• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Ngày soạn: 29/8/201

Ngày giảng: Sáng thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017(5A) Chiều thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017(5D) Chiều thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017(5B)

KHOA HỌC BÀI 1: SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

2. Kĩ năng: Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình minh hoạ.

- Phiếu học tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) + Giới thiệu bài, ghi bảng.

b. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”(13’)

Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những điểm giống với bố, mẹ mình.

+ GV phổ biến cách chơi.

- Mỗi HS được phát 1 phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố, hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại ai nhận được phiếu có hình bố, mẹ sẽ phải đi tìm con mình.

- Ai tìm đúng hình (đúng thời gian quy định sẽ thắng).

- Gv quan sát các nhóm, nhận xét.

- Gv Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

? Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các bé?

+ HS chơi theo 2 nhóm.

+Vì bố mẹ sinh ra em bé và em bé có những đặc điểm giống bố mẹ.

(2)

- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì?

Gv kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.

*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp(20’) + Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

+ Cách tiến hành:

- B1: Gv yêu cầu hs quan sát các hình 1,2,3/4,5 sgk và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.

- B2: Làm việc theo cặp.

- GV HD, nhận xét.

- GV yêu cầu HS thảo luận tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi:

+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ?

+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?

- HS liên hệ tùy thuộc vào thực tế gia đình.

Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau

*GDKNS: -Nhận biết được các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.

3. Củng cố- Dặn dò(2’) - GV tóm tắt nội dung bài.

- HS liên hệ xem em giống ai trong gia đình.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn: Học bài và chuẩn bị bài sau: Nam hay Nữ.

+ HS nêu nhận xét.

+ Hs lắng nghe.

- HS quan sát hình 1, 2, 3 (sgk) đọc các lời thoại giữa các nhân vật.

- HS liên hệ vào thực tế gia đình . - HS làm việc theo cặp rồi trình bày trước lớp.

- HS đọc mục bóng đèn (sgk) +Duy trì nòi giống.

+Không duy trì được nòi giống, dòng họ của mình.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 29/8/2017

Ngày giảng: Sáng thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017(4A)

KHOA HỌC

BÀI 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?

(3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nêu được những điều kiện vật chất mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình: Thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

2. Kĩ năng: Nêu và nhận biết các ĐK vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần cho cuộc sống nhanh, đúng.

3. Thái độ: Có ý giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần, yêu thich môn học.

*GDBVMT: GD HS ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, không khí. (HĐ2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phông chiếu cho hoạt động 1, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’)

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài(2’): Gv nêu mục tiêu bài học.

b.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1(11’): Con người cần gì để sống?

Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.

-Yêu cầu hs quan sát phông chiếu các tranh minh họa(slide 1,2,3)

- Yêu cầu Học sinh liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.

- Giáo viên ghi các ý kiến: con người cần

+ Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng.

+ Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, phương tiện học tập...

- Giáo viên yêu cầu học sinh bịt mũi? Em có cảm giác như thế nào?

+ Nếu nhịn ăn, nhịn uống em cảm thấy thế nào?

+Nếu hàng ngày em không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao?

Giáo viên kết luận: Con người không nhịn được thở quá 3-4 phút,không thể nhịn uống nước quá 3,4 ngày và không thể nhịn ăn quá 28- 30 ngày.

Giáo viên kết luận: (Slide 4)

Những điều kiện cần để con người sống và phát triển:

+ Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống,

- Học sinh hoạt động cá nhân quan sát phông chiếu và trả lời.

- Học sinh trả lời dựa vào hình.

- Hs khác nhận xét bổ sung.

- Hs Làm theo yêu cầu của GV.

-Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.

-Em cảm thấy đói khát và mệt.

-Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn

(4)

quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại,..

+ Điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,…

* Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần.

Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.

Cách tiến hành:

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.

-Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ?

-GV chuyển ý: Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào phiếu.

Những yếu tố cần cho sự sống

Con người

Động vật Thực vật 1.Không khí

2.Nước 3. Ánh sáng 4.Nhiệt độ(thích hợp với từng đối tượng)

5.Thức ăn(thích hợp với từng đối tượng)

6. Nhà ở

7. Tình cảm gia đình

8. Phương tiện giao thông

9. Tình cảm bạn bè

- Hs quan sát phông chiếu và đọc.

- Hs quan sat các hình 4, 5 và trả lời.

-HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao,

(5)

10. Quần áo 11. Trường học 12.Sách báo 13.Đồ chơi

Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát biểu cho từng nhóm.

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập.

-Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng.

-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất.

Những yếu tố cần cho sự sống

Con người

Động vật Thực vật 1.Không khí x x x

2.Nước x x x

3. Ánh sáng x x x 4.Nhiệt độ(thích

hợp với từng đối tượng)

x x x

5.Thức ăn(thích hợp với từng đối tượng)

x x x

6. Nhà ở x 7. Tình cảm gia

đình

x 8. Phương tiện

giao thông

x 9. Tình cảm bạn

x 10. Quần áo x 11. Trường học x 12.Sách báo x 13.Đồ chơi x

-Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang 4,5 SGK vừa đọc lại phiếu học tập.

-Hỏi: Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?

-Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ?

-Chia nhóm, nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.

-1HS đọc yêu cầu trong phiếu.

-1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng.

-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-Quan sát tranh và đọc phiếu.

-Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.

-Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia

(6)

*GV kết luận: Ngồi những yếu tố mà cả con người, động vật và thực vật đều cần như: Nước, khơng khí, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.

Con người cịn cần các điều kiện về tinh thần, văn hố, xã hội và những tiện nghi khác như:

Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thơng, …

3 .Củng cố, dặn dị(3’)

*GDBVMT : Nước , khơng khí …vơ cùng cần thiết đối với đời sống con người nhưng những tài nguyên vơ giá đĩ đang bị hủy hoại , bởi vậy chúng ta cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước , để giữ bầu khơng khí trong lành như khơng xả rác xuống nước …..

- Nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thơng, quần áo, các phương tiện để vui chơi, giải trí, …

-Lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 29/8/2017

Ngày giảng: Sáng thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017(4A)

ĐẠO ĐỨC

BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

2.Kĩ năng: Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

3.Thái độ: Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

*GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Trung thực trong học tập là thực hiện năm điều bác Hồ dạy(HĐ 2)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Kỹ năng tự nhận thức

- Kỹ năng bình luận, phê phán - Kỹ năng làm chủ bản thân

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phơng chiếu làm bảng phụ HĐ1 ở phần NX. Các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập .

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(1’)

(7)

2. Bài mới :

a.Giới thiệu bài(2’)

b. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

*HĐ1: Giúp HS xử lý tình huống,biết thế nào là trung thực trong học tập(12’)(Slide 1)

- Yêu cầu hs đọc và xử lí tình huống trang 3/

sgk.

- Cho Hs nêu các cách giải quyết trong tình huống đó.

- Gv theo dõi tóm tắt cách giải quyết của hs trên bảng

- Nếu em là Long em sẽ chọn cach giải quyết nào?

Gv nhận xét , kết luận: Trong học tập chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.

- Gv Yêu cầu HS quan sát phông chiếu đọc kết luận .

* HĐ2: Giúp HS thực hành qua bài tập (18’)

BT1/tr4sgk :

- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.

-Tổ chức cho Hs trình bày ý kiến, trao đổi . Gv kết luận :

+ Cách giải quyết ( c ) là phù hợp, thể hiện trung thực trong học tập.

+ Các việc a, b, d là thiếu trung thực trong học tập.

BT2/tr4 sgk:

- Gv nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu hs trình bày nhận định của mình tán thành hoặc không tán thành và giải thích vì sao?

- Gv nhận xét ,kết luận : + Ý kiến b,c là đúng.

+ Ý kiến a là sai.

- Gv gọi 1,2 hs đọc phần ghi nhớ sgk.

? Yêu cầu hs sưu tầm kể về tấm gương, mẩu chuyện trung thực trong học tập.

- Gv nx.

- HS xem tranh (trang 3,SGK) đọc nội dung tình huống .

- HS đọc nội dung tình huống và lần lượt nêu các cách giải quyết.

- Hs nêu cách giải quyết của mình - Các nhóm thảo luận vì sao mình chọn cách giải quyết đó?

- Đại diện các nhóm trả lời .

+Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng .

+Trung thực trong học tập, em sẽ được mọi người quý mến .

- Hs quan sát phông chiếu.

- Hs làm việc cá nhân

- Hs trả lời, hs khác nhận xét bổ sung.

- Hs suy nghĩ và trả lời.

- Hs khác nhận xét, bổ sung.

- 1, 2 hs đọc ghi nhớ.

- Hs kể về tấm gương trung thực trong học tập.

(8)

* GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Trung thực trong học tập là thực hiện năm điều bác Hồ dạy, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Các em cần hoàn thiện mình để xứng đáng là con cháu Bác hồ.

3 .Củng cố- dặn dò(2’)

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau . - Tự liên hệ bản thân (Bài tập 6 sgk) - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm (Bài tập 5 Sgk) ..

- Nhận xét tiết học .

--- Ngày soạn: 30/8/2017

Ngày giảng: Chiều thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017(4A) ĐỊA LÍ

BÀI: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:

1. Kiến thức: - Định nghĩa đơn giản về bản đồ: BĐ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, ký hiệu bản đồ.

- Tỉ lệ bản đồ.

2. Kĩ năng: Nhận biết và nêu các yếu tố của bản đồ nhanh, đúng.

3. Thái độ: Gd lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức (1’)

2.Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1’) b. Bản đồ:

*HĐ1(6’): Làm việc cả lớp.

B1: Gv treo bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ( thế giới, châu lục, Việt Nam,..) rồi yêu cầu học sinh nêu phạm vi lãnh thổ thể hiện trên mỗi bản đồ.

- Giáo viên nhận xét bổ sung rồi kết luận những ý chính: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Hs quan sát, đọc tên các bản đồ treo trên bảng.

- Hs trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Nhắc lại kết luận.

(9)

+Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất.

+ Bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận của bề mặt Trái Đất- các châu lục.

+ Bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất- nước Việt Nam.

* HĐ 2(9’): Làm việc CN:

B1: Giáo viên nêu nhiệm vụ và yêu cầu học sinh thực hiện: học sinh quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.

+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?

B2: Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

Kết Luận: Muốn vẽ bản đồ của một khu vực nào đó, người ta sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh , tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó lên bản đồ.

c. Một số yếu tố của bản đồ:

*HĐ3(10’): Làm việc theo nhóm.

- Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ và thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?

+Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?

+ Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?

+ Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 xăng-ti-mét trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế?

+ Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì

- Giáo viên giải thích thêm:Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại.

- học sinh quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- Hs hoạt động theo nhóm.

- Hs thực hiện, trả lời câu hỏi gợi ý của Gv.

- Đại diện các nhóm trả lời.

(10)

Gv kết luận: Một số yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiêu bản đồ.

*HĐ4(6’): Thực hành.

- Giáo viên nêu nhiệm vụ: quan sát chú giải hình 3 và vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như đường biên giới quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản…

- Làm việc theo cặp: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì.

- Gv Quan sát giúp đỡ, nx.

5. Củng cố- dặn dò(3’)

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương Hs học tập tích cực.

- Nhặc nhở học sinh chuẩn bị bài sau.

- Hs quan sát bảng chú giải ở hình 3 và thực hiện yêu cầu của gv.

- Hs làm việc theo cặp.

--- Ngày soạn: 30/8/2017

Ngày giảng: Chiều thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017(4A) KHOA HỌC

BÀI 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

1. Kiến thức: - Kể những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống

- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất`

- Vẽ được sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

2. Kĩ năng: Kể những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống và nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất nhanh, đúng; vẽ được sơ đồ sự trao đổi chất đúng, nhanh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, yêu khám phá.

*GDBVMT: GD HS ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sạch sẽ.( HĐ2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phông chiếu làm bảng phụ phần nhận xét, sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường HĐ 1. Giấy A4 và bút vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống?

- 2HS

(11)

- Ngoài những điều kiện vật chất, con người cần những điều kiện tinh thần gì?

2.Dạy bài mới

a.Giới thiệu bài(1) :GV nêu YC tiết dạy b.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

*HĐ1 (15’) Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người

- YC HS quan sát và kể ra những gì được vẽ trong hình 1- trang 6 và trả lời:

+ Những thứ gì được vẽ đóng vai trò quan trọng trong cs của con người?

+ Yếu tố nào cần cho sự sống mà không thể hiện trong hình vẽ?

+ Cơ thê người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?

- Gọi HS trình bày Kq.

- YC HS đọc đoạn đầu mục bạn cần biết và trả lời:

+ Trao đổi chất là gì?

+ Nêu vai trò của trao đổi chất đối với sự sống của con người, thực vật , động vật?

=>Gv kết luận:(slide 1)

- Yêu cầu hs quan sát phông chiếu.

- Hằng ngày cơ thể con người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.

- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.

- Con người, thực vật, động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.

- Gv cho hs quan sát trên phông chiếu sơ đồ sự trao đổi chất.(slide 2)

*HĐ 2 (10’) Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường

+ YC hs làm việc theo bàn.

+ Gọi hs trình bày.

-Cùng hs nhận xét nhóm vẽ đẹp .

- lắng nghe

- Hs quan sát sgk và trả lời.

+ Lấy thức ăn, không khí, thải ra chất cạn bã

+ ... mới sống được.

+ Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.

- Hs quan sát phông chiếu đọc kết luận.

- Hs hoạt động nhóm đôi vẽ sơ đồ trao đổi chất.

- Dựa vào hình 2(SKG) hoặc phông chiếu trên bảng để vẽ

- Đại diện nhóm lên trình bày,

(12)

- Gv nhận xét và hỏi:

+ Con người cần phải làm gì để bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống của chúng ta không bị nhiễm độc?

+ Con người cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí không bị ô nhiễm?

+ Em đã làm gì để góp phần bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống?

*GDBVMT: Con người cần có ý thức bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống, bầu không khí sạch sẽ…

3. Củng cố , dặn dò(5)

Cơ thể người lấy những thứ gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?

+ Con cần phải làm gì để giữ cho môi trường sạch sẽ?

Dặn : về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau

nhóm khác nx, bổ sung.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe

--- Ngày soạn: 30/8/2017

Ngày giảng: Chiều thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017(5B) Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017(5D)

KĨ THUẬT

BÀI 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách đính khuy hai lỗ.

2. Kĩ năng: - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. khuy đính tương đối chắc chắn.

- Học sinh khéo tay đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu, khuy đính chắc chắn.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.

*Giáo dục ý thức tiết kiệm các vật liệu khi dính khuy: Khuy áo, kim. chỉ khâu, vải,

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Mẫu đính khuy hai lỗ. Chỉ phen và vải sợi: 2 đến 3 chiếc khuy 2 lỗ.

- Học sinh: Vải kích thước 20 x 30cm. Chỉ khâu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2.Bài mới.(30’)

a. Giới thiệu bài.

(13)

-GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học

b.

Giảng bài

* Hoạt động 1:Quan sát nhận xét mẫu - Hs quan sát mẫu ở hình 1a SGK.Đặt câu hỏi để học sinh rút ra đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu của khuy 2 lỗ.

- Gv giới thiệu mẫu, y/c Hs qs hình 1b,nhận xét đường chỉ, khoảng cáchgiữa các khuy.

- Hs qs sản phẩm có đính khuy: áo, gối....

- Kết luận: như SGV

*Hoạt động 2 :Hướng dẫn thao tác kĩ thuật

- Y/c Hs đọc SGKnêu quy trình đính khuy

- qs hình 1 và 2 nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.

- Gọi 1-2 hs thao tác trong bước 1,Gv uốn ắn sửa chữa

- Hướng dẫn Hs quan sát hình 2a và hình 3về cách đặt khuy vào vạch dấu.

- Hs đọc mục 2b và hình 4 nêu cách đính khuy

*lưu ý: Khi đính mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy.

- Gv thực hành đính mũi đính thứ nhất - Hs qs H5- H6 nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc khuy.

- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy

- Gọi Hs nhắc lại cách thao tác đính khuy.

- Gv tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.

3.Củng cố dặn dò(5’) - GV nhận xét tiết học

- Nhắc nhở hs giờ sau chuẩn bị dụng cụ để thực hành.

- Hs lắng nghe

- Hs qs và trả lời câu hỏi - Hs quan sát

- 1 Hs đọc, lớp theo dõi - Hs quan sát

- 2 Hs thực hành - Hs quan sát

- Cả lớp quan sát -H s nêu

- Hs thực hành

---

(14)

Ngày soạn: 1/9/2017

Ngày giảng: Chiều thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017(5A) Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017(5D)

KHOA HỌC

BÀI 1: NAM HAY NỮ ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU

-1.Kiến thức: Sau bài học HS phân biệt các đặc điểm về mặt xã hội giữa nam và nữ.

2 Kĩ năng: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tôn trọng bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam hay bạn nữ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

+ Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.

+ Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Hình vẽ trang 6-7 SGK; 3 phiếu như nội dung trang 8, bút dạ.

- HS: SGK+ Vở

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Trẻ em do ai sinh ra? Chúng có đặc điểm ntn so với bố mẹ của chúng?

- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?

2. Bài mới.(30')

a) Giới thiệu bài. Gv dẫn dắt từ bài cũ.

b) Giảng bài.

*HĐ1: Sự khác nhau giữa Nam và Nữ về đặc điểm sinh học.(10’)

Mục tiêu: Xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.

Cách tiến hành:

+Bước 1: Làm việc theo cặp +Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Lớp bạn có bao nhiêu bạn trai? Bao nhiêu bạn gái?

- Nêu 1 vài điểm khác nhau giữa bạn trai và bạn gái?

- Khi 1 em bé mới sinh dựa vào cơ quan

- 2-3 em trả lời.

+Từng cặp QS tranh vẽ SGK trao đổi trả lời 3 câu hỏi.

+Đại diện mỗi cặp trả lời 1 câu hỏi các cặp khác bổ sung ý kiến.

- Có 15 bạn trai, 6 bạn gái.

- Giống: Đều có các bộ phận trong cơ thể, cùng học, cùng chơi, thể hiện tình cảm.

- Khác: Nam cắt tóc ngắn, mạnh mẽ, nữ tóc dài, dịu dàng...

(15)

nào của cơ thể để biết đĩ là bé trai hay bé gái?

*HĐ2: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hợi giữa nam và nữ.(8’)

- Yêu cầu HS mở SGK trang 8 và tìm hiểu nội dung trị chơi “ Ai nhanh ai đúng”

- Chia lớp thành 4 nhĩm- Phát phiếu cho các nhĩmcĩ kẻ sẵn khung như SGK – 1 nhĩm làm vào giấy khổ to dán lên bảng.

- Từng nhĩm báo cáo kết quả- Lớp nhận xét bổ sung.

- GV kl theo mục bĩng đèn tỏa sáng( trang 9)

*GDKNS : -Nhận biết được đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

- Khơng cĩ thái độ phân biệt nam, nữ.

3.Củng cố dặn dị.(3')

- HS đọc mục bĩng đèn tỏa sáng ( tr 7) - GV nhận xét chung tiết học.

- Chuẩn bị bài sau: Nam hay Nữ( tiếp theo

Dựa vào bộ phận sinh dục.

Nam Cả nam

và nữ

Nữ Cĩ râu, cơ

quan sinh dục tạo ra tinh trùng

Dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn …

Cơ quan sinh dục tạo ra trứng - GVKL: Giữa nam và nữ cĩ những đặc điểm khác biệtvề sinh học nhưng lại cĩ rất nhiều đặc điểm chung về mặt xã hội.

-HS làm việc theo 4 nhĩm .

Nhĩm trưởng của từng nhĩm điều khiển các bạn trao đổi.

-Đại diện các nhĩm báo cáo kết quả.

Nhĩm khác nhận xét BS.

- Mỗi nhĩm trả lời các nhĩm khác cĩ thể chất vấn để làm sáng tỏ vấn đề.

- 3 HS đọc mục BCB, cả lớp theo dõi.

---

Ngày soạn: 30/8/2017

Ngày giảng: Chiều thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017(4A) KĨ THUẬT

BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 1)

(16)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết được đặc điểm, tác dụng và cách sủ dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt khâu thêu.

2. Kĩ năng: Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu.

- Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ. Khung thêu, sáp, phấn màu, thước dây, thước dẹt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 .Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra (2’)

- Dung cụ học tập của HS 3. Bài mới :

- Giới thiệu bài : ghi tựa bài - GV nêu mục đích bài học

*Hoạt động 1(12’) : GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu thêu . a .Vải

- GV nhận xét

- Hướng dẫn HS chọn vải để học khâu thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày.

b .Chỉ:

- GV giới thiệu mẫu chỉ và đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu.

- Muốn có đường khâu, thêu đẹp chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với vải.

- Gv kết luận theo mục b sgk.

*Hoạt động 2(8’): Đặc điểm và cách sử dụng kéo.

- GV giới thiệu thêm kéo bấm cắt chỉ.

- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

- GV hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải.

- Hát

- HS chuẩn bị dụng cụ - HS nhắc lại

- HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của các mẫu vải.

- Đọc nội dung b và trả lời câu hỏi hình 1.

- Hs lắng nghe.

- Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi về sự giống nhau của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

- HS quan sát ,cho một vài em thực hành cầm kéo

(17)

- Lưu ý: Khi sử dụng kéo, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải.

*Hoạt động 3(10’): Quan sát, nhận xét 1 số vật liệu, dụng cụ khác.

- Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.

- Thước dây: làm bằng vải tráng nhựa dài 150cm, để đo các số đo trên cơ thể.

- Khuy thêu: giữ cho mặt vải căng khi thêu.

- Khuy cài, khuy bấm để đính vào nẹp áo, quần.

- Phấn để vạch dấu trên vải.

4. CỦNG CỐ –DĂN DÒ (2’)

- Em hãy kể tên 1 số dụng cụ cắt , khâu thêu .

- GV nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị tiết sau

- Quan sát hình 6, quan sát 1 số mẫu vật: khung thêu, phần, thước.

- HS kể

--- Ngày soạn: 31/82017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017(5C) HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

BÀI 1: NỘI QUI NHÀ TRƯỜNG VÀ NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 5

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của học sinh lớp 5 2.Kĩ năng: Thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của người HS.

3.Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của hs lớp 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng nội qui của trường

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1.ỔN định tổ chức(1’)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(2’): Gv nêu mục tiêu tiết học.

b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

- Hs nghe.

(18)

Hoạt động 1: Nội quy nhà trường(10’) - GV nêu 1 số nội quy của nhà trường

Hoạt động 2(10’): Nhiệm vụ của học sinh lớp 5.

- Gv nêu câu hỏi để hs thảo luận rút ra những nội quy của hs lớp 5:

+Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?

+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?

+ Hãy nêu những điểm bạn đã thấy mình xứng đáng là HS lớp 5.

- Gv nhận xét và nêu ra một số nhiệm vụ của học sinh:

+ Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên nhà trường.

+ Đoàn kết giúp đỡ bạn bè.

+ Phát huy truyền thống nhà trường.

+ Thực hiện nội quy nhà trường.

+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh các nhân.

+ Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp đội.

+ Giữ gìn tài sản nhả trường, giúp đỡ gia đình.

+ Tham gia lao động công ích và công tác xã hội.

? Hãy nêu những điểm bạn đã thấy mình xứng đáng là HS lớp 5.

Kết luận: chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; Chúng ta cũng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng trường, lớp ta trở thành trường lớp tốt.

Hoạt động 3(10’): Kể về các tấm gương HS gương mẫu.

- GV yêu cầu kể về các HS lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo đài).

- GV yêu cầu HS thảo luận cả lớp về

- HS thảo luận về nội qui của nhà trường và ý nghĩa.

- Hs suy nghĩ trả lời: Ngoan, gương mẫu để các em học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là hs lớp 5….

- Hs khác nhận xét bổ sung.

(19)

những điều có thể học tập từ những tấm gương đó.

Kết luận: chúng ta cần học tập các tấm gương tốt của bạn bè để cùng nhau mau tiến bộ.

3. Củng cố, dặn dò( 2’)

- Nhắc thực hiện đúng nội quy.

- Nhận xét cách làm việc của các em.

- Hs kể về các tấm gương hs gương mẫu trong trường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp