• Không có kết quả nào được tìm thấy

THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

(2)

CẤU TRÚC BÀI HỌC

I.KĨ NĂNG CẢM NHẬN/PHÂN TÍCH THƠ TRUNG ĐẠI

II.KĨ NĂNG PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý DẠNG BÀI

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ/ĐOẠN THƠ TRUNG ĐẠI

III.THỰC HÀNH

(3)

I. Kĩ năng cảm nhận/phân tích thơ trung đại

- Tìm hiểu kĩ về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

+ Tìm hiểu kĩ về tác giả (thời đại, quê hương, gia đình, bản thân con người) để làm cơ sở tìm hiểu về những “tư tưởng” mà nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm.

+ Đặt tác phẩm trong mối liên hệ với bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời, bản thân tác giả....

-Phân tích, cảm nhận văn bản từ đặc trưng thể loại.

+ Mỗi thể loại văn học trung đại nói chung, thơ trung đại nói riêng có dạng thức tồn tại và phương thức biểu đạt nhất định

+ Nắm được thi pháp của thơ trung đại để học sinh có được “chìa khóa” giải mã các tác phẩm

- Khai thác các tầng ý nghĩa sau những ngôn từ hàm súc

+ Thơ trung đại ngắn gọn, hàm súc, cô đọng, mỗi chữ đều dồn nén trong đó nhiều lớp nghĩa ->Cần chú ý đến hệ thống từ ngữ được sử dụng, đó là các tính từ, các từ láy gợi hình gợi cảm, các động từ, các hình ảnh thơ...

(4)

II. Phân tích đề, lập dàn ý dạng bài nghị luận về một bài thơ/đoạn thơ trung đại

1. Phân tích đề:

- Yêu cầu: Phân tích đề là chỉ ra đối tượng nghị luận, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề.

- Cách thức: gạch chân từ khóa của đề bài Ví dụ:

Thương vợ

(Trần Tế Xương) Quanh năm buôn bán mom sông,

Nuôi đ năm con v i m t chông. L n l i thân cò khi quãng văng,ặ ộ Eo sèo m t n ước bu i đò đông. M t duyên hai n âu đành ph n,

Năm năng mười m a dám qu n công.ư Cha m thói đ i ăn b c, ở ạ

Có chông h h ng cũng nh không.ờ ữ ư

(Ng văn 11 , T p 1, NXB Giáo d c, 2009, trang 29-30) Phần tích hình tượng bà Tú được th hi n trong bài th trến.ể ệ ơ

(5)

2. Lập dàn ý

- Lập dàn ý là thiết kế bố cục và sắp xếp các ý theo một trật tự logic của bài.

- Các bước lập dàn ý:

+ Xác định luận điểm, luận cứ.

+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ theo trình tự lôgíc gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (dẫn dắt và nêu vấn đề) Thân bài: Triển khai luận đề bằng những luận điểm

*Giới thiệu khái quát về TG,TP (TG: thời đại, vị trí, phong cách của TG trong nền VH; TP: hoàn cảnh ra đời, vị trí của TP trong sự nghiệp của TG)

*Cảm nhận, phân tích (theo kết cấu của thi phẩm hoặc theo luận điểm; lưu ý đi từ NT để khám phá nội dung)

*Bàn luận, mở rộng (liên hệ so sánh/ sử dụng kiến thức lí luận/đánh giá đóng góp, điểm mới của TP về ND, NT...)

Kết bài: Khái quát lại vấn đề.

(6)

* Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm Thương vợ

* Phân tích hình tượng bà Tú - Hình tượng bà Tú:

+ Bà Tú chịu nhiều vất vả, lam lũ trong cuộc sống.

+ Bà Tú có những phẩm chất đẹp đẽ: tảo tần, đảm đang, chịu thương chịu khó; yêu thương chồng con và giàu đức hi sinh.

- Hình tượng bà Tú được thể hiện qua những câu thơ trữ tình sâu lắng, ngôn ngữ thơ sáng tạo, hình ảnh thơ giàu sức gợi, kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp tu từ

* Đánh giá, mở rộng

- Qua việc xây dựng hình tượng bà Tú, lần đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam có một nhà thơ đã dám trực tiếp thể hiện tình cảm của mình với vợ đồng thời lên tiếng tố cáo xã hội lúc bấy giờ.S

- Vẻ đẹp giản dị, đáng trọng của bà Tú cùng tình cảm sâu nặng, chân thành, đầy cảm thông của nhà thơ Trần Tế Xương đối với vợ cho chúng ta biết yêu thương, trân trọng hơn những người phụ nữ, người vợ, người mẹ trong cuộc sống.

(7)

III. Thực hành

1.Bài tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!

- Câu 1: Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ?

- Câu 2: Chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ cuối?

- Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ cuối?

- Câu 4: Bằng hiểu biết của bản thân về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương,hãy viết đoạn văn ngắn về chủ đề: “Nỗi buồn thân phận”

(8)

Gợi ý trả lời:

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ là người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, éo le (có thể là chính bản thân nhà thơ).

- Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu cuối:

+ Đảo ngữ

+ Biện pháp tăng tiến + Phép đối

+ Phép điệp

+ Kết hợp với cách dùng động từ mạnh

- Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh ý thức phản kháng, tâm trạng phẫn uất,khát vọng sống và hạnh phúc lứa đôi của nhà thơ => góp phần tô đậm cá tính của tác giả.

- Học sinh có nhiều cách viết khác nhau, nhưng cần làm rõ những ý sau:

+ Người phụ nữ trong xã hội xưa không có quyền làm chủ bản thân mình.Số phận của họ do kẻ khác định đoạt (“ba chìm bảy nổi với nước non”, “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”).

+ Những khát vọng sống,khát vọng hạnh phúc đáng trân trọng nhưng đều bị xã hội chà đạp và vùi dập.

(9)

Đề đền Sầm Nghi Đống 1

(Hồ Xuân Hương)

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

(Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 2008, trang) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả hành động và thể hiện được thái độ của Hồ Xuân Hương khi đi qua đền Sầm Nghi Đống.

Câu 3. Nêu nghĩa của từ láy cheo leo được sử dụng trong bài thơ.

Câu 4. Qua bài thơ, anh/chị hiểu được điều gì về vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?

1 Sâm Nghi Đông: là viến tướng gi c Thanh, do ho ng hốt tr ước s c tần cống thần tốc c a quần Tầy S n, vào ơ sáng mống 5 Tết K D u (30-1-1789), viến thái thú đã treo c t t . Vì gi mối quan h ngo i giao, vua nhà ỷ ậ ổ ự ử Nguyế:n đã cho l p đến th trến gò Đống Đa.

(10)

1.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2.Các từ ngữ diễn tả hành động và thể hiện được thái độ của Hồ Xuân Hương khi đi qua đền Sầm Nghi Đống: ghé mắt, trông ngang

3.Nghĩa của từ láy cheo leo: diễn tả độ cao, không có điểm tựa chắc chắn và tạo cảm giác không đứng vững.

4.Vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:

Không được coi trọng

Không có cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân.

(11)

Đất Vị Hoàng

Tú Xương Có đất nào như đất ấy không?

Phố phường tiếp giáp với bờ sông.

Nhà kia lỗi phép con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

Keo cú người đâu như cứt sắt,

Tham lam chuyên thở rặt hơi đồng.

Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,

Có đất nào như đất ấy không?

(12)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Chỉ ra các từ láy có trong văn bản.

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng lặp lại câu hỏi mở đầu và kết thúc bài thơ.

Câu 4. Qua bài thơ, anh/chị biết được điều gì hiện thực xã hội đương thời?

Câu 1: PCNN nghệ thuật

Câu 2: Các từ láy: chanh chua, keo cú, tham lam Câu 3: Hiệu quả:

+Tạo hình thức nghệ thuật đặc sắc cho văn bản

+Nhấn mạnh, thể hiện nỗi lòng trăn trở, băn khoăn, đau xót của tác giả trước hiện thực đời sống lúc bấy giờ.

Câu 4: Xã hội bắt đầu có sự manh nha của văn hóa phương Tây, cùng với đó là sự xuất hiện đầy rẫy những biểu hiện xấu xa, xuống cấp về mặt đạo đức của con người.

(13)

2.Bài tập 2: Cảm nhận các bài thơ sau Bạn đến chơi nhà

(Nguyễn Khuyến) Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ.

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa, Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Bác đến chơi đây ta với ta.

(14)

Lấy chồng chung

Hồ Xuân Hương

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng

Cầm bằng làm mướn mướn không công Nỗi này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một nhân vật có sử dụng các kiến thức tiếng

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết và ngay thẳng chính trực. Nội dung, ý nghĩa

Bài viết nêu một số vấn đề liên quan tới những khó khăn của sinh viên Việt Nam khi du học được phát hiện trong nghiên cứu về giá trị tiên đoán của bộ đề thi tiếng Anh

Thông qua việc sử dụng lý thuyết hài lòng, bài viết tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tin tức giả về COVID-19 trên các phương tiện truyền thông xã hội,

Không gian thiên đình được nhắc đến trong các phương thức dự báo dư là nơi trở về chốn cũ của nhân vật là trích tiên xuống trần làm nhiệm vụ, ngày trở về cũng là cái chết của họ hoặc là

Nói cách khác, Lê Quý Đôn một mặt đề cao tình cảm như điểm khởi phát của sáng tác thi ca, một mặt duy trì quan niệm cho rằng thơ cần thể hiện lí tưởng nhân cách và lí tưởng xã hội..

Nhưng mặt khác, chính những chuyện tình lãng mạn ấy ở một khía cạnh nào đó cũng làm giảm đi tính quyết liệt khi đề cập đến những vấn đề nhức nhối của xã hội, đặc biệt là khi so sánh với

Theo quan niệm này, lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại đã tồn tại hiện tượng văn học giá trị rất đáng quan tâm nghiên cứu, đó là sự hưng thịnh của các dòng văn: dòng văn Nguyễn