• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài viết TLV số 7- Ngữ văn 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài viết TLV số 7- Ngữ văn 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút

MA TR N Ậ

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức Nhận biết Thông Cộng

hiểu

Vận dụng Mức

độ thấp

Mức độ Cao 1. Nội dung 1

Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

Nêu được dàn bài chung bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 1 Số điểm:2.5 Tỉ lệ:25%

Số câu: 1 Số điểm:2.5 Tỉ lệ:25%

2. Nội dung 2 Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

Vận dụng kĩ năng làm bài nghị luận về thơ và kiến thức về các VB thơ đã học ở HKII, phân tích NT và ND của một bài thơ cụ thể

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 1 Số điểm:7.5 Tỉ lệ:75 %

Số câu: 1 Số điểm:7.5 Tỉ lệ:75 %

Cộng Số câu: 1

Số điểm:2.5 Tỉ lệ:25%

Số câu: 1 Số điểm:7.5 Tỉ lệ:75 %

Số câu: 2 Số điểm:10 Tỉ lệ:100%

ĐỀ BÀI ĐỀ BÀI CHẴN

Câu 1 (2.5 điểm): Nêu dàn bài chung nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Câu 2 (7.5 điểm) : Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”.

ĐỀ BÀI LẺ

Câu 1(2.5 điểm): Nêu dàn bài chung bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Câu 2 (7.5 điểm) : Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.

(2)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ BÀI CHẴN

Câu 1 (2.0 điểm):

- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (bài thơ), nêu nhận xét chung (khát quái nội dung cảm xúc).

- Thân bài: Lần lượt trình bày từng khía cạnh của cảm xúc chung, thông qua phân tích, thẩm bình cụ thể (cảm thụ) các chi tiết cảm xúc trong đoạn thơ (bài thơ).

- Kết bài : khát quái giá trị ý nghĩa của đoạn thơ (bài thơ).

Câu 2 (8.0 điểm) :

a- Mở bài (0.5 điểm):

- Đề tài mùa thu trong thi ca xưa và nay rất phong phú

- “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại có nét riêng bởi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển giao màu.

Bài thơ thoáng nhẹ mà tinh tế.

b. Thân bài(7 điểm):

* Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa(2.5 đ)

- Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” mang theo hương ổi bắt đầu chín .

- Hương ổi ; Phả vào trong gió se : sự cảm nhận thật tinh

- Rồi bằng thị giác : sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm

“chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vô tình cũng phải để ý.

- Ngoài ra, từ “bỗng”, từ “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng,…

* Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan.(2.5đ)

- Cái ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những Hoạt động đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm.

- Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng sông thong thả trôi - Trái lại, những loài chim di cư bắt đầu vội vã

- Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị . Sự giao mùa được hình tượng hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu .

* Tiết thu đã lấn dần thời tiết hạ: Sự thay đổi rất nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế :vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.(2.0 đ)

c- Kết bài (0.5 điểm):

- Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ

- Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tài thơ đặc sắc.

ĐỀ BÀI LẺ Câu 1(2.0 điểm):

- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (bài thơ), nêu nhận xét chung (khát quái nội dung cảm xúc).

- Thân bài: Lần lượt trình bày từng khía cạnh của cảm xúc chung, thông qua phân tích, thẩm bình cụ thể (cảm thụ) các chi tiết cảm xúc trong đoạn thơ (bài thơ).

(3)

- Kết bài : khát quái giá trị ý nghĩa của đoạn thơ (bài thơ).

Câu 2 (8.0 điểm) :

a .Mở bài : (0.5 điểm)

- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.

- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

b.Thân bài(7 điểm)

Khổ 1 : Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác(1.5 đ)

- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương.

- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.

- Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc.

Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.(2.0 đ)

- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác.

Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ.

-Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.

Khổ 3-4 : Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác (3.5đ) - Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác

- Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp.

- Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác

c. Kết bài (0.5 điểm):

- Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác.

- Suy nghĩ của bản thân.

KÍ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Nguyễn Thị Thu Trang

(4)

Trường THCS Liên Châ

u TIẾT134, 135: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

Họ và tên………

Lớp: 9A…

Điểm Lời phê của giáo viên

ĐỀ BÀI ĐỀ BÀI CHẴN

Câu 1 (2.5 điểm): Nêu dàn bài chung nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Câu 2 (7.5 điểm) : Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”.

ĐỀ BÀI LẺ

Câu 1(2.5 điểm): Nêu dàn bài chung bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Câu 2 (7.5 điểm) : Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vẻ đẹp và hình ảnh của cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành biểu tượng của nước

- Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu

Và với sự nhạy cảm của mình, người nghệ sĩ đã nhận thức được sức mạnh của “cả dân tộc vươn mình tới ánh sáng”, nhà văn đã phát hiện ra hình tượng nghệ thuật quan

Tiếng gọi hòa bình qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu tung bay giữa trời xanh báo hiệu một thời

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Vẻ đẹp và hình ảnh của cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành biểu tượng của nước

Cây tre biểu tượng đẹp của đất nước và của nhân dân Việt Nam - Nhạc của trúc, của tre -> nét đẹp văn hoá dân tộc độc đáo của tre.. - Hình ảnh măng non: là biểu tượng

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây