• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

CHỦ ĐỀ: NGÀNH THÂN MỀM

Thời gian thực hiện: 05 tiết – Tiết 20,21,22,23,24

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của trai sông.

- Giải thích được cách dinh dưỡng, sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển.

- Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện trai, ốc sên, mực.

- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm về vỏ, cấu tạo ngoài . - Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện.

- Trình bày được đặc điểm chung của ngành Thân mềm.

- Nêu được vai trò cơ bản của ngành thân mềm đối với đời sống con người.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. Xác định được và tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất các

giải pháp giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự quản lí: Tự đánh giá tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của bản thân trong họat động cá nhân, nhóm.

- Năng lực sáng tạo: Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới, đề xuất các biện pháp bảo vệ động vật và môi trường sống của chúng.

- Năng lực hợp tác: Thông qua việc học sinh thảo luận tìm hiểu các vấn đề biết được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS sử dụng chính xác thuật ngữ chuyên ngành trình bày được nội dung chính hay nội dung chi tiết của bảng thảo luận.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực quan sát: Biết cách quan sát tranh, mẫu vật thật để trả lời các câu hỏi

- Năng lực nghiên cứu: Biết dùng kính lúp quan sát và so sánh, đối chiếu tài liệu, tranh vẽ với mẫu vật.

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm khi thực hành.

3. Phẩm chất

(2)

Nhận thức và yêu thích thế giới tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên

+ Tranh vẽ 18.1; 18.2; 18.3; 20.1-> 20.6; 21.1 + Bảng phụ 1, 2 (SGK-T72)

- Mẫu vật: ốc, vỏ ốc, vỏ trai sông, mực, trai sông, kính lúp, bộ đồ mổ.

Dụng cụ thực hành mỗi tổ: Kính lúp, bộ đồ mổ.

+ Phiếu học tập, bút mực cho 4 nhóm, nam châm, thước kẻ 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị mẫu vật: con trai sông, vỏ trai, vỏ ốc sên, vỏ ốc bươu - Nghiên cứu trước các bộ phận cấu tạo trong của mực ở H 20.6 - Kẻ trước bảng 1,2 (SGK-T72) vào vỡ bài tập.

III. Tiến trình dạy học

TIẾT 20

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 05p)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Quan sát mẫu vật và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Học sinh biết được trong cơ thể trai có bộ phận cơ khép vỏ cùng với dây chằng điều chỉnh động tác đóng mở nên khi trai chết cơ khép vỏ không hoạt động.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

- Gv yêu cầu HS đặt mẫu vật gồm các con trai sống và chết lẫn lộn rồi gọi 1 em lên phân loại trai sống và chết.

- HS Quan sát tìm sự khác nhau giữa trai sống và trai chết.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi Tại sao trai chết lại mở vỏ? (GV gợi ý bộ phận nào phụ trách việc đóng mở vỏkhi chết cơ mất khả năng co giãn nên vỏ mở).

- GV đặt vấn đề :Làm thế nào để mở vỏ trai còn sống để quan sát bên trong cơ thể trai.

- GV nêu nội dung học tập chủ đề: GV giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt.

Giới thiệu đại diện ngành thân mềm. Ngành thân mềm có đặc điểm gì khác so với các ngành đã học.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu hình dạng, cấu tạo của trai sông. (18p) a) Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của trai sông.

b) Nội dung: HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.

Trả lời được câu hỏi: Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

(3)

d) Tổ chức thực hiện:

Gv chiếu hình dạng và cấu tạo vỏ trai sông

* Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp với mẫu vật làm việc độc lập.

- GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.

- GV giới thiệu đặc điểm vỏ trai, vòng tăng trưởng trên mẫu vật.

* GV yêu cầu các nhóm thảo luận.

+ Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm thế nào?

+ Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

+ Trai chết thì mở vỏ, tại sao?

- GV giải thích cho HS vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng.

- Gv chốt kiến thức

* GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cấu tạo cơ thể trai.

Hoạt động nhóm (2-3 nhóm).

Tham gia trò chơi “ Tiếp sức”

Thời gian thảo luận nhóm 2 phút

Luật chơi: mỗi nhóm cử 2 đại diện. Trong thời gian 1 phút thay phiên nhau điền chú thích cho hình.

+ Đội nào hoàn thành nhanh và đúng đội đó chiến thắng.

- GV chiếu kết quả đúng

- Yêu cầu HS quan sát hình và

- HS quan sát H 28.1-2 đọc thông tin SGK tr.62

- 1- 2 HS chỉ trên mẫu trai sông.

- Các HS khác quan sát và nhận xét.

- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.

Nêu được:

+ Mở vỏ trai: Cắt dây chằng phía lưng. Cắt 2 cơ khép vỏ.

+ Mài mặt ngoài thấy có mùi khét vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát thì cháy nên có mùi khét.

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.

- HS chốt kiến thức về đặc điểm cấu tạo vỏ trai.

- HS hoạt động nhóm, tham gia trò chơi

- HS đọc thông tin kết hợp

I. Hình dạng cấu tạo của trai sông:

1. Vỏ trai:

- Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn.

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Cấu tạo vỏ trai gồm 3 lớp:

+ Lớp sừng: ở ngoài + Lớp đá vôi: ở giữa.

+ Lớp xà cừ: ở trong cùng

2. Cơ thể trai:

(4)

trả lời câu hỏi:

+ Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?

- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.

+ Trai tự vệ bằng cách nào?

Nêu đặc điểm cấu tạo trai phù hợp với cách tự vệ đó?

- GV giới thiệu: Đầu trai tiêu giảm.

quan sát hình tự rút ra đặc điểm cấu tạo cơ thể trai - HS hoạt động độc lập trả lời câu hỏi.

- Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài

- Cấu tạo:

+ Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước + Giữa: Tấm mang + Trung tâm cơ thể:

trong là thân trai, ngoài là chân trai (chân rìu).

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm sinh lí của đại diện ngành thân mềm (trai sông) (15p)

a) Mục tiêu: - Giải thích được cách dinh dưỡng, sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển.

b) Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập 1, phiếu học tập 2 Phiếu học tập số 2:

Sau khi học xong bài Trai sông, An có viết một sơ đồ mô tat quá trình sinh sản của trai sông như sau:

CH1: Sơ đồ mà An viết đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa cho đúng?

CH2: Tại sao ấu trùng trai sông lại sống bám trên da, mang cá trong một vài tuần?

c) Sản phẩm: Thức ăn và cách hộ hấp của trai sông. Quá trình sinh sản của trai sông ( kết quả phiếu học tập số 2.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1:

- Thời gian thảo luận 2 phút:

+ Thức ăn của trai sông là gì + Trai sông hô hấp bằng cách nào?

- GV chốt lại kiến thức

- HS tự thu nhận thông tin - HS thảo luận trong nhóm hoàn thành phiếu học tập 1:

- Đại diện 1-2 nhóm trình bày

Các nhóm khác bồ sung

II. Dinh dưỡng của trai sông.

- Thức ăn: ĐVNS và vụn hữu cơ

- Oxi trao đổi qua mang Trai sông trưởng

thành Ấu trùng trai

sông ( Da, mang cá) Trứng

( Tấm mang) Trai đực

+ Trai cái

Ấu trùng trai sông (Mang của trai mẹ)

(5)

* GV cho HS thảo luận

* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập trong phiếu học tập số 2:

- Gv chiếu kết quả của phiếu học tập ( nội dung phiếu học tập)

- HS rút ra kết luận về dinh dưỡng của trai sông.

- HS căn cứ vào thông tin SGK thảo luận câu trả lời - Đại diện nhóm trả lời.

- Các nhóm trao đổi chéo phiếu học tập đánh giá kết quả của các nhóm.

III. Sinh sản của trai sông.

* Kết luận - Trai phân tính

- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng

Phiếu học tập số 2:

Sau khi học xong bài Trai sông, An có viết một sơ đồ mô tat quá trình sinh sản của trai sông như sau:

CH1: Sơ đồ An viết sai.

CH2:Ấu trùng bám vào mang, da cá tăng cường O2 và được di chuyển đi xa, đây là một hình thức thích nghi phát tán nòi giống.

HOẠT ĐỘNG 2.3: Hoạt động luyện tập (7p)

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức về cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Không có khả năng di chuyển.

B. Chân hình lưỡi rìu.

C. Hô hấp bằng mang.

D. Trai sông có 2 mảnh vỏ.

Ấu trùng trai sông (Da, mang cá) Ấu trùng trai

sông (Mang của trai mẹ) Trứng

( Tấm mang) Trai đực

+ Trai cái

Trai sông trưởng thành

(6)

Câu 3. Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là A. giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.

B. giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

C. giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau.

Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở …(3)….

A. (1): hai mảnh; (2): áo trai; (3): phía bụng B. (1): hai mảnh; (2): cơ khép vỏ; (3): phía lưng C. (1): hai mảnh; (2): bản lề; (3): phía lưng D. (1): ba mảnh; (2): bản lề; (3): phía bụng Câu 5. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Trai sông là động vật lưỡng tính.

