• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát | Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

A. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Câu 1: Muốn viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?

Trả lời:

- Bước 1: Xác định đề tài cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự vật mà em từng được chứng kiến

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ (chi tiết cảnh đẹp hoặc một sự vật )

- Bước 3: Làm thơ lục bát:(lưu ý đảm bảo các yêu cầu về đặc điểm của thơ lục bát).

- Bước 4: Tiến hành chỉnh sửa, thay thế từ ngữ hợp lý.

Câu 2:

Mục đích của em khi viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát là nhằm?

Trả lời:

- Nhằm ghi lại cảm xúc và tâm trạng của mình về bài thơ lục bát đó

Câu 3: Lập dàn ý viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Trả lời:

1. Mở đoạn

Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.

2. Thân đoạn

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…

- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích. Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…

3. Kết đoạn

Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

(2)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ “Chuyện cổ nước mình”.

Trả lời:

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người.

Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Câu 5: Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích.

Trả lời:

Bài thơ Việt Bắc được viết để nói về sự kiện thắng lợi Điện Biên Phủ của nhân dân ta. Chiến sĩ bộ đội phải chia tay với đồng bào Việt Bắc để trở về Hà Nội. Bấy nhiêu thời gian sinh sống và sinh hoạt cùng nhau tình quân dân gắn kết khiến cho cuộc chia ly bịn rịn. Đặc biệt trong bài thơ đoạn thơ "Ta về mình có nhớ ta/..../ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" là đoạn thơ vừa tả cảnh vừa ca ngợi vẻ đẹp của người dân Việt Bắc. Đây là bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt bốn mùa nơi Việt Bắc yêu dấu.

(3)

Bức tranh thiên nhiên ấy mở đầu bằng mùa đông. Không phải tự nhiên nhà thơ lại chọn mùa đông mở đầu cho bức tranh ấy, theo lẽ thường thì xuân hạ thu rồi mới đến đông. Thế nhưng ở đây nhà thơ chọn mùa đông trước vì đây chính là khoảng thời gian mà người cách mạng đến với Việt Bắc:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc. Bức tranh thiên nhiên mùa đông được tô điểm bằng hình ảnh của những bông hoa chuối rừng. Trên nền rừng xanh ngát những bông chuối màu đỏ tươi nở rộ như tô thắm cả một cánh rừng. Nói đến mùa đông người ta thường nghĩ đến những khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo, cây lá rụng cành lìa gốc mà rơi vậy mà ở xưa Việt Bắc này màu sắc lại tươi đẹp đến thế. Trên nền cảnh tươi sáng ấy con người xuất hiện với hình ảnh lao động. Trên đèo cao ánh nắng ban chiếu vào con dao gài ở thắt lưng người Việt Bắc khiến cho con dao sáng lên. Đèo cao đấy, con người nhỏ bé thật đấy nhưng con người vẫn cao hơn đèo. Ở đây ta có thể thấy sự làm chủ thiên nhiên, sự chủ động của người Việt Bắc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HS vận dụng kiến thức đã học và sự cảm thụ của bản thân viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một đoạn thơ yêu thích trong bài thơ.. Bước 3: Báo cáo kết quả

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu

Câu 5: Tập làm một số bài thơ lục bát về đề tài thiên nhiên Trả lời:.. Bài làm

Câu 2: Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt.. Hãy thực hiện những

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả

Nhan đề bài thơ là Chuyện cổ tích về loài người như lời gợi dẫn của tác giả Xuân Quỳnh về việc sẽ đưa chúng ta đến những vùng đất sơ khai nơi loài người được sinh

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là

em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu