• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

(2)

? Em hãy đóng vai người hướng dẫn viên và giới thiệu sơ lược một số đặc điểm nổi

bật về vùng đất Quảng Ninh?

(3)

• Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi.

Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn trong số đó chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng, có thể chia thành 3 vùng gồm có: Vùng núi; Vùng trung du và đồng bằng ven biển; Vùng biển và hải đảo.

• Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương.

• Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.

• Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.

• Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ

(4)
(5)

Thời kỳ tiền sử ở Quảng Ninh sớm nhất được biết đến tại các địa điểm thuộc văn hóa Soi Nhụ. Vào thời kỳ của các văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn từ khoảng 18.000 năm về

trước lúc mà lần cuối cùng băng hà còn phát triển, mực nước Biển Đông hạ thấp tới độ sâu 110 - 120 mét dưới mực nước biển ngày nay. Khi đó vịnh Bắc Bộ (gồm cả vịnh Hạ Long) là một đồng bằng tam giác châu rộng lớn. Trên vùng đất khoảng vài nghìn km2 của Quảng Ninh và khu vực vịnh Hạ Long ngày nay là một đồng bằng cổ. Ở nơi này đã từng tồn tại một cộng đồng dân cư tiền sử lớn. Những người họ sống trong các hang động đá vôi trên một địa bàn độc lập so với các cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn cùng thời. Họ đã sáng tạo ra một nền văn hóa tồn tại song song với hai nền văn hóa kia mà ngày nay chúng ta gọi đây là nền văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để các loại hình văn hóa tiến bộ mới hình thành tại Cái Bèo, tiếp sau nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng.

Mặc dù các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu nhưng với khối tư liệu thu được sau cuộc khai quật di chỉ Đầu Rằm thì có thể nói rằng từ tiền sử tới sơ sử

Quảng Ninh là một quá trình phát triển liên tục, không hề có bất cứ một sự đứt đoạn nào.

Việc phát hiện các di tích sơ sử tại Quảng Ninh cũng đã tạo khẳng định rằng vào thời Hùng Vương, Quảng Ninh đã là một bộ phận của nhà nước Văn Lang.

(6)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

- Tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu thành phố, huyện thị?

(7)
(8)
(9)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1 Thời nguyên thủy, cư dân

Việt cổ đã sinh sống trên vùng đất Quảng Ninh vào thời gian nào?

………...…

……….

………..……...…

……….…

2.Kể tên một số địa điểm thuộc văn hoá Soi Nhụ ghi dấu ấn của người Việt cổ trên đất Quảng Ninh?

……….

….………...………..

………..………

………..…..

3. Nêu một số nét đặc trưng của văn hoá Hạ Long thời tiền sử.

……….………

………

………...

4. Theo em, cư dân trên vùng đất Quảng Ninh biết sử dụng vỏ sò làm đồ trang sức và tiền trao đổi đã phản ánh điều gì?

……….……….……

……….……….

………..………

………..…

(10)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Thời nguyên thủy, cư dân Việt

cổ đã sinh sống trên vùng đất Quảng Ninh vào thời gian nào?

- Thời gian khoảng 18.000 năm về trước

2. Kể tên một số địa điểm thuộc văn hoá Soi Nhụ ghi dấu ấn của người Việt cổ trên đất Quảng Ninh?

- Vân Đồn, Hạ Long, Uông Bí, Quảng Yên

3. Nêu một số nét đặc trưng của văn hoá Hạ Long thời nguyên thủy.

- Văn hóa Hạ Long: Vỏ sò làm trang sức và tiền trao đổi.

4. Theo em, cư dân trên vùng đất Quảng Ninh biết sử dụng vỏ sò làm đồ trang sức và tiền trao đổi đã phản ánh điều gì?

- Người nguyên thủy Quảng Ninh đã có tiến bộ hơn trong nhận thức, thẩm mĩ. Hình thành nhà nước đầu tiên của người Việt

(11)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

a. Vùng đất Quảng Ninh thời nguyên thủy

- Quảng Ninh được biết sớm nhất là ở các địa điểm thuộc văn hóa Soi Nhụ, song song tồn tại với các văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn khoảng 18.000 năm về trước.

- Di chỉ của người nguyên thủy 3000 – 1500 năm TCN

- Khi hình thành nhà nước đầu tiên của người Việt, vào thời Hùng Vương

nhiều di chỉ khảo cổ được tìm thấy như: vỏ sò dùng làm trang sức và tiền trao

đổi, xương thú và xương người cổ đại. Người nguyên thủy Quảng Ninh đã có

tiến bộ hơn trong nhận thức, thẩm mĩ.

(12)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

2. Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang – Âu Lạc

+ Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang – Âu Lạc được gọi với địa danh nào?

+ Căn cứ nào để khẳng định: Cư dân ở vùng đất Quảng Ninh xưa đã xuất

hiện và sinh sống trong thời kì nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

(13)
(14)

Nước Văn Lang thuộc bộ tộc Lạc Việt đã hình thành trên vùng bình nguyên bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam.

(15)

Sau khi chiếm được Văn Lang, Thục Phán đã sát nhập Văn Lang vào đất của mình, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây,Trung Quốc) kéo xuống tận dãy Hoành Sơn thuộc Hà Tĩnh ngày nay

(16)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

b. Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang – Âu Lạc

- Thời Hùng Vương 2.622 năm (từ 2879 TCN đến 258 TCN, QN thuộc tỉnh Hải Ninh nước Văn Lang. Thời nhà Thục (50 năm) từ 257 TCN đến 208

TCN, QN thuộc bộ Ninh Hải, nước Nam Việt. Thời thuộc Triệu (97 năm) từ năm 207 TCN đến 111 TCN, QN thuộc bộ Ninh Hải, nước Nam Việt.

- Cơ sở: việc phát hiện các di tích sơ sử tại QN cũng đã góp phần khẳng

định vào thời Hùng Vương, QN đã thực sự là một bộ phận của quốc gia

Văn Lang.

(17)
(18)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

b. Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang – Âu Lạc

c. Vùng đất Quảng Ninh thời phong kiến phương Bắc cai trị

(19)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

b. Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang – Âu Lạc

c. Vùng đất Quảng Ninh thời phong kiến phương Bắc cai trị

Vùng đất Quảng Ninh thời Bắc thuộc được gọi bằng những địa danh

nào?

(20)

• Nếu coi nhà Triệu (từ 207 đến năm 111 trước công nguyên) là một phần của hệ thống phân chia lịch sử thời kỳ Bắc thuộc lần 1 thì lãnh thổ nước Việt Nam thuộc nước Nam Việt của 5 đời vua nhà Triệu.

Nếu coi nhà Triệu (từ 207 đến năm 111 trước công nguyên) là một phần của hệ thống phân chia lịch sử thời kỳ Bắc thuộc lần 1 thì lãnh thổ nước Việt Nam thuộc nước Nam Việt của 5 đời vua nhà Triệu.

(21)

• Thời nhà Hán Quảng Ninh thuộc quận Giao chỉ

• Nhà Hán xâm l ượ c và đô h 111 TCN – 34 SCN ộ

(22)

• Năm 111 trước công nguyên, nhà Triệu để mất nước về tay nhà Hán.

Sau đó lãnh thổ nước Nam Việt cũ bị chia thành 6 quận, đồng thời xác lập thêm phần đất ở 3 quận mới là Nhật Nam, Chu Nhai, Đạm Nhĩ

• Lãnh thổ của dân tộc Việt Nam thời kỳ này, trong sự cai quản của chính

quyền trung ương các triều đại Trung Hoa, tiến về phía nam đến vùng

Hà Tĩnh hiện nay, thỉnh thoảng các quan cai trị Giao Chỉ (hoặc Giao

Châu) tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành và đưa thêm vùng đất

từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng không giữ được lâu vì

sau đó Chiêm Thành thường lấy lại được.

(23)

Phiếu học tập số 2

THỜI KÌ

ĐỊA DANH

Nhà Triệu cai trị

Nhà Ngô- Tần cai trị

Nhà Lương cai trị

Nhà Tùy cai trị

(24)

Thời kì Địa danh Nhà Triệu cai trị Thuộc bộ Ninh Hải Nhà Ngô- Tần cai trị Thuộc quận Giao Chỉ

Nhà Lương cai trị Thuộc Châu Hoàng, quận Ninh Hải

Nhà Tùy cai trị Thuộc châu Lục

(25)

Hình ảnh này giúp các em liên tưởng tới sự

kiện nào?

(26)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938 c. Vùng đất Quảng Ninh thời phong kiến phương Bắc cai trị

- Dưới thời Bắc thuộc, Quảng Ninh có lúc là quận, có lúc là huyện, với các tên gọi khác nhau:

+ Thời kì nhà Triệu cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc bộ Ninh Hải.

+ Thời kì nhà Ngô – Tần cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc quận Giao Chỉ

+ Giai đoạn nhà Lương cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc châu Hoàng, quận Ninh Hải;

+ Từ năm 603 (nhà Tùy cai trị) cho đến năm 939, vùng đất Quảng Ninh chủ yếu thuộc châu Lục.

+ Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch

Đằng (Quảng Yên, Quảng Ninh), chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc,

mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam

(27)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

2. Khái quát những nét chính về kinh tế, chính trị - xã hội của Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938

a. Kinh tế

Nêu những nét chính về kinh tế Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938?

(28)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

2. Khái quát những nét chính về kinh tế, chính trị - xã hội của Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938

a. Kinh tế

- Nông nghiệp: phát triển mạnh vùng Đông Triều, Yên Hưng

- Kinh tế biển: sản xuất ngọc trai ở Cô Tô, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn

- Ngoại thương: trao đổi hàng hóa, gốm sứ... Đặc biệt phát triển từ thời Đông Hán.

b. Chính trị - xã hội

Nêu những nét chính về chính trị - xã hội Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm

938?

(29)
(30)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

1. Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

2. Khái quát những nét chính về kinh tế, chính trị - xã hội của Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938

a. Kinh tế

b. Chính trị - xã hội

- Thời nguyên thủy: sống thành nhóm trong các hang động, núi đá vôi.

-

Văn Lang - Âu Lạc: Vua đứng đầu, giúp việc cho vua lạc hầu, lạc tướng, bồ chính. Quan hệ bình đẳng, đoàn kết.

-

Thế kỉ I đến 938: chịu sự cai trị của phong kiến phương Bắc.

(31)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

3. Một số thành tựu văn hóa của vùng đất Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

Trình bày một số thành tựu văn hóa của cư Quảng Ninh từ thời nguyên thủy

đến năm 938?

(32)

CHỦ ĐỀ 1: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1: QUẢNG NINH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN NĂM 938

3. Một số thành tựu văn hóa của vùng đất Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Mặt trời, đa thần, phồn thực…

- Hình thành sớm mối quan hệ gia đình, họ hàng.

- Kho tàng truyền thuyết, truyện cổ dân gian phong phú.

- Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo.

(33)

VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG NHÓM

1. Hãy lập bảng hệ thống kiến thức về vùng đất Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938. ( mẫu SGK/13)

2. Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và thuyết trình từ vùng đất Quảng Ninh từ thời nguyên thủy đến năm 938.

3. Sưu tầm tư liệu về tên gọi của Quảng Ninh trải qua các thời kì nguyên thủy đến năm 938.

4. Theo em, tập quán nào của người Quảng Ninh xưa còn được lưu

giữ đến nay? Em có nhận xét gì về tập quán này?

(34)

Tìm hiểu truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành

và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các nhà lãnh đạo phải là người đưa ra phương hướng hành động hoặc sự hỗ trợ hoặc cả hai để đảm bảo rằng mục tiêu của cá nhân phù hợp với các mục tiêu tổng

Đồng thời, việc phải có bản nhận xét của lãnh đạo đơn vị, ý kiến của tập thể cán bộ, nhân viên nơi ứng viên công tác cũng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập

Trên cơ sở các phân tích bên trên, chúng tôi nhận thấy sinh viên Việt Nam xuất hiện nhầm lẫn khi sử dụng các động từ “帮”, “帮忙” và “帮助” là do sinh viên chưa hiểu rõ sự

Based on the methodology of logic, synthesis, the article wanted to clarify the necessity of using virtual museums in teaching Vietnamese history for high school students

Câu hỏi trang 81 SGK Lịch Sử 6: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam..

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Nêu một số nét trong chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người

Trong những năm gần đây, trên địa bàn khu vực miền núi phía Bắc, khí hậu đã có những biểu hiện biến đổi ngày càng rõ nét và có tác động đến nhiều mặt của đời

- Trong các năm gần đây , phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ từ các vùng công nghiệp phía