• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 50 - THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Môn: Ngữ văn 6 – Lớp 6B

Số tiết: 01 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biện pháp tu từ hoán dụ, tác dụng của biện pháp tu từ này.

- Ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

2. Về năng lực a. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao về nhà HS có ý thức tự học, tự chủ thu thập tư liệu để hoàn thành

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ khi trao đổi nhóm, trình bày VĐ mà giáo viên giao.

- Năng lực hợp tác: Tích cực cùng trao đổi thảo luận với nhóm trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao cho nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao hiểu được vấn đề, hoặc hợp tác với nhóm để giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận diện và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này;

- Hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

- Lựa chọn cách sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ phù hợp với thực tiễn của bản thân.

3. Phẩm chất

- Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả. Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Máy tính, ti vi, bảng phụ - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG(5’)

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

(2)

c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông) Theo em, từ “bàn tay” trong dòng thơ thứ nhất chỉ đối tượng nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ và tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả HS trình bày ý kiến cá nhân.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ “bàn tay” trong ví dụ trên dùng để chỉ người lao động; ở đây nhà thơ đã lấy cái bộ phận để thay thế cho cái toàn thể. Đó chính là một trong những dấu hiệu để nhận biết biện pháp tu từ hoán dụ.

HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(10’) I. Hoán dụ

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về hoán dụ; các kiểu hoán dụ; Tác dụng của hoán dụ...

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin trong SGK trang 99 – 100 và trả lời câu hỏi:

? Thế nào là hoán dụ? Nhận biết hoán dụ bằng cách nào?

? Việc sử dụng hoán dụ trong lời nói hàng ngày, trong văn chương... mang lại tác dụng gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

I. Hoán dụ

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

(3)

nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP(25’)

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ hoán dụ.

b. Nội dung:Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS:

+ Hoàn thành trước các bài tập 1, bài tập 3 SGK trang 99 – 100;

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc các bài tập 2 SGK trang 100 và hoàn thành bài tập trên lớp/ ở nhà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý;

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

II. Bài tập

Bài tập 1 SGK trang 99 – 100

a. Nhắm mắt xuôi tay nói đến cái chết.

b. Mái nhà tranh, đồng lúa chín thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung.

c. Áo cơm cửa nhà nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.

Bài tập 2 SGK trang 100

a. - Biện pháp tu từ so sánh, ví khoảng cách giữa Đời cha ông với đời tôi cũng xa như con sông với chân trời.

 Tác dụng: Tác giả muốn diễn tả ý: giữa các thế hệ luôn có những khoảng cách.

b. - Biện pháp tu từ nhân hóa: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù; Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

 Tác dụng: tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống con người.

Bài tập 3 SGK trang 100 Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

 Liên tưởng đến thành ngữ: Đẽo cày giữa đường;

 Ý nghĩa: những người không độc lập, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả.

(4)

HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG(5’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy viết một đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

_________________________________________

Tiết 51 - TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT Môn: Ngữ văn 6 – Lớp 6B

Số tiết: 01 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm thể thơ lục bát.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao về nhà HS có ý thức tự học, tự chủ thu thập tư liệu để hoàn thành

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ khi trao đổi nhóm, trình bày VĐ mà giáo viên giao.

- Năng lực hợp tác: Tích cực cùng trao đổi thảo luận với nhóm trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao cho nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao hiểu được vấn đề, hoặc hợp tác với nhóm để giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù

- Biết vận dụng những hiểu biết về đặc điểm thể thơ lục bát để làm bài thơ lục bát.

- Bày tỏ cảm xúc về một đề tài tự chọn.

3. Phẩm chất:

- Tự hào và yêu quý thể thơ dân tộc.

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Máy tính, ti vi;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

(5)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG(5’)

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi:

? Bài ca dao số 1 và 2 thuộc “ Chùm ca dao về quê hương đất nước” thuộc thể thơ nào?

Đọc phần Tri thức Ngữ văn, nêu hiểu biết về thể thơ đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:

- Quan sát hai bài ca dao và phần Tri thức Ngữ văn.

- Suy nghĩ cá nhân.

- HS chỉ rõ đặc điểm thể thơ lục bát.

GV:

- Chiếu lên màn hình hai bài ca dao và đặc điểm thể thơ lục bát.

- Dự kiến những khó khăn học sinh có thể gặp phải để giúp các em tìm ra đáp án chính xác.

VD: Giải thích hệ thống thanh điệu tiếng Việt: gồm 6 thanh: sắc, hỏi ngã, nặng, ngang, huyền

- Thanh bằng: huyền và ngang.

- Thanh trắc: thanh sắc, nặng, hỏi, ngã.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi - HS trả lời.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối với mục “Tập làm một bài thơ lục bát ”.

HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP(40’) I. Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài tập làm thơ lục bát

a. Mục tiêu:HS biết được các yêu cầu đối với một bài thơ lục bát đúng luật: Số tiếng trong một dòng thơ; Hiệp vần; Thanh điệu; Nhịp thơ; Viết được một vài câu thơ lục bát theo đề tài tự chọn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. T ch c th c hi n:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Yêu cầu đối với một bài tập

(6)

- GV yêu cầu HS: Theo em, yêu cầu đối với một bài tập làm thơ lục bát là gì?

- GV gợi ý:

+ Làm một bài thơ lục bát có cần tuân theo vận luật của thơ lục bát không?

+ Ngôn ngữ và nội dung của bài thơ phải như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

làm thơ lục bát

- Đúng luật của thơ lục bát;

- Nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, bộc lộ những tình cảm đẹp đẽ, chân thành;

- Ngôn ngữ thích hợp, sinh động, gợi cảm.

II. Thực hành tập làm một bài thơ lục bát theo các bước a. Mục tiêu: Nắm được cách làm một bài thơ lục bát.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG

Nhiệm vụ 1: Khởi động viết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: xác định đề tài, tập gieo vần.

? Chọn các tiếng thích hợp bằng cách điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thơ dưới đây:

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi ... khi xa Ngoài thềm rơi chiếc lá ...

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa) Tre già yêu lấy măng ….

Chắt chiu như mẹ yêu ……tháng ngày Mai sau con lớn hơn thày

Các con ôm cả ……. …… đất tròn. ( Tố Hữu )

? Em sẽ chọn đề tài nào để sáng tác?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.

II. Thực hành tập làm một bài thơ lục bát theo các bước

1. Khởi động viết

- Tập gieo vần: gần/đa/là;

non/con/non sông

- Xác định đề tài: thiên nhiên, gia đình, quê hương, bạn bè, mái trường...

(7)

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Thực hành viết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Hình dung cụ thể về đề tài em định viết(Có hình ảnh gì nổi bật? Hình ảnh ấy gợi cho em liên tưởng tới điều gì?)

+ Thử tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ theo đề tài mà em định chọn;

+ Bắt đầu bằng cách thử viết dòng 6 đầu tiên, cặp lục bát đầu tiên. Chú ý sử dụng số tiếng, lựa chọn vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát;

+ Viết những dòng lục bát tiếp theo;

+ Thử phát triển ý tưởng, cảm xúc và hình ảnh thơ theo nhiều cách khác nhau. Tập sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa, hoán dụ, từ láy...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, tập làm một bài thơ lục bát với đề tài tự chọn.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét về sản phẩm của bạn theo KT 3-2-1.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức.

- GV gợi dẫn: Sáng tác một bài thơ không phải là điều dễ dàng. Nhưng em có thể thử sức để hiểu rõ hơn cách mà một bài thơ xuất hiện. Đó quả thật là một điều kỳ diệu!

Nhiệm vụ 3: Chỉnh sửa

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu một số HS đọc và treo sản phẩm của mình lên bảng.

HS dưới lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét từng bài theo các khía cạnh: số dòng, số chữ, gieo vần, sử dụng phép tu từ, lỗi chính tả..

2. Thực hành viết

3. Chỉnh sửa

(8)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát các bài thơ của các bạn và đối chiếu với luật thơ để nhận xét.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, đánh giá và chốt.

HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:HS tự làm được những bài thơ lục bát theo chủ đề được giao, cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ lục bát.

b. Nội dung:HS tập làm thơ lục bát; kể tên những bài thơ/ca dao viết theo thể thơ lục bát.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

? Kể tên được những bài thơ/ca dao mà em biết làm theo thể thơ lục bát;

? Cảm nhận về cái hay, cái đẹp của thể thơ này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi cặp đôi, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS đọc những bài ca dao/ thơ tìm được.

- Trình bày cái hay cái đẹp...

- Bước 4: Kết luận - GV đánh giá, kết luận

_______________________________________

Tiết 52-53:

VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT Môn: Ngữ văn 6 – Lớp 6B

Sô tiết: 02 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm cơ bản của thơ lục bát thể hiện qua các bài ca dao.

- Nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và chùm ca dao nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ VB.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

(9)

- Năng lực tự học: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao về nhà HS có ý thức tự học, tự chủ thu thập tư liệu để hoàn thành

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ khi trao đổi nhóm, trình bày VĐ mà giáo viên giao.

- Năng lực hợp tác: Tích cực cùng trao đổi thảo luận với nhóm trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao cho nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Trên cơ sở nhiệm vụ của giáo viên giao hiểu được vấn đề, hoặc hợp tác với nhóm để giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù - Xác định được thể thơ.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát thể hiện qua các bài ca dao: số dòng, số tiếng, vần, nhịp của mỗi bài.

- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chùm ca dao vềquê hương đất nước;

3. Phẩm chất: Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Máy tính, ti vi;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG(5’)

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hỏi: ? Đọc các bài thơ, ca dao em có cảm nhận gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nghe / đọc ca dao, thơ lục bát.

- Suy nghĩ cá nhân : HS nêu cảm nhận của mình về các bài thơ, ca dao - HS trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

(10)

- HS nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- Kết nối với mục “Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát”.

HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(30’)

I. Những yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát; Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Biết thể hiện cảm xúc của bản thân đối với một bài thơ lục bát.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi cho HS:

? Bài ca dao số 1 thuộc chủ đề quê hương đất nước gợi cho em những cảm xúc gì?

? Những hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu trong bài ca dao khiến em rung động như thế nào?

? Hãy ghi lại những cảm nhận của em về bài ca dao trên.

? Theo em, yêu cầu đối với một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đáp ứng những yêu cầu gì? Có gì giống và khác giữa thể hiện cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả với thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát?

- GV gợi ý:

+ Có cần nêu tên tác giả, tên bài thơ đó không?

+ Có cần nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát đó không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Những yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

- Giới thiệu bài thơ, tác giả (nếu có);

- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ;

- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…)

II. Đọc và phân tích bài viết tham khảo a. Mục tiêu:

- Bài viết tham khảo kể: Nét đẹp của bài ca dao “ Anh đi anh nhớ quê nhà”

(11)

- Biết yêu cầu của đoạn văn nêu cảm nhận về một bài ca dao.

- Chỉ ra được các phần của đoạn văn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn).

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. T ch c th c hi n:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để cùng đọc VB trong SGK và phân tích VB theo các chỉ dẫn (bên phải) trong SGK.

GV hỏi:

1. Đoạn văn gồm mấy câu, hình thức đoạn như thế nào?

2. Những câu nào giới thiệu tác giả bài ca dao.

3. Những câu nào nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao. Em hãy tái hiện lại nội dung ấy.

4. Những câu nào nêu cảm nhận về một số yếu tố nghệ thuật của bài ca dao. Chỉ rõ các yếu tố nghệ thuật ấy.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tham khảo và tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm.

B4: Kết luận, nhận định GV:

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm + Sản phẩm của các nhóm

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau

II. Đọc và phân tích bài viết tham khảo“Nét đẹp của bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà”

- Đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà”

- Đoạn văn gồm 7 câu. Hình thức tính từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng.

- Câu 1: giới thiệu tác giả.

- Câu 2: cảm nhận về nội dung.

- Câu 3,4,5,6,7: cảm nhận về hình ảnh, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật.

HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG(Thực hành viết theo các bước) (50’)

a. Mục tiêu:

- Biết viết đoạn văn theo các bước.

- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.

(12)

- Tập trung vào những đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài thơ / ca dao.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, suy nghĩ để thực hành.

c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS GHI BẢNG

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các yêu cầu trước khi viết.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Trước khi viết đoạn văn thì chúng ta cần làm gì?

- GV chiếu bài ca dao lên bảng.

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn GV phát phiếu tìm ý:

? Gọi HS đọc bài ca dao?

? Tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên bằng cách điền vào phiếu tìm ý.

- GV hướng dẫn HS tìm ý và hoàn thành vào Phiếu học tập.

Cảm xúc của em khi đọc / nghe bài ca dao?

Bài ca dao trên miêu tả hình ảnh gì?

Hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến điều gì?

Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong bài ca dao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm;

HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Viết bài

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS viết bài dựa trên dàn ý đã lập.

III. Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết - Lựa chọn đề tài.

- Tìm ý:

- Lập dàn ý:

- Mở đoạn giới thiệu bài ca dao.

- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ / ca dao.

+ Nêu ấn tượng chung về nội dung bài thơ/ ca dao.

+ Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ/ca dao.

+ Nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ….

- Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ hoặc bài ca dao.

(13)

Lưu ý: Bài viết cần bám sát, chú ý những yếu tố khơi gợi cảm xúc của em như nahn đề bài thơ, thể thơ, nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Đồng thời, chú ý đảm bảo hình thức và nội dung đoạn văn cũng như liên kết giữa các đoạn.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS viết đoạn văn theo dàn ý đã lập.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm;

- HS khác nhận xét, bổ sung theo KT 3-2-1.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Nhiệm vụ 3: Chỉnh sửa bài viết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp. Những HS còn lại đổi chéo bài cho bạn bên cạnh để nhận xét, chỉnh sửa bài viết cho nhau theo gợi ý trong phiếu HT sau:

B2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa trong SGK;

+ Làm việc nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau.

2. Viết bài

3. Chỉnh sửa bài viết

(14)

B3: Báo cáo thảo luận - HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

“Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Khi có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố VAHS. Cũng giống như quyết định khởi tố VAHS đối với cá nhân, quyết định

Mục tiêu học sinh Đức: Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước

HS vận dụng kiến thức đã học và sự cảm thụ của bản thân viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một đoạn thơ yêu thích trong bài thơ.. Bước 3: Báo cáo kết quả

biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Nêu được một số điểm nổi bật về

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Thái độ đối với người khuyết tật. - Noi gương những người thành công. - Đánh giá khả năng của bản

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.. + Kết đoạn: