• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy Gôngi lai có màng đơn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy Gôngi lai có màng đơn"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ X, NĂM 2017

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 15/4/2017 (Đề thi gồm 10 câu, 04 trang)

Câu 1 (2 điểm):

1. Hình sau mô tả cấu trúc của một số phân tử lipit:

- Hãy nêu tên của các loại lipit I, II, III và tên của các phần A, B của phân tử I và C, D của phân tử II.

- Nêu một chức năng quan trọng nhất của loại lipit I và loại lipit II.

2. Các phân tử lipit có vai trò như thế nào trong việc quy định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo của màng sinh học?

Câu 2 (2 điểm):

1. Các phân tử glicoprotein sau khi được tổng hợp trong các bào quan được vận chuyển tới màng sinh chất. Tại sao các chuỗi cacbohidrat của các phân tử này luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?

2. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy Gôngi lai có màng đơn.

Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy Gôngi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?

ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

2 Câu 3 (2 điểm):

1. Cho hình vẽ sau:

- Em hãy cho biết hình vẽ này mô tả quá trình gì?

- Quá trình này xảy ra ở các bào quan nào trong tế bào thực vật? Hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).

2. Người ta đo hàm lượng hai chất được hình thành trong pha tối ở lục lạp của thực vật C3 và được kết quả sau:

- Khi chiếu sáng nồng độ hai chất ít thay đổi.

- Khi tắt ánh sáng nồng độ một chất tăng, một chất giảm.

- Khi nồng độ CO2 bằng 0,1% thì hàm lượng hai chất gần như không thay đổi.

- Khi nồng độ CO2 giảm xuống 0,03% thì nồng độ một chất tăng, một chất giảm.

Đó là hai chất gì? Giải thích.

Câu 4 (2 điểm):

1. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng ôxi nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí của hô hấp (chỉ xảy ra khi có mặt của ôxi)?

2. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ chất có thể bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và biểu diễn ở đồ thị dưới đây:

Cơ chất đó bị ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua (CN) là chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O2. Oligomycin ức chế enzyme ATP synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn vị F0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).

Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích.

Câu 5 (2 điểm):

1. Hãy giải thích tại sao chất ađrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm ađrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó?

2. Người ta thiết kế các túi lọc A, B, C, D, E bao gồm một màng bán thấm (không cho sacarôzơ đi qua), bên trong chứa các dung dịch sacarôzơ với nồng độ và khối lượng khác nhau.

Cho mỗi túi vào một cốc riêng biệt đựng dung dịch sacarôzơ có nồng độ 0,5M. Cứ cách 10 phút

(3)

3

người ta cân trọng lượng của mỗi túi một lần. Mức thay đổi khối lượng so với khối lượng ban đầu của mỗi túi được biểu diễn trong đồ thị ở hình dưới đây. Dựa vào đồ thị hãy cho biết:

a) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ đẳng trương so với dung dịch 0,5M lúc bắt đầu thí nghiệm? Giải thích.

b) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ có nồng độ cao nhất? Giải thích.

c) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ nhược trương so với dung dịch bên ngoài tại thời điểm 30 phút? Giải thích.

d) Tại thời điểm 50 phút, đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch đẳng trương so với dung dịch bên ngoài? Giải thích.

Câu 6 (2 điểm):

1. Ở một loài động vật, khi giảm phân bình thường, trao đổi chéo xảy ra ở 3 cặp nhiễm sắc thể (NST) đã tạo ra 128 loại giao tử.

a) Xác định bộ NST 2n của loài đó.

b) Ở kì giữa của giảm phân I, có bao nhiêu cách sắp xếp của các cặp NST kép tương đồng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? Cho rằng mỗi cặp NST tương đồng đều gồm hai NST có cấu trúc khác nhau.

c) Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra 256 tế bào sinh giao tử. Các tế bào được sinh ra đều giảm phân tạo giao tử. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 1,5625%, số hợp tử được tạo thành là 16. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên và xác định đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng.

2. Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của một cơ thể động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào:

Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào? Giải thích.

(4)

4 Câu 7 (2 điểm):

1. Có các loại vi khuẩn sau: vi khuẩn lactic, vi khuẩn lam (Anabaena), vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và tía, vi khuẩn oxi hóa hiđrô. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu, chất cho và chất nhận êlectron của các loại vi khuẩn trên?

2. Một thí nghiệm mô tả quá trình tạo CH4 ở đáy đầm lầy được tiến hành như sau: Cho vào bình kín một chất hữu cơ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn electron, bổ sung các chất nhận electron, nitrat (NO3-), sunphat (SO42-), CO2 và một ít đất lấy ở đáy đầm lầy. Trong hai ngày đầu, người ta không phát hiện được CH4 trong bình, nhưng ngày thứ ba và thứ tư thấy CH4 xuất hiện trong bình với hàm lượng tăng dần. Hãy giải thích hiện tượng trên?

Câu 8 (2 điểm):

1. Thế nào là vi sinh vật khuyết dưỡng? Vi sinh vật khuyết dưỡng có những ứng dụng gì trong thực tiễn?

2. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên tục hoặc không liên tục. Giả sử có hai chủng vi khuẩn, chủng I được nuôi cấy để thu nhận sản phẩm là enzim chuyển hóa, chủng II được nuôi cấy để thu nhận sản phẩm là kháng sinh. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy phù hợp với hai chủng vi khuẩn nói trên và giải thích lý do chọn?

Câu 9 (2 điểm):

1. Người ta có thể định lượng số hạt virut xâm nhiễm vào tế bào chủ bằng thí nghiệm vết tan (plaque assay). Thí nghiệm này nuôi cấy một mẫu chứa các hạt virut (ở nồng độ thấp) trên đĩa phủ sẵn môt lớp tế bào chủ và sau đó đếm số tổn thương cục bộ (gọi là vết tan) tạo thành.

a) Hãy trình bày cơ sở khoa học của phương pháp định lượng virut này?

b) Nếu trên đĩa nuôi cấy tế bào chủ đếm được 30 vết tan thì có thể khẳng định số hạt virion ban đầu đưa vào là 30 hạt không?

2. Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa virut có hệ gen ARN (+) với virut có hệ gen ARN (-) trong quá trình phiên mã.

Câu 10 (2 điểm):

1. Trong đáp ứng miễn dịch và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng nguyên, hình thành tương bào và tạo kháng thể. Hãy trình bày những điểm khác biệt giữa hai đáp ứng này?

2. Khi một loại virus xâm nhập vào tế bào, hệ thống miễn dịch tế bào được hoạt hóa và chống lại virus theo cơ chế nào?

--- HẾT ---

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……… Số báo danh: ………

Chữ kí giám thị 1:……… Chữ kí giám thị 2: ………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việc tiếp cận chẩn đo{n hội chứng phổi thận, kết hợp với xét nghiệm miễn dịch và sinh thiết mô tổn thương giúp chẩn đo{n nhóm bệnh lý viêm mạch m{u

Nhóm bệnh nhân này được nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt tính bệnh trước và sau điều trị với sự biến đổi nồng độ các cytokin và số lượng tiểu quần thể tế bào

Như vậy, các bệnh nhân nghiên cứu có kháng thể kháng synthetase có bệnh tiến triển nặng hơn rất rõ rệt và bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt

- Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán.. - Sự khuếch tán của nước được

Giải: Khi bơm xe quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong ruột bánh xe dãn nở nhiều hơn vỏ xe bị vỏ xe ngăn cản khí sẽ gây ra lực lớn làm nổ lốp vì vậy ta không bơm

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.

Hóa dẻo polymer (dùng hợp chất có cấu trúc cồng kềnh để giảm độ kết tinh của polymer, hạn chế sự hình thành liên kết tĩnh điện, làm mạch phân tử linh động) làm cho

[r]