• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Hóa 10 Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học | Giải bài tập Hóa 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Hóa 10 Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học | Giải bài tập Hóa 10"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học Bài 1 trang 155 Hóa lớp 10: Viết bản tường trình

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm + Cho vào ống 1: 3ml dung dịch HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3ml dung dịch HCl nồng độ 6%

- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm.

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm.

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra. Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.

- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.

- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%) Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống : 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên.

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau.

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.

- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.

(2)

- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành thí nghiệm:

Chuẩn bị 2 ống nghiệm

- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dung dịch H2SO4 15%

- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.

- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

- Kết luận:

+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. cân bằng không bị chuyển dịch. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. phản ứng dừng lại. cân bằng chuyển dịch theo

e. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sụ oxi hóa và sự khử. Những câu sai: a, d vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa

Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng (tạo ra liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác). b) Trong phản ứng hóa học chỉ

+ Quan sát sự thay đổi màu của hỗn hợp phản ứng và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng Ca(OH) 2.. + Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và

Phản ứng này chỉ xảy xa sự trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành những hợp chất mới.. (Phản ứng

- Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng

+ Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.. + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO 3 loang và đun nóng có khí NO không

b/ Hiện tượng: Ống nghiệm sủi bọt khí, que diêm đang cháy vụt tắt.. Do trong ống nghiệm xảy ra phản