• Không có kết quả nào được tìm thấy

VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ "

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Chuyên đề:

NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

A. LÍ THUYẾT:

I. THẾ NÀO LÀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ?

Nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của nhà thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.

II. KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ:

- Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ.

- Biết huy động kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ...

- Vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ…) để làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

III. CÁCH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ:

1. Các thao tác cần thực hiện:

a. Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ, nắm chắc mục đích, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ.

b. Đoạn thơ, bài thơ có dấu hiệu gì đặc biệt về ngôn ngữ, hình ảnh?

c. Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?

2. Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

a) Bước 1: Tìm hiểu đề.

- Xác định dạng đề

- Yêu cầu nội dung: xác định luận đề

- Yêu cầu về phương pháp: thao tác lập luận chính

(2)

2

- Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.

b) Bước 2: Lập dàn ý - tìm ý, sắp xếp ý theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí, nội dung, nghệ thuật đoạn thơ).

- Thân bài: Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Chú ý bám sát các yếu tố của thơ như: hình ảnh, cảm xúc, nhịp, vần,... để phân tích, từ đó phát hiện cảm xúc chủ đạo và nét độc đáo của nhà thơ trong cảm xúc, miêu tả.

- Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

c) Bước 3: Viết bài.

d) Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có).

IV. NỘI DUNG ÔN TẬP:

Các bài thơ, đoạn thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11, 12

* Yêu cầu về kĩ năng:

Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết để trình bày cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ đáp ứng yêu cầu kiểu bài nghị luận về:

- Một đoạn thơ, bài thơ

- Một ý kiến bàn về một bài thơ, đoạn thơ

- So sánh hai đoạn thơ trong một bài thơ, hai bài thơ.

* Yêu cầu về kiến thức:

Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ, đoạn thơ.

- Những suy nghĩ, cảm xúc của các tác giả.

- Tính dân tộc và những sáng tạo về thể loại, từ ngữ, hình ảnh…của bài thơ, đoạn thơ.

1. Lớp 11:

- Vội vàng – Xuân Diệu - Tràng giang – Huy Cận

- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Chiều tối – Hồ Chí Minh

(3)

3

- Từ ấy – Tố Hữu 2. Lớp 12:

- Tây Tiến - Quang Dũng - Việt Bắc (Trích) - Tố Hữu

- Đất Nước (Trích Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm - Sóng - Xuân Quỳnh

- Đàn ghi-ta của Lor-ca - Thanh Thảo

B. LUYỆN TẬP:

I. Nghị luận về đoạn thơ:

Đề số 1:

Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ sau:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Trích “Tràng Giang” của Huy Cận)

1. Mở bài: Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Tràng giang và đoạn thơ cần nghị luận 2. Thân bài:

* Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.

* Nội dung bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ

* Cảm nhận về đoạn thơ cần nghị luận:

- Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà.

+ Một nét vẽ mây núi hùng vĩ.

+ Một cánh chim nhỏ tựa như bóng chiều rơi xuống.

Thủ pháp tương phản giữa vũ trụ bao la với cá thể nhỏ nhoi làm nổi bật lên nỗi lòng người trong cảnh: cô đơn, nhỏ bé, chấp chới giữa cuộc đời.

(4)

4

- Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê) Nghệ thuật dùng từ láy "dợn dợn", lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).

- Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

+ Đoạn thơ thể hiện nỗi buồn bơ vơ của "cái tôi" trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.

3. Kết bài

Tâm hồn nhà thơ đôn hậu, tinh tế. Đáng quý là cảnh vật và tâm trạng tác giả tuy buồn cô liêu nhưng rất đẹp, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sông con người.

Đề số 2:

Vẻ đẹp của hình tượng Nhân dân trong đoạn thơ sau : Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân…

( Trích “Đất Nước” – Trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm )

1. Mở bài:

- Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và chương V Đất Nước.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng nhân dân trong đoạn thơ…

2.Thân bài:

- Nhân dân đã sáng tạo nên mọi giá trị vật chất và tinh thần cho đất nước: hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã, tên làng,… Những hình ảnh cụ thể và giàu sức gợi ấy được nhà thơ sử dụng để khẳng định công lao vĩ đại của nhân dân :

(5)

5

+ Trong những hạt lúa tưởng chừng bé nhỏ kia, có công sức, tâm huyết, trí tuệ của bao nhiêu thế hệ con người. Người tìm ra cây lúa giữa ngàn cây hoang dại, người tìm ra cách cấy trồng, chăm bón để có những vụ mùa bội thu, người sáng tạo nên những xay, giã, dần, sàng để biến hạt lúa thành hạt gạo trắng ngần…

+Trong tiếng nói ta thừa hưởng của ông cha có tình yêu và sức sống mãnh liệt của tâm hồn Việt – vẫn tồn tại bền vững bất chấp cả ngàn năm bị đô hộ trong mưu toan đồng hoá của giặc ngoại xâm : “Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất/ Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già” (Lưu Quang Vũ)…

- Nhân dân đóng vai trò là chủ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

+ Họ “đắp đập be bờ” tạo nên ruộng đồng, bờ bãi phì nhiêu cho đời sau cấy trồng, thu hái…

+ Họ đánh đuổi cả ngoại xâm lẫn nội thù để gìn giữ tự do, độc lập cho quê hương, xứ sở…

- Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhân dân trong đoạn thơ:

+ Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.

+ Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.

+ Đại từ “Họ” đầu các dòng thơ kết hợp các động từ: giữ, truyền, gánh…khẳng định vai trò quan trọng của Nhân dân.

+ Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.

- Đánh giá chung:

+ Trong phần 2 của đoạn trích, nhà thơ tập trung thể hiện tư tưởng đất nước là của nhân dân. Tư tưởng này bao trùm, thấm đượm trong tất cả các chiều, các phương diện cảm nhận về đất nước: không gian địa lí, thời gian lịch sử, bản sắc vãn hoá…

+ Đoạn thơ là bức tượng đài kì vĩ ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

3. Kết bài

- Khẳng định vấn đề đã nghị luận.

- Nêu cảm nghĩ riêng của bản thân về vẻ đẹp nhân dân qua đoạn thơ.

Đề số 3:

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

(6)

6

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu) 1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc.

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng.

- Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài:

a. Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: nhân sự kiện chiến dịch Điện Biên phủ thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc về thủ đô, Tố Hữu đã viết bài thơ này.

- Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại.

- Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

b. Bức tranh mùa đông

- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.

- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.

c. Bức tranh mùa xuân

- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về.

- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.

d. Bức tranh mùa hạ

(7)

7

- “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”

+ Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống

+ Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa.

- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc. Hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.

e. Bức tranh mùa thu

- “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.

- Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

* Nhận xét:

- Đoạn thơ là “bộ tranh tứ bình” mang vẻ đẹp hiện đại qua cảm nhân của Tố Hữu: không theo trình tự Xuân - Hạ - Thu - Đông, mà là Đông - Xuân - Hạ - Thu.

(Có lẽ phù hợp với hoàn cảnh chia tay)

- Bộ tranh tứ bình tạo sự cân đối hài hòa có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.

3. Kết bài

- Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc và phong cách thơ Tố Hữu: tính dân tộc đậm đà (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp trong văn học dân gian, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha.)

- Tổng kết giá trị nội dung toàn bài thơ: là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

Đề số 4:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Tây Tiến – Quang Dũng) Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

(8)

8

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) 1. Mở bài:

Giới thiệu 2 tác giả (vị trí Văn học sử, đặc điểm phong cách), 2 bài thơ (hoàn cảnh, cảm xúc chủ đạo), 2 đoạn thơ (vị trí, khái quát ND, NT)

2. Thân bài:

a. Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình.

- Hình ảnh thiên nhiên và con người được gợi tả mộc mạc mà duyên dáng, đầy tình người: chiều sương, hồn lau, người độc mộc, hoa đong đưa...

- Điệp khúc: có thấy, có nhớ thể hiện sự thôi thúc, đắm chìm trong nỗi nhớ sông nước mênh mang, hòa vào khung cảnh thơ mộng.

b. Đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ là khung cảnh sông nước xứ Huế qua cảm nhận của cái tôi trữ tình đầy tâm trạng.

- Cảnh vật buồn chia lìa.

- Khung cảnh đẹp bị xóa nhòa giữa thực tại và ảo mộng.

- Câu hỏi tu từ cất lên như tiếng kêu đầy da diết mong mỏi, khắc khoải.

c. Nét tương đồng và khác biệt - Tương đồng:

+ Cả hai đoạn thơi đều là sự cảm nhận của cái tôi trữ tình về khung cảnh sông nước quê hương.

+ Chính cái tôi lãng mạn chắp cánh cho cảnh vật thêm thơ mộng, huyền ảo, lung linh. Cả hai đoạn thơ đều cho thấy nét bút tài hoa của hai thi sĩ.

- Khác biệt:

+ Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang màu sắc tâm trạng chia ly, mong nhớ khắc khoải.

+ Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỷ niệm kháng chiến.

- Lí giải sự tương đồng và khác biệt

+ Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa.

+ Mỗi nhà thơ đều mang một cảm xúc riêng khi đứng trước khung cảnh sông nước.

+ Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ.

3. Kết bài:

(9)

9

- Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật hai đoạn thơ.

- Hai đoạn thơ thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc, hai cảnh ngộ khác nhau..,

Đề số 5:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi...”

(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, trang 88) “Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù."

(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, trang 112) 1. Mở bài:

- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm Tây Tiến. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên và con người nơi tác giả cùng gắn bó khi tham gia trong đoàn quân Tây Tiến. Bốn câu thơ đầu đã thể hiện rõ nét nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

- Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc của người cán bộ kháng chiến với chiến khu và con người nơi núi rừng Việt Bắc.

Bốn câu thơ thuộc phần một của bài thơ đã khắc họa phần nào đạo lí ân tình thủy chung đó.

2. Thân bài:

* Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

- Hai câu đầu bộc lộ nỗi nhớ da diết của tác giả về cảnh núi rừng Tây Bắc và người lính Tây Tiến. Những hình ảnh hiện về trong nỗi nhớ bao trùm lên cả không gian và thời gian.

(10)

10

- Tiếng gọi Tây Tiến ơi đầy tha thiết, trìu mến; điệp từ nhớ thể hiện nỗi nhớ cháy bỏng; từ láy chơi vơi vẽ ra trạng thái của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ dàn trải, da diết.

- Hai câu còn lại khắc họa vẻ đẹp của người lính trên đường hành quân gian khổ. Thời gian từ sáng sớm đến đêm khuya cho thấy sự gian lao, vất vả và sự tinh tế trong cảm nhận của người lính Tây Tiến trên bước đường hành quân.

- Từ ngữ chỉ địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hoang sơ, vắng vẻ; Hình ảnh thơ có sự hài hòa giữa thực và ảo; Sự kết hợp hiệu quả giữa âm vần rồi, ơi, chơi vơi, hơi tạo âm hưởng thiết tha, bồi hồi.

* Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi về những trận đánh nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc cùng gắn kết với con người trong chiến đấu với kẻ thù.

- Dưới con mắt nhà thơ, thiên nhiên, núi rừng nơi đây trở nên có ý chí, có tình người. Đoạn thơ góp phần khẳng định thiên nhiên và con người Việt Nam thật anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống lại kẻ thù.

- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, lặp từ mang hiệu quả biểu đạt cao; Hai từ che, vây đối lập làm nổi bật vai trò của núi rừng chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

* So sánh hai đoạn thơ:

- Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng về thiên nhiên và con người ở những nơi mà người linh đã từng đi qua và in dấu nhiều kỉ niệm.

- Điểm khác biệt:

+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về ý nghĩa tả thực.

+ Đoạn thơ trong Việt Bắc thông qua nỗi nhớ để thể hiện cái tình, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất và người Việt Bắc, hình ảnh thơ nghiêng về ý nghĩa khái quát, tượng trưng.

3. Kết bài:

- Đánh giá chung: Nội dung chủ yếu của hai đoạn thơ là thể hiện nỗi nhớ về cảnh và người nơi núi rừng Tây Bắc và chiến khu Việt Bắc.

- Khẳng định: Hai đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc của con người khi nghĩ về một thời quá khứ gian khổ mà hào hùng.

(11)

11

II. Nghị luận về bài thơ:

Đề số 1: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

1. Mở bài:

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Thơ của ông trung hậu yêu tha thiết quê hương đất nước mình. Cái tôi trong thơ Quang Dũng hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn. Nhà thơ có khả năng cảm nhận và diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên của con người một cách tài hoa tinh tế nhưng cũng rất mực bình dị chân thành.

- Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Không lẩn tránh đề cập đến cái bi nhưng nhà thơ đã đem đến cho nó một cảm hứng lãng mạn, âm hưởng tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng, cảm hứng lãng mạn đã được triển khai trên nền cảm xúc kí ức một thời Tây Tiến.

2. Thân bài:

2.1. Cảm hứng lãng mạn

a. Giải thích: là những cảm xúc mãnh liệt có xu hướng vươn tới vẻ đẹp phi thường. những tác phẩm thể hiện cảm hứng lãng mạn thường sử dụng bút pháp lãng mạn cùng với thủ pháp tương phản, xây dựng những hình tượng phi thường thể hiện trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của người nghệ sĩ.

b. Biểu hiện * Nội dung

- Xuyên suốt cả bài thơ là nỗi nhớ tha thiết khắc khoải của tác giả, một nỗi nhớ dâng trào, tha thiết cho nên cảm xúc đã bùng thổi từ những câu đầu (phân tích 2 câu thơ đầu); nỗi nhớ của nhà thơ nhiều khi thổn thức (phân tích 2 câu thơ cuối K1); có lúc nhà thơ phân thân tự hỏi bản thân, hỏi vào nỗi nhớ khắc khoải trong tâm can: "Có nhớ...hoa đong đưa"; đến 4 câu cuối bài, nỗi nhớ đã vượt khỏi không gian.

- Nỗi nhớ của nhà thơ hướng đến nhiều đối tượng, cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Bắc dọc đường hành quân can trường và hào hoa. Nỗi nhớ ấy dâng trào, tràn đầy bài thơ vì thế kỷ niệm hiện lên rất sống động, tươi nguyên như vừa mới xảy ra.

- Cảm xúc lãng mạn còn thể hiện trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, hữu tình.

=> Với một hồn thơ lãng mạn, QD rất nhạy cảm với phương xa xứ lạ Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh núi rừng Tây Bắc xa xôi với những cảnh tượng khó quên, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc.

- Cảm hứng lãng mạn còn được đẩy cao hơn qua hình tượng người lính kiêu dũng, ngang tàng, đặc biệt là hào hoa, lãng mạn:

+ Say mê cái đẹp thiên nhiên + Giấc mơ tình yêu

(12)

12

+ Khát vọng lập công cao cả + Tư thế hi sinh hào hùng * Nghệ thuật

Sử dụng bút pháp lãng mạn trong đó phát huy chất lãng mạn ở nhiều cấp độ: hình ảnh, thanh điệu bằng trắc giữa ngoại hình và ý chí, giữa hiện thực và tâm hồn.

Cùng với thủ pháp phóng đại, tác giả xây dựng những hình tượng mạnh, dữ dội.

2.2. Tinh thần bi tráng a. Khái niệm:

Một tác phẩm có tinh thần bi tráng đề cập đến những mất mát đau khổ, gian khổ nhưng không gợi cho người đọc cảm giác bi quan. Cảm xúc, hình tượng trong tác phẩm khỏe khoắn, mạnh mẽ, khơi gợi cho người đọc đến niềm tin, khát vọng về cuộc sống

b. Biểu hiện

- Tác phẩm khắc họa chặng đường gian nan để từ đó tô đậm tư thế ngang tàn, dũng cảm của người lính (Đ1)

- Người lính phải đối diện với bệnh tật, thiếu thốn song vẫn toát ra vẻ đẹp can trường, gan góc (Đ3)

- Tác giả không né tránh mất mát, hi sinh khơi gợi ở người đọc niềm xót xa, thương cảm nhưng điều đáng nói là nhà thơ không gợi cho người đọc cảm giác bi lụy mà vẫn ngưỡng mộ, đầy tự hào.

3. Kết bài:

- Cảm hững lãng mạn và tinh thần bi tráng hòa quyện, xuyên thấu vào nhau để tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.

- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng đẹp đậm chất nhân văn, rực sáng lý tưởng thời đại đã nâng đỡ hiện thực gian khổ, mất mát tạo cho cảm xúc, hình tượng thơ vẻ đẹp bi tráng.

- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng gợi vẻ đẹp một thời, thể hiện gian khổ mà lạc quan.

Đề số 2:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc, có sắc thái rất riêng, đậm chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ rất thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương. Sóng được sáng tác năm 1967, là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

(13)

13

- Giới thiệu về luận đề: Bài thơ Sóng là tiếng lòng chân thành, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.

2. Thân bài

- Giới thiệu hình tượng sóng: là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. Sóng là sự ẩn thân, hóa thân của nhân vật trữ tình “em”.

Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc tình cảm, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: nhân hậu, khao khát yêu thương và luôn hướng tới một tình yêu cao thượng, lớn lao.

- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:

+ Thể hiện tiếng nói của trái tim tuổi trẻ mang khát vọng tình yêu muôn thuở (Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế/ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ).

+ Khao khát khám phá sự bí ẩn của qui luật tình yêu nhưng không tìm thấy câu trả lời (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).

+ Bộc lộ một tình yêu sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, chiếm lĩnh cả thời gian và không gian (Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước ... Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức… ).

+ Luôn hướng tới một tình yêu thủy chung, son sắt (Nơi nào em cũng nghĩ/

Hướng về anh - một phương).

+ Ước vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử để làm đẹp cho cuộc đời (Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ).

- Đặc sắc nghệ thuật: ẩn dụ (mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi.

- Đánh giá chung: Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

3. Kết bài:

- Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh và của thơ ca Việt Nam hiện đại viết về đề tài tình yêu.

- Khẳng định: Giá trị nhân văn của bài thơ chính là sự khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

(14)

14

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- “Mặt trời trong Lăng rất đỏ ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người đã soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam đưa dân tộc ta

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

-Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng, tha thiết; thể hiện tình cảm yêu mến, lòng biết ơn của học sinh đối với thầy

- Hai ý kiến trên đều đúng tuy nội dung khác nhau, tưởng đối lập nhưng thực ra là bổ sung cho nhau cùng khẳng định giá trị nội dung - chiêu sâu tư tưởng của bài thơ

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.. -

Thay đổi theo mô hình, khuynh hướng hoặc hệ hình nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết phải bắt đầu từ ý thức và quan niệm của chủ thể sáng tạo: “Bước

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây