• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường : THCS ĐỨC CHÍNH Họ và tên giáo viên Tổ: KHXH Nguyễn Thị Nhung

Bài 2: GÕ CỬA TRÁI TIM

Môn: Ngữ văn 6 - Lớp 6B Số tiết thực hiện: 12 tiết

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao Việt Nam)

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận biết được ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ.

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

- Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Tuần 5, Tiết 17

GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN Môn : Ngữ Văn 6 – Lớp 6B

Số tiết thực hiện : 01 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (thơ), đặc điểm của thơ.

- Tình cảm gia đình, tình yêu thương trẻ thơ thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Biện pháp tu từ Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

- Dấu câu.

2. Năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố của thơ ( thể thơ ( số tiếng), ngắt nhịp, vần, biện pháp tu từ…)

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thơ, nhân vật trữ tình, tình cảm cảm xúc thông điệp trong bài thơ.

(2)

- Nhận biết được phép tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, các dấu câu, hiểu được tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó và dấu câu trong văn bản

- Viết được bài văn, đoạn văn về cảm xúc về một đoạn thơ, bài thơ có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự, biết viết VB đảm bảo các bước.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái, sẻ chia, cảm nhận được những giá trị nhân bản của tình yêu thương, có ý thức vun đắp hạnh phúc gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

STT Đặc điểm Ghi chú

Thể thơ Ngôn ngữ Biện pháp tu từ Phương thức biểu đạt Nội dung

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1 : MỞ ĐẦU a. Thời lượng thực hiện: 5’

b

. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, HS xác định nhiệm vụ học tập của mình. Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học

c. Nội dung:Gv cho học sinh nghe nhạc/ tham gia trò chơi/ chia sẻ quan điểm cá nhân và dẫn dắt vào bài

d. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS sau khi quan sát, lắng nghe.

e. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm B1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Cách 1: GV cho học sinh nghe hoặc hát bài " Cả nhà thương nhau"/ "Những ngọn nến lung linh"/ "Gia đình nhỏ, hạnh phúc to" / "Nhật kí của mẹ" và đặt câu hỏi:

Bài hát trên gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?

Cách 2: Cho học sinh chơi trò chơi 6-4-2. Luật chơi như sau: (L1)Em hãy ghi 6 người quan trọng với em.(L2) Em hãy ghi 4 người quan trọng với em.(L3) Em hãy ghi 2 người quan trọng nhất với em. Học sinh sẽ ghi vào một mảnh giấy nhỏ

->Những người mà các em giữ lại sau cùng đó

- HS lắng nghe, bày tỏ cảm xúc cá nhân : Bài hát nói về tình cảm gia đình ấm áp, ngập tràn yêu thương, hạnh phúc-> cảm động.

- HS tham gia trò chơi

(3)

chúng ta sẽ gọi là "gia đình".

Cách 3: Gv đặt câu hỏi: Theo em, điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người?

B2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe B3: HS báo cáo:

GV tổ chức hoạt động, quan sát, lắng nghe, gợi ý HS trình bày, chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ.

B4: Nhận xét, đánh giá

GV nhận xét sản phẩm, khái quát ý dẫn vào chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Thời lượng thực hiện: 22’

b. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học:

- Nhận biết được một số yếu tố của thơ ( thể thơ ( số tiếng), ngắt nhịp, vần, biện pháp tu từ…)

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thơ, nhân vật trữ tình, tình cảm cảm xúc thông điệp trong bài thơ.

- Nhận biết được phép tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, các dấu câu, hiểu được tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó và dấu câu trong văn bản

c. Nội dung: HS sử dụng SGK, tìm hiểu kiến thức qua phần giới thiệu bài học, mục tiêu để tiến hành trả lời câu hỏi.

d. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, bảng tổng hợp kiến thức của học sinh.

e. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv đặt câu hỏi: Các con quan sát SGK trang 38 và cho biết:

? Tên bài, đề từ của văn bản hướng đến vấn đề nào? Qua đó con hiểu gì về chủ đề? Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu? Thể loại chính của các ngữ liệu?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời - GV quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm cá nhân

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của

I. Tìm hiểu giới thiệu bài học - Chủ đề: tình cảm gia đình - Ngữ liệu:

+ Chuyện cổ tích về loài người + Mây và sóng

+ Bức tranh của em gái tôi - Thể loại chính: Thơ

(4)

bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV nhận xét sản phẩm, khái quát chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề:

Tình cảm gia đình, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu của những người thân trong gia đình, đánh thức những yêu thương trong trái tim mình, để ta biết trân trọng và vun đắp hạnh phúc gia đình.

HS lắng nghe, ghi chép

II. Khám phá tri thức Ngữ Văn 1. Một số đặc điểm của thơ

Ví dụ 1:

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19, các y, bác sĩ luôn là lực lượng ở tuyến đầu.

Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những "chiến sĩ áo trắng" vẫn lặng thầm "gánh trên vai" sứ mệnh cao cả, chữa bệnh cứu người của người...Dù bao khó khăn, gian khổ nhưng những "chiến sĩ áo trắng" vẫn lao vào "cuộc chiến với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước

(Thông tấn xã Việt Nam)

Tuyến đầu chống giặc bao điều khó khăn

Chăm sóc giường bệnh như người thân thương

Phục hồi sức khỏe biết bao nhiêu người"

Điểm chung Điểm riêng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv trình chiếu hai ví dụ lên máy chiếu, phát phiếu học tập cho HS. Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Từ kết quả thảo luận, GV hỏi: Thơ có đặc điểm gì?

2. Khi đọc một bài thơ cần quan tâm

STT Đặc điểm Ghi chú

Thể thơ

Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài,…

Ngôn ngữ

Cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh Biện So sánh, ẩn dụ, điệp

(5)

- Mỗi nhóm đôi tiếp tục lấy ví dụ hoặc đặt câu về các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa.

- Thảo luận hoàn thiện bảng khái quát đặc điểm của thơ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

NV2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hs làm việc cá nhân trả lời 2 câu hỏi sau:

? Kể tên một số bài thơ đã đọc và chia sẻ kinh nghiệm: Khi đọc một bài thơ, em quan tâm đến điều gì nhất?

? Chỉ ra các yếu tố mà em quan tâm trong đoạn thơ sau:

“ Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng”

( Trích “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ).

B2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- HS trao đổi, thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trình bày sản phẩm

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức : Một số yếu tố cần chú ý trong thơ:

đến các yếu tố:

- Thể thơ, vần, nhịp, âm điệu, hình ảnh, biện pháp tu từ,...

- HS chỉ rõ qua đoạn thơ:

+ Thể thơ: 5 chữ tự do

+ Vần: gieo vần chân (cuối dòng thơ : mộng- lộng- hồng), liên tiếp

+ Nhịp: 3/2. 2/3 + Âm điệu: Nhanh

+ Hình ảnh: gần gũi, thân thuộc, ấm áp + Biện pháp tu từ: So sánh

(6)

- Vần là phương tiện tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng thơ dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định. Mỗi thể thơ sẽ có những quy định về vị trí đặt vần khác nhau tạo nên những quy tắc gieo vần khác nhau. Có hai loại vần:

+ Vần chân (cước vận): được gieo cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng. Vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách,… và là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ. (GV tự nêu ví dụ).

+ Vần lưng (yêu vận): Vần được gieo ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng. Đây được cho là một hiện tượng đặc biệt của vận luật Việt Nam. Vần lưng khiến dòng thơ giàu nhạc tính. (GV tự nêu ví dụ).

- Nhịp là các chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ dựa trên sự lặp lại có tính chu kỳ số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Nhà thơ sáng tác theo một thể thơ nhất định nhưng vẫn có thể tạo nên một nhịp điệu riêng cho mình để biểu đạt một ý nghĩa nào đó.

Ví dụ: Nửa chừng xuân/ thoắt/ gãy cành thiên hương (Truyện Kiều – Nguyễn Du) ngắt nhịp 3/1/4 khác với cách ngắt nhịp 4/4 của lục bát thông thường. Cách ngắt nhịp của Nguyễn Du khiến câu thơ như bị bẻ làm đôi làm ba, thể hiện số phận đầy đau khổ, phải chết giữa tuổi xuân đẹp đẽ như cành hoa gãy giữa lúc đương xuân của Đạm Tiên.

- Thanh điệu là thanh tính của âm điệu.

Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú về thanh điệu (6 thanh điệu). Trong khi đó, tiếng Trung cũng có thanh điệu, nhưng chỉ có 4 thanh. Thanh điệu tiếng Việt đối

(7)

lập nhau ở hai cao độ cơ bản (đối lập về âm vực):

 Cao độ cao: thanh ngang/không, thanh sắc, thanh ngã;

+ Cao độ thấp: thanh huyền, hỏi, nặng - Âm điệu là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ, được tạo nên từ vần, nhịp, thanh điệu và các yếu tố khác của âm thanh ngôn ngữ trong bài thơ.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Thời lượng thực hiện: 10’

b. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức đã học.

c. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

d. Sản phẩm học tập: Kết quả bài làm của HS.

e. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(1) Hãy lựa chọn một bài thơ mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ như: thể thơ, vần, nhịp điệu, thanh điệu, âm điệu.

(2) Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ?

B2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, trả lời theo hình thức cá nhân

B3: HS báo cáo: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

B4: Nhận xét, đánh giá: Gv nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Thời lượng thực hiện: 5’

b. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

c. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

d. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

e. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm của thơ

+ Tìm đọc những bài thơ về chủ đề tình cảm gia đình.

+ Vẽ một bức tranh về chủ đề trên B2: HS làm ở nhà, báo cáo

B3: GV thu sản phẩm vào giờ học sau, nhận xét, đánh giá

Tiết 18+19

VĂN BẢN : CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI Môn: Ngữ văn 6 – Lớp 6B

Số tiết thực hiện: 02 tiết

(8)

(Xuân Quỳnh)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Chủ đề của bài thơ;

- Số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người;

- Những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v…

- Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh , biện pháp tu từ độc đáo.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao về nhà HS có ý thức tự học, tự chủ thu thập tư liệu để hoàn thành

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ khi trao đổi nhóm, trình bày VĐ mà giáo viên giao.

- Năng lực hợp tác: Tích cực cùng trao đổi thảo luận với nhóm trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao cho nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao hiểu được vấn đề, hoặc hợp tác với nhóm để giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: đọc trôi chảy, hiểu đúng văn bản thuộc thể loại thơ, viết và trình bày được đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong văn bản

- Năng lực văn học: Tiếp nhận, giải mã cái hay cái đẹp trong văn bản, nhận xét, đánh giá đặc sắc về hình thức nghệ thuật, tiếp nhận đúng sáng tạo thông điệp về nội dung.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình, trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

(9)

1. Chuẩn bị của GV

- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

+ Phiếu học tập số 1:

Thế giới trước khi trẻ con ra đời

Thế giới sau khi trẻ con ra đời Hình ảnh

Màu sắc Âm Thanh Ánh sáng

+ Phiếu học tập số 2:

Mẹ, bà, bố đã đem đến cho trẻ món quà nào?

Sự ra đời của gia đình

Mẹ Bà

Bố -

Phiếu học tập số 3:

Người thầy cùng với những phương tiện dạy học mang đến cho trẻ những gì?

Sự ra đời của xã hội

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Thời lượng thực hiện: 5’

b. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

c. Nội dung: HS kể tên một số truyện kể về nguồn gốc loài người, đọc một đoạn thơ viết về tình cảm gia đình từ đó dẫn vào chủ đề bài học.

d. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

e. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Cách 1: GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người

- Nêu tên truyện kể về nguồn gốc và nói về sự ra đời kỳ lạ của loài người: Lạc Long Quân – Âu Cơ,

(10)

trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kỳ lạ? ( Cách 2: Giáo viên tổ chức cuộc thi "Tinh thần đồng đội", chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm sẽ thi đọc những bài thơ, ca dao nói về tình cảm gia đình. Trong thời gian 3', nhóm nào đọc đúng nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.

- HS tham gia trò chơi

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới Cách 3: Tổ chức trò chơi "Ai nhanh hơn" .

GV phổ biến luật chơi: điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau (nếu hs không điền được thì giáo viên dựa vào luật gieo vần để gợi ý cho HS)

+ Đi khắp thế gian không ai tốt bằng...

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng...

+ Con nào mà chẳng giống cha Cháu nào mà chẳng giống...giống....

+ Muốn qua thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy...

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung:

Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra. Cha mẹ chúng ta cũng vậy, đều được ông bà của ta sinh ra. Đến lượt ông bà và bậc tổ tiên của ta cũng đều như vậy. Con người từ đời này sang đời khác tạo thành những dòng chảy, truyền thống. Vì thế, khi sống hôm nay, ta phải biết được về nguồn cội của bản thân mình. Mình là ai, mình từ đâu đến,

Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người, truyện trong Kinh Thánh – Jehova sáng tạo ra con người, v.v... );

- Gợi ý đáp án: "Mẹ", "cha", "ông, bà", "thầy" là những người đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người.

"Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh phần nào thể hiện được nội dung này

(11)

mình được sinh ra từ đâu, v.v... Lý giải những câu hỏi đó bằng con mắt thơ ca, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết nên bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loài người qua văn bản thơ này.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Thời lượng thực hiện: 50’

b. Mục tiêu:

- Nắm được cách đọc văn bản, thông tin chính về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, đọc văn bản.

- HS nắm được chủ đề văn bản: Chuyện cổ tích về loài người. Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v…

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.

c. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hiểu biết cá nhân kiến thức để trả lời câu hỏi.

d. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS,kết quả phiếu thảo luận nhóm.

e. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt và dự kiến sản phẩm NV1: Hướng dẫn HS đọc văn bản

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm, lưu loát, giọng kể chậm. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó yêu cầu HS thay nhau đọc thành tiếng từng đoạn cho đến hết VB.

GV hướng dẫn HS về chiến lược đọc theo dõi và hình dung (các hộp chỉ dẫn)

+ Gv tổ chức cuộc thi ô chữ bí mật.

HS sẽ lần lượt chọn các ô chữ, mỗi ô là một từ khóa là những chú thích.

Chọn trúng từ khóa nào thì học sinh sẽ giải nghĩa từ khóa đó.

Gv cho học sinh nghe một đoạn video về lời ru.

B2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, đọc

I. Đọc văn bản

1.Đọc, tìm hiểu chú thích

-Thiên nhiên: khái niệm rộng chỉ toàn bộ thực vật và động vật, đất đai,sông ngòi có sẵn trong tự nhiên(chim,sông, biển,đám mây,con đường).

- Lời ru: Những câu hát ru của mẹ, bà ru các em bé ngủ.

+Con cóc, cơn mưa, bãi sông -> hiện lên trong câu chuyện bà kể.

(12)

văn bản.

- HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động - Trong quá trình học sinh đọc, các HS khác lắng nghe, nhận xét cách đọc của bạn.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá

NV2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Các nhóm lên báo cáo sản phẩm về tác giả, tác phẩm

+ GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện các yêu cầu sau:

(1)Các nhân vật sự việc được kể trong bài thơ?

(2) Nhân vật chính trong VB là ai?

(3) Thể thơ của văn bản? Phương thức biểu đạt của VB là gì?

(4) Xác định bố cục của văn bản.

B2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm

B3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trình bày sản phẩm

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung:

- GV khuyến khích những cách diễn đạt khác nhau của HS.

GV bổ sung:

2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả

- Họ tên đầy đủ: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh;

- Năm sinh – năm mất:1942 – 1988;

- Quê quán: La Khê – Hà Đông – Hà Tây, nay là Hà Nội.

- Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến, có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em.

- Những tác phẩm truyện và thơ viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Lời ru mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Bến tàu trong thành phố,...

b. Tác phẩm

- Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52.

- Nhân vật: Trẻ con, mẹ, bà, bố, thầy giáo....Nhân vật chính: trẻ em

- Sự việc: Sự ra đời của trẻ con, sự ra đời của thiên nhiên, sự ra đời của gia đình, sự ra đời của xã hội

- Thể thơ: 5 chữ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả

- Bố cục: 2 phần

(13)

- Xuân Quỳnh có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam (1962-1964).

- Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20.

- Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình... Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

Hiện thực xã hội trong thơ Xuân Quỳnh như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống.

+ Phần 1: Khổ 1: Thế giới trước khi trẻ con ra đời.

+ Phần 2: Thế giới sau khi trẻ con ra đời

Khổ 2: Những thay đổi về thiên nhiên đầu tiên khi trẻ con sinh ra;

Khổ 3: Sự xuất hiện của mẹ để cho trẻ tình yêu và lời ru

Khổ 4: Sự xuất hiện của bà để kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ

Khổ 5: Sự xuất hiện của bố và tình yêu thương của bố để cho trẻ có nhận thức về thế giới

Khổ 6: Sự xuất hiện của trường lớp và thầy giáo để cho trẻ được đi học và có kiến thức.

Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành nhóm 4-6 HS, các nhóm sẽ thảo luận theo phiếu học tập số 1:

Thế giới trước khi trẻ con ra đời

Thế giới sau khi trẻ con ra đời

Hình ảnh Màu sắc Âm Thanh Ánh sáng

? Chỉ ra mối quan hệ giữa trẻ con và các sự việc các sự vật, hiện tượng xuất hiện trên thế giới? Từ đó, nhận xét về vai trò của trẻ con?

? Sự thay đổi về thế giới từ tối tăm sang có ánh sáng chỉ xuất hiện trong bài thơ của Xuân Quỳnh hay còn xuất hiện ở những câu chuyện khác? Hãy kể tên những chuyện đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

II. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu văn bản:

a.Thế giới trước khi trẻ con ra đời…

- Trái đất trụi trần, chưa có mặt trời - Thế giới chỉ có màu đen, chỉ toàn bóng đêm.

- Không có âm thanh.

=> Thế giới tối tăm, đơn điệu, tẻ nhạt, hoang sơ

b.Thế giới sau khi trẻ con ra đời.

* Sự biến đổi:

- Hình ảnh: Mặt trời nhô cao; cây bằng gang tay, lá bằng sợi tóc, hoa bằng cái cúc; làn gió, dòng sông, biển, đám mây, con đường...

- Màu xanh của cỏ, cây, màu đỏ của hoa

- Âm thanh: tiếng chim hót.

- Mặt trời chiếu sáng

(14)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày nội dung thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

Gv bổ sung: Các truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới như: truyện Bàn Canh khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người; truyện trong Kinh Thánh về Jehova sáng tạo ra thế giới và con người trong 7 ngày.

NV2:

B1:Chuyển giao nhiệm vụ.

- HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 và số 3

?Trong văn bản, món quà tình cảm nào mà chỉ có mẹ mới đem đến cho trẻ?

? Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì?

Điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó là gì.

? Điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều mẹ và bà dành cho trẻ.

?Bố và bà có yêu thương bé như mẹ yêu bé không.

? Mỗi thành viên trong gia đình đều cho trẻ những điều rất riêng, từ đó em rút ra điều gì.

B2:HS thực hiện n/v thảo luận, trả lời câu hỏi

- HS tham gia thảo luận và trả lời câu hỏi B3. Báo cáo kết quả

HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.

B4. Đánh giá kết quả

- Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức:

Mỗi thành viên trong gia đình đều yêu thương,

=> Rực rỡ, sinh động, tươi đẹp

Mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con.

Ngược lại các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về vật chất và tâm hồn trẻ.Trẻ em là trung tâm của thế giới, là tương lai của thế giới.

c.Vai trò của bố, mẹ, bà trong gia đình đối với trẻ em.

- Món quà tình cảm chỉ có thể mẹ đem đến cho các em:

+Những lời ru quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hóa.

+Lời ru mộc mạc dễ hiểu, dễ ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ.

- Bà thỏa mãn việc kể chuyện cho nghe:

+ Chuyện ngày xưa: chuyện cổ con cóc nàng tiên, cô Tấm và Lí thông.

+ Chuyện ngày sau: Những chuyện trong trải nghiệm của bà, chuyện bà tiên đoán để dạy cháu...

=> Chuyện bà kể luôn mang tính đạo lí, có tính chất giáo dục, hướng các em đến những hành động tốt đẹp, lối sống đẹp.

- Bố đại diện cho lí trí, bố cho sự hiểu biết…Bố vừa nghiêm khắc lại vừa yêu thương.

(15)

quan tâm đến trẻ. Nhưng mỗi người lại có cách thể hiện tình yêu và vai trò riêng đối với trẻ. Nếu bà kể cho bé thế giới cổ tích, mẹ yêu thương trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc ân cần và lời ru ngọt ngào thì tình yêu của bố được thể hiện qua sự truyền dạy những tri thức về thiên nhiên và cuộc sống.Mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương. Bố giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ. Bố không bế bồng, không kể như mẹ, như bà mà bố bảo cho biết ngoan, dạy cho biết nghĩ, dạy về thế giới xung quanh, cho con hiểu biết. Bố vừa nghiêm khắc vừa yêu thương đối với con.

NV3: Tìm hiểu hình ảnh mái trường Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv gợi mở: Nhắc đến trường học, trong đầu em hiện lên hình ảnh nào? Em hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề mái trường được.

- Em hãy đọc khổ thơ cuối và trả lời: Hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào? Cảm nhận của em về những hình ảnh ấy? Theo em, vai trò của nhà trường, thầy cô là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;

- Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức NV4:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ:

* Gợi ý:

- Về nghệ thuật

-> Tất cả luôn yêu thương, quan tâm đến trẻ.

d. Hình ảnh mái trường

- Hình ảnh mái trường chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn và thầy giáo

 Những hình ảnh thân thương, bình dị nhưng đã mang đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, giúp trẻ thơ trưởng thành.

2.Tổng kết a. Nghệ thuật

+ Phương thức: Biểu cảm ( mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc)

+ Số lượng tiếng: mỗi dòng thơ có

(16)

+ Phương thức biểu đạt:

+ Số lượng tiếng trong một dòng:

+ Vần:

+ Nhịp:

+ Biện pháp tu từ

B2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân

B3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trả lời

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức.

NV4:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi chia sẻ

? Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện nguồn gốc loài người mà em biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào?

? Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em suy nghĩ gì? Tại sao một bài thơ là có nhan đề là chuyện cổ tích? Điều này có gì mâu thuẫn hay đặc biệt không?

B2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi thảo luận,

B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS thảo luận và đại diện trả lời từng câu hỏi B4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức:

Điểm khác biệt của nhà thơ Xuân Quỳnh:

- Không phải người lớn mà là trẻ con được sinh ra trước nhất. Trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ cần được nâng niu, hướng dẫn; vạn vật trên trái đất được sinh ra là vì trẻ em;

những người thân như ông bà, bố mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người.

- Cách kể mang nét độc đáo của lời tâm tình từ trái tim một người mẹ dành tình cảm yêu

năm tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.

+Vần: Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ

+Nhịp: Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo ầm điệu nhịp nhàng.

+ Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc

b. Nội dung

- Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ với sự tưởng tượng hư cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em. Bài thơ tràn đầy tình yêu thương, trìu mến đối với con người, trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều dành cho trẻ em, để yêu mến và giúp đỡ trẻ em.

- Bài thơ có nhan đề Chuyện cổ tích về loài người

+ Nói về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người.

+ Đều có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo

(17)

mến cho trẻ thơ, gần gũi với ca dao, tưởng phi lý nhưng lại rất đúng. Sinh con rồi mới sinh cha/ Sinh cháu rồi mới sinh bà sinh ông.

-Sự khác biệt ấy thể hiện thông điệp nhà thơ muốn nhắn gửi:

+ Tới trẻ em: Hãy yêu thương những người thân trong gia đình bởi họ đã dành cho các em những tình cảm tốt đẹp nhất. Tình cảm cần được thê’ hiện qua những lời nói, hành động, việc làm cụ thể, giản dị hằng ngày.

+ Tới các bậc làm cha mẹ: Hãy yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất bởi các em chính là tương lai của gia đình, đất nước. Các em cẩn được sống trong môi trường tốt đẹp, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ đê’ khôn lớn, trưởng thành.

- Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người là sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự gợi cho người đọc liên tưởng tới những câu chuyện tường tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kì ảo.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Thời lượng thực hiện: 10’

b. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học

c. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để tham gia trò chơi: Hỏi nhanh, đáp gọn.

d. Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.

e. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chia lớp thành 2 đội chơi với 2 gói câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm. Mỗi gói có 5 câu hỏi

+ Mỗi đội cử 2 HS tham gia: một HS hỏi, một HS đáp + Thời gian chơi của mỗi đội là 1 phút.

+ Đội nào trong thời gian một phút trả lời được đúng nhiều câu hỏi nhất, đội đó giành chiến thắng

*Gói 1:

Câu 1. Trong "Chuyện cổ tích loài người", ai là người được sinh ra đầu tiên?

A. Thầy giáo B. Trẻ con C. Cha

(18)

D. Mẹ

Câu 2. Trẻ con sinh ra mắt sáng nhưng chưa nhìn thấy, bởi vậy mới sinh ra thứ gì?

A. Mặt trăng B. Bóng đèn C. Vì sao D. Mặt trời

Câu 3. Trẻ con sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ?

A. Để trao tình yêu và lời ru cho bé.

B. Để dạy cho bé những kiến thức ở trường lớp, sách vở.

C. Để dạy bé ngoan và biết nghĩ.

D. Tất cả các ý trên

Câu 4. Bố sinh ra đã giúp trẻ em những gì?

A. Khiến bé nhìn thấy rõ mặt trời.

B. Dạy cho trẻ những kiến thức ở trường lớp, sách vở.

C. Trao tình yêu, lời ru và chăm sóc bé ân cần.

D. Dạy cho trẻ hiểu biết: biết ngoan và biết nghĩ.

Câu 5. Trong khổ thơ 6, 7, thầy giáo dạy cho bé những điều gì?

A. Dạy cho bé biết về con đường, trái đất và những ngọn núi

B. Cho bé biết mẹ yêu thương và chăm sóc bé bằng tình yêu vô bờ.

C. Dạy cho bé biết ngoan và biết nghĩ, nghe lời bố mẹ.

D. Dạy cho bé biết học hành và biết về lịch sử loài người.

* Gói 2:

Câu 1: Điều gì được sinh ra trước nhất trên trái đất?

A.Người mẹ B. Cây cỏ C. Mặt trời D. Trẻ em Câu 2: Nghệ thuật gì đặc trưng nhất trong bài thơ?

A.So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ

Câu 3: Sự xuất hiện của người mẹ mang đến những điều gì cho trẻ con?

A. Tình yêu, sự chở che B. Tình yêu

C. Tình yêu và lời ru D. Lời ru

Câu 4: Tại sao mặt trời xuất hiện?

A. Để giúp trẻ con nhìn rõ B. Để chiếu sáng muôn loài C. Đê cỏ cây phát triển D. Để bố mẹ đi làm

Câu 5. Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ nội dung của bài?

A. Trẻ em mới là người được sinh ra đầu tiên trên trái đất, không phải cha mẹ hay thầy cô giáo.

B. Trẻ em là sinh ra rất nhỏ bé và yếu đuối, cần được chăm sóc, dạy dỗ và che chở.

(19)

C. Mọi vật sinh ra trên trái đất đều là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

D. Tất cả các ý trên

B2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ B3: HS báo cáo : HS tham gia trò chơi

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV tổng kết, nhận xét, đánh giá.

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án

Gói 1 B D D D D

Đáp án

gói 2 D C C A D

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Thời lượng thực hiện: 20’

b. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

c. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để vận dụng viết đoạn văn.

d. Sản phẩm học tập: bài viết của HS e. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* GV nêu yêu cầu

(1) Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.

(2) Em hãy chuyển bài thơ trên thành một tác phẩm truyện tranh.

* GV gợi ý phần (1)

- Lựa chọn một trong các đoạn thơ: đoạn thơ nói về sự thay đổi của thếgiới khi trẻ em xuất hiện; đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, chăm sóc của mẹ; đoạn thơ bà kể chuyện và những điều bà muốn nhắn gửi; đoạn thơ bố dạy cho sự hiểu biết; đoạn thơ về trường lớp và thầy giáo, v.v...

- Sau khi tìm đoạn thơ yêu thích; xác định nội dung chính, những yếu tố nghệ thuật nổi bật và cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ đó.

- Tiến hành viết đoạn văn

- HS viết được đoạn văn bộc lộ được cảm xúc của mình

- GV gợi ý: tìm đọc đoạn thơ mình thích, xác định nội dung chính, những yếu tố nghệ thuật nổi bật và cảm xúc của em khi đọc

- Hướng dẫn Hs viết đoạn văn: Câu mở đầu giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả, nội dung đoạn thơ, cảm xúc chung về đoạn thơ. Câu tiếp theo thể hiện cảm xúc với các khía nội dung và nghệ thuật khác

(20)

+ Câu mở đầu cần giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả, nội dung đoạn thơ, cảm xúc chung của em về đoạn thơ.

+ Các câu tiếp theo thể hiện cảm xúc đối với các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

+ Câu kết đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về đoạn thơ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

HS vận dụng kiến thức đã học và sự cảm thụ của bản thân viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một đoạn thơ yêu thích trong bài thơ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

TIẾT 20: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Môn: Ngữ văn 6 - Lớp 6B

Số tiết thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nét đặc trưng của ngôn ngữ trong tác phẩm thơ;

- Một số phép tu từ từ vựng (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ).

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao về nhà HS có ý thức tự học, tự chủ thu thập tư liệu để hoàn thành

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ khi trao đổi nhóm, trình bày VĐ mà giáo viên giao.

- Năng lực hợp tác: Tích cực cùng trao đổi thảo luận với nhóm trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao cho nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao hiểu được vấn đề, hoặc hợp tác với nhóm để giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và cảm nhận một số nét đặc trưng của ngôn ngữ trong tác phẩm thơ;

(21)

- Xác định và phân tích hiệu quả một số phép tu từ từ vựng (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ).

- Lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

- Có tình yêu và niềm tự hào về ngôn ngữ mẹ đẻ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án (W,PP).

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà…

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Thời lượng thực hiện: 3’

b. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. HS giải quyết được những yêu cầu cơ bản mà giáo viên đề ra.

c. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

d. Sản phẩm: Câu trả lời của HS (trả lời trực tiếp hoặc làm vào phiếu bài tập) e. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ trong văn bản thơ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời,nhận xét

- GV dẫn dắt vào bài học mới:Ngôn ngữ trong thơ được người nghệ sĩ mã hóa chắt lọc từ đời sống, tạo nên tinh hoa nghệ thuật đặc sắc. Trong đó một số phép tư từ từ vựng đã góp phần không nhỏ trong bài Thực hành tiếng Việt.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Thời lượng thực hiện: 15’

b. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về ngôn ngữ thơ, các phép tư từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

c. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp với những trải nghiệm để trả lời câu hỏi.

d. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS e. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1 : Tìm hiểu một số biện pháp tu từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv: Phát PHT số 1, Hs làm việc theo nhóm

I. Một số biện pháp tu từ 1. So sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự

(22)

đôi, yêu cầu học sinh nối cột A với cột B sao cho phù hợp.

So sánh

là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt

Nhân hóa

là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.

Điệp ngữ

là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Yêu cầu mỗi nhóm lấy một ví dụ về mỗi biện pháp tu từ trên?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Nhân hóa

- Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt

3. Điệp ngữ

- Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

(23)

a. Thời lượng thực hiện: 20’

b. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học

c. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để tham gia trò chơi: Hỏi nhanh, đáp gọn.

d. Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.

e. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Bài tập 1 SGK trang 43 – 44;

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv Tổ chức trò chơi: "Tâm đầu ý hợp"

Gv phổ biến luật chơi và mời một học sinh lên mô tả động tác: Gv có sẵn 4 từ khóa: đi, nhô, nhảy, đá...; học sinh trên bảng mô tả từ khóa bằng hành động và học sinh ở dưới gọi tên hành động đó.

- Trò chơi kết thúc, Gv hướng học sinh đến bài tập 1 (nhấn mạnh vào từ “nhô”)

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK trang 43 – 44 ;

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm để làm bài tập;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận ;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Bài tập 2 SGK trang 44

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 SGK trang 44 và làm bài tập bằng cách tổ chức cuộc thi

"Tinh thần đồng đội", chia lớp thành 4 nhóm.

Nhóm 1-3 tìm các từ ngữ trong văn bản.

Nhóm 2-4 tìm các từ ngữ ngoài văn bản - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận ;

Bài tập 1 SGK trang 43 – 44:

a. Nghĩa của từ nhô

- nhô (đt): đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước so với những cái xung quanh

 mặt trời nhô cao: mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời và có phần đột ngột, vượt lên so với sự vật xung quanh như núi non, cây cối.

b. Không thể thay thế từ nhô bằng từ lên vì lên chỉ là một nét nghĩa có trong từ nhô.

Nhô có tính biểu cảm, gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời, phù hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ.

Bài tập 2 SGK trang 44

- Những từ trong văn bản: khao khát, thơ ngây, mênh mông,…

- Những từ ngoài văn bản: đen đỏ, mơ ước...

(24)

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Bài tập 3

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 SGK trang 44;

- GV yêu cầu HS đọc lại khổ hai của VB Chuyện cổ tích về loài người;

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV4:Bài tập 4 SGK trang 44 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4 SGK trang 44;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Bài tập 3 SGK trang 44

- Chỉ ra những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

+ Cây cao bằng gang tay, Lá cỏ bằng sợi tóc, Cái hoa bằng cái cúc, Tiếng hót trong bằng nước, Tiếng hót cao bằng mây.

Cây, lá cỏ, cái hoa, tiếng hót (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc, nước, mây (vế B).

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ:

Hình ảnh thiên nhiên (vế A) được so sánh với những hình ảnh nhỏ, xinh, gắn với thế giới con người (vế B).

Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với nước, mây trời làm tăng tác dụng biểu đạt cho sự trong trẻo, cao vút của tiếng chim  Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ.

Bài tập 4 SGK trang 44 - Biện pháp tu từ: nhân hóa;

- Tác dụng:

+ Thơ ngây – một tính từ thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em để nói về gió

 Tác dụng: khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hồn nhiên như trẻ thơ.

Bài tập 5 SGK trang 44

- Điệp ngữ trong các đoạn thơ là các từ ngữ:

+ “rất”

+ “Từ cái…”, “Từ…”

(25)

NV5: Bài tập 5 SGK trang 44 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 5 SGK trang 44;

- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ từ Nhưng còn cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vắng;

- GV yêu cầu HS tự làm bài tập;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- Tác dụng:

+ “rất” Nhấn mạnh mức độ, tính chất của các sự vật có trong lời ru của mẹ;

+ “Từ cái…”, “Từ…” liệt kê lần lượt những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ: là những hình ảnh nổi bật trong kho tàng văn hóa dân tộc.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Thời lượng thực hiện: 7’

b. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

c. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

d. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

e. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) có sử dụng hai trong số phép tu từ tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ nêu suy nghĩ về vai trò của trẻ em đối với xã hội(gạch chân dưới phép tư từ)

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương phápđánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi –

đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.

(26)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, … của nhân vật).. + Nghệ

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.. - Nêu được

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát; Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Biết thể hiện cảm xúc của bản thân đối

biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Nêu được một số điểm nổi bật về

Vì vậy, các tổ chức trong hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức, xây dựng kế hoạch cụ thể và thường xuyên để khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, thương

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.. + Kết đoạn: