• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 33+34

KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết vận dụng kiến thức về truyện và thơ, kiến thức về từ láy, về cụm từ, biện pháp ẩn dụ để làm bài.

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một nhân vật có sử dụng các kiến thức tiếng Việt (từ láy, cụm danh từ, cụm động từ...)

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết các tín hiệu ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 90’

III. Ma trận đề Mức độ

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Tổng Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

Phần văn:

Lượm

- Học sinh nhận biết được đoạn thơ trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Biết được tác giả, ngôi kể.

- Khái quát được nội dung đoạn thơ tìm được.

- Số câu:

- Số điểm:

1 1

1 1

2 2 Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên

Bùi Thị Thu Hằng

(2)

- Tỉ lệ 10% 10% 20%

Phần tiếng Việt:

BPTT: so sánh

- Chỉ ra được câu văn sử dụng so sánh.

- Chỉ ra tác dụng của phép so sánh đó

- Số câu:

- Số điểm:

- Tỉ lệ

1/2 0,5 5%

1/2 0,5 5%

1 1 10%

Phần tập làm văn

- Học sinh biết viết đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức;

có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn rõ ràng.

- Sử dụng chính xác BPTT.

- Biết vận dụng các kĩ năng làm văn biểu

cảm để

viết bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1 2 20%

1 5 50%

2 7 70%

Tổng số câu:

Tổng số

điểm:

Tỉ lệ:

1 1 10%

1 1 10%

2 3 30%

1 5 50%

5 10 100%

IV. Đề bài

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên, cường tráng.

Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn

hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên,

đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao

vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài

kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn

giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi

gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái

răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm

việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.”

(3)

Câu 1. (1,0 điểm)

Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Xác định ngôi kể?

Câu 2. (1,0 điểm)

Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh. Chỉ ra tác dụng của phép so sánh đó.

Câu 3.(1,0 điểm)

Em hãy khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 4. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (7-9 câu) nêu cảm nhận của em sau khi học bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go trong đó có sử dụng 1 biện pháp tu từ đã học. Gạch chân vào câu có sử dụng biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (5,0 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của em II. ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (1,0 điểm)

- Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài

0.5

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất “tôi” 0.5

Câu 2 (1,0 điểm)

- Những ngọn cỏ…lia qua

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

0.5

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

0.5 Câu 3

(1,0 điểm)

- Bức chân dung tự họa của Dế Mèn hiện lên với vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ, đầy sức sống.

1,0

Tổng 3,0

II. Phần tự luận: (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (2,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, đúng hình thức đoạn văn, có câu chủ đề.

0,5

* Yêu cầu về nội dung:

-Mở đoạn:

+ Giới thiệu nhan đề và tên tác giả + Nêu được cảm xúc chung về bài thơ

0,5

-Thân đoạn:

+ Ấn tượng, cảm xúc của em qua lời kể của em bé về thế giới trên mây trong sóng.

0,25

(4)

+ Em bé đã từ chối ra sao? Em đã làm gì để vừa được chơi lại vừa được bên cạnh mẹ.

+ Tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện như thế nào? 0,25 + Nghệ thuật tiêu biểu, đăc sắc được sử dụng trong bài: Ẩn

dụ, điệp ngữ…

0.25 + Kết đoạn: Khái quát những đặc điểm tâm đắc về bài thơ 0,25

Câu 2 (5,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Biết viết bài văn kể trải nghiệm có cấu trúc 3 phần rõ ràng, trình bày khoa học.

0,25

* Yêu cầu về nội dung 1. Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân (vui, buồn…) 0,5 2. Thân bài

* Giới thiệu khái quát về trải nghiệm

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.

- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

1,0

* Trình bày diễn biến trải nghiệm

+ Điều gì đã xảy ra? Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

+ Diễn biến của câu chuyện (trải nghiệm).

+ Kết thúc câu chuyện (trải nghiệm).

1,5

- Bài học nhận được qua cuộc trải nghiệm đó. 0,5 3. Kết bài

- Nêu cảm xúc của em với trải nghiệm đó. 0,5

* Sáng tạo: học sinh biết sử dụng các kiểu câu khác nhau, biết sử dụng các biện pháp tu từ tạo sự đa dạng cho bài văn

0,25

* Ngữ pháp, chính tả: diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.

0,25

Tổng 7,0

(5)

TIẾT 5+36 Văn bản.

GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

(Thạch Lam)

Môn học: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian thực hiện: (02 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Người kể chuyện ngôi thứ ba, cốt truyện.

- Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm của nhân vật trong truyện kể.

- Hành động của hai chị em Sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực riêng biệt:

+ Đọc hiểu nội dung:

- HS xác định được ngôi kể trong văn ban - HS nhận biết chủ đề văn bản.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ tác phẩm.

- Tóm tắt được truyện ngắn một cách ngắn gọn.

+ Đọc hiểu hình thức:

- HS nhận biết và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. Từ đó hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện.

- HS so sánh được diểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật: cô bé bán diêm và bé Hiên.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Gió lạnh đầu mùa;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Học liệu: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên

Bùi Thị Thu Hằng

(6)

a, Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b, Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d, Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiêm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

+ Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì?

+ Em đã từng trải qua mùa đông chưa? Khi nhắc đến mùa đông, em nghĩ ngay tới điều gì? Mùa đông có gì khác so với các mùa còn lại? Vào mùa đông, em thường làm gì để giữ cho cơ thể ấm và khỏe mạnh?

B2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân.

B3. Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

B4. Kết luận, nhận định: Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

Mỗi khi mùa đông đến, chúng ta cảm nhận được cái lạnh trong từng thớ thịt.

Vào những ngày mùa đông, để giữ ấm cơ thể, chúng ta phải mặc rất nhiều quần áo ấm và đôi khi cần đến lò sưởi. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam cũng thế, cũng có một mùa đông lạnh. Nhưng cô bé Hiên trong truyện lại không có quần áo ấm để mặc, thậm chí chiếc áo em mặc mỏng manh và đã rách tả tơi. Liệu bé

Hiên có vượt qua được mùa đông lạnh lẽo này? Chúng ta cùng tìm hiểu VB Gió lạnh đầu mùa trong tiết học hôm nay.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2.1. Hoạt động: Đọc văn bản

a, Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm.

b, Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d, Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS:

+ Nêu hiểu biết của em về văn bản?

+ Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

+ Em hãy nêu phương thức biểu đạt và thể loại của VB.

+ Bố cục VB gồm mấy phần? Nội dung của các phần là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc: to, rõ ràng thể hiện rõ lời của từng nhân vật.

- HS: Đọc văn bản ( 3 HS đọc từng đoạn;

I. Đọc văn bản 1. Đọc - chú thích 2. Kết cấu bố cục

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả;

- Thể loại: truyện ngắn;

- Bố cục: 3 phần +

3. Tác giả, tác phẩm

(7)

Hoạt động cá nhân) - HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;

+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé

Hiên chiếc áo;

+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi phát hiện hành động cho áo của Sơn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc và giới thiệu về tác giả và các tác phẩm nổi tiếng của ông?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

8 Sản phẩm:

- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh;

- Năm sinh - năm mất: 1910 – 1942;

- Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

- Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn.

Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn

*. Tác giả

- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh;

- Năm sinh - năm mất: 1910 – 1942;

- Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ

sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

- Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ.

- Các truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,...

2. Văn bản

- Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam.

(8)

vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

2.2. Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV lần lượt yêu cầu HS:

? Sơn đã có cảm nhận như thế nào khi thời tiết chuyển mùa?

? Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn + khi nghe mẹ và vú già trò chuyện về chiếc áo bông của em Duyên;

? Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được gì về nhân vật này?

? Tìm các chi tiết nói về thái độ của chị em Sơn với bạn nhỏ

C/s của c,e Sơn C/s của các bạn nhỏ Nhận xét:

+ Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu gì về ý nghĩa của sự chia sẻ?

+ Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động;

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai chị em (Nhân vật Sơn và Lan)

a. Cảm nhận của Sơn khi thời tiết chuyển mùa

+ Chợ vắng không, mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề

+ Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em --> Yên ả, vắng lặng, nghèo, lại thêm mùa đông càng khắc họa sâu về tình cảnh khốn khó.

b. Ý nghĩ của Sơn khi nghe vú già nói chuyện

- Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về em:

+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá;

+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.

--> Yêu thương, quan tâm

b. Thái độ của chị em Sơn với bạn nhỏ

- Thái độ: Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn + Quyết định đem cho Hiên chiếc áo: chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất

(9)

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

* Sản phẩm dự kiến:

1.

- Mới hôm qua...cái lạnh đầu mùa ập đến.

- Nhìn ra ngoài sân...cái lá khô lạo xạo - Tròi u ám...

- Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em

2. - Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện về em:

+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá;

+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.

--> Sơn là người giàu tình cảm, 3.

C/s của c,e Sơn C/s của các bạn nhỏ

+ Có vú già;

+ Cách xưng hô:

Cách mẹ Sơn gọi em Duyên ngay từ đầu tác phẩm: “cô Duyên” – “cô” – trang trọng;

Cách gọi mẹ của Sơn: “mợ” gia đình trung lưu

+ Những người nghèo khổ mà Sơn quen biết vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn;

--> Giàu có, sung túc

+ mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ;

+ môi tím lại, qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi;

+ mỗi cơn gió đến, run lên, hàm răng đập vào nhau

--> Nghèo khổ, thiếu thốn tọi nghiệp

Nhận xét: Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn --> Tình cảm trong sáng, hồn nhiên, nhân hậu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

nghèo, thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí.

--> tình cảm trong sáng của trẻ thơ, tâm hồn nhân hậu của chị em Sơn.

c. Suy nghĩ và hành động của Sơn - Quyết định đem cho Hiên chiếc áo: chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí. --> Quan tâm, yêu thương bạn bè.

- Thấy ấm áp, vui vui

- Ngây thơ, sợ hãi, đi tìm Hiên để đòi áo

- Lúc đó mới hiểu mẹ rất quý chiếc áo bông ấy; vẫn có sự trẻ con: đã cho bạn rồi còn đòi lại.

--> Lối miêu tả chân thực, tự nhiên của Thạch Lam khi khắc họa nhân vật trẻ em.

e. So sánh Hiên với cô bé bán diêm (HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC) - Giống:

+ Đều là những bé gái ở trong hoàn cảnh đáng thương;

+ Đều thiếu thốn vật chất, và ở trong mùa đông khắc nghiệt

- Khác:

(10)

Hiên Cô bé bán diêm

Tên Có tên Không tên

Không

gian Việt Nam đầu thế kỷ: đa

phần nghèo Đan Mạch/Châu Âu: tác giả khắc họa rõ nét sự đối lập giàu nghèo

Thời gian

Đầu mùa đông Cái lạnh mới bắt đầu

Chính đông, khoảnh khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Cô bé bán diêm đã phải chịu giá rét trong thời gian dài, đặc biệt tâm trạng sẽ buồn hơn Hiên vì đây là lúc mọi người quây quần bên gia đình đầm ấm đón chào năm mới.

Tình thương

- Hiên có nhận được tình thương của mọi người xung quanh: mẹ, bạn bè, v.v...

