• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 2.2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 2.2"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

Nghị luận xã hội (THPT Chuyên Hạ Long) 8.0 1. Yêu cầu về kĩ năng:

Có kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội, lí lẽ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng hợp lí. Bài viết đảm bảo kết cấu 3 phần: Mở - Thân – Kết.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm của cá nhân song cần đưa ra được những lí lẽ thuyết phục.

Sau đây là một vài gợi ý:

2.1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 2.2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa bài thơ:

- vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành: cách nói khoa trương để chỉ ước muốn làm những việc to lớn, phi thường của nhiều người.

- chiếc lá: sự vật nhỏ bé, bình dị.

- chỉ là chiếc lá: sự tự nhận thức về bản thân với ước mơ bình dị, khiêm nhường.

- Việc của mình là xanh: ý thức được bổn phận, trách nhiệm của bản thân phải sống có ý nghĩa, có ích cho đời.

 Bài thơ nêu lên một quan niệm sống tích cực, thể hiện ý thức về cái tôi cá nhân: dù chỉ là một cá thể nhỏ bé, không có những mơ ước phi thường nhưng vẫn muốn được cống hiến phần nhỏ bé của mình cho cuộc đời.

1.0

b. Bàn luận:

Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của quan niệm sống trong bài thơ:

- Trong cuộc đời mỗi người đều có quyền có những mơ ước của riêng mình. Có người có những khát vọng kì vĩ, lớn lao dời non lấp bể, đắp lũy xây thành. Lại có người chỉ mơ ước bình dị, khiêm nhường chỉ là chiếc lá. Nhưng dù mơ ước lớn lao hay nhỏ bé thì mỗi người vẫn phải sống có ích cho cuộc đời.

- Ý thức về bản thân một cách đúng đắn là suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ ấy khiến con người không tự huyễn hoặc hay ảo tưởng về bản

4.0 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

LẦN THỨ XII

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Ngày thi: 31 tháng 7 năm 2016

(2)

2

thân; không mơ ước xa vời, phù phiếm. Vì thế mơ ước ấy dễ trở thành hiện thực, mang đến niềm vui sống cho con người...

(Chứng minh bằng những mơ ước của bản thân và những người xung quanh)

c. Mở rộng

- Có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình, tự cao, tự cho mình làm nên những điều to lớn, nhưng lại chỉ là sự trống rỗng một cách vô nghĩa…

- Cần phê phán những người tự ti cho mình chỉ là chiếc lá nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa giữa cuộc đời, nên chẳng cần phấn đấu…đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn…

1.0

d. Bài học nhận thức và hành động

- Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân.

Chẳng ai vô nghĩa giữa cuộc đời. Chỉ có người tự cho là mình vô nghĩa mà thôi.

- Hãy làm việc, hãy cống hiến bằng sức lực của mình. Hãy ước mơ và phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực…

- Hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi nơi, mọi lúc…

1.0

2.3. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề.

- Liên hệ bản thân

0.5

Câu 2

Nghị luận văn học (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Lai Châu) 12.0 1. Về kĩ năng:

- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học

- Thể hiện được những kiến thức lí luận về đặc trưng của thơ, kết hợp tốt giữa lí luận và cảm thụ.

- Lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Về kiến thức:

2.1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.5 2.2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn: những tình cảm, cảm xúc nảy nở tự nhiên trong tâm hồn con người.

- đụng chạm tới cuộc sống: bắt gặp hiện thực cuộc sống

=> Ý kiến trên nói lên được đặc trưng cơ bản của thơ: thơ là những tình cảm tự nhiên nảy nở trong tâm hồn khi nhà thơ bắt gặp bức tranh hiện thực đời sống.

1.5

b. Bàn luận: 3.0

(3)

3 Khẳng định tính đúng đắn của câu nói

- Thơ là sản phẩm có được từ tình cảm mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ.

- Nhưng những cảm xúc trong thơ dù mãnh liệt đến đâu cũng phải có điểm tựa từ hiện thực cuộc sống. Nó là những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất cất lên từ một hoàn cảnh cụ thể của đời sống mà nhà thơ là người nếm trải.

- Vì vậy, thơ là tiếng nói của tâm hồn nhà thơ nhưng vẫn là hiện thực đời sống được phản ánh.

c. Vận dụng vào tác phẩm

* Học sinh có thể chọn một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 10 đạt tới những yêu cầu mà nhận định nêu ra.

* Học sinh có thể phân tích tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau nhưng không được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận

* Sau đây là một vài gợi ý có tính chất định hướng:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm

- Phân tích bài thơ để thấy được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống. Những tình cảm, cảm xúc ấy đều mang tính thẩm mĩ và được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc.

- Đánh giá được vị trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn học.

6.0

d. Đánh giá:

- Thơ là những tình cảm tự nhiên, nảy nở từ đời sống, nhưng đó phải là những tình cảm mang tính thẩm mĩ và phải được chuyên chở trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc mới có sức lay động cho thơ.

- Đó là lời nhắc nhở quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, những người yêu thơ muốn thâm nhập thế giới bí ẩn của thơ ca.

0.5

2.3. Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.

- Nêu ý nghĩa của nhận định.

0.5

Lưu ý khi chấm bài:

- Giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.

- Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ghi ngắn gọn ra giấy một số ý quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày như: vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học, ý kiến của em về vấn đề đó, bài học

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Câu 8: Nếu một quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ biến đổi theo hướng tần số alen.. thay đổi theo hướng

Bài 1: Tìm một số thành ngữ tương ứng với chuyện: Ếch ngồi đáy giếng.. Bài 2: Tình huống xảy ra trong tiết học Văn khi các

- Trong chương trình Tập làm vãn lớp 9, HS được tiếp cận hai dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận vê một vấn đề tư tưởng,

- Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn

Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất:. Để Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất cần

Thế nhưng, bằng ý chí nghị lực phi thường, ông đã vượt lên trên sự yếu đuối về thể xác để sống, cống hiến và trở thành nhà thiên tài - một tượng đài của thế giới về khoa