• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ: KHXH Nguyễn Thị Thu Hoài

BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI Môn học: Lịch sử và Địa Lí lớp: 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.

- Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á.

- Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam

2. Về năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự quản lí các hoạt động học tập của cá nhân, biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp, đối thoại, biết tôn trọng ý kiến khác biệt, hướng tới sự hoà giải và hợp tác với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết suy luận khoa học, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề mới

- Năng lực đặc thù:

+ Tìm hiểu kiến thức LS: Khai thác và sử dụng được thông tin lịch sử, tư liệu lịch sử.

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

+) Mô tả được những nét chính về quá trình tiến hóa của loài người bằng sơ đồ +) HSBước đầu nhận biết được lịch sử nguồn gốc của loài người, đưa ra những ý kiến nhận xét của cá nhân về quá trình chuyển hoá từ Vượn thành người.

Trình bày, xác định được không gian và thời gian các dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á, ở Việt Nam.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+) Vận dụng kiến thức của lịch sử để phân tích, đánh giá vai trò của lao động đối với quá trình chuyển hoá từ vượn thànhngười, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá của cá nhân về vai trò của lao động, sáng tạo đối với nhiệm vụ học tập và cuộc

(2)

sống của bản thân, vai trò của lao động, sáng tạo đối với và sự phát triển của nhân loại, lấy ví dụ.

+) Vận dụng được những kiến thức lịch sử để giải quyết được vấn đề trong thực tiễn, đồng thời giải thích được nguồn gốc sự ra đời của loài người.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Tự hào về khu vực ĐNA, về dân tộc Việt Nam là cái nôi của loài người.

- Nhân ái: Biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia trong công việc, trong cuộc sống. Biết đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người, giữa các dân tộc, các quốc gia…

- Chăm chỉ: Biết yêu lao động, quý trọng những thành quả lao động của tập thể, của nhân loại…

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm, biết cách gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử…

- Trung thực: HS biết tôn trọng sự thật, trung thực, khách quan khi đánh giá, nhận xét, câu trả lời của bạn học…

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh phóng to (Sơ đồ tiến hoá của loài người; Các chủng tộc trên thế giới; Lược đồ dấu tích của người tối cổ ở ĐNA, VN) .

- Bộ đồ phục chế công cụ lao động của Người tối cổ.

- Máy kết nối internet, máy chiếu, phiếu học tập, tài liệu có liên quan.

- Bài hát: Thiếu nhi thế giới vui liên hoan ( NS: Lưu Hữu Phước) 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập…

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Biết được trên thế giới có các màu da khác nhau, người châu Phi da đen, người châu Á da vàng, người châu Âu da trắng… liệu những người này có cùng một nguồn gốc hay không, nếu có thì con người có nguồn gốc từ đâu?

b) Nội dung:

- Thảo luận nhóm thời gian: 3 phút

- Sử dụng đồ dùng trực quan, phiếu học tập để trống + Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận.

(3)

+ GV cho HS quan sát hình ảnh , nghe trích đoạn bài hát: Thiếu nhi thế giới vui liên hoan ( NS: Lưu Hữu Phước).https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thieu- nhi-the-gioi-lien-hoan-be-thanh-thuy.avIwqcCMl9K2.html

+ HS điền nội dung vào phiếu học tập Em quan sát thấy gì

Trong hình ảnh trên?

Bài hát cho em biết thiếu nhi trên thế giới có những màu da nào?

Em băn khoăn điều gì?

……… ……… ………..

c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập.

Em quan sát

thấy

Trong hình ảnh trên?

Bài hát cho em biết thiếu nhi trên thế giới có những màu da nào?

Em băn khoăn điều gì?

Nhiều bàn tay với các màu da:Vàng, đen, trắng…

Thiếu nhi trên thế giới có nhiều màu da, da vàng, đen, trắng….

Sao đều là con người nhưng ở mỗi châu lục lại có những màu da khác nhau như vậy, liệu con người có chung nguồn gốc không, Con người có nguồn gốc từ đâu? Có cùng tổ tiên không ? ….

d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Hướng dẫn học sinh thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập. (1p)

- Học sinh thảo luận và hoàn thiện vào phiếu học tập. (1p) - Học sinh trình bày, các nhóm bổ sung (1p)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá quá trình trả lời câu hỏi của học sinh, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2. 1. Hoạt động 1: Quá trình tiến hoá từ Vượn thành Người.

(4)

a. Mục tiêu

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.

b.Nội dung:

- HS đọc SGK, kết hợp với kênh hình hoàn thành nội dung vào phiếu học tập để trống, thời gian 15p

- Thảo luận cặp đôi, hoàn thành mục tiêu đặt ra.

- HS nhận xét các kĩ thuật 321 c. Sản phẩm:

- Sản phẩm phiếu bài tập của HS.

- HS ghi bài vào vở những nội dung chính.

Con người có nguồn gốc từ đâu ?

Quá trình tiến hoá trải qua bao nhiêu giai đoạn? Kể tên các giai đoạn Người ?

Hãy cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn người?

Loài Vượn người

3 giai đoạn.

Vượn người Khoảng 5 – 6 triệu năm cách nay

Người tối cổ Khoảng 4 triệu năm đến 15 vạn năm cách nay

Người tinh khôn Khoảng 15 vạn năm- 4000 năm cách nay

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin mục 1 và hình 1 SGK trang 17, thảo luân theo từng cặp đôi các vấn đề sau:

Con người có nguồn

gốc từ

đâu ?

Quá trình tiến hoá trải qua bao nhiêu giai đoạn? Kể tên các giai đoạn Người ?

Hãy cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn người?

giai đoạn .

1…………

2…………

3………….

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

(5)

- Các nhóm cặp đôi đọc sách kèm theo quan sát hình ảnh để hoàn thành nhiệm vụ.

- Trong quá trình học sinh hoạt động cá nhân, giáo viên chú ý đến các các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Sau khi hoàn thành nhóm cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh trình bày sản phẩm của mình, học sinh trong lớp theo dõi và bổ sung hoàn thiện.

- Giáo viên chốt lại kiến thức:

=> Nguồn gốc loài người là từ 1 loài Vượn cổ tiến hoá thành.

2. 2. Hoạt động 2: Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người ở Đông Nam Á và Việt Nam

a. Mục tiêu:

- Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á.

- Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

b.Nội dung:

- HS đọc SGK, quan sát trên lược đồ hoàn thành nội dung vào phiếu học tập để trống, thời gian 15p

- Thảo luận nhóm (7 nhóm), hoàn thành mục tiêu đặt ra.

- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau Nội

dung

Đông Nam Á Việt Nam

Dấu tích:

Địa điểm

c. Sản phẩm học tập:

- HS hoàn thành phiếu bài tập của HS.

- HS ghi bài vào vở những nội dung chính.

Nội dung

Đông Nam Á Việt Nam

Dấu tích:

Di cốt hoá thạch, công cụ bằng đá

Răng hoá thạch, công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ…

Địa A-ni-at (Mi-an-ma), Mai Tha Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên

(6)

điểm (Thái lan), Tam-pan (Ma-lai-xi- a), Pa-la-oan (Phi-lip-pin), Gia- va (In-đô-nê-xi-a)…

(Bình Gia- Lạng Sơn), An Khê (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hoá) -> Những dấu tích đó chứng tỏ ĐNA và Việt Nam là chiếc nôi của loài người.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin mục 2 và quan sát lược đồ hình 2, hình 3,4,5 SGK trang 18,19, thảo luân theo nhóm bàn (4 HS) các vấn đề sau: Em hãy hoàn thiện câu hỏi vào phiếu học tập, sau đó hãy trao đổi với bạn bên cạnh những thông tin mình tìm được.

- GV: Hướng dẫn HS khai thác kênh hình để mở rộng thêm kiến thức:

Hình 2: GV HD HS cách khai thác thông tin trên lược đồ, ý nghĩa của các kí hiệu phần chú giải để HS biết cách tiếp cận, khai thác lược đồ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm bàn đọc sách kèm theo quan sát lược đồ, hình ảnh 3,4,5 SGK (trang 19) để hoàn thành nhiệm vụ: (2p)

- Trong quá trình học sinh hoạt động cá nhân, giáo viên chú ý đến các các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: (5p)

- Sau khi hoàn thành, GV gọi bất kì HS trong các nhóm báo cáo sản phẩm, kết hợp rèn kĩ năng chỉ lược đồ xác định vị trí tìm thấy dấu tích của con người ở ĐNA, VN.

(7)

- HS nhận xét , đánh giá lẫn nhau

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Học sinh trong lớp kết hợp theo dõi và bổ sung hoàn thiện bảng thống kê làm tư liệu học tập.

- Hướng dẫn HS khai thác kênh hình để mở rộng thêm kiến thức.

+ Hình 3: công cụ đá Núi Đọ: Núi Đọ thuộc địa phận Thiệu tân và Thiệu Khánh ( Thanh Hoá), nơi hợp lưu của s. Chu, s.Mã , nơi này các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều công cụ lao động bằng đá được ghè đẽo thô sơ, có niên đại cách nay khoảng 35-45 vạn năm.

+ Hình 4: các nhà khảo cổ đã tìm thấy 9 chiếc răng hoá thạch của người tối cổ phát hiện vào năm 1965 thai hang TH, TK thuộc xã Tân Văn, h. Bình Gia, Lạng Sơn. Có niên đại cách nay 40-50 vạn năm cách nay.

+ Hình 5: Ở An Khê – Gia lai đã tìm thấy hơn 3000 hiện vật ( rùi tay, công cụ ghè…) có niên đại khoảng 80 vạn năm cách nay….

- GV: Chốt ý, hướng dẫn HS ghi chép bài vào vở.

= >Quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người ở khắp Đông Nam Á và Việt Nam: di cốt hoá thạch, răng hoá thạch, công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ…Những dấu tích đó chứng tỏ ĐNA và Việt Nam là chiếc nôi của loài người.

3.Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.Sự hiện diện của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.

b. Nội dung:

- Thực hiện yêu cầu bài tập, thời gian: (10 p)

- Hoàn thành sản phẩm bằng sơ đồ tư duy và bài tập trong SGK - Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo

(8)

+ Hãy tóm tắt nội dung bài học bằng một sơ đồ tư duy (khuyến khích HS vẽ sáng tạo)

+ Thực hiện làm bài tập 1,2 SGK/tr19.

c. Sản phẩm:

- HS vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học. Cách này bước đầu dạy HS ghi nhớ một cách hệ thống bài học.

- Hoàn thành bài tập 1,2 SGK/tr19 d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho Hs, yêu cầu HS làm việc nghiêm túc

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS hãy tóm tắt nội dung bài học bằng một sơ đồ tư duy. HS làm việc theo nhóm bàn.

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân (câu 1,2) để hoàn thành bài tập 1,2 SGK/tr19. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ nhóm/cá nhân

Bước 3: HS báo cáo sản phẩm sơ đồ tư duy, đáp án câu hỏi 1,2 trang 19 Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi các nhóm/ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

4. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu:

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học được rèn luyện, giải quyết tình huống trong thực tế làm việc nhóm hoàn thành bài tập 3 SGK- Tr19

b. Nội dung:

- Giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS làm bài tập, thời gian: 2p - Phương thức thực hiện:

+ HS làm việc nhóm ở nhà, báo cáo bài tập vào tiết học tiếp theo c. Sản phẩm: Kếtquả bài tập nhóm của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho Hs, yêu cầu HS làm việc nghiêm túc:

Yêu cầu: Xây dựng một bài giới thiệu bằng hình ảnh kèm theo chú giải thể hiện quá trình phát triển của người nguyên thuỷ trên thế giới hoặc ở Việt Nam?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ đã giao.

- Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, theo dõi bảng tiêu chí đánh giá

- Bước 4: Nhận xét, đánh giá, khen ngợi các em hoàn thành nhiệm vụ.

- Phương pháp và công cụ đánh giá:

+ Phương pháp: đánh giá sản phẩm.

+ Công cụ đánh giá: bảng tiêu chí sản phẩm

(9)

Tiêu chí

Điểm Nội dung Hình thức Cách trình

bày 9,10 - Đúng với nội dung về quá

trình trình phát triển của người Nguyên thuỷ ở VN hoặc trên thế giới.

- Đủ 4 ý: Tên gọi các giaiđoạn, thời gian xuất hiện, dấu tích để lại, địa điểm tìm thấy

- Đẹp:

+ Hài hòa về màu sắc + Bố cục khoa học + Sạch sẽ, rõ ràng - Sáng tạo: In, vẽ mô hình…

- Đảm bảo thời gian

- Dễ hiểu

- Biết tương tác với người nghe - Tự tin

Điểm 7,8

- Đúng với nội dung về quá trình trình phát triển của người Nguyên thuỷ ở VN hoặc trên thế giới.

- Đủ 3 ý: Tên gọi các giai đoạn, thời gian xuất hiện, địa điểm tìm thấy.

- Đẹp:

+ Hài hòa về màu sắc + Bố cục khoa học + Sạch sẽ, rõ ràng - Sáng tạo: In, vẽ mô hình…

- Đảm bảo thời gian

- Dễ hiểu - Chưa tương tác với người nghe

- Thiếu tự tin Điểm

5,6

- Đúng với nội dung về quá trình trình phát triển của người Nguyên thuỷ ở VN hoặc trên thế giới.

- Đủ 2 ý: Tên gọi các giai đoạn, địa điểm tìm thấy.

- Đẹp:

+ Chưa hài hòa về màu sắc

+ Bố cục khoa học + Chưa sạch sẽ, rõ ràng

- Chưa đảm bảo thời gian - Dễ hiểu - Chưa biết tương tác với người nghe -Thiếu tự tin Điểm

3,4

- Chưa đúng với nội dung theo yêu cầu.

- Nêu được 1 ý: Tên gọi các giai đoạn.

- Chưa đẹp:

+ Chưa hài hòa về màu sắc

+ Bố cục chưa khoa học +Chưa sạch sẽ, rõ ràng

- Đảm bảo thời gian

- Chưa biết tương tác với người nghe -Thiếu tự tin

(10)
.https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thieu-nhi-the-gioi-lien-hoan-be-thanh-thuy.avIwqcCMl9K2.html

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?.. Khai thác rừng bừa bãi làm mất

Một khi đã phát triển được thái độ ưa thích hơn trong tâm trí khách hàng mục tiêu về doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp thì hoạt

Phát triển nguồn vốn con người có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang ngày càng chú trọng

Sự thiếu hụt về chất lượng là đặc biệt lớn đối với các kĩ năng như khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, trình độ ngoại ngữ, năng lực tư duy sáng

Bài viết giới thiệu về văn học Nhật Bản thời Heian, thời kỳ mà văn học Nhật Bản phát triển rực rỡ, thời kỳ mà cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật Bản đồng thời cũng là

Thứ hai, dựa vào việc nghiên cứu những đề tài nghiên cứu về Internet Banking trên thế giới, một số mô hình nghiên cứu đặc trưng như thuyết hành động hợp lý

GDĐH đóng vai trò quan trọng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường lao động vì vậy nhiều công trình nghiên cứu về năng lực làm việc của

+ Cấp độ 2 đó là cấp cụ thể/chi tiết hóa nội dung các năng lực, phẩm chất cần có của một NGƯỜI TỐT NGHIỆP chương trình cụ thể nào đó; gắn với công việc mà người học