• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Tin học 6 Bài 7: Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy | Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Tin học 6 Bài 7: Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy | Cánh diều"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7: Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy 1. Chuẩn bị tự khám phá thêm sơ đồ tư duy

Bài 1: Dự đoán về phần mềm sơ đồ tư duy

1) Em hãy dự đoán xem phần mềm sơ đồ tư duy sẽ giúp em vẽ được những gì?

2) Nếu đang tự mình khám phá một phần mềm sơ đồ tư duy, em nên đặt ra những câu hỏi mà nếu trả lời em sẽ vẽ được sơ đồ tư duy bằng phần mềm đó. Hãy cho biết các câu hỏi của em.

Gợi ý: Sơ đồ tư duy gồm những thành phần nào? Em cần vẽ gì?

Hướng dẫn:

1) Phần mềm sơ đồ tư duy giúp em vẽ được chủ đề trung tâm, triển khai các nhánh chi tiết cho từng nội dung, thêm hình ảnh sinh động cho từng ý.

2) Các câu hỏi cần được nêu ra khi sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy:

- Sơ đồ tư duy gồm những thành phần phần nào?

- Em cần vẽ gì?

- Sơ đồ tư duy có thể triển khai được bao nhiêu ý?

- Sơ đồ tư duy có cho phép chèn hình ảnh vào hay không?

2. Khám phá phần mềm sơ đồ tư duy Bài 2: Sơ đồ tư duy đầu tiên của em

1) Hãy sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy Xmind để tạo ra một sơ đồ tư duy đơn giản mà em thích. Hãy chú ý đến gọi ý ở hình 1.

(2)

Hình 7.1: Các bước tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm

2) Với sơ đồ tư duy vừa tạo ra (Câu 1) em hãy thực hiện những thao tác sau và quan sát để biết thêm cách sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy:

- Chỉ định một chủ đề, gõ phím Delete.

- Nháy chuột vào một ô chủ đề, sau đó gõ một câu khác.

- Dùng chuột kéo chủ đề trung tâm đến vị trí khác.

- Nhấp chuột vào kí hiệu và ở nút triển khai chủ đề.

Hướng dẫn:

1. Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Khởi động phần mềm Xmind

- Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình máy tính.

Bước 2: Tạo chủ đề trung tâm

- Trong bảng chọn File, chọn New → Viết tên chủ đề trung tâm (Ví dụ: Kế hoạch cắm trại, kế hoạch học hè).

Bước 3: Tạo chủ đề chính

- Nháy chuột vào chủ đề trung tâm → Trong bảng chọn Insert, chọn Subtopic để tạo các chủ đề chính → Điền tên các chủ đề chính.

Bước 5: Lưu sơ đồ tư duy.

- Trong bảng chọn File, chọn Save As → Chọn vị trí lưu và đổi tên file → Save.

2) Học sinh tự thao tác trên máy tính.

Bài 3: Tạo sơ đồ tư duy tóm tắt bài học

Bạn Kim Thu nhờ em vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính để tóm tắt bài “Các thành phần của mạng máy tính” mà bạn đã vẽ tay như Hình 2. Em hãy giúp bạn thực hiện điều này và lưu kết quả trong tệp có tên là Thu.xmind.

(3)

Hình 7.2: Tóm tắt bài “Các thành phần của mạng máy tính”

- Có nhiều phần mềm sơ đồ tư duy khác nhau nhưng đều cung cấp những công cụ cơ bản để tạo ra sơ đồ tư duy một cách thuận lợi, dễ dàng.

- Có thể cài đặt phần mềm sơ đồ tư duy trên máy tính để sử dụng hoặc dùng trực tuyến.

Hướng dẫn:

Bước 1: Khởi động phần mềm Xmind

Bước 2: Tạo chủ đề trung tâm

- Trong bảng chọn File, chọn New → Viết tên chủ đề trung tâm "Các thành phần của mạng máy tính".

Bước 3: Tạo các chủ đề chính

Nháy chuột vào chủ đề trung tâm → Trong bảng chọn Insert, chọn Subtopic để tạo các chủ đề chính → Điền tên các chủ đề chính "Máy tính và các thiết bị chia sẻ thông tin", "Các thiết bị mạng để kết nối máy tính", "Các phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin".

Bước 4: Lưu sơ đồ tư duy có tên là Thu.xmid.

(4)

Trong bảng chọn File, chọn Save As → Chọn vị trí lưu và đổi tên file thành

"Thu.xmid" → Save.

3. Nhận biết lợi ích của phần mềm sơ đồ tư duy Bài 4: Ưu điểm và hạn chế của phần mềm sơ đồ tư duy

Trong những nhận xét sau đây về việc dùng phần mềm tạo sơ đồ tư duy, theo em đâu là ưu điểm và đâu là hạn chế?

1) Nhanh hơn vẽ tay.

2) Phải có máy tính để sử dụng.

3) Có thể sửa chữa sơ đồ tư duy mà không để lại vết sửa.

4) Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng máy chiếu lên cho nhiều người xem.

5) Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá.

- Sử dụng được phần mềm sơ đồ tư duy đêm lại những lợi ích rất thiết thực trong học tập và trao đổi thông tin.

Hướng dẫn:

Ưu điểm

1. Nhanh hơn vẽ tay

3. Có thể sửa chữa sơ đồ tư duy mà không để lại vết sửa.

4. Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng máy chiếu lên cho nhiều người xem.

5. Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá Nhược điểm

2. Phải có máy tính để sử dụng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để tích hợp dạy Văn qua môn Tiếng Việt nhằm rèn tính mềm dẻo của TD, GV cần tăng cường cho HS chủ động, tích cực thực hiện những hoạt động học tập như: Đặt câu với

M2: Đánh giá các bước trong quá trình GQVĐ, phát hiện sai sót, khó khắn và đưa ra những điều chỉnh... không có một lời giải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác

- Động cơ thực hiện chuyển động quay đều nhưng các bộ phận công tác cần có chuyển động tịnh tiến hoặc các dạng chuyển động

- Đại diện các nhóm lên thuyết trình sản phẩm nhóm – sơ đồ tư duy hệ thống lí thuyết cơ bản chương II đã chuẩn bị ở nhà. * HS thực hiện

Gv tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm 4-6, nhóm đôi, làm việc cá nhân kết hợp các kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, phiếu học tập để hướng dẫn học sinh khám

- Sử dụng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì để bao xung quanh chủ đề chính được viết ở giữa. - Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh. - Phát triển thông tin chi tiết

- Các chủ đề nhánh và các đường kẻ nối giữa các chủ đề càng gần trung tâm thì càng quan trọng nên khi tạo cần nôi bật hơn các đường kẻ ở xa hình ảnh trung tâm -

- Danh sách lớp và giáo viên. - Thông tin về một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp. - Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè. - Những thành tích của lớp trong các cuộc