• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 29:

HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng .

- Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào

- Vai trò của gan và ruột già 2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Tranh phóng to hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK

- Tư liệu về vai trò của gan trong hấp thụ dinh dưỡng . - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 29 SGK.

III. Tiến trình lên lớp

1. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

(2)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Khi thức ăn đã tiêu hoá, cơ thể muốn lấy được chất dinh dưỡng cần phải có sự hấp thụ. Quá trình này diễn ra như thế nào? Các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hệ tiêu hóa? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi trên.

2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự hấp thụ chất dinh dưỡng a) Mục tiêu:

- Hs nêu được cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

B1: - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 29.1;

- GV yêu cầu HS phân tích trên tranh.

và trả lời câu hỏi:

- Diện tích bề mặt có liên quan đến hiệu quả hấp thụ như thế nào?

?Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ?

B2 : HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm

B3 : Diện tích bề mặt tăng sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ.

+ Ruột non cấu tạo có nếp gấp, lông

- Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.

- Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.

- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc (tới 500 m2).

- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

- Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400- 500 m2.

(3)

ruột, lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ.

B4 : Đánh giá, kết luận

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển các chất và vai trò của gan a) Mục tiêu:

- Hs nêu được các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào

- HS nêu được vai trò của gan và ruột già..

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV- HS Nội dung

B1 : - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát H 29.3

- Có mấy con đường hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non?

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 29 trang 95 trên bảng GV đã kẻ sẵn.

- GV giúp HS hoàn thiện bảng.

- GV giải thích thêm: các vitamin tan trong dầu có A, D, K, E. còn lại là các vitamin tan trong nước.

- Gan đóng vai trò gì trong con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?

B2 : HS tìm hiểu thông tin SGK B3 : HS báo cáo

+ Có 2 con đường hấp thụ là máu và bạch huyết.

- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên điền vào bảng.

- HS dựa vào H 29.3 để trả lời:

Gan khử các chất độc có hại cho cơ thể và điều hoà nồng độ chất dinh dưỡng

- Vai trò của gan đối với các chất đã hấp thụ.

+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.

+ Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng.

(4)

trong máu

- GV lấy VD về bệnh tiểu đường.

3. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận nào ?

A. Dạ dày B. Ruột non C. Ruột già D. Thực quản

Câu 2. Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng ?

A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột

B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên

C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét) D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Có khoảng bao nhiêu phần trăm lipit được vận chuyển theo con đường máu

?

A. 70% B. 40% C. 30% D. 50%

Câu 4. Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ?

A. Vitamin B1 B. Vitamin E C. Vitamin C D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5. Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ?

A. Hấp thụ lại nước B. Tiêu hoá thức ăn C. Hấp thụ chất dinh dưỡng D. Nghiền nát thức ăn Câu 6. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón ?

1. Ăn nhiều rau xanh 2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin 3. Uống nhiều nước 4. Uống chè đặc

A. 2, 3 B. 1, 3 C. 1, 2 D.1, 2, 3

Câu 7. Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ

A. mắc bệnh sởi. B. nhiễm giun sán.

C. mắc bệnh lậu. D. nổi mề đay.

Câu 8. Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá ? A. Nước giải khát có ga B. Xúc xích

(5)

C. Lạp xưởng D. Khoai lang

Câu 9. Để răng chắc khoẻ, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung A. lưu huỳnh và phôtpho. B. magiê và sắt.

C. canxi và flo. D. canxi và phôtpho.

Câu 10. Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây ? A. Tất cả các phương án còn lại

B. Căng thẳng thần kinh kéo dài

C. Ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng D. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

4. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp sự tiêu hoá đạt hiệu quả?

- Theo em, thế nào là ăn uống đúng cách?

- Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ để thấm dịch tiêu hoá  tiêu hoá hiệu quả hơn.

- Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng dịch tiêu hoá tốt hơn.

Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ dày, ruột tập trung  tiêu hoá có hiệu quả hơn.

IV. Rút kinh nghiệm

(6)

Ngày soạn:

Ngày giảng

Tiết 30:

TRAO ĐỔI CHẤT I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

- Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào - Trình bày được mối liên quan giữa TĐC của cơ thể với TĐC ở tế bào 2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Tranh phóng to hình 31.1, 31.2 . - Phiếu học tập .

Hệ cơ quan Vai trò trong sự TĐC - Tiêu hoá

- Hô hấp - Tuần hoàn - Bài tiết III. Tiến trình lên lớp

(7)

1. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất?

2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài a.Mục tiêu:

- Nêu được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV –HS Nội dung

B1: - Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:

- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

- Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất?

- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì?

B2 : HS tìm hiểu thông tin B3 : Báo cáo

Nhóm khác nhận xét, bổ sung

B4 : GV : Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. ở

- Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ , CO2 từ cơ thể ra môi trường.

- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống.

(8)

vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại

Nhiệm vụ 2: Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào

) Mục tiêu:

Phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào

Trình bày được mối liên quan giữa TĐC của cơ thể với TĐC ở tế bào

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

B1: - Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2 - Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu hiện như thế nào?

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?

- Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ ? (Nếu trao đổi chất ở một trong hai cấp độ dùng lại thì có hậu quả gì?) HS dựa vào H 31.2, thảo luạn nhóm và trả lời:

+ Biểu hiện: trao đổi của môi trường với các hệ cơ quan.

- HS : trao đổi giữa tế bào và môi trường trong cơ thể.

- HS: cơ thể sẽ chết nếu 1 trong 2 cấp độ dừng lại.

- Vậy trao đổi chất ở 2 cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

- Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường.

- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài.

- Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời.

3. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

(9)

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Hệ bài tiết không thải ra ngoài môi trường thành phần nào dưới đây ?

A. Mồ hôi B. Nước tiểu C. Phân D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 2. Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ?

A. Nước tiểu B. Mồ hôi C. Khí ôxi D. Khí cacbônic Câu 3. Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ ?

A. 4 cấp độ B. 3 cấp độ C. 2 cấp độ D. 5 cấp độ Câu 4. Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì ? A. Thức ăn, nước, muối khoáng B. Ôxi, thức ăn, muối khoáng

C. Vitamin, muối khoáng, nước D. Nước, thức ăn, ôxi, muối khoáng

Câu 5. Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài ?

A. Phổi B. Dạ dày C. Thận D. Gan

Câu 6. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì ?

A. Khí ôxi và chất thải B. Khí cacbônic và chất thải

C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng

Câu 7. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến

A. cơ quan sinh dục. B. cơ quan hô hấp C. cơ quan tiêu hoá. D. cơ quan bài tiết.

Câu 8. Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể ?

A. Hệ tiêu hoá B. Hệ hô hấp C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn

Câu 9. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây ?

A. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hoá C. Hệ bài tiết D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là

A. nước mô. B. dịch bạch huyết.

C. máu. D. nước bọt.

4. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

(10)

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

? Vì sao nói trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống

Cơ thể sống là một hệ mở thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển. Khác với các cơ thể sống, vật vô cơ như một khúc gỗ khô, một cục đá, một thanh sắt càng tiếp xúc với môi trường xung quanh càng chóng bị phân rã, bào mòn, han gỉ đế rồi tan rã.

IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Tiếp theo các bộ thú đã học, bài hôm nay sẽ tìm

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Từ ktra bài cũ ? Nhiệt do dị hóa giải

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. ở chương 3 các em sẽ được làm

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Để quan sát cấu tạo của giun đất như:

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Cơ quan thụ cảm và cơ quan phân tích khác nhau

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Ta nhận biết âm thanh là nhờ cơ quan phân

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. VB: Trong bài 6 các em đã hiểu được khái niệm