• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn: 15/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021 Tập đọc

Tiết 14: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: ba-la-lai-ca,chơi vơi, nằm nghỉ ,lấp loáng ,đập lớn , nối liền. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. Đọc diễn cảm toàn bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

- Biết hợp tác nhóm, có ý thức chăm chỉ, tự giác.

* HSKT Minh: Đọc được khổ thơ 1 của bài.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Gv: - Tranh minh hoạ(Sgk).

- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.

-HS: SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu:

- Gọi 3 HS lên bảng đọc nối tiếp bài:

Những ngưòi bạn tốt, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyên đọc:

- Gọi 1 HS đọc bài thơ

- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ lần 1.

+ Ghi từ luyện đọc: ba-la-lai-ca, hạt dẻ, sợi dây đồng, bỡ ngỡ,l ấp loáng .

- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Quan sát tranh

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- 3 HS đọc nối tiếp( mỗi HS đọc 1 khổ thơ).

+ Đọc từ khó.

- 1 HS đọc chú giải.

Theo dõi

- Quan sát tranh

Hs đọc khổ 1 của bài

(2)

+ Gọi HS đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp bài thơ lần 2.

+ Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs.

+ Giải nghĩa từ: cao nguyên, trăng chơi vơi.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

*Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc thầm từng khổ thơ;

trả lời các câu hỏi Sgk :

? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mạch vừa sinh động trên công trường sông Đà?

=> Nêu ý thứ nhất của bài ?

? Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?

? Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?

=> Nêu ý thứ hai của bài?

? Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?

- Kết luận, ghi bảng nội dung toàn bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

Đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ:

- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ.

- Hướng dẫn giọng đọc từng đoạn.

- GV đọc mẫu khổ thơ 3.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 3.

- Đọc nối tiếp bài thơ( 2 lượt).

- 2 HS đọc(2 vòng).

- 1 HS đọc toàn bài.

- Theo dõi.

- HS đọc thầm từng khổ thơ, trả lời câu hỏi Sgk :

+ Những chi tiết gợi lên hình ảnh đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động là:cả công trường…nằm nghỉ bỗng vang lên tiếng đàn của cô gái Nga.

1, Cảnh đêm trăng đẹp trên Sông Đà.

+ HS phát biểu.

+ HS tiếp nối nhau đọc:

+Cả công trường…nằm nghỉ.

Biển sẽ nằm…muôn ngả

2, Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

-Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.

- 3 HS đọc. Lớp nghe để tìm giọng đọc hay.

- Nghe GV đọc mẫu, nêu chỗ cần ngắt, nhấn giọng.

- Luyện đọc theo cặp.

- Thi đọc diễn cảm: 3-5 HS.

Theo dõi

Lắng nghe

Hs đọc bài

(3)

- GV nhận xét.

- Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, toàn bài thơ.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Nêu ý nghĩa bài thơ ?

- Em hãy nêu tên những công trình do chuyên gia Liên Xô giúp chúng ta xây dựng ?

-KL: gv mở rộng thêm cho HS biết về mối quan hệ hữ nghị giữa Việt Nam và Liên Xô.

-Nhận xét – chuẩn bị bài sau.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS xung phong đọc thuộc lòng từng khổ thơ, toàn bài thơ.

- 1 -2 học sinh nêu.

- HS nêu: Nhà máy công cụ số 1 (Hà Nội)

Bệnh viện Hữu nghị, Công viên Lê – nin,...

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Toán

Tiết 33: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết khái niệm số thập phân (ở các dạng thường gặp) và cấu tạo số thập phân, Biết đọc, biết viết các số thập phân.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm học, chăm làm, có ý thức tự giác trong học tập.

*HSKT Minh: Biết đọc, viết số thập phân đơn giản dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, Bảng phụ ....

- HS : SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung đổi các đơn vị đo

- HS chơi Theo

dõi

(4)

sau sang mét: 1cm, 1dm, 7cm, 5dm, 3cm, 5dm.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2 .Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Giới thiệu về số thập phân:

a.Ví dụ:

- GV treo bảng phụ.

? Cho cô biết ở dòng thứ 1 có mấy m, mấy dm?

? Viết 2m7dm thành số đo có đơn vị là m?

- GV viết lên bảng.

- Giới thiệu: 2m7dm hay 2 m được viết thành 2,7 m.

2,7m đọc là: hai phẩy bảy mét.

+ Hướng dẫn tương tự với dòng 2, dòng 3.

+ Nêu kết luận: Các số 2,7; 8,56, 0,195 là các số thập phân.

b. Cấu tạo của số thập phân:

- Viết số 8,56 lên bảng.

?Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần?

- Nêu khái niệm: Sgk.

- Yêu cầu HS lên bảng chỉ và nêu cấu tạo của số 8,56; 90,638.

3. Hoạt động luyện tập:

* Bài 1: Đọc mỗi số thập phân sau:

- Viết các số thập phân lên bảng, chỉ bảng cho HS đọc từng số.

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS nghe - HS ghi vở

- Đọc thầm.

- Có 2m và 7dm.

- HS nêu: 2m7dm = 2 m.

- HS đọc và viết số 2,7m.

- 2 HS đọc số.

-…2 phần và cách nhau bởi dấu phẩy.

- 2 HS chỉ và nêu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Nhiều HS đọc.

- Lớp nhận xét.

Kết quả: Chín phẩy bốn . -Bảy phẩy chín mươi tám.

-Hai mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi bảy .

Quan sát

HS đọc và viết số 2,7m.

HS đọc, viết số 7,8

10 7

10 7

(5)

? Nêu cách đọc số thập phân ? -KL: Khi đọc các số thập phân ta đọc theo thứ tự từ trái sang phải. Bắt đầu từ phần nguyên sau đó đến phần thập phân.

* Bài 2: Viết các hỗn số sau ...

- Hướng dẫn HS làm mẫu: Viết hỗn số 5 thành số thập phân.

- Cho HS đọc lại các số vừa viết.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét, củng cố cách viết hỗn số thành số thập phân.

=> Khi chuyển hỗn số thành số thập phân chú ý viết phần nguyên trước sau đó dựa vào hàng của số thập phân để viết phần thập phân.

* Bài 3: Viết các số thập phân sau thành phân số thập phân.

- Yêu cầu HS làm bài . - GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, củng cố cách viết.

? Muốn chuyển 1 STP sang PS TP ta làm tn?

-KL: Muốn chuyển 1 STP sang PS TP ta chỉ việc đếm xem phần thập phân có bao nhiêu chữ số rồi vết vào mẫu số bấy nhiêu chữ số 0.

4.Hoạt động vận dụng, mở rộng:

-Hai trăm linh sáu phẩy không trăm bảy mươi lăm.

-Không phẩy ba trăm linh bảy . -1 HS nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu.

5 = 5,9 : Năm phẩy chín.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

82 =82,45 : Tám mươi hai phẩy bốn mươi lăm.

810 =810,225 : Tám trăm mười phẩy hai trăm hai mươi lăm.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- 1 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

0,1 = , 0,02 = 0,004 = , 0,095 = - 2 học sinh nêu.

510

9

= 5,9 : Năm phẩy chín.

Theo dõi

Lắng

10 9

10 9

100 45

1000 225

10 1

100 2

1000 4

1000 95

(6)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau: Viết các hỗn số sau thành STP:

; ;

; -

? Nêu cách đọc ,viết các số thập phân?

- HS làm bài

; ;

;

-2HS nêu.

nghe

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Kể chuyện

Tiết 7: CÂY CỎ NƯỚC NAM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ. Hiểu ý nghĩa truyện : Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

- Chăm học , chăm làm, có ý thức trong HT.

*BVMT : Giáo dục HS ý thức yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, cần có ý thức bảo vệ chúng.

*HSKT Minh: Lắng nghe nội dung câu chuyện.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:

+ Tranh minh hoạ truyện in sgk.

+ Ảnh hoặc vật thật: Những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam.

- HS: SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh

)5 26 5, 26

a 100 5

)3 3,05 b 100 )12 7 12,7

c 10 3

)45 45,03 d 100 )2 23 2,023

e 1000

)5 26 5, 26

a 100 5

)3 3,05 b 100 )12 7 12,7

c 10 3

)45 45,03 d 100 )2 23 2,023

e 1000

(7)

1. Hoạt động mở đầu:

- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện về việc làm thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước.

- GV nhận xét –giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*.Gv kể chuyện:

- GV kể lần 1(thong thả, chậm rãi, từ tốn).

- GV kể lần 2 (kết hợp chỉ tranh minh hoạ).

3. Hoạt động luyện tập:

* Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

*Trong nhóm:

- Cho3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập.

- Y.c HS trao đổi nội dung các bức tranh.

+ Nội dung tranh 1:

+ Nội dung tranh 2:

+ Nội dung tranh 3:

+ Nội dung tranh 4:

+ Nội dung tranh 5:

+ Nội dung tranh 6:

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

+ Quan sát, hướng dẫn từng nhóm.

*Thi kể trước lớp:

- Tổ chức cho HS kể trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh kể tốt.

- 2 HS lên kể lại câu chuyện đã học giờ trước.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe, quan sát tranh minh hoạ SGK.

- Học sinh nghe, quan sát tranh.

+Ghi tên 1 số cây thuốc quý.

- 3 học sinh đọc yêu cầu bài 1, 2, 3 SGK

- HS trao đổi cặp: nêu nội dung của từng tranh.

+ Tuệ Tĩnh giản giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.

+ Quân dân nhà Trần, tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên.

+ Nhà nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.

+ Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.

+ Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.

+ Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.

- HS phát biểu.

- Tập kể chuyện trong nhóm, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- 2-3 HS thi kể trước lớp.

Theo dõi

Lắng nghe

Quan sát tranh

Lắng nghe

Lắng nghe

(8)

*Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

? Câu chuyện kể về ai?

? Câu chuyện có ý nghĩa gì?

? Vì sao chuyện có tên là "Cây cỏ nước Nam"?

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

?Em biết bài thuốc chữa bệnh nào từ những cây cỏ xung quanh mình?

-KL: GV giúp HS biết được công dụng của 1 số loại cây sống quanh ta và biết cách dử dụng các loài cây đó để chữa bệnh.

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS.

- Theo dõi, bình chọn bạn kể hay.

- Danh y Tuệ Tĩnh.

- Khuyên chúng ta biết yêu quý thiên nhiên, từng lá cây, ngọn cỏ, hiểu giá trị của chúng để làm thuốc chữa bệnh.

- Vì có hàng trăm, hàng nghìn phương thuốc được làm ra từ cây cỏ nước Nam

- 3 - 4 HS nêu: cây bạc hà - chữa ho, làm tinh dầu, cây tía tô ăn chữa giải cảm, cây ngải cứu ăn đỡ đau đầu,....

Lắng nghe

Lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Tập làm văn

Tiết 13: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Luyện tập về tả cảnh sông nước: Xác định được cấu tạo của bài văn tả cảnh, các câu mở đoạn, sự liên kết về ý nghĩa các đoạn. Thực hành viết các câu mở đoạn cho đoạn văn; yêu cầu lời văn tự nhiên sinh động.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

- Chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm.

* BVMT : Qua ngữ liệu dùng để luyện tập: bài Vịnh Hạ Long, giúp Hs cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

*HSKT Minh: Đọc đoạn văn miêu tả cảnh đẹp Vịnh Hạ Long.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm.

(9)

- HS: SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức thi đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

*Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài tập 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

-Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:

? Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài?

? Thân bài gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả gì?

- GV nhận xét, kết luận. Cho Hs nhắc lại.

* Bài tập 2.Dưới đây là phần thân bài còn thiếu ...

- Quan sát giúp đỡ các cặp còn lúng túng.

- Gọi HS nêu kết quả, giải thích cách làm.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

-KL: Các câu trong đoạn văn thường

- HS thi đọc dàn ý.

- HS bình chọn dàn ý hay, chi tiết - HS ghi vở

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận.

- 1 HS đọc bài văn. Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung cho nhau, hoàn chỉnh câu trả lời:

+ Mở bài: Vịnh…nước Việt Nam.

+ Thân bài: Cái đẹp…vang vọng.

+ Kết bài: …giữ gìn.

- Thân bài gồm 3 đoạn:

+Đ1: Sự kì vĩ của thiên nhiên Hạ Long

+Đ2: Vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long

+Đ3: Nét đẹp riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Vịnh Hạ Long

- 1 số HS nhắc lại.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung.

- HS thảo luận, làm bài theo cặp.

-HS lần lượt trình bày và giải thích tại sao lại làm như vậy.

(+ Đ1: Câu mở đoạn b + Đ2: Câu mở đoạn c)

- 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã

Theo dõi

Đọc bài

Theo dõi

Hs ghi lại một vài từ tả cảnh sông nước mà

(10)

liên kết với nhau về nội dung.

* Bài tập 3. Viết câu mở đoạn cho bài văn ở BT2

- Phát giấy khổ to cho 2 HS.

- Nhận xét bài viết đạt yêu cầu.

-KL: Trong bài văn miểu tả cảnh, phần mở bài thường giới thiệu về cảnh mình định tả.

3 .Hoạt động vận dụng, mở rộng:

?Qua bài học hôm nay em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên?

? Em sẽ làm gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

- Về nhà viết một đoạn văn miêu tả một danh thắng mà em biết.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS : Làm lại Bài tập 3 cho hay hơn và chuẩn bị bài sau “Luyện tập tả cảnh”

hoàn chỉnh.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm cá nhân, 2 HS làm trên giấy khổ to.

- HS lần lượt trình bày trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- 2-3HSphát biểu.

-Không vứt rác bừa bãi, luôn có ý thức giũ gìn cảnh quan MT,…

mình biết

Quan sát, theo dõi

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Lịch sử

Tiết 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh biết:

+ Cuối tháng 1, đầu tháng 2- 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

- Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. Làm việc nhóm có hiệu quả. Biết sử dụng công cụ, phương tiện CNTT phục vụ bài học; biết phân tích và xử lí tình huống. Biết chơi trò chơi theo cách sáng tạo của bản thân khi giáo viên tổ chức.

(11)

-Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, niềm tự hào lịch sử dân tộc Việt Nam. Có trách nhiệm tuyên truyền về những sự kiện lịch sử nước ta.

*HSKT Minh: Biết ngày thành lập Đảng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV:- Ảnh trong Sgk.

- Tư liệu lịch sử.

-HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho học sinh tổ chức trò chơi "hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?

+ Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?

+ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ? + Anh đi trên con tàu nào ?

+ Trên tàu anh làm công việc gì ? - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

a) Hoạt động 1: Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản:

- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi thảo luận câu hỏi sau:

? Cuối năm 1929 tình hình cách mạng nước ta phát triển như thế nào.

? Việc ba tổ chức cộng sản cùng tồn tại và hoạt động sẽ có ảnh hưởng như thế nào với cách mạng Việt Nam ?

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

- 2 HS/cặp trao đổi trả lời câu hỏi:

- Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào.

- Nếu để lâu dài tình hình trên sẽ làm cho lực lượng Cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt

Theo dõi

Theo dõi

(12)

? Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?

? Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất ? Vì sao?

- Cho HS báo cáo kết quả - nhận xét.

*Kết luận: Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời...

b) Hoạt động 2:Hội nghị thành lập Đảng cộng sản VN:

- Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi:

? Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?

? Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?

? Nêu kết quả của hội nghị ?

- Yêu cầu 1 HS trình bày lại về hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

*Kết luận: Để tổ chức được hội nghị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cộng sản phải vượt qua muôn ngàn khó khăn nguy hiểm...

c) Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:

? Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của Cách mạng Việt Nam ?

được thắng lợi.

-…..cho ta thấy rằng để tăng thêm sức mạnh của Cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản...

- Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Vì Nguyễn Ái Quốc là một chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận thực tiễn cách mạng, Người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế...

- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.

- 4 HS/nhóm trao đổi trả lời câu hỏi, sau đó báo cáo kết quả và nhận xét.

- Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930, tại Hồng Kông.

- Hội nghị làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

- Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Viêt Nam, đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

-…làm cho Cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn.

Tham gia hđ nhóm cùng bạn

Nhắc lại ngày thành lập Đảng

Lắng nghe

(13)

? Khi có Đảng Cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào?

*Kết luận: Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời. Từ đó Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.

3.Hoạt động luyện tập:

- Gv yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ kiến thức trong SGK

- Đưa 1 số câu hỏi trắc nghiệm, tự luận để kiểm tra hoạt động nhận thức của HS:

1. Hãy nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929?

Chọn đáp án trả lời đúng:

2. Vì sao lại phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản?

a. Tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.

b. Đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù, giải phóng dân tộc.

c. Cả hai ý kiến trên đều đúng.

3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

a. Hồng Kông (Trung Quốc).

b. Pari (Pháp).

c. Nhật Bản.

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời vào năm nào?

a. 1929 b. 1930 c. 1931.

*Kết luận: Mục ghi nhớ SGK/16 4. Hoạt động vận dụng mở rộng:

- Hãy kể tên một số bài hát ca ngợi về Đảng cộng sản VN.

- GV cho học sinh nghe nhạc bài hát:

Đảng đã cho ta một mùa xuân.

- Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.

-HS đọc phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi.

Kết quả:

1.Ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929 là:

Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

2. c 3.a 4.b

-Học sinh nối tiếp kể.

Theo dõi

Lắng nghe

(14)

*Kết luận:Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.90 năm qua Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thắng lợi to lớn, vẻ vang.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- GV nhận xét giờ học.

-HS nghe.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Luyện từ và câu

Tiết 14: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa được dùng trong câu. Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

- Trung thực trong học tập.

*HSKT Minh: Nhắc lại các câu có sử dụng từ nhiều nghĩa II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập1.

- HS : SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng": Từ đi trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển?

a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền.

b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.

c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua.

d) Thằng bé đã đến tuổi đi học.

e) Nó chạy còn tôi đi.

g) Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.

- Quản trò nêu cách chơi, sau đó đọc 1 câu rồi chỉ định 1 HS trả lời, cứ như vậy lại chuyển sang HS khác cho đến khi hết câu hỏi thì dừng lại.

Theo dõi

(15)

h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập:

* Bài tập 1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét , kết luận:

1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - b.

* Bài tập 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên.

? Từ chạy là từ nhiều nghĩa, các nghĩa của từ chạy có nét gì chung?

? Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không?

? Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không?

=> Kết luận: Từ chạy là từ nhiều nghĩa các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh

* Bài tập 3 : Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - HS tự làm bài tập

- GV nhận xét chữa bài

- HS nghe - HS ghi vở

- HS đọc yêu cầu

- HS làm vào vở, báo cáo kết quả

- Nét nghĩa chung: Sự vận động nhanh.

- Là hoạt động của máy móc.

- Là sự di chuyển của phương tiện giao thông.

- HS đọc

- HS làm bài vào vở, báo cáo kết quả

a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên nước ăn chân.

b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.

c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

+ Ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức

Lắng nghe

Nhắc lại câu của bạn

Theo dõi

Đọc lai câu có từ ăn mang nghĩa gốc.

(16)

+ Nghĩa gốc của từ ăn là gì?

- KL từ ăn có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động đưa thức ăn vào miệng

* Bài tập 4 :Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ ấy.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.

- Nhận xét, kết luận câu đúng.

+Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.

3 .Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp:

a) Hai màu này rất ăn nhau.

b) Rễ cây ăn qua chân tường.

c) Mảnh đất này ăn về xã bên.

d) Một đô- la ăn mấy đồng Việt Nam?

? Thế nào là từ nhiều nghĩa? So sánh với từ đồng âm?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị luyện tập về từ nhiều nghĩa.

ăn vào miệng.

- 1 HS đọc.

- HS tự làm bài.

- 4 HS lên bảng. Ví dụ:

+ Chú bộ đội đứng gác + Trời hôm nay đứng gió.

+ Chiếc xe đứng khựng lại.

- 2 HS nêu.

- HS nghe và thực hiện - Từ thích hợp: Hợp nhau - Từ thích hợp: Mọc, đâm qua - Từ thích hợp: Thuộc về - Từ thích hợp: Bằng - 1 -2 học sinh nêu.

Lắng nghe

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn: 16/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021 Tập làm văn

Tiết 14: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa theo dàn ý đã lập từ tiết trước. Yêu cầu: nêu được đặc điểm của sự vật được miêu tả trình tự, miêu tả hợp lí, nêu được nét đặc sắc, riêng biệt của cảnh vật, thể hiện được tình cảm của người viết khi miêu tả.

(17)

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

- Chăm học , chăm làm, tích cực trong học tập.

*HSKT Minh: Viết một vài từ về cảnh sông nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh minh hoạ Vịnh Hạ Long trong SGK.

- HS; SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động khởi động:

- Gọi HS đọc lại dàn ý của bài văn miêu tả cảnh sông nước.

- GV nhận xét.

- Gv giới thiệu bài:Các em đã lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. Phần thân bài của đoạn văn tả cảnh sẽ có nhiều đoạn văn. Hôm nay, các em cùng thực hành viết 1 đoạn văn trong phần thân bài của bài văn miêu tả cảnh sông nước.

2 . Hoạt động luyện tập:

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu của bài tập - Tổ chức HS thảo luận nhóm

+ Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên?

+ Phần thân bài gồm có mấy đoạn? mỗi đoạn miêu tả những gì?

- 3 HS đọc dàn ý.

- Lắng nghe.

- HS đọc

- Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả + Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.

+ Thân bài: Cái đẹp của Hạ Long.... theo gió ngân lên vang vọng.

+ Kết bài: Núi non, sông nước .... mãi mãi giữ gìn.

- Phần thân bài gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long

+ Đoạn 2: tả vẻ duyên dáng của

Theo dõi

- Lắng nghe.

Tham gia hđ nhóm cùng bạn

(18)

+ Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài?

- GVKL: Muốn xác định được MB, TB, KB của bất cứ 1 bài văn nào chúng ta cũng cần phải dựa vào nội dung của mỗi phần.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh

-KL: Muốn chọn được đúng câu còn thiếu trong đoạn ta cần hiểu được nội dung đoạn văn đó đang nói về vấn đề gì.

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu bài tập - HS tự làm bài

- Gọi 2 HS viết vào bảng nhóm, gắn bảng và đọc bài

- 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của

vịnh Hạ Long

+ Đoạn 3: tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.

- Những câu văn in đậm là câu mở đầu của mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn.

Với cả bài mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.

- HS nghe - HS đọc

- HS thảo luận, chia sẻ kết quả + Đoạn 1: Điền câu (b) vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày.

+ Đoạn 2: Điền câu (c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn:

Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.

Đoạn 1: Tây nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía Nam ...in dấu chân người.

Đoạn 2: Nhưng Tây Nguyên....trên những ngọn đồi.

- HS đọc

- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng nhóm

- HS làm bảng nhóm đọc bài

Hs đọc đoạn văn

(19)

mình.

- GV nhận xét sửa chữa bổ xung 3. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Cho HS làm BT sau: viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả một danh thắng mà em biết.

- Khi viết văn miêu tả cảnh em cần chú ý gì ?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS : học bài và chuẩn bị bài sau.

- 3 HS đọc

-HS làm bài- đọc bài . -2 HS trả lời.

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Tập đọc

Tiết 15: KỲ DIỆU RỪNG XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm với giọng tả nhe nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên,thêm yêu quý và có ý thức BVMT

*HSKT Minh: Đọc đoạn 1 của bài.

*BVMT : Qua bài tập đọc, học sinh biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh, ảnh minh hoạ;

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu

- Gọi HS đọc TL bài thơ”Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” và trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá HS - Giới thiệu bài-ghi bảng 2. Hoạt động mở đầu.

- 2 HS đọc TL

- HS lắng nghe

Theo dõi

(20)

*Luyện đọc

- Gọi hs khá đọc toàn bài

- GV hướng dẫn chia đoạn đọc:

+Đ 1: Từ đầu đến dưới chân +Đ 2: Tiếp theo...đưa mắt nhìn.

+Đ 3: Còn lại

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, sửa phát âm: Loanh quanh, lúp xúp, gọn ghẽ, rừng khộp,....

- Gọi HS đọc chú giải.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: Vượn bạc má, vàng rợi...

- Yêu cầu hs luyện đọc cặp - Gọi hs đọc toàn bài

- GV nêu giọng đọc, đọc mẫu

*Tìm hiểu bài

? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng gì?

? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm ntn?

- Đưa lên màn chiếu hình ảnh những cây nấm rừng và giảng

?Nội dung đoạn 1 là gì?

? Những muông thú trong rừng được miêu tả ntn?

? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

? Vì sao rừng khộp được gọi là “ giang sơn vàng rợi”?

? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn này?

- Đưa lên màn chiếu hình ảnh rừng khộp và con vượn bạc má, con chồn sốc, con mang vàng.., gv giảng

- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- 3HS nối tiếp đọc lần 1, luyện đọc

- 1 HS đọc chú giải - 3HS nối tiếp đọc lần 2.

- Lớp luyện đọc cặp đôi.

- 1HS đọc lại cả bài.

- HS lắng nghe

- Lớp trả lời câu hỏi SGK

- Vạt nấm rừng như một thành phố nấm… lạc vào kinh đô của vương quốc…

- Cảnh vật trở nên lãng mạn, thần bí như trong chuyện cổ tích.

- HS quan sát, lắng nghe

- Vẻ đẹp kì bí của những cây nấm rừng.

- Con vượn bạc má… con chồn sóc… con mang vàng…

- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cảnh rừng trở nên sống động….

- Màu vàng ngời sáng… vì có sự phối hợp của rất nhiều màu sắc…

- HS tự do phát biểu.

Hs đọc bài

Lắng nghe

(21)

? Nội dung 2 đoạn còn lại?

?Bài văn đã cho em cảm nhận điều gì?

3. Hoạt động luyện tập

* Đọc diễn cảm

- Gọi 3 hs đọc nối tiếp lại bài. Nêu giọng đọc từng đoạn

- GV treo bảng đoạn 3 và đọc mẫu.

- Gọi HS đọc thể hiện lại - Cho HS luyện đọc nhóm - GV tổ chức cho hs thi đọc.

- GV nhận xét, đánh giá

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Rừng xanh mang lại lợi ích gì cho con người ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?

- GV đưa ra một số vẻ đẹp thiên nhiên của các khu rừng.

- GVnhận xét giờ học.

- Dặn dò.

- Vẻ đẹp kì thú của rừng khộp và các loài động vật trong rừng.

*Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

- 3HS đọc nối tiếp.

- HS nêu cách đọc.

- Vài HS đọc diễn cảm.

- Lớp luyện đọc trong nhóm 4 em.

- HS thi đọc đoạn, cả bài.

- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Bạn đọc hay nhất đọc lại cho lớp nghe.

- Rừng xanh đem lại nhiều lợi ích cho con người : điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt, cung cấp nhiều loại lâm sản quý... Cần bảo vệ, chăm sóc và trồng cây gây rừng.

- HS xem

- Về nhà đọc bài và chuẩn bị giờ sau:

Trước cổng trời.

Hs luyện đọc đoạn

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Toán

Tiết 33 : HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN ĐỌC ,VIẾT SỐ THẬP PHÂN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh:

- Bước đầu nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản, thường gặp). Tiếp tục học cách đọc

(22)

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm.

*HSKT Minh: đọc, viết số thập phân đơn giản dưới sự giúp đỡ của GV.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HOC : - GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, vở...

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1.Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung: Chuyển thành phân số thập phân:

0,5; 0,03; 7,5 0,92; 0,006; 8,92 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

- GV nêu số thập phân, treo bảng kẻ sẵn.

- Viết vào bảng kẻ sẵn: 375,406.

? Dựa vào bảng, hãy nêu các hàng của phần nguyên, của phần thập phân trong số thập phân?

? Mối quan hệ giữa các hàng liền nhau?

? Hãy nêu rõ các hàng của số 375,406?

? Hãy nêu cách viết?

- Yêu cầu HS đọc.

? Em đọc theo thứ tự nào?

- GV ghi bảng: 0,1985 3.Hoạt động luyện tập:

- GV treo bảng và hướng dẫn cách đọc.

- HS chơi trò chơi

- HS theo dõi - HS ghi bảng

- HS quan sát số thập phân : 375,406 - 1 số Hs nêu.

- …gấp (kém) nhau 10 lần.

- 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị, 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.

- 1 HS lên viết.

- 3 - 4 HS nêu.

- 3 - 4 HS đọc.

- Đọc phần nguyên, dấu phẩy, phần thập phân.

- Học sinh đọc và nêu cấu tạo.

- Lớp nghe và nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lần lượt đọc.

Theo dõi

Theo dõi

Quan sát

HS đọc số thập

(23)

- Nhận xét, chốt cách đọc đúng.

? Nêu cấu tạo STP?

* Bài 2 : Viết số thập phân có ..

- Hướng dẫn học sinh cách làm

- Chấm 1 số bài.

- Chốt lại đáp số đúng.

-KL: Khi viết STP ta viết phần nguyên trước sau đó viết phần TP.

* Bài 3 : Viết số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân (theo mẫu)

- GV hướng dẫn phép tính mẫu:

3,5 = 3

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

? Nêu cách chuyển 1 STP sang PS?

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Cho HS vận dụng kiến thức phân tích cấu tạo của các số sau: 3,45 ; 42,05 ;0,072 ; 3,003.

? Nêu cấu tạo của số thập phân?

? Nêu các hàng của số thập phân?

- GV nhận xét giờ học.

- Lớp nhận xét, chữa bài

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài cá nhân.

- 2 HS làm bảng phụ. Lớp làm vào vở, nhận xét, chữa bài:

a)5,9 b) 24,18 c) 55,555 d) 2002,08 e) 0,001

- Lớp quan sát.

- HS trao đổi làm bài tập.

- 1 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

6,33=6 ;18,05=18 ; 217,908=217

- HS nêu

a) 3,45 gồm 3 đơn vị, 4 phần mười và 5 phần trăm

b) 42,05 gồm 42 đơn vị, 0 phần mười và 5 phần trăm

c) 0,072 gồm 0 đơn vị, 0 phần mười, 7 phần trăm và 2 phần nghìn.

d) 3,003 gồm 3 đơn vị, 0 phần mười, 0 phần trăm và 3 phần nghìn.

- 2 HS nêu.

phân dưới sự hướng dẫn của GV

Theo dõi

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

10 5

100 33

100 5

1000 908

(24)

...

...

...

Địa lí Tiết 7: ÔN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Xác định và nêu được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ thế giới. Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. Nêu tên và chỉ được vị trí dãy núi - sông - đồng bằng của nước ta trên lược đồ. Nêu một số đặc điểm về địa lí tự nhiên VN : địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và mở đầu Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

- Chăm học, chăm làm, tích cự tham gia hoạt động nhóm.

*HSKT Minh: Chỉ được vị trí của nước ta trên bản đồ thế giới.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:Bản đồ địa lí Việt Nam, hình minh hoạ.

-Hs: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:

+ Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta.

+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành

* Thực hành một số kỹ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam:

- GV phát phiếu học tập cho từng cặp.Yêu

- HS chơi trò chơi.

- 2 HS/nhóm trao đổi trả lời.

Theo dõi

Lắng nghe

Tham gia hđ nhóm

(25)

cầu các cặp trao đổi theo nội dung:

1) Quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, chỉ trên lược đồ và mô tả:

+ Vị trí giới hạn của nước ta.

+ Vùng biển của nước ta.

+ Một số đảo, quần đảo của nước ta.

2) Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam:

+Nêu tên, chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung.

+ Nêu tên, chỉ các đồng bằng lớn ở nước ta.

+ Chỉ vị trí các con sông lớn ở nước ta.

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả - nhận xét.

* Kết luận: GV khái quát lại các đặc điểm chính về vị trí giới hạn nước ta...

* Đặc điểm của các yếu tố tự nhiên VN:

- GV chia nhóm.Yêu cầu HS các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê các đặc điểm của các yếu tố tự nhiên Việt Nam.

- 1 HS đọc câu hỏi.

- HS các nhóm trao đổi làm bài.

- HS cử đại diện báo cáo kết quả và nhận xét.

- 4 HS/nhóm trao đổi thảo luận.

- Kẻ bảng thống kê theo mẫu của SGK vào phiếu của các nhóm.

cùng bạn

Quan sát STT CÁC YẾU TỐ TỰ

NHIÊN ĐẶC ĐIỂM CHÍNH

1 Địa hình Trên phần đất liền của nước ta : diện tích là đồi núi ; diện tích là đồng bằng.

2 Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa,có nhiệt độ cao,gió mưa thay đổi theo mùa.Khí hậu có sự khác biệt.

+MiềnBắc: mùa đông lạnh,mưa phùn.

+Miền Nam: nóng quanh năm có 2 mùa:Mùa mưa và mùa khô.

3 Sông ngòi - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn….

4 Đất - Có hai loại đất chính: Phe-ra-lít ở vùng núi, đất phù sa ở đồng bằng.

4 3

4 1

(26)

5 Rừng - Có nhiều rừng nhưng chủ yếu hai loại chính:

Rừng ngập mặn,rừng rậm nhiệt đới.

* Kết luận: GV khái quát lại các đặc điểm chính về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên VN.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia?

-KL: Gv giáo dục các em ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chur quyền biển đảo.

-Nhận xét tiết học.

-Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Dân số nước ta.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Khoa học

Tiết 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, mở đầu thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Luôn có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện.

*HSKT Minh: Biết tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.

* GD BVMT: Con người cần đến không khí, nước uống, thức ăn từ môi trường nên cần phải bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS: Sưu tầm những thông tin về bệnh viêm gan A - GV: Tranh, ảnh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:

+ Tác nhân gây ra bệnh viêm não làgì?

- HS chơi trò chơi Theo dõi

(27)

+ Bệnh vêm não lây truyền ntn?

+ Cách đề phòng bệnh viêm não?

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài-Ghi bảng 2. Hoạt động mở đầu

a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.

- GV chia lớp làm 6 nhóm và yêu cầu các nhóm đọc lời thoại trong SGK.

? Hãy làm BT1 trong VBT- 26?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

*Kết luận:Bệnh viêm gan A thường có dấu hiệu: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.Tác nhân là do vi rút viêm gan A..

*Hoạt động2: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A

-Yêu cầu HS đọc thông tin theo nhóm - Yêu cầu các nhóm diễn kịch

- Yêu cầu HS trả lời

+ Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?

- HS lắng nghe

- Các nhóm đọc thầm lời thoại.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung cho nhau..

- Chia nhóm, đọc thông tin, phân vai tập diễn

- 2-3 nhóm lên diễn kịch VD:

HS 1 (Dìu 1 HS nằm xuống ghế) HS 3: Cháu bị làm sao vậy chị?

HS 1: Mấy tuần nay cháu hơi bị sốt kêu đau bụng bên phải, gần dan, cháu chán ăn, cơ thể mệt mỏi HS 3: Chị cần cho cháu đi xét nghiệm máu

HS 2: Thưa bác sĩ, bệnh viêm gan A có lây không?

HS 3: Bệnh này lây qua đường tiêu hoá

- HS nối tiếp nhau trả lời

+ Lây truyền qua đường tiêu hoá.

Vi rút viêm gan A có trong phân người bệnh... từ đó sẽ lây sang

- HS lắng nghe Hs hđ nhóm cùng bạn

Lắng nghe

Hs hđ nhóm cùng bạn

Nhắc lại Bệnh viêm gan

(28)

- GV nhận xét và kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền

*Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh viêm gan A

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm + Người trong hình minh hoạ đang làm gì?

+ Làm như vậy để làm gì?

+ Theo em, khi bị viêm gan A cần làm gì?

+ Bệnh viên gan A nguy hiểm như thế nào?

+ Hiện nay có thuốc đặc trị viêm gan A chưa?

- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết - GV kết luận.- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

3. Hoạt động luyện tập

- GV yêu cầu lớp quan sát hình 2,3,4,5 (SGK-33)

? Hãy làm BT2 trong VBT-27?

- GV nhận xét, chốt lại.

*Kết luận: Để phòng tránh bệnh

viêm gan A cần ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đại tiện…

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Qua bài em biết gì về bệnh viêm gan A?

- Gia đình em đã làm gì để phòng bệnh viêm gan A.

- GV nhận xét giờ học.

người lành khi uống nước lã, thức ăn sống

- Các nhóm thảo luận, trả lời.

- Làm cho cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, chán ăn.

- Chưa có thuốc đặc trị.

- HS đọc - HS nghe

- Lớp quan sát tranh.

- HS làm việc cá nhân.

- 1vài HS nêu trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Đọc phần bạn cần biết.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

A lây qua đường tiêu hóa

Quan sát tranh

Đọc lại kết luận

Lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

(29)

Ngày soạn: 17/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021 Chính tả

Tiết 8: KỲ DIỆU RỪNG XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn văn của bài: “Kỳ diệu rừng xanh”. Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức tốt khi viết chính tả.

*HSKT Minh: chép 3-4 câu văn trong bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu học tập, bảng phụ.

- HS: Vở chính tả, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu

?Hãy viết 3 tiếng chứa nguyên âm đôi ia/iê trong tục ngữ, thành ngữ sau và nêu quy tắc đánh dấu thanh?

+ Sớm thăm, tối viếng.

+ Trọng nghĩa, khinh tài.

+ Liệu cơm gắp mắm.

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài-Ghi bảng 2. Hoạt động mở đầu

*Tìm hiểu nội dung bài viết và hướng dẫn viết từ khó

- GV đọc toàn bài 1 Lần.

?Nội dung của đoạn văn muốn nói gì?

- GV lưu ý những từ hay viết sai : ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, mải miết.

- Yêu cầu HS đọc và viết từ khó đó.

* Kết luận: Nội dung đoạn viết, các từ khó viết để HS viết cho đúng.

3. Hoạt động luyện tập

- 2 HS làm bài ở bảng, lớp làm nháp.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Lớp nghe đọc.

- HS trả lời, lớp nhận xét.

- HS luyện viết từ khó.

Theo dõi

Lắng nghe

- HS luyện viết từ khó.

(30)

a, Nghe - viết chính tả - GV đọc chính tả - GV đọc lại 1 lần - GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

*Kết luận: Nghe - viết bài chính tả, cách trình bày bài, các lỗi sai của HS

b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

* Bài tập 1

- GV treo bảng phụ viết nội dung BT1.

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân.

- GV nhận xét,chốt lời giải đúng..

*Bài tập 2

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi và phát bảng phụ cho 1 cặp.

- GV nhận xét, chốt lại.

*Bài tập 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV chia lớp làm 6 nhóm,phát bảng phụ.

- GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu.

- GV nhận xét,chốt lại, tuyên dương nhóm làm đúng.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng - Cho HS viết các tiếng: khuyết, truyền, chuyện, quyển

- Nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa yê.

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS

- HS nghe và viết bài - HS soát lỗi chính tả.

- HS đổi vở chéo kiểm tra lỗi chính tả cho nhau.

- HS nghe

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Lớp làm VBT, 1HS làm bảng.

- HS chữa bài,nhận xét.

( khuya, truyền thuyết, xuyên, yên)

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- 1cặp làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Treo bảng, nhận xét.

a) thuyền. b) khuyên.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Nhóm trưởng điều nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm dán bảng, trình bày.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

( yểng, hải yến, đỗ quyên ) - 1HS đọc lại toàn bài.

- HS viết.

- HS nêu

Hs chép 3-4 câu

văn trong

bài.

Theo dõi

Theo dõi

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(31)

...

...

...

Toán

Tiết 35: LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS củng cố về: Cách chuyển 1 PSTP thành HS rồi thành STP. Chuyển số đo viết dưới dạng STP thành số đo viết dưới dạng STN với đơn vị đo thích hợp.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- Yêu thích môn toán học.

*HSKT Minh: Đọc viết các số thập phân đơn giản. Ôn lại các phép cộng trong phạm vi 18

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS: Vở ô li ,SGK

- GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Minh 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên": Chuyển thành phân số thập phân:

0,8; 0,005; 47,5 0,72; 0,06; 8,72 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

* Bài 1: chuyển các phân số thập phân sau thành hỗn số( theo mẫu) - Viết lên bảng PS , yêu cầu tìm cách chuyển PS thành HS .

- GV: Hướng dẫn Hs như Sgk

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi bảng

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS trao đổi, tìm cách chuyển:

+ Hoặc:

+ Hoặc như Sgk.

Theo dõi

Đọc viết các số thập phân đơn giản dưới sự giúp đỡ của GV

10 162

10 16 2 10 16 2 10

2 10 160 10

162

(32)

(khẳng định đây là cách thuận tiện nhất), yêu cầu HS sử dụng để làm các phần còn lại.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Bài 2: chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân và đọc các số thập phân đó.

- Yêu cầu HS dựa vào cách làm Bài 1 để làm Bài 2.

+Lưu ý HS: Chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết HS.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Cho HS đọc lại các STP vừa viết.

*KL: Gv chốt kết quả đúng.

?Nêu cách viết PS thành STP.

* Bài 3: Viết số thich hợp vào chỗ chấm(theo mẫu)

- Viết bảng: 2,1m=…dm. Yêu cầu HS tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm.

- Thống nhất cách làm:

2,1m= 2 m= 2m1dm=21dm - Yêu cầu HS làm các phần còn lại.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, củng cố cách đổi.

? Muốn đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta lưu ý gì?

* Bài 4:

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- HS làm bài.

- 2 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

+ Kết quả đúng:

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nêu số điền.

- 3 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Ta cần lưu ý dịch chuyển dấu phẩy sang phải hoặc thêm 0 vào bên phải số đo đó ứng với từng đơn vị đo cần đổi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS đọc kết quả. Lớp nhận xét.

b) = 0,6 , = 0,60

Ôn lại các phép cộng trong phạm vi 18

10 1

2020 , 10000 0

; 2020 167 , 100 2 2167

; 54 , 100 19

;1954 4 , 10 83

;834 5 , 10 4 45

10 6

100 60

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực

Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp

Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp

Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS yêu quý các đồ vật và có ý thức

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.. - Năng lực văn học, năng lực ngôn

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.. Yêu cầu riêng