B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.

C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.

D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.

Câu 6. Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp ngoài của tấm miệng.

B. Lớp trong của tấm miệng.

C. Lớp trong của áo trai.

D. Lớp ngoài của áo trai.

Câu 7. Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.

B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8. Việc trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng không bị các động vật khác ăn mất.

C. Giúp tăng khả năng phát tán của ấu trùng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9. Phương pháp tự vệ của trai là A. tiết chất độc từ áo trai.

B. phụt mạnh nước qua ống thoát.

C. co chân, khép vỏ.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 10. Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất.

(7)

C. Giúp ấu trùng phát tán rộng.

D. A và B đúng.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án C A B C A

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án D B D C D

TIẾT 21

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG

Hoạt động 2.4: Thực hành: Quan sát một số thân mềm khác ( 45 p) a) Mục tiêu: Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện trai, ốc sên, mực.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, thực hành trên mẫu vật thật quan sát và mô tả cấu tạo một số thân mềm.

c) Sản phẩm: Quan sát và mô tả được hình thái, cấu tạo ngoài và di chuyển của một số đại diện khác trong ngành thân mềm như (ốc sên, mực, sò..v)

- Tập tính của thân mềm.

( Bảng kết quả thực hành) d) Tổ chức thực hiện:

- GV thông báo mục tiêu của giờ thực hành.

- GV hướng dẫn HS các bước thực hiện.

? Xác định được môi trường sống lối sống của các loài?

? Quan sát và mô tả được hình thái cấu tạo cơ thể của ốc sên,

- HS nghe ghi nhớ mục tiêu.

- HS quan sát GV hướng dẫn các bước thực hiện.

- Yc xác định được:

+ Môi trường sống và lối sống của các loài.

+ Quan sát và mô tả được

IV. Thực hành: quan sát một số thân mềm khác

1. Mục tiêu

- Quan sát và mô tả được đời sống, hình thái cấu tạo ngoài và di chuyển của một đại diện khác trong ngành thân mềm như ốc sên, mực, sò..v - Nêu được tập tính của thân mềm.

2. Nội dung thực hành:

a. Môi trường sống, lối sống:

- Các đại diện ốc sên,

(8)

ốc vặn, mực, bạch tuộc, sò..v?

? So sánh chỉ ra được đặc điểm khác nhau giữa các loài?

? Tập tính của một số thân mềm: Ốc sên, mực

- GV chiếu các hình ảnh Cấu tạo vỏ ốc, ốc sên, mực, bạch tuộc yc HS quan sát đối chiếu với mẫu vật thật và điền chú thích

- GV yc HS ghi nhớ các bước.

hình thái cấu tạo cơ thể của ốc sên, ốc vặn, mực, bạch tuộc, sò..v?

- HS ghi nhớ các bước thực hiện.

- HS nghe hướng dẫn ghi nhớ kiến thức để thực hành.

mực, sò..v

b. Quan sát và mô tả được hình thái, cấu tạo ngoài:

- Các loài ốc sên, ốc vặn, mực, bạch tuộc, sò..v - So sánh chỉ ra được đặc điểm khác nhau giữa các loài trên.

c. Tập tính của một số thân mềm:

- Ốc sên, mực - GV chia nhóm (4 HS/ nhóm),

phân công chỗ ngồi, phát đồ dùng cho các nhóm và yc nhóm trưởng lên nhận đồ dùng.

- GV yc các nhóm tiến hành làm thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn.

- GV theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh cho HS.

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả thực hành theo nội dung như trong phiếu:

- GV chỉnh sửa bằng cách treo bảng kiến thức chuẩn cho các nhóm đối chiếu, chỉnh sửa

- HS ngồi theo nhóm đã phân công, nhận dồ dùng để làm thực hành.

- Các nhóm nhận vị trí và tiến hành các thao tác như đã hướng dẫn.

- Yc thực hiện được các bước nhanh, gọn chính xác.

- Đại diện các nhóm ghi phiếu và báo cáo.

- Các nhóm đối chiếu, chỉnh sửa theo bảng kiến thức

3. Cách tiến hành thực hành:

- Tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.

a. Môi trường sống, lối sống:

- Các đại diện ốc sên, mực, sò..v

b. Quan sát và mô tả được hình thái, cấu tạo ngoài:

- Các đại diện ốc sên, mực, sò..v

- Kết quả: như trong bảng

* Bảng kết quả thực hành

Đặc điểm Ốc sên Sò Mực

Lối sống Bò chậm chạp Vùi nửa mình trong cát

Di chuyển tích cực Kiểu vỏ 1 vỏ xoắn ốc 2 mảnh Chỉ có tấm lưng (hay

mai) để nâng đỡ Kiểu chân (tua) 1 chân (bụng) 1 chân (rùi)

tiêu giảm

Phát triển phân hóa thành 8 chân và 2

(9)

tua (chân đầu) Sự phát triển của đầu Đầu phát triển

có mắt và tua miệng

Đầu tiêu giảm, mắt không còn, chỉ còn tấm miệng.

Đầu rất phát triển có mắt và các giác quan phát triển

- GV yc HS nghiên cứu thêm thông tin Sgk và hình 19.6, 7 kết hợp sự hiểu biết thực tế của mình

? Nêu tập tính của ốc sên, mực?

- Cho đại diện một vài HS báo cáo

- GV chốt

- GV giảng giải thêm cách chăm sóc trứng của mực: canh gác, phun nước vào trứng.

? Có được tập tính trên là nhờ đâu?

- HS nghiên cứu thêm thông tin Sgk và hình 19.6, 7 kết hợp sự hiểu biết thực tế của mình trả lời.

- Yc nêu được:

+ Tập tính của ốc sên, mực.

- Đại diện một vài HS báo cáo-> lớp bổ xung.

- HS tự ghi nhớ kiến thức - HS nêu được: nhờ có hệ thần kinh phát triển nhật là hạch não.

c. Tập tính của một số thân mềm:

- Ốc sên:

+ Đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó.

+ Tự vệ thu mình vào trong vỏ.

- Mực:

+ Rình mồi ở một chỗ đợi mồi đến để bắt.

+ Tự vệ bằng cách phun hỏa mù che mắt kẻ thù để chốn chạy.

+ Chăm sóc trứng.

GV yêu cầu HS về nhà viết báo cáo kết quả thực hành theo nội dung sau: ( 1 phút)

? Tìm thêm một số thân mềm) tương tự ở địa phương và làm theo mẫu sau?

Đặc điểm

Lối sống Kiểu vỏ

Kiểu chân (tua) Sự phát triển của đầu GV nhận xét giờ thực hành:

- Ý thức của HS khi tham gia thực hành ở từng nhóm:

+ Nhóm có kết quả làm tốt cho biết nguyên nhân thành công + Lý do làm cho mẫu của một số nhóm chưa đạt được yêu cầu - Yêu cầu các nhóm làm vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ lớp học.

TIẾT 22

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG

(10)

Hoạt động 2.5: Thực hành: Quan sát một số thân mềm (45p)

a) Mục tiêu: - Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm về vỏ, cấu tạo ngoài . - Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, thực hành trên mẫu vật thật quan sát và mô tả cấu tạo vỏ và cấu tạo ngoài một số thân mềm.

c) Sản phẩm: Quan sát và mô tả được cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài, trong của một đại diện trong ngành thân mềm như (ốc sên, mực, trai sông..v)

- Nêu được tính đa dạng của thân mềm.

( Bảng kết quả thực hành) d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV hướng dẫn nội dung quan sát:

a. Quan sát cấu tạo vỏ:

- Trai : + Đầu, đuôi. Đỉnh, vòng tăng trưởng. Bản lề

- Ốc: quan sát mai mực, đối chiếu hình 20.2 SGK trang 68 để nhận biết các bộ phận, chú thích bằng số vào hình.

- Mực: quan sát mai mực, đối chiếu hình 20.3 SGK trang 69 để chú thích số vào hình.

b. Quan sát cấu tạo ngoài:

- Trai: quan sát mẫu vật phân biệt:

+ Áo trai. Khoang áo, mang. Thân trai, chân trai. Cơ khép vỏ.

Đối chiếu mẫu vật với hình 20.4 SGK trang 69, điền chú thích vào hình.

- Ốc: Quan sát mẫu vật, nhận biết các bộ phận: tua, mắt, lỗ miệng, chân, thân, lỗ thở.

- Bằng kiến thức đã học chú htích bằng số vào hình 20.5 SGK trang 69.

c. Quan sát cấu tạo trong

- GV cho HS quan sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực.

- Đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ, phân biệt các cơ quan.

- Thảo luận trong nhóm và điền số vào ô trống của chú thích hình 20.6 SGK trang 70.

Bước 2: HS tiến hành quan sát:

- HS tiến hành quan sát theo các nội dung đã hướng dẫn.

- GV đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của SH, hỗ trợ các nhóm yếu.

- HS quan sát đến đâu ghi chép đến đó.

Bước 3: Viết thu hoạch

- Hoàn thành chú thích các hình 20 (1-5).

Chú thích số vào hình sau:

1. Tua đầu 2. Tua miệng 3. Lỗ miệng 4. Mắt 5. Chân 6. Lỗ thở

7. Vòng xoắn vỏ

(11)

Hình 2.

Hình 3.

Hình 4. Hình 5

- Hoàn thành bảng thu hoạch (theo mẫu trang 70 SGK).

* Bảng kết quả thực hành

Đặc điểm Ốc sên Trai Mực

Số lớp cấu tạo vỏ 3 lớp 3 lớp 1 lớp vỏ đá vôi

Số chân (tua) 1 chân (lưỡi) 1 chân (rìu) 8 tua ngắn (chân đầu) 2 tua dài

Số mắt 2 mắt không 2 mắt

Có giác bám Không Không Có nhiều

Có lông trên tấm miệng Không Nhiều Không

B4. Nhận xét - đánh giá

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.

- Kết quả bài thu hoạch sẽ là kết quả tường trình.

Bảng đánh giá kết quả thực hành Tổng số điểm

10đ

Chuẩn bị 1đ

Trật tự, vệ sinh 1đ

Thao tác 4đ

Câu hỏi 2đ

Kết quả 2đ 1. Chân trai

2. Lớp áo 3. Tấm mang

1. Tua dài 2. Tua ngắn 3. Mắt 4. Đầu 5. Thân 6. Vây bơi

1. Gai vỏ

2. Các lớp vỏ đá vôi

(12)

TIẾT 23

HOẠT ĐỘNG 2.6 : Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm (35p)

a) Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm chung của ngành Thân mềm.

- Nêu được vai trò cơ bản của ngành thân mềm đối với đời sống con người.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3 c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin quan sát H 21 và H19 SGK thảo luận:

+ Nêu cấu tạo chung của thân mềm ?

+ Hoàn thành phiếu học tập số 3.

- GV treo bảng phụ gọi HS lên làm bài tập.

- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức .

- HS quan sát hình ghi nhớ kiến thức

- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến điền vào bảng

- Đại diện nhóm lên điền 1 các nhóm khác nhận.

V. Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành thân mềm

Phiếu học tập số 3

Hãy nghiên cứu hình 21 SGK/71, thảo luận với bạn rồi đánh dấu X vào trước đặc điểm chung nổi bật của ngành Thân mềm

Thành cơ thể bằng kitin. Thân mềm, không phân đốt

Hệ tiêu hoá phân hoá. Có khoang áo.

Có vỏ đá vôi. Hệ tuần hoàn và hệ thần kinh phát triển Không có hậu môn. Cơ quan di chuyển đơn giản.

- Từ kết quả phiếu học tập số 3 trên GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Nêu đặc điểm chung của thân mềm

- GV chốt lại kiến thức.

- HS nêu được :

+ Đặc điểm chung: cấu tạo cơ thể.

- Kết luận: Đặc điểm chung của thân mềm:

+ Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi.

+ Có khoang áo phát triển.

+ Hệ tiêu hóa phân hóa.

- GV yc HS đọc thông tin - HS đọc thông tin Sgk và VI. Vai trò của thân x

x x

x

x

(13)

Sgk và hoàn thành bài tập.

Yêu cầu HS làm bài tập

? Hãy dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ thực tế địa phương, chọn tên các đại diện thân mềm để hoàn thành bảng 2.

- GV kẻ sẵn bảng 2 cho đại diện HS lên bảng làm bài - GV thông báo đáp án đúng (bảng)

dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ thực tế địa phương, chọn tên các đại diện thân mềm để hoàn thành bảng 2.

- Đại diện 1vài HS lên điền bảng->lớp theo dõi nhận xét bổ sung

mềm

* Bảng 2: ý nghĩa thực tiễn của thân mềm

Ý nghĩa thực tiễn Tên đại diện thân mềm có ở địa phương

1 Làm thực phẩm cho người Mực, sò, ngao, hến, trai, ốc..v 2 Làm thức ăn cho động vật

khác

Sò, hến, ốc..v và trứng, ấu trùng của chúng

3 Làm đồ trang sức Ngọc trai..v

4 Làm vật trang trí Vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò..v 5 Làm sạch môi trờng nước Trai, sò, hầu, vẹm

6 Có hại cho cây trồng Các loài ốc sên, ốc bươu vàng..v 7 Làm vật chủ trung gian

truyền bệnh giun sán

Ốc ao, ốc mút, ốc tai..v 8 Có giá trị xuất khẩu Mực, bào ngư, sò huyết..v

9 Có giá trị về mặt địa chất Hoá thạch một số vỏ ốc, vỏ trai..v - Từ kết quả bảng yêu cầu HS

thảo luận:

? Ngành Thân mềm có ích lợi và tác hại gì?

- GV chốt lại kiến thức:

- HS thảo luận rút ra mặt lợi và hại của thân mềm, dựa vào bảng rút ra kết luận:

- HS tự ghi nhớ kiến thức

* Ích lợi:

+ Làm thực phẩm cho con người

+ Làm nguyên liệu xuất khẩu

+ Làm thức ăn cho ĐV khác

+ Làm sạch môi trường nước có ý nghĩa về mặt

(14)

- GV liên hệ để phát triển nguồn lợi thân mềm ở địa phương ta cần có biện pháp gì?

- HS liên hệ đề ra biện pháp phát triển nguồn lợi thân mềm ở địa phương

sinh thái

+ Làm đồ trang trí, trang sức

+ Có giá trị về mặt địa chất chỉ thị các mỏ dầu hỏa

* Tác hại:

+ Là vật trung gian truyền bệnh

+ Phá hại cây trồng + Đục ruỗng gỗ vỏ tàu thuyền như con hà.

* Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường sống của chúng - Phát triển gây nuôi các loài thân mềm có ích.

- Hạn chế sự phát triển các loài thân mềm gây hại.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người?

A. Làm hại cây trồng.

B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán.

C. Đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Làm đồ trang sức.

B. Có giá trị về mặt địa chất.

C. Làm sạch môi trường nước.

D. Làm thực phẩm cho con người.

Câu 3: Những loài trai nào sau đây đang được nuôi để lấy ngọc?

A. Trai cánh nước ngọt và trai sông.

B. Trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.

(15)

C. Trai tượng.

D. Trai ngọc và trai sông.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?

A. Thân mềm.

B. Hệ tiêu hóa phân hóa.

C. Không có xương sống.

D. Không có khoang áo.

Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Ốc vặn sống ở …(1)…, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong … (2)… ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.

A. (1): nước mặn; (2): tua miệng B. (1): nước lợ; (2): khoang áo C. (1): nước ngọt; (2): khoang áo D. (1): nước lợ; (2): tua miệng

Câu 6: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?

A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Có giá trị về mặt địa chất.

D. Làm thức ăn cho các động vật khác.

Câu 7: Trai sông và ốc vặn giống nhau ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Nơi sinh sống.

B. Khả năng di chuyển.

C. Kiểu vỏ.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.

B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo.

D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Câu 9: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Có giá trị về xuất khẩu.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Làm thực phẩm.

D. Dùng làm đồ trang trí.

Câu 10: Mai của mực thực chất là A. khoang áo phát triển thành.

B. tấm miệng phát triển thành.

C. vỏ đá vôi tiêu giảm.

D. tấm mang tiêu giảm.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

(16)

Đáp án D B B D C

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án A A B D C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

1. Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

2. Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

3.Nêu các đặc điểm chung của thân mềm

4.Vì sao khoa học lại xếp con mực bơi nhanh cùng ngành với con ốc sên bò chậm chạp?

5. Sưu tầm tranh ảnh và mẫu sống của 1 số đại diện thân mềm có ở địa phương

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

1. Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá.

Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

2. Có mùi khét vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng chảy, chúng có mùi khét.

3. Đặc điểm chung là:

thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.

4. Vi chúng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản

(17)

nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Ở các chợ và vùng biển địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?

Trả lời:

Các loài thân mềm được bán làm thực phẩm là: trai, hến, sò, mực, bạch tuộc,…

Loài có giá trị xuất khẩu: mực, bạch tuộc, sò huyết, bài ngư,…

Vi chúng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản

TIẾT 24: LÀM TRANH TỪ VỎ THÂN MỀM II. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức:

- HS tạo được các tranh bằng vỏ ngao, vỏ hến theo khả năng hiểu biết và ý tưởng sáng tạo của mình.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ghép hình theo ý tưởng, kỹ năng phết hồ và bố cục tranh cân đối.

- HS sáng tạo khi ghép hình và khi vẽ thêm các chi tiết phụ phù hợp.

3. Giáo dục:

- Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường III. Chuẩn bị:

* Giáo viên:

- Bài giảng powerpoint - Tranh mẫu

- Câu đố về con ốc, con hến

* Học sinh:

- Mỗi nhóm 1 tờ bìa cứng - Vỏ ốc, hến, hồ dán, màu vẽ

- Nội dung thuyết trình về bức tranh IV. Tiến hành hoạt động:

1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) GV đưa ra câu đố:

“Nhà hình xoắn ốc dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi

Mang nhà đi khắp mọi nơi

Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình”

(18)

( Con ốc) “Có đôi vỏ cứng

Mặc ở bên ngoài Mặc ai ra oai

Vẫn câm như nó” ( Con hến) GV chiếu cho hs hình ảnh con ốc, con hến, con ngao, con sò...

-Vậy các em có biết những con vật này có ích lợi gì cho chúng ta không nào?

- Các em có biết những con vật này sống ở đâu không?

* giáo dục các em biết bảo vệ môi trường sống của chúng, không nên vứt rác bừa bãi xuống sông, suối, ao, hồ…

- Các em biết không, khi chế biến các món ăn này người ta chỉ lấy phần ruột, còn vỏ bên ngoài thì thường sẽ bị vứt bỏ đi. Vỏ ốc hến đẹp và chắc như thế này mà bị vứt bỏ đi thật là tiếc?!

- Vậy chúng ta có thể sử dụng vỏ ốc hến này để làm gì ?

- Để biết vở ốc hến này sẽ làm được gì thì các em hãy cùng học bài ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Xác định yêu cầu làm tranh từ vỏ thân mềm A. Mục đích:

- Học sinh hình thành được những kiến thức ban đầu về đặc điểm bên ngoài của thân mềm và vai trò của thân mềm

- Học sinh tiếp nhận và tìm hiểu nhiệm vụ “Làm tranh từ vỏ thân mềm” và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện dự án.

B. Nội dung:

- GV giới thiệu đối tượng các loại thân mềm, nêu vấn đề cần giải quyết và giao nhiệm vụ.

- HS tìm hiểu các loại thân mềm, cấu tạo của vỏ để hoàn thiện một bức tranh

- GV thảo luận, thống nhất với HS về các tiêu chí đánh giá và kế hoạch triển khai dự án.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:

- Bản ghi chép về đặc điểm bên ngoài của các loại vỏ thân mềm

- Một bản ghi chép xác định nhiệm vụ phải làm của từng hs, ý tưởng làm một bức tranh từ vỏ thân mềm

- Một bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.

- Kế hoạch thực hiện với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1. Đặt vấn đề:

Giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề:

- Theo em người ta có thể làm tranh từ vỏ thân mềm không?

- Trong chủ đề hôm nay các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu cách làm tranh từ vỏ thân mềm

(19)

- GV chiếu cho HS xem video giới thiệu tranh từ vỏ thân mềm Bước 2. Giao nhiệm vụ cho HS

- GV tổ chức chia nhóm HS. Phát hồ sơ học tập cho các nhóm.

- HS theo từng nhóm thống nhất vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm .

Bước 3. Xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm.

GV nêu yêu cầu về dự án: Từ những ứng dụng về vỏ thân mềm, chúng ta sẽ lên ý tưởng tạo ra những bức tranh để trang trí cho bếp ăn, phòng khách, góc học tập…

với các tiêu chí:

+ Tranh thể hiện được sự phong phú về hình dạng, màu sắc + Tranh có bố cục đẹp, hài hòa.

+ Giá thành rẻ, nguyên liệu làm tranh thân thiện với môi trường, dễ kiếm

Hoạt động 3. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ VỎ THÂN MỀM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN LÀM TRANH

( 10 phút) A. Mục đích:

HS tìm hiều kiến thức cần thiết có liên quan (kiến thức nền) thông qua việc nghiên cứu tài liệu, các mẫu vật, để hiểu về đặc điểm bên ngoài của thân mềm, cấu tạo của vỏ thân mềm

B. Nội dung:

Từ yêu cầu tiêu chí đánh giá sản phẩm, HS tự tìm hiểu các kiến thức nền liên quan từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay tìm hiểu trên internet... nhằm hoàn thành câu hỏi, bài tập được giao và từ đó có kiến thức để thiết kế, hoàn thiện bức tranh từ vỏ vỏ thân mềm

HS sẽ trình bày những kiến thức mình tự học được thông qua việc hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Giáo viên chuẩn hoá kiến thức.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:

- HS khám phá kiến thức thông qua SGK, mẫu vật hoàn thành phiếu học tập số 2.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

- HS sinh nghiên cứu SGK + quan sát các loại vỏ thân mềm trong thời gian (10 phút) hoàn thành phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

(20)

Dựa vào mẫu vật, kiến thức thực tế và thông tin SGK hoàn thiện bảng dưới đây.

STT Tên loài thân

mềm Nơi sống Kiểu vỏ Cấu tạo vỏ

2 3 4 5 ....

Hoạt động 4.

TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ BẢN THIẾT KẾ LÀM TRANH TỪ VỎ THÂN MỀM

(15 phút) A. Mục đích:

– HS trình bày được kiến thức về đặc điểm bên ngoài của vỏ thân mềm, đề xuất ý tưởng thiết kế tranh

– Thông qua các hoạt động phản biện, vấn đáp, giáo viên giúp HS nhận ra những sai lầm (nếu có) khi tự nghiên cứu kiến thức nền hoặc củng cố giúp HS hiểu rõ hơn về việc ứng dụng kiến thức nền trong việc thiết kế làm tranh

– HS thực hành được kỹ năng thiết kế và thuyết trình, phản biện; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển bản thiết kế sản phẩm.

B. Nội dung:

– GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế

– GV tổ chức HS thảo luận, bình luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về bản thiết kế; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế (nếu cần);

– GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi lại các kiến thức này vào vở.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

– Hồ sơ thiết kế:

+ Bản vẽ phác họa ( trình bày bố cục bức tranh) + Liệt kê các vật liệu cần dùng

(21)

+ Bài thuyết trình sản phẩm (Bản thiết kế này cũng được trình bày trên giấy A0)

GV Gợi ý:

* Dự kiến bản thiết kế:

+ Tranh làm theo chủ đề gì? ( Phong cảnh, động vật, trừu tượng…) + Sử dụng những loại vỏ thân mềm nào cây nào?

+ Làm trên nền chất liệu gì? ( Giấy, gỗ, nhựa..)

- Bài ghi kiến thức liên quan được chuẩn hoá trong vở của HS.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1. GV tổ chức cho các nhóm thiết kế tranh;

Bước 2. GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo phương án thiết kế;

Bước 3. Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi;

Bước 4. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo. Tổng kết, chuẩn hoá các kiến thức liên quan.

Phiếu đánh giá số 1.

Bảng tiêu chí đánh giá bản ý tưởng thiết kế sản phẩm (điểm lẻ đến 0,5đ)

Tiêu chí Điểm

tối đa

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Nhóm IV 1. Ý tưởng hay và ý

nghĩa

2 2. Chọn được các loại

lá phù hợp với ý tưởng đưa ra

2

3. Liệt kê được các nguyên liệu cần thiết khi làm sản phẩm

2

4.Trình bày ý tưởng lưu loát trước lớp

2 5. Giải thích và bảo

vệ được ý tưởng đưa ra

2

Tổng điểm 10

Nhận xét, góp ý cho nhóm bạn:

.………

(22)

.………

.………

.………

Câu hỏi dành cho nhóm bạn:

.………

.………

.………...

Bước 4. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm triển khai thiết kế sản phẩm theo bản thiết kế; ghi lại các điều chỉnh (nếu có) của bản thiết kế sau khi đã hoàn thành sản phẩm và ghi giải thích; gợi ý các nhóm tham khảo thêm các tài liệu phục vụ cho việc chế tạo thử nghiệm sản phẩm (SGK, internet...) và tham khảo thêm ý kiến tư vấn của GV bộ môn (nếu thấy cần thiết).

Hoạt động 5:

THỰC HIÊN LÀM MỘT BỨC TRANH (15 phút)

A. Mục đích:

– HS làm được bức tranh căn cứ trên ý tưởng thiết kế đã được thông qua;

– Học được quy trình, phương pháp nghiên cứu thông qua việc xác định các vật liệu phù hợp.

– Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình tạo ra sản phẩm.

B. Nội dung:

– HS làm việc theo nhóm để cùng tạo ra sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh.

– GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:

Bức tranh từ vỏ thân mềm đúng yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá số 2.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;

Bước 2. HS làm bức tranh theo bản thiết kế bằng vật liệu đã có;

(23)

Bước 3. HS quan sát bức tranh, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu đánh giá số 2).

Bước 4. HS điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế.

Bước 5. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu cần dùng.

Bước 6. HS sẵn sàng cho phần triển lãm sản phẩm; Xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm.

Trong quá trình làm tranh, GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm HS.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK .

- Chuẩn bị theo nhóm tôm sống, tôm chín.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà các sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng