• Không có kết quả nào được tìm thấy

( Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "( Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

SỞ GD- ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học 2018 -2019

Môn Ngữ Văn 11 Thời gian làm bài: 120 phút;

( Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam, có một câu chuyện rất cảm động về một người lính. Người lính trẻ nhập ngũ khi người vợ vừa mới mang thai đứa con đầu lòng. Trong một trận càn quét, anh bị trúng bom nên mất toàn bộ đôi chân và một cánh tay. Sau đó anh lại bị bắt làm tù binh trong 5 năm. Suốt thời gian khủng khiếp đó, vợ anh đã sinh cho anh một cậu con trai và tự mình nuôi con chờ đợi ngày anh trở về.

Cuối cùng các tù binh cũng được trả tự do và được đưa về trên hai chiếc máy bay. Một chiếc chở những người lính còn lành lặn. Và chiếc kia chở những người bị thương. Khi hạ cánh hầu như các phương tiện truyền thông đều phỏng vấn những người lính trở về trên chiếc máy bay đầu tiên.

Còn những người lính khác, được các nhân viên y tế lặng lẽ đưa xuống từ phía cửa sau của chiếc máy bay thứ hai.

Cậu bé đứng chờ bố trong hồi hộp vì đây là lần đầu tiên cậu được gặp bố. Khi thấy bố được đưa đến và không có chân. Cậu bé liền chạy đến bên mẹ và hỏi: “Mẹ ơi, bố không có chân phải không?”. Người mẹ trả lời con trong nước mắt dù đã kiềm chế nỗi đau: “Đúng vậy con yêu, bố không có chân”. Khi người bố được đưa đến gần hơn, cậu bé lại thấy bố bị mất một cánh tay. Cậu lại chạy đến bên mẹ hỏi tiếp: “Mẹ ơi, có phải bố cũng chỉ có một cánh tay phải không?”. Người mẹ chỉ biết gật đầu để trả lời con trong nỗi lòng đau xé. Sau một lúc lặng yên, cậu bé quay sát tai mẹ thì thầm: “Mẹ ơi, chúng ta đừng nói cho bố biết điều đó, mẹ nhé”.

Tất cả chúng ta đều bị khiếm khuyết, nhưng không phải khiếm khuyết nào cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

(Dẫn theo Không gục ngã – Ernie Carwile, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh,2013).

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Dụng ý của tác giả khi kể lại chi tiết: Cuối cùng các tù binh được trả tự do và được đưa về trên hai chiếc máy bay. Một chiếc chở những người lính còn lành lặn. Và chiếc kia chở những người bị thương?

Câu 3. Thái độ của cậu bé khi chứng kiến người cha không còn lành lặn trở về sau chiến tranh? Vì sao cậu bé lại có thái độ đó?

Câu 4. Theo anh/chị, thông điệp sâu sắc nhất của đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoan văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu: Tất cả chúng ta đều bị khiếm khuyết, nhưng không phải khiếm khuyết nào cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 2 (5.0 điểm)

Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam. (Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)

Bằng hiểu biết về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục ) của Nguyễn Dữ và Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo ) của Nguyễn Trãi, hãy làm sáng tỏ nhận định trên

………..Hết……….

* Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

(2)

2

ĐÁP ÁN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự hoặc phương thức tự sự 0.5 2 - Những người lính được đưa về trên hai chiếc máy bay khác nhau, mục đích ban đầu

có thể là để tránh sự bất tiện cho những thương binh nhưng vô tình lại tạo ra sự phân biệt giữa người còn lành lặn và người bị thương. Điều đó có thể khiến người lính bị thương thấy mặc cảm.

- Dụng ý tác giả muốn nói, những khuyết tật về thể xác có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sự tổn thương về tinh thần mà người lính phải chịu đựng thì không ai nhìn thấy được. Cần tránh gây mặc cảm và tổn thương cho họ.

1.0

3 Khi chứng kiến người cha không còn lành lặn trở về sau chiến tranh, cậu bé ngạc nhiên hỏi mẹ, nhưng cậu không hề sợ hãi, không có thái độ phân biệt hay tránh xa cha mình. Bởi vì cậu bé đã nhìn người cha bằng đôi mắt của tình yêu thương.

0.5

4 Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân, lí giải vì sao đó lại là thông điệp sâu sắc nhất đối với bản thân. Có nhiều thông điệp được truyền tải qua đoạn trích, HS có thể lựa chọn một trong các thông điệp đó: Thái độ cần có của mỗi người trước những mất mát của người lính trở về sau chiến tranh; Khả năng kì diệu của tình yêu thương; Hãy xoa dịu nỗi đau bằng tình người ấm áp….

1.0

II LÀM VĂN 7.0

1 Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tất cả chúng ta đều bị khiếm khuyết, nhưng không phải khiếm khuyết nào cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày suy nghĩ về những khiếm khuyết của con người trong cuộc sống.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh lựa chọn những thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần trình bày được suy nghĩ, quan điểm của bản thân đối với những khiếm khuyết của con người trong cuộc sống. Có thể làm bài theo hướng sau:

+ Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, sự không hoàn hảo, không hoàn thiện có thể về mặt thể chất hoặc tâm hồn.

+ Những khiếm khuyết trên cơ thể (người bị dị tật, tàn tật, khuyết tật do bẩm sinh, chiên tranh, tai nạn…) có thể nhìn thấy và có thể sửa chữa bằng sự can thiệp của y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lực. Cho nên nó không phải là điều đáng sợ nhất.

+ Đáng sợ nhất là những khiếm khuyết về tâm hồn (lối sống lệc lạc, ích kỉ, hẹp hòi, hời hợi, vô cảm; tâm hồn yếu đuối, hèn nhát…). Bởi những khiếm khuyết này không dễ nhận ra, khó sửa chữa và là mầm họa dễ dẫn con người đến hành vi xấu xa, độc ác.

+ Cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Mỗi người cần không ngừng hoàn thiện bản thân, khắc phục những khiếm khuyết. Đặc biệt cần chú ý nuôi dưỡng tâm hồn

1.0

(3)

3

trong sáng, lành mạnh, biết chia sẻ yêu thương, giàu ước mơ, khát vọng…Hướng tới sự phát triển hoàn thiện: khỏe mạnh về thể chất, cao đẹp về tâm hồn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp

0.25 e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0.25 2 "Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển

của văn học trung đại Việt Nam". Bằng hiểu biết về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Tản Viên từ phán sự lục) Nguyễn Dữ và Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo ) của Nguyễn Trãi, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Qua việc phân tích hai tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi chứng minh nhận định Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.

0.25

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo làm rõ được các ý cơ bản sau:

* Giới thiệu nhận định về cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại và hai tác phẩm tiêu biểu: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.

0.25

*Giải thích nhận định:

- Văn học trung đại Việt Nam tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến, liên tiếp chiến đấu và lập nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc như: Tống, Mông-Nguyên, Minh, Thanh và buổi đầu chống Pháp xâm lược.

- Chủ nghĩa yêu nước hình thành và phát triển trong sự tác động mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, tinh thần thời đại, cùng với chủ nghĩa nhân đạo, nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.

- Chủ nghĩa yêu nước thể hiện ở hầu hết các sáng tác văn học, từ thơ Đường luật đến hịch, cáo, chiếu, biểu, thơ, phú, truyện,...

- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc song không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam nên có biểu hiện rất đa dạng, phong phú: là âm điệu hào hùng khi chống ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha trước cảnh đất nước thanh bình thịnh trị, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc; lòng căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng kẻ thù; tự hào về truyền thống lịch sử; biết ơn, ca ngợi những con người hi sinh vì đất nước, tình yêu thiên nhiên đất nước...

0.5

* Chứng minh:

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ:

+ Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI. Truyền kỳ mạn lục - một viên ngọc lung linh của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại Việt Nam, áng thiên cổ kỳ bút( Vũ Khâm Lân). Nội dung ghi chép lại những giai thoại, huyền thoại lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ thời Lý cho tới thời Lê sơ. Đằng sau các yếu tố hoang đường kỳ ảo chính là hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy các tệ nạn mà tác giả muốn phơi bày và lên án. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là nổi bật hơn cả. Chủ nghĩa yêu nước trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện sâu sắc nhiều phương diện khác nhau:

/ Tác phẩm đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác 2.5

(4)

4

của một trí thức nước Việt tên là Ngô Tử Văn, thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, đặc biệt lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn không ngừng gây tội ác trên đất nước ta.

/ Hành dộng châm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn xuất phát từ việc tên Bách hộ họ Thôi nhà Minh tử trận ở gần ngôi đền thờ vị thần người Việt, sau đó hồn ma tên tướng giặc tranh cướp ngôi đền, làm yêu quái trong dân gian. Điều này khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí chống nô dịch, bất công, kiên quyết bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải của một trí thức người Việt.

/ Việc Ngô Tử Văn được phong thần cho thấy khát vọng của quần chúng nhân dân:

Tôn vinh những anh hùng có công với nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khát khao có được cuộc sống hòa bình, no ấm.

+ Nghệ thuật: Đan xen giữa yếu tố hiện thực và kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn, làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có nội dung yêu nước sâu sắc

.

- Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi là người có công lớn giúp Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. Đại cáo bình Ngô không chỉ là bản tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến chống giặc Minh mà còn là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai, là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.

+ Chủ nghĩa yêu nước trong Đại cáo bình Ngô thể hiện sâu sắc, bao quát nhiều phương diện khác nhau (học sinh lựa chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để phân tích làm rõ):

/ Khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, ý thức tự cường, tự tôn, niềm tự hào về nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, sức mạnh dân tộc,… Tư tưởng của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc thể hiện sâu sắc toàn diện.

/Căm thù giặc, quyết tâm vượt qua khó khăn để kháng chiến / Ca ngợi, tự hào về chiến thắng hào hùng của cuộc khởi nghĩa.

/ Khát vọng hòa bình muôn thuở, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước.

+ Nghệ thuật: vận dụng linh hoạt sáng tạo kết cấu thể loại cáo; lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục; kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca; ngôn nhữ trang trọng, hình tượng kì vĩ, tráng lệ…

* Đánh giá về cảm hứng yêu nước, bài học tư tưởng và hành động:

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là hai tác phẩm tiêu biểu với những sắc thái cảm xúc, hình thức nghệ thuật khác nhau song đều góp phần làm nên âm điệu hào hùng riêng của văn học trung đại .

- Cảm hứng yêu nước không chỉ là nội dung lớn trong văn học trung đại mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam

- Tự hào về truyền thống yêu nước, trân trọng di sản văn học trung đại.

0.5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25 e. Sáng tạo

Có nhiều cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0.5

TỔNG ĐIỂM 10.0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 : Cho khối nón có chiều cao h, độ dài đường sinh bằng l và bán kính đường tròn đáy bằng rA. Câu 4: Mỗi cạnh của hình tứ diện là cạnh

Chọn ngẫu nhiên 6 học sinh trong đội văn nghệ để biểu diễn một tiết mục trong lễ khai giảng năm học?. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho khối nào

+ Hiểu nghĩa từ sau bài: Trung đoàn trưởng, lán, Tây , Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn + Hiểu nội dung chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước,không

Mỗi thành bang có lãnh thổ, quân đội, luật pháp, đồng tiền riêng và có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, tiêu biểu nhất là hình thức nhà

- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.. - Ôn lại các loại

A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:(4Đ) Câu 1:Khẳng định nào sau đây đúng?. Số nào sau đây là giá trị

- Trải qua quá trình chiến đấu, hy sinh để giành lại và bảo vệ nền độc lập dân tộc → tình yêu quê hương đất nước đã được nhân lên thành truyền thống yêu nước. * Biểu

- Ông Sáu đã đặt trách nhiệm của một người lính, tình yêu nước của một người dân lên trên tình cảm riêng tư: Ông yêu con, thương nhớ con da