• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoạt động tư duy

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoạt động tư duy"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thiết kế dự án hiệu quả: Khai thác kiến thức tiềm tàng

Hoạt động tư duy

Hoạt động tư duy là gì?

Các hoạt động tư duy được sử dụng để khai thác kiến thức sẵn có của học sinh bằng cách tạo cơ hội để các em liệt kêt, suy đoán, loại suy. Khi sử dụng những hoạt động này, học sinh chủ động kiểm soát việc tiếp thu của mình và tạo ra được những liên hệ cá nhân với nội dung mới theo cách thức phù hợp nhất.

Các danh mục tổ chức

Liệt kê danh mục được sắp xếp theo một trật tự có nghĩa là một cách giúp học sinh tổ chức những gì các em đã biết để khai thác kiến thức sẵn có của các em. Công cụ Xếp loại trực quan :

Là công cụ tư duy trực tuyến dùng để sắp xếp và xếp theo thứ tự ưu tiên các mục trong một danh sách.

Giúp học sinh phân tích và đánh giá các tiêu chí để đưa ra quyết định.

So sánh các luận điểm trực quan giúp thúc đẩy hợp tác và thảo luận.

Sử dụng công cụ này, học sinh có thể sử dụng kiến thức sẵn có khi bắt đầu một bài học hoặc một giờ học để xếp loại các mục nội dung, từ đó xem kiến thức mới thu được sẽ giúp mở rộng quan điểm của họ sau khóa học như thế nào.

Ví dụ về Danh mục Sắp xếp Trực quan:

Học sinh được cung cấp một danh sách các loài động vật và làm việc theo cặp để chỉ ra loài nào giống với loài người nhất. Học sinh sử dụng công cụ Sắp xếp trực quan để sắp xếp các loài động vật theo thứ tự trên cơ sở những đặc tính giống con người.

Danh mục Sắp xếp trực quan này lấy từ ý tưởng từ dự án Phân loại động vật .

Các Điều Khoản về Sử Dụng, *Các Thương Hiệu và Sự Riêng Tư © Intel Corporation

(2)

Thiết kế dự án hiệu quả: Khai thác kiến thức tiềm tàng

Hoạt động tư duy

Suy đoán

Một hoạt động tư duy khác đã cho thấy hiệu quả ở mọi cấp lớp và mọi chương trình giảng dạy chính là suy đoán. Ở đầu hoặc giữa các bài học, việc yêu cầu học sinh suy đoán về nội dung sắp học dựa trên cơ sở những kiến thức sẵn có của mình là một chiến lược rất hiệu quả. Học sinh có cơ hội đưa ra “những phỏng đoán trên cơ sở hiểu biết” mà không sợ bị đánh giá đúng sai. Vì có thể kiểm chứng được tính chính xác của những suy đoán của mình, học sinh sẽ tập trung hơn và bị cuốn hút hơn vào nội dung học, bởi vì khi ấy các em có cơ hội “góp phần” vào kiến thức của mình. Thông thường, nếu dự đoán sai, học sinh sẽ được trang bị kiến thức mới để điều chỉnh lại suy nghĩ của mình cho đúng và rút ra bài học từ những hiểu biết trước đó. Sử dụng hoạt động suy đoán cũng giúp thúc đẩy tư duy bậc cao của học sinh qua việc kích thích kỹ năng đánh giá, so sánh và phân tích.

Ví dụ về suy đoán dựa trên gợi ý: Dựa trên những hiểu biết của mình về ếch và môi trường sống của ếch, em hãy đoán xem điều gì có thể xảy ra khi một con ếch bị đưa ra khỏi môi trường sống tự nhiên và đặt vào môi trường sống nhân tạo? Tại sao em lại suy đoán như vây?

Ví dụ về suy đoán của Học sinh: Em đoán rằng con ếch này cuối cùng sẽ chết bởi vì nó khó có thể thích nghi với một môi trường mới. Môi trường này có thể cũng có nước, đá và thức ăn nhưng những thứ này không thể giống hệt như môi trường sống tự nhiên của nó. Nó không có được yếu tố quan trọng nhất là không gian và những con ếch khác. Hơn nữa, chỉ có nước ở môi trường sống tự nhiên mới có được sự cân bằng của các loại vi khuẩn phù hợp mà nước nhân tạo không thể có được. Nếu bể nuôi ở trong nhà, người ta cũng khó giữ được nhiệt độ thích hợp với ếch. Em cho rằng những suy đoán của mình là đúng, và em rất buồn nếu thực tế đúng như vậy.

Loại suy

Sử dụng phép loại suy để khai thác kiến thức sẵn có của học sinh là một chiến thuật nhanh và đơn giản. Phép loại suy trang bị cho học sinh kỹ năng và ngôn ngữ so sánh để đối chiếu những gì họ đang học với những gì họ đã biết từ trước.

Chiến lược này giúp học sinh có cơ hội tham khảo và làm cho nội dung học mới trở nên có ý nghĩa. Phép loại suy là một chiến thuật tư duy hiệu quả đối với mọi cấp lớp và môn học, có thể giúp kích thích thảo luận.

Ví dụ về gợi ý loại suy: Nào bây giờ chúng ta bắt đầu học về mắt, các em hãy nhìn vào hình vẽ một chiếc máy ảnh và suy nghĩ xem tại sao có thể nói mắt giống như một chiếc máy ảnh?

Ví dụ về loại suy: Mắt và máy ảnh đều có ống kính/ thủy tinh thể, cho phép ánh sáng đi vào. Đồng tử của mắt người có thể mở lớn hoặc thu nhỏ giống như ống kính máy ảnh. Chúng ta đã biết rằng mắt người nhìn hình ảnh đảo ngược từ trên xuống, và máy ảnh cũng vậy.

Các Điều Khoản về Sử Dụng, *Các Thương Hiệu và Sự Riêng Tư © Intel Corporation

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một là, lãnh đạo các cấp ở địa phương, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên giảng dạy lịch sử hoặc các môn khoa học xã hội cần nhận thức đúng đắn vai trò, ý

- Học sinh nhận biết được dạng bài tập cần giải quyết, từ đó sử dụng các kiến thức, kỹ năng toán học để giải quyết bài tập đã có, từ đó sẽ rèn luyện cho học sinh giải

Với Chùm nho phẫn nộ, Steinbeck đã tiếp biến các huyền thoại Kitô giáo để tạo sinh một ngụ ngôn hiện đại; tích hợp thể loại phi hư cấu và hư cấu để đa bội hóa

- Học sinh thực hiện được việc vận dụng các kiến thức đó học để giải quyết các câu hỏi, bài tập cụ thể.. - Học sinh thực hiện thành thạo việc việc vận dụng các kiến thức

M2: Đánh giá các bước trong quá trình GQVĐ, phát hiện sai sót, khó khắn và đưa ra những điều chỉnh... không có một lời giải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác

Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu

Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động

This study aims at investigating the use of features of four EdTech tools, namely Quizizz, Kahoot, Padlet, and Flipgrid in the classroom which contribute to