáp án A

32. Đại diện thân mềm nào dưới đây gây hại cho cây trồng?

A. Bạch tuộc. B. Ốc bươu vàng.

C. Mực. D. Con sò.

=> Trả lời: Đáp án B

33. Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm.

B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể.

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt.

D. Di chuyển được.

(17)

=> Trả lời: Đáp án C

34. Ở các chợ địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm?

Loài nào có giá trị xuất khẩu?

=> Trả lời:

Gợi ý:

- Các loài thân mềm được bán làm thực phẩm ở chợ địa phương gồm: trai, ngao, sò, ốc, hến, mực,...

- Các loài có giá trị xuất khẩu gồm: mực, sò huyết, nghêu,...

35. Ốc sên và ốc bươu vàng là những loài gây hại cho cây trồng. Làm thế nào để hạn chế sự phá hoại của các động vật này?

=> Trả lời:

Để hạn chế sự phá hoại của ốc sên và ốc bươu vàng, chúng ta cần bắt và tiêu diệt chúng ở các giai đoạn từ trứng đến trưởng thành.

NGÀNH CHÂN KHỚP

36. Những đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

(1) Có bộ xương ngoài bằng chất kitin.

(2) Cơ thể mềm, hình dạng khác nhau.

(3) Các chân phân đốt, có khớp động.

(4) Không có khả năng di chuyển.

A. (1), (2). B. (3), (4).

C. (1), (3). D. (2), (4).

=> Trả lời: Đáp án C

37. Tôm và cua đều được xếp vào động vật ngành Chân khớp vì cả hai đều A. sống ở nước, có khả năng di chuyển nhanh.

B. có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.

C. có số lượng cá thể nhiều và có giá trị thực phẩm.

D. là các động vật không xương sống, sống ở nước.

=> Trả lời: Đáp án B

38. Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin.

B. Các chân phân đốt, có khớp động.

C. Có vai trò quan trọng trong thực tiễn.

D. Cơ thể có hai đôi cánh.

=> Trả lời: Đáp án D

39. Những đại diện nào dưới đây thuộc ngành Chân khớp?

A. Ong, ruồi, ve sầu, bọ ngựa.

B. Nhện, tôm, sò huyết, mực.

C. Cua, bạch tuộc, châu chấu, sứa.

D. Tôm, mực, cua, cá.

=> Trả lời: Đáp án A

(18)

40. Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?

A. Ong mật. B. Ve sầu.

C. Bọ ngựa. D. Châu chấu.

=> Trả lời: Đáp án A

41. Động vật chân khớp nào dưới đây là vật lây truyền bệnh nguy hiểm cho con người?

A. Mọt ẩm. B. Ve sầu.

C. Muỗi. D. Tôm.

=> Trả lời: Đáp án C

42. Động vật chân khớp nào dưới đây phá hoại mùa màng?

A. Ruồi. B. Ve bò.

C. Nhện. D. Châu chấu.

=> Trả lời: Đáp án D

43. Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Giai đoạn bướm. B. Giai đoạn sâu non.

C. Giai đoan nhộng. D. Giai đoạn trứng.

=> Trả lời: Đáp án B

44. Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đa dạng về môi trường sống.

B. Số lượng loài ít.

C. Đa dạng về lối sống.

D. Đa dạng về hình thái.

=> Trả lời: Đáp án D

45. Kể tên một số động vật ngành Chân khớp có ở địa phương em và nêu lợi ích hoặc tác hại của chúng.

=> Trả lời:

Một số động vật ngành Chân khớp có ở địa phương em: tôm, cua, ong, châu chấu, ruồi, muỗi,...

- Lợi ích: Tôm, cua làm thức ăn cho con người. Ong thụ phấn cho cây trồng.

- Tác hại: Châu chấu phá hại ngô, lúa, cỏ chăn nuôi; ruồi, muỗi lây truyền các bệnh nguy hiểm cho con người.

46. Nêu một số biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ở địa phương em.

=> Trả lời:

Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an oàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích. Có thể dùng biện pháp cơ giới để diệt sâu bọ có hại hoặc dùng thiên địch, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

47. Lập bảng về các ngành động vật không xương sống theo mẫu bảng sau:

Ngành Động vật không xương sống Đặc điểm nhận biết Đại diện Vai trò và tác hại

(19)

=> Trả lời:

Ngành Động vật không xương sống

Đặc điểm nhận biết Đại diện Vai trò và tác hại

Ngành Ruột khoang

Cơ thể đối xứng tỏa tròn. Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô.

- Lợi ích:

+ Làm thức ăn cho con người.

+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác.

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển.

- Tác hại:

+ Một số loài có độc tính cao có thể gây tổn thương cho động vật và con người khi tiếp xúc.

+ Một số loài gây ngứa cho con người khi tiếp xúc.

Ngành Giun Động vật không xương sống; cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân.

Giun dẹp, giun tròn, giun đốt.

- Lợi ích:

+ Đối với nông, lâm nghiệp:

làm tơi xốp, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm thức ăn cho con người (rươi).

- Tác hại: gây nhiều bệnh cho người và động vật.

Ngành Thân mềm

Cơ thể mềm và không phân đốt. Đa số các loài có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.

Ốc sên, mực, sò.

- Lợi ích: làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn,...

- Tác hại: gây hại cho cây trồng (ốc sên).

Ngành Chân khớp

Có bộ xương ngoài bằng chất kitin; các chân phân đốt, có khớp động.

Tôm, cua, nhện, châu chấu,...

- Lợi ích: làm thức ăn cho con người (tôm, cua), thụ phấn cho cây trồng (ong).

- Tác hại: gây hại cho cây trồng (châu chấu), lây truyền các

(20)

bệnh nguy hiểm cho con người (ruồi, muỗi).

4. Hoạt động 4. Vận dụng (5p) a) Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường b) Nội dung: dọn vệ sinh lớp, vấn đáp 1 số vấn đề c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi:

- Tìm hiểu về chuồn chuồn

- Lấy ví dụ về các loài động vật không xương sống có ở địa phương.

+ HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo nhóm và cá nhân Báo cáo kết quả học tập và thảo luận

+ HS báo cáo việc dọn dẹp

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Giáo viên cho điểm ở các nhóm.

+ GV tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực, nghiêm túc; phê bình cá nhân, nhóm chưa nghiêm túc trong giờ rút kinh nghiệm trong các tiết sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nêu được một số lợi ích, tác hại của động vật không xương sống trong đời số- - Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật không xương sống

b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân để kiểm tra kiến thức của học sinh về động vật. Học sinh quan sát hình ảnh một số loài động vật và xếp vào nhóm động vật không

- Học sinh tự xác định được các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, di chuyển, sinh sản của một số động vật thuộc ngành Thân mềm1. - Nhận biết được một số động vật thuộc ngành

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống thuộc các ngành Giun dựa vào quan sát hình ảnh của chúng. Gọi được tên một số động vật ngành Giun điển hình. - Nêu

- Nêu được một số lợi ích, tác hại của động vật không xương sống trong đời số- - Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật không xương sống

- Vẽ được mẫu vật đơn giản có tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm gần giống mẫu - Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng

Tầm quan trọng thực tiễn Tên các loài 1.. Có giá trị xuất

Tuy nhiên, cấu trúc rạn điển hình với thành phần loài san hô tạo rạn phong phú tập trung ở vùng biển Nam Trung bộ2. Bắc Bộ và vùng biển Bắc Trung bộ, đông Nam bộ có rạn