• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/1/2021 Tiết: 33 Ngày giảng: 28/1

Bài 37:

THỨC ĂN VẬT NUÔI

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.

- Biết được thành phần và vai trò của chất dinh dưỡng với vật nuôi.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được các loại thức ăn cho từng loại vật nuôi.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích vật nuôi, có trách nhiệm tạo ra nguồn thức ăn cho vật nuôi đảm bảo vệ sinh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, biểu đồ thành phần dinh dưỡng thức ăn, tích hợp kiến thức môn sinh học, môn toán học...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, tài liệu liên quan đến nội dung bài học...

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại - ƯDCNTT – Trình chiếu .

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút) Câu hỏi:

Chọn phối là gì? Mục đích của phương pháp nhân giống thuần chủng là gì?

Trả lời:

- Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

- Mục đích của nhân giống thuần chủng:

+ Tăng số lượng cá thể.

+ Củng cố đặc điểm tốt của giống.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất trứng, thịt, sữa. Vậy, thức ăn vật nuôi là gì? Nó có nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 37: Thức ăn vật nuôi”.

(2)

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi ( 20 – 25 phút) - Mục tiêu : Biết được nguồn gốc thức ăn vật nuôi.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Em hãy kể tên các vật nuôi có trong bức hình ?

- Các vật nuôi đang ăn loại thức ăn gì?

HS: Quan sát, trả lời.

GV: Em hãy kể tên tất cả các loại thức ăn giành cho trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt?

HS:

+ Trâu, bò: Rơm, cỏ, rau, cây chuối.

+ Lợn: Các loại cám, cây chuối, rau, cá, thịt…

+ Gà, vịt, ngan: Thóc, gạo, ngô, khoai, sâu bọ, côn trùng, rau…

GV: Lợn, gà, ngan, vịt có ăn rơm khô như trâu, bò được không? Vì sao?

HS: Không. Vì: Trâu, bò tiêu hoá được chất xơ là nhờ hệ VSV có ở trong dạ cỏ.

Còn gà, vịt, ngan trong hệ tiêu hoá không có cấu tạo như vậy.

GV: Trâu, bò có đi nhặt được từng hạt gạo, ngô, thóc như gà, ngan, vịt không?

Vì sao?

HS: Không. Vì mỗi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hoá của chúng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát bức ảnh phóng to:

- Em hãy kể tên các loại thức ăn cho vật nuôi mà em biết?

HS: Liệt kê: Ngô, khoai, sắn, bột cá.

GV: YCHS hoàn thiện bài tập:

Em hãy sắp xếp các loại thức ăn đó vào một trong ba loại: Nguồn gốc động vật, thực vật hay chất khoáng?

HS: Sắp xếp.

GV: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ

I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:

1. Thức ăn vật nuôi:

- Mỗi vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý của chúng.

2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:

- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.

(3)

đâu?

HS: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật, thực vật, chất khoáng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Theo em, thức ăn có vai trò gì đối với vật nuôi?

HS: Cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho mọi hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

GV: Nhận xét, bổ sung.

* Kết luận:

Thức ăn vật nuôi là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất

khoáng cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho mọi hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi ( 10 – 15 phút)

- Mục tiêu : Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát biểu đồ thành

phần dinh dưỡng thức ăn:

- Em hãy kể tên các loại thức ăn có trong bảng 4?

HS: Rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô, bột cá.

GV: Các loại thức ăn đó có nguồn gốc từ đâu?

HS: Thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

GV: Qua tên và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đó. Em hãy cho biết chúng tương ứng với biểu đồ nào?

HS: Quan sát, suy nghĩ, lựa chọn GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Vậy, thức ăn vật nuôi có mấy thành phần dinh dưỡng, em hãy kể tên?

HS: Có 5 thành phần chủ yếu: Prôtêin, lipít, gluxit, nước, chất khoáng và vitamin.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:

- Thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Prôtêin, lipít, gluxit, nước, chất khoáng và vitamin.

- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.

(4)

GV: Em hãy kể tên các loại thức ăn chứa nhiều nước, gluxit, prôtêin?

HS: Rau xanh, củ, quả, thức ăn hạt, rơm.

GVMR: Có hai loại prôtêin: Prôtêin động vật: Bột cá và prôtêin thực vật:

Đậu tương.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ và nội dung có thể em chưa biết/SGK/T101”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì: Chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ

Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đương glucôzơC. Vì enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi 1 phần tinh bột

giải của vi sinh vật, là sản phẩm hình thành trong quá trình phân giải chất hữu cơ và tái tổng hợp bởi các sản phẩm phân giải này với các thành phần khác trong

• Vách lồng: lồng đặt trên sông hông lồng thường được đóng kín bằng gỗ và mặt khại được đóng bằng lưới đồng, kẽm không gỉ để tạo dòng chảy tốt từ trước ra sau

* Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động sống của gà như ăn, uống, đi lại, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết,….. * Thức ăn là nguồn cung cấp các

+ Hàm lượng oxygen hòa tan trong nước biến động theo ngày đêm do hoạt động quang hợp của thủy sinh thực vật (làm tăng O 2 ) và hô hấp của thủy sinh vật (làm giảm O 2

Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp

- Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng phát triển sản