• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN DẸP Bài 11. SÁN LÁ GAN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN DẸP Bài 11. SÁN LÁ GAN "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 6 (11/10/2021 – 16/10/2021) Tiết: 11

CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN DẸP Bài 11. SÁN LÁ GAN

I. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở sán lá gan:

+ Nơi sống: kí sinh trong gan, mật trâu, bò

+ Cấu tạo: cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm, màu đỏ sẫm

- Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, nhánh ruột phát triển chưa có hậu môn.

+ Di chuyển: nhờ cơ dọc, cơ vòng, lưng bụng phát triển nên di chuyển trong gan dễ dàng

+ Dinh dưỡng: là sinhvật kí sinh, dùng giác bám hút chất dinh dưỡng của vật chủ để nuôi cơ thể.

+ Sinh sản: cơ thể lưỡng tính (có cả cơ quan sinh dục đực và cái) II. Vòng đời của sán lá gan:

- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

- Ấu trùng chui vào ký sinh trong ốc ruộng sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi kết vỏ cứng thành kén.

- Trâu, bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm sán lá gan.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG:

- Thông tin: Triệu chứng và phòng trị sán lá gan:

- Triệu chứng:

+ Mệt mỏi, biếng ăn, gầy, sốt, da xanh, suy nhược, đau bụng, khó tiêu...

- Điều trị: Dùng thuốc Triclabendazole 4 lần/năm

- Phòng tránh: Tránh cho trâu bò ăn uống ở những nơi có nhiều ốc gạo, nên ủ rơm rạ trước khi cho gia súc ăn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

1.Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan với tỷ lệ rất cao?

DẶN DÒ:

- Đọc mục “Em có biết”

- Xem trước bài 12

- Tìm hiểu các bệnh do sán lá gan gây nên ở người và động vật.

(2)

Tuần: 6 (11/10/2021 – 16/10/2021) Tiết: 12

Bài 12. MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP

1. Sán lá máu:

- Kí sinh trong máu người, xâm nhập vào cơ thể qua da.

2. Sán bã trầu:

- Kí sinh trong ruột lợn, kén sán xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn rau, bèo.

3. Sán dây:

- Kí sinh trong ruột người và bắp cơ động vật (trâu, bò, lợn). Ấu trùng xâm nhập vào cơ thể động vật qua thức ăn của trâu, bò, lợn rồi phát triển thành kén sán nằm trong thịt trâu, bò, lợn. Người ăn thịt động vật này sẽ bị sán.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG:

1. Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

2. Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?

DẶN DÒ:

- Đọc mục “Em có biết”

- Xem trước bài 13

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan