• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8/11/2020 Ngày giảng: 12/11/2020

Từ tiết 19 đến tiết 22

CHỦ ĐỀ THÂN MỀM

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ: THÂN MỀM BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Gồm các bài:

- Bài 18: Trai sông

- Bài 19,20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm - Bài 21: Đặc điểm chung của ngành thân m

BƯỚC: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Mục tiêu chủ đề 1.1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của trai sông, đại diện cho ngành Thân mềm

- Hiểu Thân mềm đa dạng về loài, chủ yếu vùi lấp tròn bùn, di chuyển chậm

- Học sinh nhận biết được vai tròcủa ngành Thân mềm đối với đời sống. Từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường sống của chúng.

1.2. Kĩ năng

- Quan sát một số đại diện của ngành Thân mềm

- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

- Biết được vai trò của ngành thân mềm 1.3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.

- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường

(2)

1.4. Định hướng các năng lực được hình thành Năng lực tự học

- Học sinh tự xác định được các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, di chuyển, sinh sản của một số động vật thuộc ngành Thân mềm

- Nhận biết được một số động vật thuộc ngành Thân mềm - Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn

Năng lực giải quyết vấn đề

Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...

Năng lực tự quản lí - Quản lí bản thân:

+ Thời gian: Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp.

+ Biết cách thực hiện các biện pháp phòng chống, biết bảo vệ bản thân, gia súc trước tác hại của động vật giun dẹp.

- Quản lí nhóm:

Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân NL giao tiếp

- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, HS với người dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo

NL hợp tác

- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV

- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.

NL sử dụng CNTT và truyền thông

- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin NL sử dụng ngôn ngữ

- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: Cơ trai, khoang áo, mang, bản lề..

(3)

- Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu prorecter; hệ thống tranh ảnh minh họa

- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ - Các video clip sưu tầm liên quan đến chủ đề

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,

BƯỚC 3: BẢNG MÔ TẢ

Mức độ nhận thức Các năng

lực/ KN cần hướng tới Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Mô tả được hình dạng, cấu tạo và đặc điểm sinh lí của một số đại diện thuộc ngành Thân mềm

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo cơ thể của ngành thân mềm thích nghi với lối sống vùi lấp, di chuyển chậm

- Hiểu được vai trò của ngành thân mềm.

- Chứng minh sự đa dạng, phong phú của động vật thuộc ngành thân mềm

- Đưa ra được các biện pháp bảo vệ sự đa dạng ngành thân mềm - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến ngành thân mềm

- NL định nghĩa - NL quan sát

- NL so sánh

- NL tư duy

- NL giải

quyết vấn đề

(4)

BƯỚC 5: XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ STT Mức độ nhận biết

1 - Kể tên một số động vật thuộc ngành thân mềm?

2 - Nơi sống của ngành thân mềm

3 - Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trai sông STT Mức độ hiểu

1 - Giải thích đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi với lối sống di chuyển chậm

2 - Phân tích đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi vùi lấp 3 - Giả thích cách dinh dưỡng của trai sông

STT Mức độ vận dụng thấp

1 - Hãy chứng minh động vật thân mềm đa dạng, phong phú?

2 - Vì sao nói ngành này lại có tên là thân mềm?

3 Đặc điểm nào của thân mềm thích nghi với đời sống kí sinh?

4

Hãy giải sự phát triển của trai sông?

STT Mức độ vận dụng cao

1 Nêu Vai trò của ngành thân mềm với đời sống con người? Từ đó hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ ?

2 - Giả thích vai trò lọc nước của trai sông

3 Để bảo vệ sự đa dạng của thân mềm ta cần làm gì

BƯỚC 6: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(5)

Ngày soạn: 8/11/2020 Ngày dạy: 12/11/2020

Tiết 19:

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

- HS nắm được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát.

- Nắm được các đặc điểm di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trai.

- Hiểu rõ khái niệm: áo, cơ quan áo.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 18.2; 18.3; 18.4 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật: con trai, vỏ trai.

III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, nêu gải quyết vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm……

IV.Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

1. Đặt mẫu vật gồm các con trai sống và chết lẫn lộn rồi gọi 1 em lên phân loại trai sống và chết.

2. Quan sát tìm sự khác nhau giữa trai sống và trai chết.

3.Tại sao trai chết lại mở vỏ?(GV gợi ý bộ phận nào phụ trách việc đóng mở vỏkhi chết  cơ mất khả năng co giãn nên vỏ mở).

GV dẫn dắt :Làm thế nào để mở vỏ trai còn sống để quan sát bên trong cơ thể trai bài mới GV giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Giới thiệu đại diện nghiên cứu là con trai sông.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

(6)

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của vỏ và cơ thể trai. Giải thích các khái niệm; áo, khoang áo.

B1: GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.

? Trai song sống ở đâu

B2: GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.

? Hãy phân biệt đầu và đuôi trai sông B3: GV giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận.

? Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?

? Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

? Trai chết thì mở vỏ, tại sao?

B4: GV tổ chức thảo luận giữa các nhóm.

- GV giải thích cho HS vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng. ( do các miếng nhỏ hình lục giác chứa tinh thể canxi cacbonat, bề ngoài óng ánh của lớp vỏ do lớp tinh thể này chỉ dày 0,5 micromet khi ánh sáng chiếu vào có sự phản xạ) GV: Chiếu hình ảnh một số ứng dụng của lớp xà cừ

GV: Yêu cầu HS hoàn thành chú thích về cơ thể trai

HS: HOạt động cá nhân Hoạt động 2: Di chuyển

Mục tiêu: Nắm được trai di chuyển như thế nào?

B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

? Trai di chuyển như thế nào?

B2: GV chốt lại kiến thức

B3: GV mở rộng: chân thò theo hướng nào, thân chuyển động theo hướng đó.

Hoạt động 3: Dinh dưỡng

Mục tiêu: Nắm được hoạt động dinh dưỡng của trai.

B1: GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm và trả lời:

? Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai?

1. Hình dạng cấu tạo a. Vỏ trai

- Có 2 mảnh vỏ, gồm 3 lớp:

+ Lớp sừng.

+ Lớp đá vôi.

+ Lớp xà cừ.

b. Cơ thể trai

- Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài

- Cấu tạo:

+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước + Giữa tấm mang

+ Trong là thân trai - Chân rìu.

2. Di chuyển

- Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển.

3. Dinh dưỡng

- Thức ăn: động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.

- Oxi trao đổi qua mang.

4. Sinh sản - Trai phân tính.

- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

(7)

? Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?

B2: GV chốt lại kiến thức.

? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

Nếu HS không trả lời được, GV giải thích vai trò lọc nước.

? Có trường hơp ăn ốc, sò bị ngộ độc

( Do nguồn nước bị ô nhiễm ). Đề xuất biện pháp bảo vệ

GV: Cách dinh dưỡng thụ động ảnh hưởng tới cấu tạo cơ thể trai như thế nào?

( Đầu trai tiêu giảm ) Hoạt động 4: Sinh sản

Mục tiêu: Nắm được hoạt động sinh sản của trai.

? Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?

? Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?

- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- HS làm bài tập trắc nghiệm Khoanh tròn vào câu đúng:

1. Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.

2. Cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai, thân trai và chân trai.

3. Trai di chuyển nhờ chân rìu.

4. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.

5. Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

-Vì sao tự nhiên trai không thả mà có ở ao?

4.Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”.

- Sưu tầm tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.

V. Rút kinh nghiệm bài học:

………

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống thuộc các ngành Giun dựa vào quan sát hình ảnh của chúng. Gọi được tên một số động vật ngành Giun điển hình. - Nêu

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

Baøi 21 : ÑAËC ÑIEÅM CHUNG VAØ VAI TROØ : ÑAËC ÑIEÅM CHUNG VAØ VAI TROØ CUÛA NGAØNH THAÂN MEÀM.. CUÛA NGAØNH

Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra được đặc điểm nhân cách của từng nhóm xã hội như: học sinh, sinh viên, nông dân… song các tác giả chưa chỉ ra sự

- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.. - Học

- Nắm được đặc điểm của một số đại diện khác của ngành thân mềm, sự đa dạng của ngành thân mềm, giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm.. - Thực hành quan sát

Tầm quan trọng thực tiễn Tên các loài 1.. Có giá trị xuất