• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 10, 11 Ngày soạn: 09/11/2021

Tiết: 19, 20, 21, 22 Ngày dạy: 13/11/2021

Chủ đề: NGÀNH THÂN MỀM A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

1. Mô tả chủ đề: Chủ đề gồm các nội dung/bài Bài 18: Trai sông

Bài 19: Một số thân mềm khác

Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm 2. Mạch kiến thức chủ đề

Tiết 1: Trai sông

Tiết 2: Một số thân mềm khác

Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số thân mềm Tiết 4: Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, cách dinh dưỡng, sinh sản của trai sông.

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn, cát, ít di chuyển.

- Nắm được đặc điểm của một số đại diện khác của ngành thân mềm, sự đa dạng của ngành thân mềm, giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm.

- Thực hành quan sát trên mẫu vật đã chuẩn bị sẵn các đại diện của thân mềm về cấu tạo ngoài.

- Nắm được đặc điểm chung của ngành thân mềm, nêu được các vai trò của ngành thân mềm.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình, mẫu vật, nhận xét, mô tả, phân tích rút ra kiến thức.

- Kĩ năng sử dụng kính lúp, dụng cụ mổ động vật không xương sống.

- Kỹ năng viết bản thu hoạch.

- Kỹ năng hoạt động nhóm, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm.

3. Thái độ:

- GD ý thức nghiêm túc, cẩn thận, yêu thích bộ môn.

- GD ý thức bảo vệ, phát triển, khai thác các thân mềm hợp lí, và hướng nghiệp.

4. Nội dung trọng tâm

- Hình dạng ngoài, cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông.

- Sự đa dạng của ngành thân mềm.

- Quan sát cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài của một số thân mềm.

- Đặc điểm chung, vai trò thực tiễn của thân mềm.

5. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý.

- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác.

- Năng lực về công cụ lao động: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

b. Năng lực chuyên biệt: Bảng mô tả năng lực phát triển học sinh.

Nhóm năng lực Năng lực thành phần Kí hiệu

Nhóm NLTP liên - Trình bày được đặc điểm hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng và K1

(2)

quan đến sử dụng kiến thức sinh học.

sinh sản của trai sông

- Kể tên, đặc điểm sống và tập tính của một số thân mềm.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài một số đại diện của thân mềm.

- Trình bày những đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của thân mềm.

- Trình bày được mối quan hệ giữa kiến thức đã học K2 - Xác định nhiệm vụ học tập thông qua việc chuẩn bị bài. K3 - Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế K4

Tìm hiểu thông tin SGK và quan sát hình N1

Nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học

Quan sát thực nghiệm, đề xuất được các vấn đề nghiên cứu:

Hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng…

N2 Truyền đạt kết quả rõ ràng vào báo cáo thu hoạch. N7

Làm được thí nghiệm kiểm chứng . N4

Biết cách quan sát và ghi chép kết quả quan sát. N5 Nhóm NLTP về

kĩ năng thực hành sinh học.

Biết sử dụng một số dụng cụ mổ động vật không xương sống. KN4 Biết vẽ các hình ảnh khi quan sát trực tiếp trên mẫu vật. KN5 Biết mô tả chính xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng

thuật ngữ sinh học KN6

Nhóm NLTP về thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Thực hiện các nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. T1 Sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm. T3 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ hình 18.1 đến hình 21 SGK

- Mẫu vật: trai sông, vỏ ốc cưa đôi, mẫu ngâm hoặc mẫu sống một số đại diện khác, mai mực.

- Phiếu học tập:

Phiếu học tập “Tìm hiểu sự sinh sản và phát triển của trai sông”

1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống để hoàn thành sơ đồ vòng đời trai sông

2. Nêu ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

3. Nêu ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào da và mang cá?

- Bộ dụng cụ mổ động vật không xương sống, khay mổ, kính lúp.

- Bảng phụ, máy chiếu.

- Bảng phụ: Kẻ bảng bảng 2 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài mới trước ở nhà.

- Mẫu vật: trai sông, mẫu sống một số đại diện thân mềm khác, mai mực (theo nhóm).

(3)

- Tìm hiểu vai trò của thân mềm. Sưu tầm vỏ thân mềm.

- Kẻ bảng 2 SGK vào vở.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá Nội dung Nhận biết

MĐ1 Thông hiểu

MĐ2 Vận dụng

MĐ3 Vận dụng cao

MĐ4

Trai sông

- Đặc điểm hình dạng, cấu tạo của trai sông

- Đặc điểm về dinh dưỡng, sinh sản của trai sông

- Vai trò, chức năng của các phần cơ thể - Sơ đồ vòng đời của trai sông

- Giải thích một số vấn đề thực tiễn

- Ý nghĩa cách dinh dưỡng

Tai sao nhiều ao nuôi cá tự nhiên có trai?

