• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ của Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ của Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (tiếp theo)

CHƯƠNG I. CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ- LATINH (TỪ THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)

BÀI 1. NHẬT BẢN 1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ của Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu.

- Kinh tế

+ Nông nghiệp: lạc hậu.

+ Công nghiệp: kinh tế hàng hoá phát triển. Mầm mống tư bản chủ nghĩa phát triển ở Nhật Bản.

- Chính trị: là một quốc gia phong kiến, Thiên hoàng (có vị trí tối cao), Tướng quân (Sôgun – có quyền hành thực tế)

- Xã hội: mâu thuẫn xã hội gay gắt.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị - Về chính trị:

Thủ tiêu chế độ Mạc phủ; Thống nhất Quốc gia về mặt hành chính; Lập Chính phủ theo kiểu châu Âu.

Hiến pháp 1889: xác lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế:

Thống nhất thị trường, tiền tệ.

Cho tự do mua bán ruộng đất.

Phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn....

- Về quân sự:

Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, tổ chức và huấn luyện theo Phương Tây. Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí …

- Về giáo dục:

Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

Tăng cường nội dung khoa học- kĩ thuật.

- Ý nghĩa, vai trò của cải cách + Là một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật.

- Biểu hiện:

+ Kinh tế: Đẩy mạnh CNH, tập trung sản xuất và tư bản. -> Xuất hiện các công ti độc quyền.

+ Chính trị

Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.

Đối nội: Bóc lột nhân dân lao động; nhất là giai cấp công nhân -> Đấu tranh giai cấp.

- Kết luận: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc.



BÀI 2. ẤN ĐỘ 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

- Đến giữa thế kỷ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.

* Chính sách cai trị của thực dân Anh

(2)

2

- Kinh tế: vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt → Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.

- Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.

- Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra….

2. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 - 1908)

* Sự thành lập Đảng Quốc Đại

- Cuối 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.

- Trong quá trình hoạt động nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái: Ôn hòa và phái Cực đoan (cấp tiến).

* Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.

- Tháng 7/1905, thực dân Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Bengan. Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra rầm rộ.

- Đỉnh cao của phong trào là cuộc tổng bãi công ở Bom-bay 1908.

- Cao trào cách mạng 1905-1908, mang đậm ý thức dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á đầu thế kỉ XX.



BÀI 3. TRUNG QUỐC

1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Thời gian Phong trào đấu tranh

Mục đích Địa điểm Lãnh đạo Kết quả 1851- 1864 Thái bình

thiên quốc

Chống phong kiến

Miền Nam Trung Quốc

Hồng Tú Toàn

Thất bại

1898 Vận động

Duy tân

Cải cách chính trị

Cả nước Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu

Thất bại

1899- 1901 Nghĩa hòa đoàn

Chống đế quốc

Sơn Đông, Sơn Tây, Đông Bắc Trung Quốc

Phong trào nông dân

Thất bại

3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911) a. Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội

- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội- chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

- Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn

- Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất, bình quân địa quyền

b. Cách mạng Tân Hợi 1911

* Nguyên nhân

- Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến.

- Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.

(3)

3

* Diễn biến

- Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.

- Ngày 29/12/1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.

- Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.

* Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.

*Tính chất - ý nghĩa

- Tính chất cuộc cách mạng tư sản không trịêt để.

- Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến châu Á.

* Hạn chế

- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

- Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.



BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX)

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Campuchia; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philíppin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

4. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia và Lào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Nước Tên khởi nghĩa Thời gian Địa bàn hoạt động Kết quả Campuchia - Khởi nghĩa Si-

vô-tha 1861 - 1892

- Tấn công U-đong và Phnôm

Pênh. - Thất bại

- Khởi nghĩa A-

cha Xoa 1863-1866

- Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam nhân dân Châu Đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống Pháp.

- Thất bại

- Khởi nghĩa Pu-

côm-bô 1866- 1867

- Lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về

Cam-pu-chia kiểm soát Pa- man tấn công U-đông

- Thất bại

Lào Khởi nghĩa của

Pha-ca-đuốc 1901-1903 - Xa-va-na-khet, Đường 9,

Biên giới Việt - Lào. - Thất bại Khởi nghĩa của

Ong Kẹo và Com-ma-đam

1901-1937 - Cao nguyên Bô-lô-ven. - Thất bại Khởi nghĩa của

Chậu Pa-chay 1918-1922 - Bắc Lào, Tây Bắc Việt Nam. - Thát bại 5. Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX

(4)

4

- Từ thời vua Rama IV (1851 - 1868), đặc biệt là vua Rama V (từ năm 1868 đến năm 1910) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ theo khuôn mẫu phương Tây, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm.

- Kinh tế:

+Nông nghiệp: Giảm nhẹ thuế khóa (ruộng) nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu.

+Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn và ngân hàng.

- Chính trị

+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

+ Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có hội đồng nhà nước (nghị viện).

- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

- Về xã hôị: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng số đông người lao động được tự do làm ăn sinh sống.

- Ngoại giao

+ Mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm.

+ Sẵn sàng từ bỏ các vùng đất phụ cận (vốn là lãnh thổ cùa Campuchia, Lào và Mianma) để giữ gìn chủ quyền đất nước.



BÀI 5. CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

1.Châu Phi a. Khái quát

- Là châu lục lớn, giàu tài nguyên.

- Là một trong những cái nôi của văn minh loài người.

b. Quá trình các nước phương Tây xâm lược.

- Giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân bắt đầu xâm lược châu Phi.

- Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành

c. Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi

Nước Cuộc đấu tranh Thời gian Kết quả

Angiêri Cuộc khởi nghĩa Áp- đen Ca- đe 1830- 1847 Thất bại

Ai Cập Ai Cập trẻ 1879- 1882 Thất bại

Xu Đăng

Cuộc đấu tranh của Muhamét Átmét lãnh đạo.

1882- 1898 Thất bại

Êtiôpia. Cuộc kháng chiến chống Italia 1889- 1896 Thắng lợi Libêria Cuộc kháng chiến chống thực dân

phương Tây

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Thắng lợi 2. Khu vực Mĩ Latinh

a. Đôi nét về khu vực Mĩ Latinh

- Gồm 1 phần Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và toàn bộ quần đảo vùng Caribê.

- Mĩ Latinh là khu vực giàu tài nguyên, có lịch sử văn hoá lâu đời.

b. Chế độ thực dân ở Mĩ Latinh

- Từ thế kỉ XVI, XVII hầu hết các nước ở Mĩ Latinh đều thở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ cai trị phản động, dã man, tàn khốc ở Mĩ Latinh

→ bùng nổ phong trào đấu tranh quyết liệt và nhiều nước đã giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX.

(5)

5

c. Phong trào đấu tranh giành độc lập

Thời gian Tên nước Năm giành độc lập

Cuối XVIII Ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Tút- xanh Lu-véc-tuy-a.

- Năm 1803 thắng lợi.

-Haiti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ.

-Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh.

20 năm đầu thế kỉ XX

+ Mê hi cô + Áchentina + Urugoay + Paragoay + Braxin + Pê-ru + Colômbia + Ecuađo

1821 1816 1828 1811 1822 1821 1830 1830 d. Chính sách bành trướng của Mĩ

- Năm 1823 Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

- Năm 1889 Thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ” do Mĩ đứng đầu.

- Năm 1898 Gây chiến với Tây Ban Nha để chiếm thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, thực hiện chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”.



CHƯƠNG II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) BÀI 6. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) I. Nguyên nhân của chiến tranh

1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX –đầu thế kỷ XX

- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

-> Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bôơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).

- Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau:

+ Khối liên minh 1882: Đức- Áo - Hung - Italia: chủ trương chia lại thế giới.

+ Khối hiệp ước 1907: Anh- Pháp -Nga: Giữ nguyên hiện trạng thế giới.

- Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh.

2. Nguyên nhân trực tiếp

- 28/06/1914 Thái tử Áo-Hung bị một phần tử Xecbi ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi).

II. Diễn biến của chiến tranh

- Ngày 28/07/1914 Áo – Hung tuyên với Xéc bi.

- Ngày 1/8 và 3/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga, Pháp.

- Ngày 4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức ->Chiến tranh đế quốc lan rộng thành Chiến tranh thế giới.

(6)

6

1. Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) Thời gian Chiến sự

Năm 1914 - Ở phía Tây, đêm 3/8/1914, Đức đã tràn vào lãnh thổ Bỉ, rồi đánh thọc sang Pháp.-> Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp, uy hiếp Pari.

- Cùng lúc ở phiá Đông, Nga tấn công Đông Phổ-> Cứu nguy cho Pari Năm 1915 - Đức, Áo- Hung dốc toàn lực tấn công Nga-> Hai bên cầm cự trên một mặt

trận dài 1200 km

Năm 1916 - Đức chuyển mục tiêu về phía Tây, tấn công pháo đài Véc- đoong-> Đức không hạ được Véc- doong, hai bên thiệt hại nặng nề.

2. Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)

Thời gian Sự kiện

2/1917 CM tháng Hai ở Nga, chế độ Nga hoàng bị lật đổ.

4/1917 Mĩ tham chiến, đứng đầu phe Hiệp ước.

11/1917 CMXHCN thắng lợi ở Nga.

3/3/1918 Chính phủ Xô Viết kí với Đức hoà ước Bretlitôp →Nga rút khỏi chiến tranh.

7/1918 65 vạn lính Mĩ đổ bộ châu Âu, cùng các loại vũ khí hiện đại.

9/11/1918 CM dân chủ tư sản bùng nổ ở Đức

11/11/1918 Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

III. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ, ... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp và Mĩ, ... được mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi trang 24 SGK Lịch sử và Đại lí 7: Hình dưới đây là di tích Tử Cấm Thành - một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời

=> Với những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực: chính trị - kinh tế - xã hội, vương triều Gúp-ta được coi là thời kì hoàng kim trong lịch sử Ấn Độ thời trung

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các thành tự tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu

Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân đã giành quyền lãnh đạo cách mạng.A. ra đời sau giai cấp tư sản

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng Việt Nam năm 1930?. Chính sách khủng bố trắng

+ Tàu thủy Phơn-tơn chạy bằng động cơ hơi nước. + Những chiếc buồm trước đây di chuyển dựa vào sức gió trên biển.. - Phơn-tơn là một kỹ sư và nhà phát minh Mỹ

- Anh: châu thổ sông Dương Tử. 2) Tô màu vào các mũi tên để chỉ rõ hướng các nước đế quốc đàn áp phong trào. Lược đồ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn Trả lời:.. - Năm 13 tuổi,

+ Phan Bội Châu: Lãnh đạo phong trào Đông Du. + Lương Văn Can: Mở trường học mới lấy tên là Đông kinh nghĩa thục. + Phan Châu Trinh: Vận động cuộc cải cách Duy