Cô bé bán diêm không nhận được tình yêu thương: bị bố đánh đập, mắng chửi, bị người qua lại lãnh đạm, thờ ơ

Cái kết Cái kết có hậu, Hiên có áo ấm

Cái kết vừa có hậu vừa mang tính bi kịch, cô bé bán diêm đã chết.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

+ Em có nhận xét gì về thái độ, hành động, cách cư xử giữa 2 nhân vật mẹ của Sơn và mẹ của Hiên?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- Dự kiến sản phẩm:

* Mẹ của Liên:

- Nghề: chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc không đủ tiền để may áo cho con

- Thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo:

+ Khép nép, nói tránh, tự trọng.

* Mẹ của Sơn:

- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị.

- Với các con, cách cư xử vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

3. Hai người mẹ: mẹ của Sơn và mẹ của Hiên

a. Mẹ của Hiên

- Nghề: chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc không đủ tiền để may áo cho con - Thái độ và hành động của mẹ Hiên khi biết Sơn cho Hiên chiếc áo:

+ Khép nép, nói tránh. -> Cách xưng hô có sự tôn trọng, như người dưới với người trên: Tôi – cậu – mợ;

+ Tự trọng: Sau khi trả xong, không xin xỏ gì mà đi về luôn.

Thái độ: khép nép, nhưng cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ

b. Mẹ của Sơn

- Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn.

- Với các con, cách cư xử vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương, không nên tự tiện lấy áo đem cho nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...

(11)

vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

III. Tổng kết 1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;

- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;

- Miêu tả tinh tế 2. Nội dung

Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Kể tóm tắt lại các sự việc chính trong văn bản: Gió lạnh đầu mùa?

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Vì sao mẹ Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền mà không cho áo?

a. Vì mẹ Sơn không muốn giúp đỡ người khác;

b. Vì mẹ Sơn muốn lấy lại số tiền cho vay;

c. Vì mẹ Sơn rất quý chiếc áo là kỷ vật của em Duyên;

d. Vì mẹ Sơn muốn giữ chiếc áo là kỷ vật của em Duyên và vẫn muốn giúp đỡ mẹ Hiên

Câu 2: Vì sao những đứa trẻ nghèo không dám lại gần chơi với Sơn và Lan?

a. Vì chúng không thích chơi với những người có điều kiện khá giả;

b. Vì Sơn và Lan có thái độ khinh khỉnh;

c. Vì chúng ngại cái nghèo của mình, biết thân biết phận;

d. Cả a và b đều đúng.

Câu 3: Vì sao sau khi đã cho Hiên cái áo, Sơn lại muốn đòi lại?

a. Vì Sơn thấy tiếc chiếc áo b. Vì Sơn muốn trêu đùa Hiên c. Vì Hiên không biết giữ gìn

(12)

d. Vì con Sinh bảo sẽ nói với mẹ Sơn, Sơn sợ mẹ trách Câu 4: Vì sao mẹ Hiên lại trả lại chiếc áo?

a. Vì mẹ Hiên chê áo xấu b. Vì Sơn đòi lại áo

c. Vì mẹ Hiên biết đó là kỷ vật của bé Duyên

d. Vì mẹ Hiên nghèo nhưng có lòng tự trọng, biết mẹ Sơn chưa có sự đồng ý.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời.

B3. Báo cáo, thảo luận: Hs khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu câu trả lời chưa chính xác)

B4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 4. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Có nhiều nhân vật là trẻ em xuất hiện trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa”. em hãy iết đoạn văn nêu cảm nhận về 1 nhân vật mà em yêu thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs thực hiện ở nhà

Bước 3: Báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.. * Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một

Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả

Nhan đề bài thơ là Chuyện cổ tích về loài người như lời gợi dẫn của tác giả Xuân Quỳnh về việc sẽ đưa chúng ta đến những vùng đất sơ khai nơi loài người được sinh

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là

em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu

Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó với tất cả mọi người; Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc,

+Những chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ của Lượm là những chi tiết em thích nhất. Bởi các chi tiết đó thể hiện được nét hồn nhiên của cậu bé Lượm. +Em thích