• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 TUẦN 9:Từ ngày 01/11/2021-05/11/2021 Từ tiết 33-> tiết 36

Tiết 33-Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

(Tĩnh dạ tứ)

Lí Bạch I.Đọc,tìm hiểu chú thích

SGK/123,124 1. Tác giả :

- Lí Bạch (701- 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.

- Thích rượu, thơ, ngao du.

2. Tác phẩm

- Sáng tác lúc Lí Bạch xa quê.

- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường -Tập II (1987).

-Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt viết theo hình thức cổ thể.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản 1. Hai câu thơ đầu

Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương - Tư thế: nằm trên giường.

- Trạng thái: không ngủ được.

- Nghi thi (ngỡ là) – Động từ.

-> Trạng thái ngỡ ngàng: trăng chiếu sáng mặt đất ngỡ như sương -> gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.

=> Tâm trạng khắc khoải, nỗi buồn, dáng hình trăn trở, thao thức của kẻ li hương.

2. Hai câu thơ cuối

Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương

- Hành động :

+ Cử đầu -> hướng ngoại -> ngắm trăng.

+ Đê đầu -> hướng nội -> tâm trạng suy tư trĩu nặng, nhớ cố hương.

- Biểu cảm trực tiếp.

- Động từ: vọng, nghi, cử, đê, tư -> tạo sự thống nhất, liền mạch của cảm xúc.- Phép đối: ngẩng > < cúi

-> Nỗi nhớ quê vẫn khắc khoải trong lòng

=> Tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng của tác giả.

III. Tổng kết

Ghi nhớ SGK/124 IV. Luyện tập.

(2)

2 Tiết 34. Văn bản:

NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ

(Hồi hương ngẫu thư)

- Hạ Tri Chương - I.Đọc,tìm hiểu chú thích

SGK/127 1. Tác giả :

- Hạ Tri Chương (659-744).

- Là một trong những thi sĩ lớn của thời Đường.

2. Tác phẩm

- Sáng tác năm 774 khi tác giả trở về quê hương sau 50 năm xa cách.

- Thể thơ:

+ Thất ngôn tứ tuyệt (phiên âm).

+ Lục bát (dịch thơ).

II. Đọc, tìm hiểu văn bản 1. Hai câu thơ đầu

- Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

- NT: Phép đối (ý, lời)

=> khái quát quãng đời xa quê, sự thay đổi về vóc dáng tuổi tác, nêu bật ý nghĩa trở về, tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.

- Lấy yếu tố thay đổi để làm nổi bật cái không thay đổi: giọng quê.

-> Sử dụng hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, vừa tượng trưng -> làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.

=> Khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người đối với quê hương.

2. Hai câu thơ cuối

-Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

- Trẻ con gặp, không quen biết.

- Bị coi là khách lạ.

-> Tình huống bất ngờ song là điều bình thường, là lẽ tự nhiên (ông xa quê đã lâu).

-> Sự thay đổi của quê hương.

- Trẻ cười, hỏi khách.

-> Hình ảnh vui tươi, giọng điệu bi hài.

=> Tâm trạng chua xót, sự ngạc nhiên, nỗi buồn tủi, ngậm ngùi, cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương.

=> Tình yêu quê hương thắm thiết, chân thành, son sắt, thuỷ chung.

III.Tổng kết

Ghi nhớ (SGK- 128) III. Luyện tập.

(3)

3

Tiết 35,36:

KIỂM TRA GIỮA KỲ I Ngữ Văn 7(2021-2022) Thời gian: 90 phút

Trọng tâm:

Kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I từ tuần 1 đến tuần 8. Nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn .

* Văn bản:Đọc - hiểu văn bản ngoài chương trình . * Tiếng Việt:

- Vận dụng kiến thức được học tìm câu, từ trong văn bản.

- Vận dụng đặt câu, viết đoạn văn.

* Làm văn: Viết bài văn biểu cảm về sự vật, con người.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tản văn “Sa mạc và những vệt nhớ ” của nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa, bằng một tình cảm sâu lắng xuyên suốt trong từng trang văn, đã gợi nên những vẻ đẹp của quê

- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Kể lại được từng đoạn

- Hiểu nghĩa 1 số từ khó trong bài và nắm được cốt chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói

- Hiểu nghĩa 1 số từ khó trong bài và nắm được cốt chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói

- Hiểu nghĩa 1 số từ khó trong bài và nắm được cốt chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

- Chân ướt chân ráo: mới tới, mới đặt chân tới một nơi nào đó, còn chưa nắm rõ tình hình.... Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử

Luật tục xưa của người Ê - đê.. Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội. Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội.. ĐỌC DIỄN CẢM.. - Tội không hỏi mẹ cha .. Có cây