• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI KSCL LẦN 3 MÔN GDCD LỚP 10 NĂM HỌC 2016-2017

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI KSCL LẦN 3 MÔN GDCD LỚP 10 NĂM HỌC 2016-2017"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY (Năm học: 2016-2017)

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN: GDCD

Lớp: 10

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 061 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:... SBD: ...

Câu 1: Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?

A. Phủ định B. Phủ định biện chứng

C. Phủ định siêu hình D. Diệt vong.

Câu 2: Bạn M đang khỏe mạnh bỗng bị ốm cả tuần không thể ngồi dậy được. Bố mẹ M rất lo lắng.

Em sẽ khuyên bố mẹ bạn M như thế nào?

A. Bố mẹ M nên mời thầy cúng về làm lễ, vì M đang khỏe mạnh như vậy không thể ốm dễ dàng như vậy được

B. Bố mẹ M nên kết hợp cả đi viện và mời thầy cúng thì sẽ nhanh khỏi hơn.

C. Bố mẹ M phải đưa M đi khám bệnh để có phác đồ điều trị cho đúng.

D. Bố mẹ M nên đi mua thuốc về cho M uống

Câu 3: Sau khi học xong bài 1 “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”, em nhận thấy việc học tập của mình cần phải thay đổi như thế nào?

A. Phương pháp học tập của mình phải luôn có sự đổi mới cho phù hợp với cấp học, môn học.

B. Phương pháp học tập phải dựa trên thế giới quan biện chứng.

C. Phương pháp học tập cần dựa trên phương pháp duy vật

D. Phương pháp học tập cần dựa trên phương pháp luận biện chứng.

Câu 4: Lịch sử loài người được bắt đầu từ khi con người biết:

A. Sử dụng cung tên và lửa. B. Làm nhà để ở.

C. Ăn chín, uống sôi. D. Chế tạo, sử dụng công cụ lao động Câu 5: Để giải quyết mâu thuẫn có hiệu quả, theo em chúng ta cần phải?

A. Rèn luyện, trang bị kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

B. Biết phân tích mâu thuẫn trong nhận thức.

C. Học tập tốt hơn nữa.

D. Luôn nêu cao tinh thần đấu tranh, vì chỉ có đấu tranh mâu thuẫn mới được giải quyết triệt để Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Việc thực hành, thí nghiệm chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lý thuyết.

B. Trong học tập việc cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm các môn học chính là việc vận dụng lý thuyết vào thực hành.

C. Việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao.

D. Các môn khoa học tự nhiên dễ thực hành, thí nghiệm hơn các môn khoa học xã hội.

Câu 7: Bàn về sự phát triển, V.I. Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I. Lênin bàn về:

A. Nội dung của sự phát triển B. Nguyên nhân của sự phát triển C. Điều kiện của sự phát triển D. Hình thức của sự phát triển Câu 8: Luận điểm nào sau đây là sai, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Mỗi thuộc tính biểu hiện một mặt chất của sự vật.

B. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính.

C. Mỗi thuộc tính có thể đóng vai trò là tính quy định về chất trong một quan hệ nhất định.

D. Mỗi sự vật chỉ có một tính quy định về chất.

Câu 9: Đối với nhận thức, thực tiễn có vai trò là:

(2)

A. Động lực. B. Động cơ. C. Nguồn lực. D. Nguyên nhân.

Câu 10: Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức?

A. Thực tiễn đặt ra nhiệm vụ cho nhận thức

B. Con người có nhu cầu nhận thức thế giới khách quan C. Con người có nhu cầu hoàn thiện khả năng nhận thức

D. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người

Câu 11: Đoạn thơ sau:

“Dù bay lên sao hỏa, Sao kim cũng bay từ mặt đất.

Dù lớn tựa thiên thần cũng dòng sữa ngọt mẹ nuôi.

Phải cần mẫn như con Ong kéo mật.

Phải cần cù như con Nhện chăng tơ.

Quả chín trên cây là quả chín dần dà.” Nói về:

A. Quy luật lượng đổi, chất đổi. B. Quy luật mâu thuẫn.

C. Quy luật phủ định của phủ định. D. Khuynh hướng của sự phát triển.

Câu 12: Luận điểm nào sau đây là sai khi nói về chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình là hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau

B. Phương pháp luận là khoa học về phương pháp.

C. Triết học cũng như các khoa học khác, đều có vai trò thế giới quan và phương pháp luận.

D. Vấn đề cơ bản của Triết học có hai mặt

Câu 13: Trong các câu sau đây, câu nào không đề cập tới tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật?

A. Tre già măng mọc. B. Cha nào con nấy.

C. Qua cầu rút ván. D. Giỏ nhà ai quai nhà nấy.

Câu 14: Để chất mới ra đời nhất thiết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi vệ lượng đạt đến một giới hạn nhất định.

B. Tích lũy dần về lượng.

C. Tạo ra sự biến đổi vệ lượng.

D. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng.

Câu 15: Luận điểm nào sau đây là sai, khi nói về vai trò chủ thể lịch sử của con người?

A. Lịch sử phát triển của xã hội gắn liền với ý thức của các vĩ nhân trong mỗi thời kỳ B. Lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên

C. Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất vật chất D. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

Câu 16: Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là:

A. Sự vận động B. Sự đấu tranh C. Mâu thuẫn D. Sự phát triển Câu 17: Nếu dùng các khái niệm “học sinh”, “sinh viên” để chỉ chất của quá trình học tập thì đâu là điểm nút?

A. Học sinh nộp đơn vào các trường Đại học, Cao đẳng B. Học sinh vượt qua kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia C. Học sinh học xong Trung học phổ thông

D. Học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng

Câu 18: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá lên kim loại thuộc hình thức vận động nào?

A. Vận động vật lý B. Vận động sinh học

C. Vận động cơ học D. Vận động xã hội

Câu 19: Để hoạt động học tập, lao động đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải luôn?

A. Gắn học tập với nghiên cứu. B. Gắn lý thuyết với thực hành.

C. Đọc thuộc nhiều sách vở. D. Phát huy kinh nghiệm của bản thân.

(3)

Câu 20: Khái niệm lượng được dùng để chỉ A. Hình thức của sự vật, hiện tượng.

B. Những thuộc tính tiêu biểu của sự vật.

C. Quy mô, số lượng, trình độ… của sự vật, hiện tượng.

D. Cách thức vận động, phát của sự vật, hiện tượng.

Câu 21: Theo em trong các hoạt động dưới đây, đâu không phải là hoạt động thực tiễn?

A. Bố Minh đang xây bức tường sau nhà

B. Cô Hà đang cho lớp 10A1 tiến hành thí nghiệm hóa học để tìm ra các tính chất của Clo C. Ngày 28/2/2017, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam D. Nhà Hoa trồng rau trong vườn ăn không hết, bạn đem ra ngoài chợ bán.

Câu 22: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận định nào sau đây là sai khi nói về vận động và phát triển của thế giới vật chất?

A. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

B. Thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động vật lý.

C. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

D. Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động.

Câu 23: Trong các câu sau câu nào thể hiện yếu tố siêu hình?

A. Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió thôi đừng rung cây.

B. Theo quan niệm của Issac Newton, Thượng đế ban cho vũ trụ “cái hích ban đầu” để nó làm việc và chỉ sau đó, các thiên thể mới bị cuốn vào guồng chuyển động vĩnh cửu.

C. Tiến lên phía trước rồi quay trở lại điểm ban đầu

D. Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông

Câu 24: Vận dụng kiến thức đã học, hãy chỉ ra mâu thuẫn theo nghĩa triết học?

A. Xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo khác nhau.

B. Bà A và bà B cãi nhau trong chợ.

C. Giai cấp chủ nô và giai cấp vô sản

D. Mối quan hệ giữa bên mua và bên bán trên thị trường.

Câu 25: Từ góc độ triết học “ phương pháp luận” được hiểu là :

A. Sự vận dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau để đạt được mục đích đề ra B. Hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm và sử dụng phương pháp

C. Tổng hợp cách thức, phương pháp tìm tòi của một ngành khoa học cụ thể D. Khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu

Câu 26: Cái mới theo nghĩa Triết học là:

A. Cái ra đời sau so với cái trước.

B. Cái phức tạp hơn so với cái trước.

C. Cái mới lạ so với cái trước.

D. Đó là những cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.

Câu 27: V.I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận”.

Hiểu câu nói đó như thế nào là đúng ?

A. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.

B. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng C. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng D. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc Câu 28: Đâu là vận động sinh học?

A. Vận động viên đang chạy B. Hạt nảy mầm

C. Nam châm hút sắt D. Tàu chạy

Câu 29: Đặc trưng nào là riêng có của con người?

A. Hoạt động giao tiếp B. Hoạt động chính trị C. Biết sử dụng ngôn ngữ D. Sản xuất của cải vật chất

(4)

Câu 30: Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn triết học ? A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại tách biệt trong một chỉnh thể

B. Một mặt đối lập nằm ở sự vật, hiện tượng này, mặt đối lập kia nằm ở sự vật, hiện tượng khác C. Hai mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

D. Các mặt đối lập không cùng nằm trong một chỉnh thể, một hệ thống

Câu 31: Dựa trên cơ sở nào để người ta phân chia thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm ?

A. Dựa trên cơ sở vấn đề cơ bản của triết học

B. Dựa trên cơ sở cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

C. Dựa trên cơ sở cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học D. Dựa trên cơ sở cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học.

Câu 32: Theo C.Mác, để tồn tại và phát triển hành động lịch sử đầu tiên của con người là gì?

A. Ăn, uống, ở, mặc

B. Sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống C. Sản xuất ra phương tiện sinh hoạt

D. Sản xuất

Câu 33: Ý kiến nào dưới đây cho thấy thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Qua hoạt động thực tiễn con người sẽ nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự vật, hiện tượng.

B. Thực tiễn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho nhận thức phát triển C. Thực tiễn sẽ khẳng định tính chính xác của tri thức

D. Quá trình hoạt động thực tiễn giúp hoàn thiện các giác quan của con người Câu 34: Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển ?

A. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá

B. Học cách học → Học như là không học → Không học nhưng không gì không học cả → biết cách học.

C. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước

D. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành → bà già

Câu 35: Luận điểm nào sau đây phản ánh không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng giữ lại và cải biến những yếu tố thích hợp của cái cũ B. Phủ định biện chứng là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong của sự vật C. Phủ định biện chứng diễn ra phổ biến trong tự nhiên – xã hội

D. Phủ định biện chứng không đơn giản là xóa bỏ cái cũ

Câu 36: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học ? A. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau

B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp,

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 37: Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện:

A. Những tri thức của con người. B. Những hiểu biết của con người.

C. Các giác quan của con người. D. Các năng lực của con người.

Câu 38: Mặt đối lập của mâu thuẫn là:

A. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.

B. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau

C. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều

D. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau

Câu 39: Những hành động nào sau đây không vì con người?

(5)

A. Tham gia hiến máu nhân đạo.

B. Để tiết kiệm chi phí cho công ty và tăng thu nhập cho người lao động, công ty X đã cắt giảm một vài quy trình quan trọng trong hệ thống vận hành xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường.

C. Cơ quan Nhà nước kiểm tra, thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở các nhà hàng, quán ăn.

D. Chế tạo ra thuốc nổ

Câu 40: Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do:

A. Chúng đứng yên

B. Chúng luôn luôn biến đổi C. Chúng luôn luôn vận động

D. Sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng ---

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề“Ý nghĩa của việc chọn được một lẽ sống

trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo,

hoạt động quan hệ liên đúng đến. thể hiện tình hữu quan /sai

Câu 10: Một vật có khối lượng 1kg chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2kg đang đứng yên.. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt NamC. Bác D tuyên truyền

Câu 3: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển

Câu 28: Nghĩa vụ lao động của công dân được thể hiện ở một việc làm nào dưới đây.. Lựa chọn

Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hƣớng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tƣợng, chúng phát triển theo