Một số thân mềm khác

Môi trường sống và tập tính của một số thân mềm Quan sát

cấu tạo ngòai

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thân mềm

Cách xác định tuổi trai

Vì sao nói ốc sên có hại cho cây

Đặc điểm chung

Tại sao mực di chuyển nhanh lại được xếp cùng ngành với ốc sên bò rất chậm Vai trò ý nghĩa thực tiễn

của ngành thân mềm

Các thân mềm có hại

III. Tổ chức các hoạt động học tập

Tiết 1: TRAI SÔNG (Ngày dạy: 13/11/2020)

* Kiểm tra bài cũ (Không) A. Khởi động

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (2 phút)

1. Mục tiêu: GV đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới.

2. Phương pháp, kỹ thuật: Đặt câu hỏi, động não.

3. Hình thức tổ chức: Cả lớp.

4. Phương tiện: Máy chiếu, tranh ảnh về trai sông và một số thân mềm khác.

5. Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu về ngành thân mềm nói chung và trai sông nói riêng.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT

Chủ đề:

NGÀNH THÂN

MỀM Tiết 1 : TRAI SÔNG

- GV chiếu câu đố:

Áo ngoài cũng quý, ruột trong cũng quý Áo ngoài bẩy sắc cầu vồng.

Ruột trong lóng lánh hồng hồng châu sa Thời Bắc thuộc nước Nam ta Nhân dân khổ cực quan nha người Tàu.

Đó là con gì ?

- GV chiếu hình ảnh một số động vật ngành thân mềm, giới thiệu: Con trai thuộc ngành thân mềm, ngoài ra còn một số đại diện khác,

- HS trả lời câu đố:

con trai

- HS trả lời: sò, ốc sên, mực, bạch tuộc, ốc bươu.

NL tư duy, NL tự

quản lý

(4)

hãy quan sát và nêu tên các đại diện khác của ngành thân mềm?

- GV giới thiệu: Nêu Ở nước ta thân mềm rất đa dạng và phong phú và phân bố ở khắp các môi trường: biển, sông, ao, hồ, trên cạn…Là nhóm ĐV chủ yếu có lối sống thụ động; trai sông là đại diện điển hình cho lối sống đó của thân mềm. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.

- HS lắng nghe.

B. Hình thành kiến thức

Hoạt động 2: Hình dạng, cấu tạo (16 phút)

1. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo của trai sông.

2. Phương pháp, kỹ thuật: Trực quan, dạy học nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.

3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

4. Phương tiện dạy học: Mẫu vật trai sông, hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK, video về hoạt động hút thải nước của trai sông, hình ảnh nghề ngọc trai và khảm xà cừ, máy chiếu.

5. Sản phẩm: HS trình bày được hình dạng, cấu tạo vỏ và cấu tạo cơ thể của trai sông.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT

(15 phút)

* Trai sống ở đáy ao hồ, sông ngòi, bò và ẩn nửa mình trong bùn cát.

I. Hình dạng, cấu tạo.

1. Vỏ trai.

- Vỏ trai có 2 mảnh vỏ gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Nhờ dây chằng ở bản lề cùng với 2 cơ khép vỏ → điều chỉnh đóng mở vỏ.

- Vỏ có cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp sừng: ở ngoài.

+ Lớp đá vôi: ở giữa.

+ Lớp xà cừ óng ánh: ở phía trong.

- GV chiếu hình trai sông và hỏi:

? Trai sông sống ở đâu?

- GV cho HS xác định đầu đuôi trên cơ thể trai.

- GV chiếu hình 18.1 (tranh câm), yêu cầu HS quan sát kết hợp đọc thông tin trong SGK chú thích vào hình vẽ?

- GV gọi một vài HS chỉ trên mẫu vật.

- GV bổ sung và giới thiệu: vòng tăng trưởng ở vỏ, dựa vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai, người ta có thể xác định tuổi trai.

- GV chiếu hình ảnh vỏ trai đã đã tách làm đôi, hỏi: Vỏ trai gồm mấy mảnh, được gắn với nhau nhờ bộ phận nào?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV chiếu hình ảnh hoạt động đóng mở vỏ trai, hỏi: Tại sao vỏ trai có thể đóng mở được?

- GV nhận xét, chiếu hình ảnh cơ khép vỏ, chốt kiến thức.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm (1 phút), trả lời câu hỏi:

- HS nêu được: Sống ở đáy ao hồ, sông ngòi, bò và ẩn nửa mình trong bùn cát;

- HS xác định trên mẫu:

đầu trai hơi tròn, đuôi hơi nhọn.

- Đại diện HS đứng tại chỗ chú thích cho tranh câm

- HS chỉ trên mẫu vật.

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- HS quan sát trả lời: vỏ trai có 2 mảnh vỏ gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- HS ghi nhớ kiến thức.

- HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK trả lời: Nhờ hoạt động của dây chằng ở bản lề và 2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ.

- HS ghi nhớ.

- HS thảo luận nhanh trả lời, các nhóm nhận xét bổ

K1 K3 K4 N2 N4 N5 KN1

(5)

2. Cơ thể trai - Phần ngoài:

+ Áo trai: mặt ngoài tiết vỏ đá vôi, mặt trong tạo thành khoang áo

+ Có ống hút, ống thoát nước.

- Ở giữa: có 2 tấm mang mỗi bên.

- Trung tâm: có thân trai và chân trai, phần đầu tiêu giảm chỉ còn lỗ miệng.

? Để mở được vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào?

? Tại sao trai chết thì vỏ mở?

- GV chiếu hình ảnh mặt cắt vỏ trai, hỏi: Vỏ trai có cấu tạo như thế nào?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV yêu cầu HS mài mặt ngoài vỏ trai và ngửi mùi vỏ, nhận xét hiện tượng và giải thích vì sao có hiện tượng đó?

- GV hướng dẫn HS cắt cơ khép vỏ của trai để tiến hành quan sát cấu tạo cơ thể trai.

- GV chiếu các tranh hình về cấu tạo cơ thể trai, yêu cầu HS quan sát H18.3 SGK, đối chiếu với mẫu mổ Trai sông, thảo luận nhóm (2 phút) hoàn thành thông tin chú thích cho các tranh hình.

- Gọi đại diện 2 nhóm bất kì điền chú thích.

- GV: dựa vào thông tin chú thích, hãy trình bày cấu tạo cơ thể trai sông theo thứ tự từ ngoài vào trong? GV viết sơ đồ lên bảng:

- GV hỏi: Nêu vai trò của mặt ngoài và mặt trong áo trai?

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

- GV bổ sung: Do thích nghi lâu dài với lối sống ít di hoạt động, khiến phần đầu của trai tiêu giảm, chỉ còn lại lỗ miệng và xung quanh miệng

sung cho nhau, yêu cầu nêu được:

+ Ta luồn lưỡi dao vào khe vỏ, cắt 2 cơ khép vỏ.

+ Trai chết, cơ khép vỏ chết, dây chằng bản lề trai có tính đàn hồi cao, vỏ tự mở ra.

- HS dựa vào hình ảnh trả lời

- HS ghi nhớ kiến thức.

- HS mài, nêu được: vỏ trai có mùi khét, vì vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài (chất hữu cơ) → khi ma sát → cháy, có mùi khét.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát H 18.3, đối chiếu mẫu mổ, thảo luận nhóm điền thông tin chú thích cho các tranh hình.

- Đại diện trình bày, các nhóm nhận xét.

- 1 HS trình bày, cả lớp nhận xét: cấu tạo cơ thể trai từ ngoài vào trong gồm áo trai → 2 tấm mang

→ thân và chân trai.

- HS nghiên cứu trả lời:

Mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi, mặt trong áo trai tạo thành khoang áo, là môi trường dinh dưỡng của trai.

- HS ghi nhớ kiến thức.

- HS lắng nghe.

(6)

là 4 tấm miệng phủ đầy các sợi lông.

- GV mở rộng và giáo dục hướng nghiệp, chiếu hình nuôi trai lấy ngọc: Khi có vật lạ hoặc hạt cát rơi vào khoang áo, mặt ngoài áo trai tiết xà cừ bao quanh hạt cát, hình thành ngọc trai. Do đó người dân thường nuôi trai để lấy ngọc, bằng cách chủ động đưa vật lạ vào khoang áo của trai,... đem lại nguồn lợi kinh tế.

- GV chiếu video về hoạt động hút thải nước của trai sông → Chuyển ý: khi trai sông hút thải nước cũng đồng thời thực hiện hoạt động dinh dưỡng, vậy hoạt động dinh dưỡng ở trai diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

Hoạt động 3: Dinh dưỡng (8 phút)

1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm dinh dưỡng thích nghi với lối sống của trai sông.

2. Phương pháp, kỹ thuật: Trực quan, đặt câu hỏi, động não.

3. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, cả lớp.

4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.

5. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi qua đó hiểu được đặc điểm dinh dưỡng của trai sông.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT

II. Dinh dưỡng (8 phút)

- Thức ăn: ĐVNS và vụn hữu cơ.

- Kiểu dinh dưỡng thụ động:

Thức ăn theo dòng nước → khoang áo → miệng.

- Hô hấp qua mang.

- GV chiếu hình về sự dinh dưỡng của trai, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:

+ Dòng nước theo ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì ?

+ Quá trình hô hấp và lọc thức ăn của trai diễn ra ở đâu?

+ Em có nhận xét gì về kiểu dinh dưỡng của trai?

- GV nhận xét, chốt kiến thức - GV liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường:

+ Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

+ Vì sao có trường hợp ăn thịt trai, sò bị ngộ độc?

- HS quan sát, trả lời:

+ Dòng nước vào khoang áo mang theo thức ăn (ĐVNS, vun hữu cơ) và ôxi.

+ Quá trình hô hấp diễn ra ở mang trai. Quá trình lọc thức ăn diễn ra ở miệng trai nhờ rung động của các lông trên tấm miệng

+ Đó là kiểu dinh dưỡng thụ động.

- HS ghi nhớ.

- HS trả lời:

+ Trai hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước.

+ Ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay

K1 K2 K3

(7)

+ Vậy trách nhiệm của mỗi chúng ta là gì?

- GV chuyển ý: Vì sao trong các ao nuôi cá không thả trai sông nhưng đến khi thu hoạch lại có trai sông? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng ở cơ thể trai, sò.

+ Không gây ô nhiễm môi trường nước.

- HS chú ý lắng nghe.

Hoạt động 4: Sinh sản và phát triển (11 phút)

1. Mục tiêu: Biết được đặc điểm thích sinh sản, phát triển của trai sông.

2. Phương pháp, kỹ thuật: Trực quan, dạy học nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.

3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

4. Phương tiện dạy học: Video ấu trùng trai sông bám vào da cá, SGK, máy chiếu, PHT.

5. Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ vòng đời của trai sông qua đó nắm được đặc điểm sinh sản và phát triển của trai sông.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT

III. Sinh sản và phát triển.

- Trai phân tính.

- Phát triển (vòng đời trai sông)

- Yêu cầu tìm hiểu thông tin SGK, trả lời: Trai là động vật phân tính hay lưỡng tính?

- GV phát PHT “Tìm hiểu sự sinh sản và phát triển của trai sông”, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm (3 phút) hoàn thành PHT.

- Hết thời gian thu lại PHT của các nhóm (GV về nhà chấm lấy điểm cho nhóm nào có kết quả đúng).

- Gọi đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trả lời

- GV nhận xét, chiếu sơ đồ vòng đời của trai sông

- GV hỏi: Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?

- GV chiếu video “Ấu trùng trai sống bám vào da cá”, yêu cầu HS quan sát trả lời: Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang da cá? → Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu mục: Vì sao trong các ao nuôi cá không thả trai sông nhưng đến khi thu hoạch lại có trai sông?

- HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS: căn cứ vào thông tin Sgk

→ thảo luận nhóm → hoàn thành PHT.

- Các nhóm nộp PHT.

- Đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS ghi nhớ kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời, cả lớp nhận xét, yêu cầu nêu được:

Trứng phát triển trong mang trai mẹ → được cung cấp đầy đủ thức ăn, dưỡng khí và được bảo vệ.

- HS quan sát video, cá nhân suy nghĩ trả lời, cả lớp bổ sung: Ấu trùng bám vào mang và da cá để được di chuyển đi xa, phát tán nòi giống.

- HS trả lời: Vì khi thả cá giống, trên da và mang cá có dính ấu trùng trai sông.

K1 K2 K3 K4

(8)

Vòng đời trai sông

C. Luyện tập

Hoạt động 5: Luyện tập (6 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức.

2. Phương pháp, kỹ thuật: Trò chơi, dạy học nhóm.

3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm.

4. Phương tiện: Máy chiếu, câu hỏi.

5. Sản phẩm: Các nhóm tham gia trò chơi, trả lời được câu hỏi, qua đó củng cố lại kiến thứ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS NLHT

- GV tổ chức trò chơi “Câu cá”, phổ biến luật chơi: HS chơi theo nhóm, câu hỏi đưa ra dưới dạng trắc nghiệm. Nhóm nào xung phong nhanh nhất thì giành được quyền trả lời, trả lời đúng thì câu được 1 con cá, trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho nhóm khác. Mỗi câu hỏi được tối đa 2 lần trả lời. Nhóm nào câu được nhiều cá nhất nhóm đó giành chiến thắng.

- GV dẫn dắt các nhóm chơi:

1. Cơ quan nào đóng vai trò đóng mở vỏ trai ? A. Đầu vỏ B. Đỉnh vỏ

C. Cơ khép vỏ D. Đuôi vỏ

2. Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp ngoài của tấm miệng B. Lớp trong của tấm miệng C. Lớp trong của áo trai D. Lớp ngoài của áo trai 3. Trai lấy mồi bằng cách

A. Lọc nước

B. Dùng chân giả bắt lấy con mồi C. Tấn công làm tế liệt con mồi D. Kí sinh trong cơ thể vật chủ

4. Mài mặt ngoài của vỏ trai ta thấy có mùi khét là do…..bị cháy khét

A. Lớp xà cừ B. Lớp đá vôi C. Mang D. Lớp sừng

5. Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá để A. Lấy thức ăn B. Lẩn trốn kẻ thù C. Phát tán nòi giống D. Kí sinh

6. Trai sông có vai trò trong việc A. Làm sạch nước

B. Tạo thức ăn cho các loài cá trong nước

- HS nghe và nắm luật chơi

- HS chơi trò chơi, qua đó củng cố, hệ thống lại kiến thức.

K3 K4 N1 N5

(9)

C. Kí sinh trên cá làm chết cá D. Cả B và C

D. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng

Hoạt động 6: Tìm tòi, mở rộng (1 phút)

1. Mục tiêu: HS có hứng thú về tìm hiểu kiến thức qua sách, báo, Internet để cung cấp thêm tư liệu cho việc học tập.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân/nhóm nhỏ.

4. Phương tiện dạy học: Sách, báo, Internet.

4. Sản phẩm: Biết thêm thông tin nghề nuôi trai lấy ngọc ở nước ta.

Hoạt động của GV HĐ của HS NLHT

GV yêu cầu: Em hãy tìm hiểu về nghề nuôi trai lấy ngọc ở nước ta.Viết thành nội dung để tiết học sau chia sẻ cùng các bạn trong lớp?

Học sinh nhận nhiệm vụ tìm hiểu về nghề nuôi trai lấy ngọc ở nước ta. Viết thành nội dung để tiết học sau chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

K4 N5 N7 E. Hướng dẫn về nhà (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “Em có biết?”.

- Chuẩn bị: Một số đại diện của ngành thân mềm: ốc, sò, hến, trai, mực,...(tranh ảnh, mẫu vật), mỗi nhóm ít nhất 2 mẫu

- Nghiên cứu bài 20: “ Thực hành quan sát một số thân mềm”.

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Yêu cầu HS chú thích tranh câm cấu tạo ngoài của vỏ? (MĐ 1) 2. Tại sao vỏ trai có thể đóng mở được? (MĐ 2)

3. Tại sao trai chết thì vỏ mở? (MĐ 3) 4. Vỏ trai có cấu tạo như thế nào? (MĐ 1)

5. Chú thích cho các tranh hình về cấu tạo cơ thể trai? (MĐ 1) 6. Nêu vai trò của mặt ngoài và mặt trong áo trai? (MĐ 2) 7. Em có nhận xét gì về kiểu dinh dưỡng của trai? (MĐ 1)

8. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? (MĐ 3) 9. Vì sao có trường hợp ăn thịt trai, sò bị ngộ độc? (MĐ 3)

10. Hoàn thành sơ đồ vòng đời của trai sông? (MĐ 2)

11. Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ? (MĐ 3) 12. Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang da cá? (MĐ 3)

13. Vì sao trong các ao nuôi cá không thả trai sông nhưng đến khi thu hoạch lại có trai sông?

(MĐ 4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Xác định được tính da dạng của lớp sâu bọ qua một số đại diện được chọn trong các loại sâu bọ thường gặp (đa dạng về loài, về lối sống, môi trường sống và tập tính)

Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của các nhóm chim thích nghi với đời sống, từ đó thấy được sự đa dạng của chim.. B1: GV cho HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 SGK, quan sát

- Nêu được đặc điểm chung của ngành chân khớp cùng với sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng.. Nêu rõ được các đặc

Tìm hiểu tính đa dạng của lớp thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (thú huyệt, thú túi).. - Nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số

- Xác định được tính da dạng của lớp sâu bọ qua một số đại diện được chọn trong các loại sâu bọ thường gặp (đa dạng về loài, về lối sống, môi trường sống và

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được sinh vật đơn bào, đa bào thường gặp trong tự nhiên; quan sát và mô tả được hình dạng, cấu tạo của đại

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được sinh vật đơn bào, đa bào thường gặp trong tự nhiên; quan sát và mô tả được hình dạng, cấu tạo của đại

Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng(18’) - Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng