• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN TRÒN Bài 13: GIUN ĐŨA

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN TRÒN Bài 13: GIUN ĐŨA "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 7 (19/10/2021 – 23/10/2021) Tiết: 13

CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN TRÒN Bài 13: GIUN ĐŨA

A/ BÀI GHI:

I. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng giun đũa:

1. Cấu tạo ngoài:

- Cơ thể hình ống, dài 25cm, đầu nhọn

- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài  giúp giun không bị dịch tiêu hóa phân hủy.

2. Cấu tạo trong:

- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp biểu bì và lớp cơ dọc - Chưa có khoang cơ thể chính thức

- Ống tiêu hóa thẳng có lỗ hậu môn - Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc

3. Di chuyển: hạn chế, cơ thể chỉ cong duỗi để chui rúc

4. Dinh dưỡng: kí sinh ở ruột non người, hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.

II. Sinh sản:

1. Cơ quan sinh dục: Giun đũa phân tính

- Tuyến sinh dục dạng ống dài (cái 2 ống, đực 1 ống)

- Thụ tinh trong, đẻ trứng nhiều lẫn vào phân người (200.000 trứng mỗi ngày) 2. Vòng đời giun đũa:

- Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng.

- Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi...), đến ruột non, ấu trùng chui ra vào máu, đi qua tim, gan, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức ký sinh ở đó.

B/ LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG:

+ Thông tin: Triệu chứng và phòng trị giun đũa

- Triệu chứng: Đau bụng, tiêu chảy, tắt ruột, tắt mật, suy nhược, xanh xao, gầy, kém ăn....

- Điều trị: Dùng các loại thuốc điều trị 4 lần/năm

- Phòng bệnh: Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, khi ăn uống 1. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan ?

2. Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe của con người ? 3. Nêu các biện pháp phòng chồng giun đũa kí sinh ở người ?

* DẶN DÒ:

- Đọc mục “Em có biết”

- Xem trước bài 14. Tìm hiểu các bệnh do giun tròn gây nên.

(2)

Tuần: 7 (19/10/2021 – 23/10/2021) Tiết: 14

Bài 14. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN

1. Giun kim: kí sinh ở ruột già người, giun cái đẻ trứng về đêm ở hậu môn.

2. Giun móc câu: kí sinh ở tá tràng người. Ấu trùng giun vào cơ thể người qua da bàn chân.

3. Giun rễ lúa: kí sinh ở rễ lúa, gây thối rễ và làm lá úa vàng rồi chết

* LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG:

1. Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn ? Loài nào dễ phòng chống hơn?

2. Vì sao trẻ em thường mắc bệnh giun kim?

3. Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người

4. Nơi ký sinh và tác hại của các loài giun. Biện pháp phòng chống bệnh giun.

* DẶN DÒ:

- Đọc mục “Em có biết”

- Xem trước bài 15.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiết 14–Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN.. Giun kim sống

Chất cặn bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân, rồi được đưa ra ngoài... Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và

Người đàn ông này bị giun sán làm tắc ruột và trong não bộ có hàng nghìn con giun sán.. Giun sán chui

Việc lĆa chõn các phāćng pháp xét nghiệm để xác đðnh mæm bệnh ký sinh trùng trong phân dĆa vào nguyên lý chung là sĆ chênh lệch về tỷ trõng giąa trăng giun sán

- Giun và ấu trùng của giun không chỉ sống ở ruột người mà còn sống ở khắp nơi trong cơ thể.. - Để sống được giun hút các chất bổ dưỡng

Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.... Sán dây

Trong nghiên cứu này, chúng tôi kết hợp nuôi giun và sau đó mổ giun để tận thu trứng, vì vậy, tổng số lượng ấu trùng thu được tăng đáng kể.. Chỉ 40% trong số trứng tận

- Động vật không xương sống bao gồm nhiều ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân