• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/10/2021 Tiết: 13 CHỦ ĐỀ:CÁC NGÀNH GIUN

NGÀNH GIUN TRÒN Bài 13.GIUN ĐŨA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thông qua đại diện giun đũa, trình bày được đặc điểm chung của ngành giun tròn, mà đa số đều kí sinh.

- Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.

- Giải thích được vòng đời của giun đũa. Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp:

chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Chuẩn bị tranh hình SGK 2. Học sinh.

- Đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

7A 19/10/2021

7B 19/10/2021

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

(2)

- Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột người?

3. Tiến trình bài dạy

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(2’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Giun tròn khác giun dẹp ở chỗ: Tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có xoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hoá. Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh trong cơ thể người và động vật. Vậy cụ thể như thế nào? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu:

- Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.

- Giải thích được vòng đời của giun đũa. Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam.

- Hiểu đượcmục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Cấu tạo dinh dưỡng di chuyển của giun đũa. (15’) - GV yêu cầu HS đọc thông

tin SGK và quan sát H13.1-2 SGK. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

- Trình bày cấu tạo của giun đũa.

- Giun cái dài và mập hơn

- HS tự nghiên cứu các thông tin SGK kết hợp với quan sát hình ghi nhớ kiến thức. Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được:

+ Hình dạng.

I. Cấu tạo dinh dưỡng di chuyển của giun đũa.

(3)

giun đực có ý nghĩa sinh học gì?

- Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun thì chúng sẽ ngư thế nào?

- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp thì tốc độ tiêu hoá ở loài nào cao hơn? Tại sao?

- Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về cấu tạo dinh dưỡng di chuyển sinh sản của giun đũa.

- GV cho HS nhắc lại kết luận.

+ Cấu tạo.

- Lớp vỏ cuticun.

- Thành cơ thể.

- Khoang cơ thể.

+ Giun cái dài, to đẻ nhiều trứmg.

+ Vỏ -> Chống tác động của dịch tiêu hoá.

+ Tốc độ tiêu hoá ở giun đũa cao hơn.

+ Đầu giun đũa nhọn, nhiều giun con có kích thước nhỏ nên chúng có thể chui rúc vào đầy ống mật.

- Đại diên nhóm trình bày đáp án.

- Nhóm khác theo dõi bổ sung.

- HS rút ra kết luận

- Cấu tạo:

+ Hình trụ dài 25cm.

+ Thành cơ thể: Biểu bì cơ dọc phát triển.

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức

+ Ống tiêu hóa thẳng:

Chưa có hậu môn.

+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc

+ Lớp cuticun làm căng cơ thể .

- Di chuyển hạn chế

+ Cơ thể cong duỗi  chui rúc.

- Dinh dưỡng: Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.

2: Sinh sản của giun đũa. (13’) - GV yêu cầu HS đọc mục

1 trong SGK tr.48 và trả lời câu hỏi.

- Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa?

YC Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức.

Trao đổi nhóm về vòng đời của giun đũa, yêu cầu:

- Cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

- 1 vài HS trình bày - HS khác bổ sung.

- Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức.

Trao đổi nhóm về vòng đời của giun đũa, yêu cầu:

II. Sinh sản

1. Cơ quan sinh dục.

+ Cơ quan sinh dục dạng ống dài.

+ Con cái 2 ống, con đực 1 ống. Thụ tinh trong.

+ Đẻ nhiều trứng

2. Vòng đời phát triển.

(4)

- GV lưu ý. Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ngoài môi trường nên: Dễ lây nhiễm, dễ tiêu diệt.

- GV nêu một số tác hại:

Gây tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh dưỡng cho vật chủ.

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận

+ Vòng đời. Nơi trứng và ấu trùng phát triển, con đường xâm nhập vào vật chủ là nơi kí sinh.

+ Trứng giun trong thức ăn sống hay bám vào tay.

+ Diệt giun đũa hạn chế được số trứng

- Đại diện nhóm trình bày trên sơn đồ nhóm khác trả lời tiếp câu hỏi  nhận xét bổ sung

- Giun đũa→ Đẻ trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống→ ruột non (ấu trùng)

→ máu, gan, tim, phổi→

giun đũa (ruột người) HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là A. giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

B. giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Câu 2. Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ con người?

A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.

B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3. Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?

A. Đường tiêu hoá.

B. Đường hô hấp.

C. Đường bài tiết nước tiểu.

D. Đường sinh dục.

Câu 4. Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ dọc kém phát triển.

B. Không có cơ vòng.

(5)

C. Giác bám tiêu giảm.

D. Đầu nhọn.

Câu 5. Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.

B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.

C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án B D A D C

Câu 6

Đáp án A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a/ Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

b/ Ruột thẳng kết thúc tại

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

a. Lớp vỏ cuticun giúp giun đũa không bị tiêu hủy bới các dịch tiêu hóa trong ruột non người, nếu mất đi lớp vỏ này giun đũa sẽ bị tiêu hủy như các loại thức ăn.

b. Ruột thẳng kết thúc tại hậu môn ở giun đũa thì tốc độ tiêu hóa cao hơn vì thức ăn sẽ đi theo đường thẳng nhanh hơn đường vòng.

*Nhờ đặc điểm nào mà

(6)

hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn

dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

giun đũa chui được vào ống mật người và hậu quả sẽ như thế nào?

Nhờ đặc điểm thuôn nhọn 2 đầu, cơ dọc phát triển mà giun đũa chui được vào ống mật người gây tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Vì sao y học khuyên mỗi người trong một năm nên tẩy giun từ một đến hai lần Trả lời:

Tẩy giun giúp làm giảm các loại giun có trong đường ruột gây tắc ống mật, rối loạn tiêu hóa.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học bài trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”.

(7)

Ngày soạn: 16/10/2021 Tiết: 14 Bài 14. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG

CỦA NGÀNH GIUN TRÒN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mở rộng hiểu biết về các giun tròn kí sinh khác như: giun kim (kí sinh ở ruột già), giun móc câu (kí sinh ở tá tràng) phần nào về giun chỉ (kí sinh ở mạch bạch huyết).

- Nêu thêm giun tròn còn kí sinh ở cả thực vật như: giun rễ lúa.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp:

chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Tranh 1 số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh 2. Học sinh

- Kẻ bảng đặc điểm của ngành giun tròn vào vở học bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

7A 19/10/2021

7B 19/10/2021

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

- Em hãy cho biết nguyên nhân nhiễm giun đũa và các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh ở người ?

3. Tiến trình bài dạy

(8)

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(2’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Phần lớn giun tròn sống kí sinh ở động vật, thực vật và người. Ngoài giun đũa giun tròn còn nhiều loại giun khác. Vậy đó là những loại nào, giữa chúng có dặc điểm gì chung? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay:

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu:

- Mở rộng hiểu biết về các giun tròn kí sinh khác như: giun kim (kí sinh ở ruột già), giun móc câu (kí sinh ở tá tràng) phần nào về giun chỉ (kí sinh ở mạch bạch huyết).

- Biết thêm giun tròn còn kí sinh ở cả thực vật như: giun rễ lúa.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun tròn khác. (28’) - GV yêu cầu HS nghiên

cứu thông tin và quan sát H14.1- 4 SGK.

- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các loài giun tròn kí sinh ở người?

+ Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây tác hại gì cho vật chủ?

+ Giun kim gây cho trẻ em những phiền toái như thế

- Cá nhân tự đọc thông tin và thông tin ở các hình vẽ, ghi nhớ kiến thức .

- Trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến trả lời - Yêu cầu nêu được:

+ Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa …

+ Kí sinh ở nơi giầu chất dinh dưỡng. Lấy tranh thức ăn, gây viêm nhiễm nơi kí sinh và tiết ra chất

I. Một số giun tròn khác.

(9)

nào?

+ Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời?

+ Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh?

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV thông báo thêm: Giun mỏ, giun tóc,giun chỉ, giun gây sần ở thực vật,có loài giun truyền qua muỗi  khả năng lây lan rất lớn.

- GV cho HS tự rút ra kết luận

- GV cho 1, 2 HS nhắc lại kết luận

độc có hại cho cơ thể vật chủ.

+ Ngứa hậu môn.

+ Mút tay.

+ Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau

bằng phân tươi.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Đa số giun tròn kí sinh như: Giun kim, giun móc, giun tóc, giun chỉ..

- Giun tròn kí sinh ở cơ ruột…(người, động vật).

Rễ, thân, quả ( thực vật) gây nhiều tác hại.

- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

A. Đi chân đất.

B. Ngoáy mũi.

C. Cắn móng tay và mút ngón tay.

D. Xoắn và giật tóc.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?

A. Phần lớn sống kí sinh.

B. Ruột phân nhánh.

C. Tiết diên ngang cơ thể tròn.

D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

(10)

A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.

B. Tiết diện ngang cơ thể.

C. Đời sống.

D. Con đường lây nhiễm.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về giun tròn là sai?

A. Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.

B. Phần lớn sống kí sinh.

C. Tiết diện ngang cơ thể tròn.

D. Ruột phân nhánh.

Câu 5: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?

1. Uống thuốc tẩy giun định kì.

2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.

3. Không dùng phân tươi bón ruộng.

4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.

5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Số ý đúng là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 6: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Đỉa, giun đất.

B. Giun kim, giun đũa.

C. Giun đỏ, vắt.

D. Lươn, sá sùng.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Sống trong đất ẩm, nước hoặc kí sinh trong cơ thể các động vật, thực vật và người.

B. Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.

C. Phân biệt đầu - đuôi, lưng - bụng.

D. Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.

Câu 8: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là A. giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.

B. tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.

C. tăng khả năng trao đổi khí.

D. bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.

Câu 9: Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?

A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.

B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.

(11)

C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10: Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?

A. Giun móc câu. B. Giun chỉ. C. Giun đũa. D. Giun kim.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án C B B D A

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án B C D D B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? loài nào dễ phòng chống hơn.

b Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

a. Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

- Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).

Như vậy, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy

(12)

chúng?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

nhiên, phòng chống giun móc câu lại dề hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

b. Đặc điểm dễ nhận biết Giun tròn nhát là cơ thể không phân đốt và có dạng hình trụ tròn.

Tại sao ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao?

Trả lời:

Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi, ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học bài trả lời câu hỏi SGK . - Đọc mục " Em có biết”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Trong tiết học này thầy và các em sẽ tiếp tục

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Giới thiệu bài: Trong tiết học ngày hôm nay thầy

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Từ ktra bài cũ ? Nhiệt do dị hóa giải

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Đại não người có cấu tạo và chức năng gì?

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Cơ quan thụ cảm và cơ quan phân tích khác nhau

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Ta nhận biết âm thanh là nhờ cơ quan phân

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Tiết trước chúng ta đã nghiên cứu nội dung định