• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26 Ngày soạn : 22/05/2020

Ngày giảng: Thứ 3, 26 /5/2020 Lớp: 1A

TẬP ĐỌC BÀI 15: CHÚ CÔNG A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

- Ôn các vần oc,ooc.

- HS hiểu 1 số từ ngữ: rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.

- HS hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công lúc trưởng thành.

2. Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : - kiên định.

- Ra quyết định:tìm kiếm các lựa chọn,xá định giải pháp, phân tích điểm mạnh yếu - Tự nhận thức.

- Suy nghĩ sáng tạo.

C. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV,tranh sgk,

- HS : sgk, phấn, giẻ lau,bảng…

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - 2 hs đọc bài : Mời vào.

+ Những ai đến gõ cửa ngôi nhà?

+ Gió được chủ nhà mời vào nhà để làm gì?

- GV nhận xét cách đọc . 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)Bài: Chú công b. Giảng bài mới.

*GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi nhấn mạnh những từ ngữ tả vẻ đẹp của đươi công.

*Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- Thỏ, nai,, gió.

- Đón trăng lên, quạt mát thêm , reo hoa lá, đẩy buồm thuyền đi khắp miền làm việc tốt.

- Cả lớp theo dõi nhận xét.

Cả lớp theo dõi.

- HS đọc lần lượt các từ: Nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- GV cho hs quan sát rẻ quạt.

(2)

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là rẻ quạt?

+ Con hiểu rực rỡ là gì?

+ GV nhận xét uốn nắn.

*Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu.

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu

+ GV cho 5 hs đọc nối tiếp 5 câu.

*Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’)

- GV chia đoạn: - Bài chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: 2 câu đầu + Đoạn 2: 3 câu cuối . - HS luyện đọc từng đoan.

- GV giúp đỡ hs, kiểm tra chống đọc vẹt, nhận xét cách đọc.

- Gọi 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

b. Luyện tập: ( 10’)

Bài 1: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 2: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh vẽ gì?

- HS đọc câu mẫu.

- GV uốn nắn sửa sai.

* GV lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau

- Có nhiều màu sắc rất đẹp.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 5 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- 5 hs đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đánh dấu vào sách.

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc

- Theo dõi nhận xét cách đọc của bạn.

- Gọi 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Tìm tiếng trong bài:

- Có vần oc: ngọc + Tìm tiếng ngoài bài:

- Có vần oc : Tóc, thóc…

- Có vần ooc : soóc,rơ mooc

+ Nói câu chứa tiếng có vần oc,ooc.

- Vẽ con cóc, cậu bé mặc quần soóc.

Mẫu: Con cóc là cậu ông giời.

- HS luyện nói câu

- Chúng em chăm chỉ học bài.

- Xe rơ moóc đang chở hàng.

- 1 học sinh đọc cả bài.

Tiết 2

*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm đoạn 1, suy nghĩ trả lời.

+ Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông như thế nào?

+ Chú biết làm động tác nào?

- HS đọc nhẩm đoạn 2,

+ Sau 2,3 năm đuôi công trống thay đổi như thế nào?

- HS suy nghĩ trả lời.

+ 3 hs đọc đoạn 1:

- Chú công có bộ lông màu nâu gạch.

- Chú biết xoè cái lông đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.

+ 3 hs đọc đoạn 2:HS suy nghĩ trả lời.

- Sau 2,3 năm đuôi công trống lớn

(3)

* Bài này nói lên điều gì?

*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:(12’) - GV đọc mẫu lần 2 , hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc . - GV nhận xét cách đọc.

* Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài , hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

*Hướng dẫn học sinh luyện nói :( 8’ ) - Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Tranh vẽ gì?

- GV quan sát nhận xét.

Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau 4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Con cần làm gì để bảo vệ các loài vật?

- Về đọc lại bàì chú công trả lời câu hỏi - Về đọc trước bài Chuyện ở lớp để giờ sau học.

thành 1 thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh…

ngọc lóng lánh.

- Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công lúc trưởng thành.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài .

+ Hát bài hát về con công.

- Vẽ các bạn đang múa về con công.

- HS thực hành thi hát về con công.

- Chú công.

- Tả về vẻ đẹp của bộ lông công.

- Cần giữ gìn không giết hại chúng.

TOÁN

TIẾT 106: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu bài toán có một phép trừ: Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

2. Kĩ năng:

- Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

3. Thái độ: học sinh yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh, bảng phụ

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 HS làm bảng: Sắp xếp các số 35,12,96,69,53

- Nhận xét

2. Bài mới: (32’) 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Dạy bài mới.

*Giới thiệu cách giải bài toán và cách

- 2 HS làm bài

+ HS 1 : Theo thứ tự từ bé đến lớn + HS 2 : Theo thứ tự từ lớn đến bé.

(4)

trình bày bài giải.

- Yêu cầu hs xem tranh, đọc nhẩm bài toán.

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gv ghi tóm tắt lên bảng.

? Bán đi ta làm phép tính gì - Gv hướng dẫn hs giải bài toán.

Bài giải

Nhà An còn lại số con gà là:

9-3=5 (con gà ) Đáp số: 5 con gà

- GV giới thiệu dạng toán có lời văn với phép tính trừ.

- Gọi HS đọc lại bài giải

? Để giải bài toán có lời văn gồm có những gì

2.3. Thực hành:

Bài 1:

- Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì

? Bài toán hỏi gì - Gv ghi tóm tắt - Gọi HS đọc tóm tắt

- Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét và củng cố

? Muốn tìm được số con chim còn lại trên cây em làm thế nào.

Bài 2:

- Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì

? Bài toán hỏi gì

? Muốn biết bạn An còn lại mấy quả bóng ta làm phép tính gì

- Gọi 2 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Gọi HS đọc bài

- Nhận xét và củng cố giải toán có lời văn.

? Vì sao em tìm được bạn An còn lại 5 quả bóng.

- HS quan sát tranh, đọc bài toán - 3- 4 hs đọc bài toán.

- Nhà An có 9 con gà mẹ đem bán 3 con gà.

- Hỏi nhà An còn lại mấy con gà.

- 2-3 HS đọc tóm tắt - ta làm phép tính trừ

- HS lắng nghe - 3 – 4 HS đọc

- Bài giải- câu trả lời – phép tính- đáp số

- 1 – 2 HS đọc

- Có 8 con chim bay đi 2 con chim - Hỏi còn lại mấy con chim.

- 1-2 HS đọc

Bài giải

Trên cây còn lại số con chim là:

8 – 2 = 6 (con chim ) Đáp số: 6 con chim

- 1 – 2 HS đọc

- An có 8 quả bóng, thả bay đi 3 quả bóng.

- Hỏi An còn lại mấy quả bóng - .. làm phép tính trừ.

- 1 HS ghi tóm tắt, 1 HS trình bày bài giải.

Bài giải

An còn lại số quả bóng là là:

8 – 3 = 5 ( quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng

(5)

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Cho hs nêu lại các bước trình bày bài giải

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe.

Ngày soạn : 22/05/2020 Ngày giảng: 27,28 /5/2020 Lớp: 1B, 1C

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 28: CON MUỖI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.

- Nơi sống của con muỗi. Một số tác hại của muỗi gây ra.

2.Kĩ năng: thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.

3.Thái độ: Có ý thức tham gia diệt trừ muỗi II. ĐỒ DÙNG

- Các hình trong bài 28, bọ gậy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Bài cũ: (5')

- Người ta nuôi mèo để làm gì ? Nhận xét.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài(2'):

2.Các hoạt động::

Hoạt động 1: Quan sát con muỗi (13') Thảo luận nhóm 2

Quan sát con muỗi ( tranh SGK ) Tự nêu câu hỏi và trả lời theo gợi ý sau

+ Con muỗi to hay nhỏ ?

+ Khi đập muỗi em thấy nó cứng hay mềm ? + Hãy chỉ đầu, thân, chân, cánh, của con muỗi ?

+ Con muỗi dùng vòi để làm gì ? + Con muỗi di chuyển như thế nào ? Hoạt động 2 : Thảo luận theo câu hỏi(18')

* Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+ Muỗi thường sống ở đâu ?

+ Vào lúc nào em thường hay bị muỗi đốt?

+ Bị muỗi đốt có hại gì?

+ Kể tên một số bệnh do muỗi gây ra?

+ Hãy nêu các cách diệt muỗi ?

-2 HS trả lời.

Quan sát ảnh chụp con muỗi ở SGK Nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi theo gợi ý.

Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp

Các nhóm khác nhận xét.

Lần lượt trả lời,bổ sung.

(6)

+ Em cần làm gì để không bị muỗi đốt ?

* Kết luận :

Hoạt động 3:thục hành làm bài tập /VBT C. Củng cố- dặn dò: (2')

Nhận xét giờ học.

Nhắc lại cách đề phòng muỗi đốt, cách diệt muỗi.

Lắng nghe

Ngày soạn : 23/05/2020 Ngày giảng: 27/5/2020 Lớp: 2A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 28+29: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN, DƯỚI NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn, dưới nước đối với con người.

2. Kỹ năng

- Kể tên được một số loài vật sống trên cạn, dưới nước và ích lợi của chúng.

3. Thái độ

- HS thêm yêu quý loài vật

+ HS biết một số loài vật biển: Cá mập, cá ngừ, tôm, sò...một số tài nguyên biển.

+ GD cho HS thấy được muốn cho các loài sinh vật biển tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lí các thông tin về động vật sống trên cạn dưới nước.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.

- Phát triển kĩ năng hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, VBT.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ (5p)

- Loài vật có thể sống ở đâu?

- GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Làm việc với SGK (12p)

- Slied 1: GV cho HS quan sát tranh, ảnh trong SGK và thảo luận các vấn đề:

+ Nêu tên con vật trong tranh?

+ Chúng sống ở đâu?

- HS trả lời - Nhận xét

- HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

(7)

+ Thức ăn của chúng là gì?

+ Con nào là vật nuôi trong gia đình? Con nào sống hoang dã?

+ Tại sao lạc đà có thể sống ở sa mạc?

+ Hãy kể tên 1 số con vật sống trong lòng đất?

+ Con gì được mệnh danh là "chúa sơn lâm"?

- KL: Có nhiều loài vật sống trên mặt đất, d- ưới mặt đất. Cần bảo vệ các loaì vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.

Làm việc với SGK

- Slied 1: Học sinh biết tên một số loài vật sống dưới nước (nước ngọt và nước mặn) - Tiến hành:

- GV cho HS làm việc theo cặp

+ Để các loài vật trên sống và phát triển chúng ta phải làm gì?

- Cần bảo vệ nguồn nước để các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển.

2. HĐ2:Triển lãm tranh ảnh sưu tầm đ- ược (8p)

- GV tổ chức cho từng tổ HS sắp xếp và phân loại tranh ảnh sưu tầm được

* MTBĐ: GV giúp HS nhận biết được đâu là loài vật sống ở biển qua tranh sưu tầm được và GD cần phải bảo vệ chúng như thế nào?

- GV giới thiệu thêm cho HS biết về một số tài nguyên có ở biển.

3. HĐ3: Chơi trò chơi: Thi kể về các con vật (8p)

- GV cho HS thi kể về các con vật sống ở n- ước mặn và các con vật sống dưới nước ngọt.

- Chia thành 2 nhóm thi tiếp sức: lần lượt từng em lên bảng viết tên con vật mình biết, xong quay về đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết.

+ Chúng có bướu chứa nước có thể chịu được nóng.

- Chuột, thỏ.

- Con hổ.

HS quan sát hình vẽ trong SGK: nêu tên và ích lợi của từng con vật trong hình vẽ - nhận xét.

- HS đặt thêm 1 số câu hỏi về các con vật trên và trả lời.

+ Ví dụ: Con nào sống ở nước mặn?

Con nào sống ở nước ngọt?

- Giữ sạch nguồn nước.

- HS trưng bày, phân loại và dán vào giấy khổ to.

- Đại diện các nhóm lên dán phần trưng bày mà các nhóm sưu tầm được.

- Nhận xét

- HS tham gia chơi trò chơi.

- Nhận xét.

- Bảo vệ các con vật sống dưới n- ước.

- HS nêu ý kiến của mình.

(8)

- Sau thời gian quy định, đội nào viết được nhiều tên và đúng là thắng cuộc.

- HS nêu được những việc cần làm để bảo vệ loài vật.

* KNS: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật?

- GV nhận xét

C. Củng cố dặn dò (4p)

- Nhận xét tiêt học, dặn dò về nhà.

- Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng để có chỗ cho động vật sinh sống.

- HS tập hợp tranh ảnh để triển lãm.

- Nhận xét, tuyên dương những nhóm làm tốt.

- Các nhóm trưng bày tranh ảnh - HS lắng nghe

Ngày soạn : 22/05/2020 Ngày giảng: 27/5/2020 Lớp: 3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 54: THÚ I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được , ích lợi của thú đối với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

- Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.

2.Kĩ năng:chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài thú

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng kiên định : xác định giá trị xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.

- Kĩ năng hợp tác : tìm kiếm các lựa chọn , các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

III/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Giáo án. Các tấm bìa hai mặt tô hai màu xanh, đỏ cho 2 nhóm chơi.

- Hình minh hoạ trang 104, 105SGK. Giấy, bút màu để vẽ.

1. Học sinh : Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Nêu đặc điểm và ích lợi của chim?

- GV nhận xét,

- HS lên bảng trả lời câu hỏi 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài:

- Ghi tên bài lên bảng.

- Nghe giới thiệu.

- 2 HS nhắc lại tên bài.

b) Phát triển bài: ( 29 phút )

* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

* Cách tiến hành:

(9)

- Đưa hình SGK

- Kể tên các con thú mà em biết?

- Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?

- Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong cong như lưỡi liềm?

- Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao?

- Con nào đẻ con?

- Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?

- Quan sát , thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.

Thảo luận cả lớp.

* Cách tiến hành - Nêu yêu cầu:

- Nêu ích lợi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo?...

- Nhà em nuôi thú nhà, em chăm sóc và cho chúng ăn gì?

Hoạt động 2: Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình các loài thú rừng trong SGK và tranh các loài thú rừng sưu tầm được:

? Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết, chỉ và gọi tên các bộ phận cơ thể một số con vật?

? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng?

? Nêu đặc điểm chính của thú rừng?

- Gọi đại diện một vài nhóm lên trả lời.

? Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa thú rừng và thú nuôi?

Bước 2: Làm việc cả lớp - GV nhận xét

* Kết luận:

Hoạt động 3: Ích lợi của thú rừng.

- Y/c HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu bài tập.

? Em hãy nối các sản phẩm của thú rừng với lợi ích tương ứng.

1. Da hổ báo, a. Cung cấp

- Thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu đã được gợi ý.

- Nghe kết luận. Ghi nhớ.

Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát và trả lời

- Đại diện vài nhóm lên chỉ và trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Điểm khác nhau giữa thú nuôi và thú rừng: Thú nuôi được con người nuôi. Thú rừng sống tự do trong rừng

- HS nhận phiếu bài tập, thảo luận và trả lời.

- Đại diện các nhóm trình bày

(10)

hươu nai. dược liệu quý.

2. Mật gấu b. Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ trang trí 3. Sừng tê giác,

hươu nai 4. Ngà voi 5. Nhung hươu

- Y/c các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả.

? Nêu ích lợi của thú rừng?

* KL: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, là nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ.

Thú rừng giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp.

Hoạt động 3: Làm việc cá nhân

*Cách tiến hành:

-Bước 1:

GV yêu cầu HS lấy giấy và bút màu vẽ một con thú rừng mà các em yêu thích

-Bước 2: Trình bày

+ GV yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

+ GV nhận xét

- 2,3 HS nêu

- Lắng nghe và nhắc lại.

- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh.

- Đại diện các nhóm thi “diễn thuyết” về đề tài : “Bảo vệ thú rừng trong tự nhiên”.

- HS liên hệ tình hình thực tế về tình trạng săn bắt thú rừng ở địa phương và kế hoạch hành động góp phần bảo vệ các loài thú rừng.

- Tự vẽ một con thú nhà mà HS ưa thích.

- Tô màu, ghi chú tên con vật

- Trình bày, giới thiệu tranh của mình

- HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Kể các con vật được nuôi trong gia đình con?

Đê thú rừng không bị tuyệt chủng con người cần làm gỉ?

- Đọc phần ghi nhớ

- HS kể

- 2 Hs nhắc lại

- Về nhà học bai, chuẩn bị bài : Thú(TT) - Nghe - Nhận xét chung giờ học

(11)

Ngày soạn : 22/05/2020 Ngày giảng: 28 /5/2020 Lớp: 3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 56: MẶT TRỜI I/ MỤC TIÊU

- Nêu được vai trò của mặt trời đối vơi sự sống trên trái đất.

- Mặt trời chiếu sang và sưởi ấm trái đất.

- Yêu thích môn học.

* BVMT : Biết mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

*GD TNMTBĐ: HS biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án. Phiếu thảo luận nhóm.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài. Giấy, bút vẽ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Bài cũ: ( 3 phút ) - Kiểm tra sự chuẩn bị HS - GV nhận xét

1/ Bài mới: ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút ) - Ghi tên bài lên bảng.

b) Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm

*Cách tiến hành:

- Nghe giới thiệu.

- 2 HS nhắc lại tên bài.

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Vì sao ban ngày không cần đén mà ta vẫn nhìn rõ mọi vật?

- Khi đi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào? Tại sao?

- Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt?

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.

Hoạt động 2 : Quan sát ngoài trời

*Cách tiến hành :

(12)

Bước 1:

- Nêu ví dụ về vai trò của Mặt trời đối với con người, thực vật và động vật.

- Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất.

- Quan sát quang cảnh xung quanh trường và thảo luận.

Bước 2:

- GV bổ sung và nhắc HS lưu ý về tác hại của ánh sáng và nhiệt Mặt Trời đối với sức khỏe và đời sống con người như: cảm nắng, cháy rừng ….

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS khác bổ sung.

*Kết luận: Nhờ có Mặt Trời , cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.

Hoạt động 3: Làm việc với SGK

*Cách tiến hành:

Bước 1:

- Hướng dẫn HS quan sát hình 1,2,3/

111 kể với bạn con người đã sữ dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

- HS quan sát

Bước 2:

- GĐ em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì?

- GV bổ sung.

- HS tự trả lời, liên hệ thực tế .

- Phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, làm nóng nước….

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Đọc phần ghi nhớ - Hs lắng nghe

- 2 Hs nhắc lại - Về nhà học bai, chuẩn bị bài: Thực

hành : Đi thăm thiên nhiên

- Nghe - Bổ sung nhận xét HS

Ngày soạn : 22/05/2020 Ngày giảng: 25/5/2020 Lớp: 5A, 5B, 5C

KHOA HỌC

BÀI 53+54: CÂY CON MỌC LÊN TỪ ĐÂU ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm : vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng thực hành, thí nghiệm

3.Thái độ : Yêu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình ảnh và thông tin minh họa trang 108, 109.

- Chuẩn bị theo nhóm : Một số hạt đậu gieo đang ở những giai đoạn khác nhau : Hạt mới ngâm ; hạt đã nảy mầm ; hạt đã lên 3,4 lá mầm.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC:

(13)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bi cũ: 5’

+ Thế nào là sự thụ phấn?

+ Thế nào là sự thụ tinh?

- Gv nhận xét, tuyên dương, chốt kiến thức cũ

2. Bài mới: 30’

-Giới thiệu bài: - ghi tên bài.

HĐ 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.

*.GV nêu nhiệm vụ:

- GV treo ảnh hình 1 ; 2 lên bảng lớn để học sinh quan sát

+ Quan sát hạt đã ngâm được tách làm đôi, chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng?

- GV nhận xét, kết luận: hạt gồm 3 phần: vỏ; phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (để nuôi phôi).

- Hãy đọc kĩ bài tập 2 trang 108 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?

- Gọi hs lên bảng dán chữ vào hình tương ứng.

- Nhận xét, kết luận : Các hình trên cho thấy quá trình cây con mọc lên từ hạt.

Hoạt động 2. Điều kiện để hạt nảy mầm.

- Cho hs thảo luận nhóm:

-Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.

GV kết luận: Điều kiện để hạt có thể

+ Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn gọi là sự thụ phấn.

+ Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế tế bào sinh dục cái của noãn gọi là sự thụ tinh.

- HS thảo luận nhóm 4, từng học sinh chọn một hạt cây mới ngâm từ đêm hôm trước như hạt lạc, hạt đỗ … để quan sát.

Các em có thể tách đôi hạt để quan sát bên trong ; chỉ cho bạn những gì mình thấy và chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng?

- 4 HS đại diện các nhóm xung phong lên trình bày nội dung quan sát. Các nhóm khác không trình bày thì cho ý kiến bổ sung .

+ Cấu tạo của hạt gồm : vỏ, phôi, chất dinh dưỡng

- HS ghi kết quả quan sát vào giấy nháp.

- H 2b: Hạt phình ra vì hút nước, vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra, cắm xuống đất.

- H 3a: Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con.

- H4e: Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất.

- H5c: Hai là mầm xoè ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới.

- H6d: Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống, cây con bắt đầu đâm rễ, rễ mọc nhiều hơn.

-HS trao đổi nội dung với bạn trong nhóm:

- Đại diện nhóm lên trình bày cách gieo

(14)

nảy mầm được chính là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng hay quá lạnh).

Hoạt động 3: Quá trình phát triển thành cây của hạt:

- GV nêu nhiệm vụ : quan sát hình 7 SGK trang 109 chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.

Cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.

- YC học sinh quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau (HS đã chuẩn bị) và quan sát hình sgk:

- Kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.

- GV treo ảnh hình 1- 6 lên bảng lớn để HS chỉ hình và trình bày.

- GV chỉ hình hoặc vật thật chốt lại chính xác tên của các loại cây và cách mọc chồi mầm từ những loại cây khác nhau này.

- Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn thân như hoa hồng, mía, khoai tây…

- Một số loại cây được trồng bằng thân rễ như gừng, nghệ…; bằng thân giả như hành, tỏi…

- Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời…

- YC học sinh chỉ vào từng hình ở trang 110 nói về cách trồng mía.

hạt (theo phương án tốt nhất đã chọn lựa) và đưa ra điều kiện cần cho việc nảy mầm.

Điều kiện : nước, nhiệt độ thích hợp.

- HS nêu:

+ H7a: Gieo hạt vào đất ẩm.

+ H7b: Thân mầm dài ra chui lên khỏi mặt đất mang theo 2 lá mầm, hai lá mầm xoè ra.

+ H7c: Cây con phát triển.

+ H7d: Cây lên cao, leo thành giàn rồi ra hoa. Hoa mướp có cả hoa cái lẫn hoa đực.

Đó là kiểu sinh sản đơn tính + H7e: Cây có quả.

+ H7g: Trong quả, noãn phát triển thành hạt, hạt cứng dần.

+ H7h: Quả già, chín ; hạt cứng mang phôi, nhân. Hạt mướp già đem phơi khô thì có màu đen.

- Hs nghe

- Trong nhóm, HS quan sát hình ảnh và vật thật đã chuẩn bị từ giờ trước để chỉ cho bạn mình thấy:

+ Chồi mầm trên vật thật (hoặc hình vẽ):

ngọn mía, củ khoai tây, lá cây bỏng, củ hành, tỏi, củ gừng … Từ đó rút ra nhận xét liệu cây đó có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ.

- Đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu lên luống. Dùng tro, trấu để lấp một phần ngọn lại, một thời gian sau chồi đâm lên thành khóm mía mới.

(15)

3. Củng cố :( 3’)

- Giáo dục hs biết quý trọng những hạt giống.

- GV : Từ hạt, cây con mọc lên và bắt đầu một cuộc sống mới. Để cuộc sống đó diễn ra như bình thường thì cần nhiều điều kiện. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điều kiện này sau.

- HS nhắc lại nội dung.

Lắng nghe

Ngày soạn : 24/05/2020 Ngày giảng: 28/5/2020 Lớp:5A, 5B, 5C

KHOA HỌC

BÀI 55 + 56 + 57 : SỰ SINH SẢN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔN TRÙNG, ẾCH

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch, côn trùng.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng vẽ sơ đồ về quá trình sinh sản của ếch, côn trùng.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, bảo vệ loài ếch vì nó rất có ích , BVMT.

*Điều chỉnh nội dung : Không yêu cầu tất cả hs vẽ hoặc sưu tầm tranh, ảnh những con vật mà mình thích. Không chơi trò chơi bắt chước tiếng ếch kêu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : - Bảng phụ, - Hình trang 112, 113 SGK III. CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ: 5’

? Kể tên một số cây được mọc từ bộ phận của cây mẹ?

- HS đọc bài học Sgk B.Bài mới :30’

1.Giới thiệu bài :1’

*Hoạt động1 : Thảo luận 7’

*Mục tiêu : Giúp hs trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật : vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.

- 3HS trả lời.

-Vài hs nhắc lại đề bài.

-HS đọc bài học SGK.

-HS đọc thông tin SGk thảo luận nhóm

(16)

- YC HS đọc bài học SGK.

- Gv Yc Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

H : Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?

-H : Tinh trùng hoặc trứng động vật được sinh ra từ cơ quan nào?

H : Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?

H : Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

*Hoạt động 2 : Quan sát 8’

Mục tiêu : Giúp hs biết được sự sinh sản khác nhau của động vật.

- Yêu cầu Hs quan sát tranh chỉ vào từng hình và nói với nhau : con nào đẻ trứng, con nào đẻ con?

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng - Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau.

HĐ3: Làm việc với SGK (8’)

- YC HS quan sát các hình1,2,3,4,5 SGK trang 114 mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ trứng, sâu, nhộng và bướm?

- Gv Yc Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

H : Bướm thường đẻ trứng ở đâu?

H : Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?

H: Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu?

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng : Hình : 2a,2b,2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá râu và gây thiệt

2, đại diện HS trả lời.

- Đa số động vật chia thành 2nhóm : đực và cái.

- Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng.

- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

- Hợp tử phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố hoặc mẹ.

- Lớp nhận xét.

-HS quan sát tranh chỉ vào từng hình và nói với nhau sau đó đại diện HS trình bày.

- Các con nở từ trứng : sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc.

- Các con được đẻ ra thành con : voi, chó.

-Lớp nhận xét.

- HS thảo luận nhóm tìm tên các con vật đẻ trứng các con vật đẻ con, sau đó dại diện nhóm lên ghi tên.

HS quan sát tranh SGk thảo luận nhóm 4, đại diện HS trả lời:

- H1: Trứng nở thành sâu…

- H2 a,b,c : Sâu ăn lá lớn dần…

- H3 : Sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng.

- H4: Bướm xoè cánh bay đi…

- H5:Bướm cải đẻ trứng …..

- Bướm thường đẻ trứng ở mặt dưới lá rau cải và các loại cây...

- Ở giai đoạn bướm phát triển thành sâu

(17)

hại nhất

- Gv nhận xét : Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.

Hoạt động 4: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch

* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đọc mục Bạn cần biết trang 116 SGK, cùng hỏi và trả lời các câu hỏi trang 116 và 117 SGK:

- Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?

- Ếch đẻ trứng ở đâu?

- Trứng ếch nở thành gì?

- Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu?

- Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.

Bước 2:

GV gọi lần lượt một số HS trả lời từng câu hỏi trên.

GV gợi ý để HS tự đặt thêm câu hỏi:

- Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?

- Tại sao chỉ những bạn sống gần ao, hồ mới nghe thấy tiếng ếch kêu?

- Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái ?

- Nòng nọc con có hình dạng như thế nào ?

- Khi đã lớn, nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau?

- Ếch khác nòng nọc ở điểm nào?

- GV kết luận: Ếch là động vật đẻ

- Ta phải bắt sâu, phun thuốc trừ sâu diệt bướm…

- Hs quan sát tranh thảo nhóm làm vào phiếu bài tập.

HS làm việc nhóm 2.

- HS đọc thông tin trong SGK và trao đổi với nhau.

+ Ếch thường đẻ trứng vào đầu mùa hạ, ngay sau những cơn mưa lớn.

+ Ếch cái đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

+ Trứng ếch đã được thụ tinh nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.

+ Nòng nọc chỉ sống ở dưới nước. Ếch vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn.

- Mô tả sự phát triển của nòng nọc qua các hình trang 116,117 SGK:

- Làm việc cả lớp.

- Một số HS trả lời, các HS khác bổ sung ý kiến:

+ Hình 1: Ếch đực đang gọi ếch cái với hai túi kêu phía dưới miệng phồng to, ếch cái ở bên cạnh không có túi kêu.

+ Hình 2: Trứng ếch.

+ Hình 3: Trứng ếch mới nở.

+ Hình 4: Nòng nọc con (có đầu tròn, đuôi dài và dẹp).

+ Hình 5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra hai chân phía sau.

+ Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp hai chân phía trước.

+ Hình 7: Ếch con đã hình thành đủ 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy

(18)

trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước).

Hoạt động 5: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch, côn trùng

* Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

GV yêu cầu từng HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.

Bước 2:

- GV yêu cầu một số HS vừa chỉ vào sơ đồ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch trước lớp.

C. Củng cố, dặn dò:3’

GV nhận xét tiết học.

- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau “Sự sinh sản và nuôi con của chim,thú”.

lên bờ.

+ Hình 8: Ếch trưởng thành.

- HS lắng nghe.

- HS vẽ.

- Làm việc cả lớp.

- Một số HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe

Ngày soạn : 22/05/2020 Ngày giảng: 25, 26 /5/2020 Lớp: 4A,4B

KHOA HỌC

BÀI 62 + 63 +64: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

I.MỤC TIÊU

-Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.

- Kể tên một số loài động vật và thức ăn của chúng.

Nêu được trong quá trình sống động vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì.

-Vẽ sơ đồ và trình bày sự trao đổi chất ở động vật.

-Hiểu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.

-Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ trang 124, 125 SGK.

-Phiếu thảo luận nhóm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(19)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định

2.KTBC 5’

-GV gọi HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật.

-Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS.

3.Bài mới 32’

+Thực vật cần gì để sống ?

+Chúng ta đã làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh được thực vật cần nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng để sống và phát triển bình thường ?

Trong thí nghiệm mà các em vừa nêu, các cây chia làm 2 nhóm:

+4 cây được dùng để làm thực nghiệm, mỗi cây ta cho thiếu từng yếu tố.

+1 cây để làm đối chứng, đảm bảo được cung cấp tất cả các yếu tố cần cho cây sống.

Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm

-Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4.

-Yêu cầu : quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:

+Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ?

+Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ?

GV đi giúp đỡ từng nhóm.

-Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung.

GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng.

-Hs hát

-HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ.

-HS trả lời:

+Thực vật cần nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng để sống.

+Chúng ta đã tiến hành làm thí nghiệm trên 5 cây đậu; 1 cây được trồng và cung cấp đầy đủ các điều kiện cần: nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng thấy cây sống và phát triển bình thường; 4 cây còn lại, mỗi cây cung cấp thiếu 1 điều kiện nên chỉ trong một thời gian cây đã chết hoặc phát triển không bình thường

-HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.

-HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận.

-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa.

PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM Nhóm: . . . . Bài: Động vật cần gì để sống ?

Chuột sống ở hộp số Điều kiện được cung cấp Điều kiện còn thiếu

1 Ánh sáng, nước, không khí Thức ăn

2 Ánh sáng, không khí, thức ăn Nước

3 Ánh sáng, nước, không khí, thức ăn

4 Ánh sáng, nước, thức ăn Không khí

5 Nước, không khí, thức ăn Ánh sáng

(20)

-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng.

+Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?

+Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ?

+Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ?

+Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào ?

+Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó ? -GV: Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu một yếu tố.

Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng.

Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? Chúng ta cùng phân tích để biết.

Hoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

-Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ?

GV đi giúp đỡ các nhóm.

-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.

-Lắng nghe.

+Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau.

+Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước.

+Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn.

+Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được.

+Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.

+Biết xem động vật cần gì để sống.

+Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.

+Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.

-Lắng nghe.

- Hs Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.

-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

+Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.

+Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ

(21)

+Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ? -GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường.

Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể.

Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.

Hoạt động 3: Thức ăn của động vật -Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.

-Phát giấy khổ to cho từng nhóm.

-Yêu cầu: Mỗi thành viên trong nhóm hãy nói nhanh tên con vật mà mình sưu tầm và loại thức ăn của nó. Sau đó cả nhóm cùng trao đổi, thảo luận để chia các con vật đã sưu tầm được thành các nhóm theo thức ăn của chúng.

GV hướng dẫn các HS dán tranh theo nhóm.

+Nhóm ăn cỏ, lá cây.

+Nhóm ăn thịt.

+Nhóm ăn hạt.

+Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ.

+Nhóm ăn tạp.

-Gọi HS trình bày.

-Nhận xét, khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh về động vật, phân

chết.

+Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.

+Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.

+Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.

+Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.

-Hs lắng nghe

-Hs trả lời

-Đại diện các nhóm lên trình bày: Kể tên các con vật mà nhóm mình đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của nó.

-Lắng nghe

-Tiếp nối nhau trình bày:

+Hình 1: Con hươu, thức ăn của nó là lá cây.

+Hình 2: Con bò, thức ăn của nó là cỏ, lá mía, thân cây chuối thái nhỏ, lá ngô,

+Hình 3: Con hổ, thức ăn của nó là thịt của các loài động vật khác.

+Hình 4: Gà, thức ăn của nó là rau, lá

(22)

loại động vật theo nhóm thức ăn đúng, trình bày đẹp mắt, nói rõ ràng, dễ hiểu.

-Yêu cầu: Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa trong SGK.

+Mỗi con vật có một nhu cầu về thức ăn khác nhau. Theo em, tại sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp ?

+Em biết những loài động vật nào ăn tạp ?

-Giảng: Phần lớn thời gian sống của động vật giành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loài ăn tạp.

Hoạt động 4: Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?

-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.

Gợi ý: Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ còn thiếu.

-Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.

+Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống ?

+Động vật thường xuyên thải ra môi

cỏ, thóc, gạo, ngô, cào cào, nhái con, côn trùng, sâu bọ, …

+Hình 5: Chim gõ kiến, thức ăn của nó là sâu, côn trùng, …

+Hình 6: Sóc, thức ăn của nó là hạt dẻ,

+Hình 7: Rắn, thức ăn của nó là côn trùng, các con vật khác.

+Hình 8: Cá mập, thức ăn của nó là thịt các loài vật khác, các loài cá.

+Hình 9: Nai, thức ăn của nó là cỏ.

-Người ta gọi một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật lẫn thực vật.

+Gà, mèo, lợn, cá, chuột, … -Lắng nghe.

2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói với nhau nghe.

-Ví dụ về câu trả lời:

Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.

-Trao đồi và trả lời:

+Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi có trong không khí.

+Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu.

+Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật.

+Quá trình trao đổi chất ở động vật là

(23)

trường những gì trong quá trình sống ? +Quá trình trên được gọi là gì ?

+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật ?

-GV: Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá cây có diệp lục. Động vật giống con người là chúng có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng nên trong quá trình sống chúng lấy từ môi trường khí ô-xi, thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã, nước tiểu, khí các-bô-níc. Đó là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường.

Hoạt động 5: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường

+Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào ?

-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.

-GV: Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải khác.

Hoạt động 6: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS.

-Phát giấy cho từng nhóm.

-Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

-Gọi HS trình bày.

-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu.

3. Củng cố,dặn dò 3’

quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô-xi từ môi trường và thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu.

-Lắng nghe.

-Trao đổi và trả lời:

+Hàng ngày, động vật lấy khí ô-xi từ không khí, nước, thức ăn cần thiết cho cơ thể sống và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, phân.

-1 HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ.

-Lắng nghe.

-Hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

-Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày sự trao đổi chất ở động vật theo sơ đồ nhóm mình vẽ.

-Đại diện của 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

-Lắng nghe.

(24)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài 65 + 66

Lắng nghe.

Yên Đức, ngày ….tháng 5 năm 2020 Tổ trưởng

Lê Thị Thuần

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết luận: Tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp

- GV chốt: Như vậy, ánh sáng đã tác động đến sự phát triển của từng loài cây, các loài cây đều mọc hướng về phía ánh sáng + Ánh sáng có vai trò gì với sự sống của thực

Cần tìm hiểu để nắm rõ các nhu cầu đó để tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển, góp phần bảo vệ môi trường sống.. HĐ sáng

- Kết luận: Tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp

Ánh sáng đến được điểm dọi đèn vào?. Ánh sáng đi theo

+ Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.. + Khi trồng cây người ta phải

- Duy trì nề nếp tốt, tham gia các hoạt động đầy đủ - Một số bạn gương mẫu trong học tập. - Nhiều bạn có nhiều tiến bộ trong

Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức