• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN ÔN

(Sau nghỉ phòng dịch COVID - 19) NS: 01 / 3 / 2021

NG: 08 / 3 / 2021 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2021 TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP VỀ MRVT: CÁI ĐẸP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học.

2. Kĩ năng: Biết một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp . 3. Thái độ: HS biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.

*HSKT:

Củng cố thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học.

Biết một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp . HS biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Y/c HS đọc một đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có sử dung câu kể Ai thế nào?

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’ Trực tiếp 2. HD luyện tập:

Bài tập 1: Tìm các từ: 7’

+ GV cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người

M: xinh đẹp

b. Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người

M: thùy mị

- GV nhận xét và chốt lại những từ đúng:

+ 2 HS đọc một đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có sử dung câu kể Ai thế nào?

- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

a). Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha …

b). Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách: thuỳ mị, dịu dàng, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, nết na, chân thực, chân thành, thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thẳng, bộc trực, cương trực, dũng cảm, quả cảm, khảng khái, khí khái,…

Hs đọc

Hs lắng nghe

Hs đọc

(2)

Bài tập 2: Tìm các từ 7’

- Cách tiến hành như ở BT 1.

a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật

M: tươi đẹp

b. Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người M: xinh xắn

- GV nhận xét và chốt lại những từ đúng

Bài tập 3: Đặt câu với các từ ngữ ở bài tập 1. 6’

- Các em chọn một từ đã tìm được ở BT 1 hoặc ở BT 2 và đặt câu vời từ đó.

- GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.

Bài tập 4: Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ … 6

- Cho HS làm bài theo nhóm - Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và khẳng định những từ đã tìm đúng.

Bài tập 5: Đặt câu với từ em tìm được ở bài tập 3. 6

- GV: Mỗi em chỉ chọn 1 từ vừa tìm được ở BT 3 và đặt câu với mỗi từ.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và chốt lại câu đúng.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Xem 1 số phong cảnh đẹp

- Lớp nhận xét. HS đọc bài.

- HS chép lời giải đúng vào VBT.

+ 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

a) Các từ chỉ dùng để chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật:

tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, hùng tráng, hoành tráng …

b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha

- Lớp nhận xét. HS đọc bài.

- HS chép lời giải đúng vào VBT.

+ HS đọc yêu cầu của BT 3.

+ HS làm miệng.

- Chị gái em rất dịu dàng, thuỳ mị.

- Quang cảnh đêm trung thu rất là hoành tráng.

- Mùa xuân tươi đẹp đã về trên khắp đất nước.

- Nêu yêu cầu

- HS suy nghĩ, tìm các TN miêu tả mức độ cao của cái đẹp ghi vào bảng nhóm.

*tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, … vô cùng, khôn tả, không tả xiết

- Nêu yêu cầu

- HS chọn từ và đặt câu.

- Một số HS đọc câu mình đặt.

VD: Phong cảnh nơi nay đẹp tuyệt vời.

Bức tranh đẹp mê hồn.

Hs làm BT

Hs làm BT

Hs làm BT

Hs làm BT

(3)

- HS ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa học.

- GV nhận xét tiết học.

Hs lắng nghe

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố về câu kể Ai thế nào?Tìm được chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

*HSKT:

Củng cố về câu kể Ai thế nào?Tìm được chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Gọi 3 HS nêu lại thế nào là câu kể Ai thế nào?

- Nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

Bài 1: Đọc và trả lời các câu hỏi: 10’

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

?Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gọi HS chữa bài.

- Gọi HS bổ sung ý kiến cho bạn - Nhận xét, kết luận lời giải đúng

- Rồi những người con // cũng lớn CN

lên và lần lượt lên đường.

VN - Căn nhà // trống vắng.

- 3 HS nêu.

- Hs lắng nghe

+ 1 HS đọc thành tiếng.

+ HS tự làm bài vào vở, 2 em ngồi gần nhau đổi vở cho nhau để chữa bài.

- Tiếp nối 3 - 5 HS trình bày.

Hs trả lời

Hs lắng nghe

Hs đọc

Hs chữa BT

(4)

CN VN

- Anh Khoa // hồn nhiên, xởi lởi.

CN VN - Anh Đức // lầm lì, ít nói.

CN VN

- Còn anh Tịnh // thì đĩnh đạc, chu đáo. CN VN Bài 2: Đặt câu kể Ai thế nào?, tả một cây hoa mà em yêu thích? 12’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

Bài 3: 5’

- Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu

- Các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây. Đoạn văn ấy có dùng một số câu kể Ai thế nào?

không bắt buộc tất cả các câu đếu là câu kể Ai thế nào?

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Chậu hồng nhung trước sân nhà thật là đẹp.

+ Cây mai nhà em mới đẹp làm sao!

+ Hè đến, phượng đỏ rực hai bên đường.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân.

- Một số HS đọc đoạn văn đã viết.

Hs làm BT

Hs làm BT

VD * Trong các loại quả, em thích nhất là xoài. Quả xoài khi chín thậthấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh that đẹp. Vỏ ngoài vàng ươm. Hương thơm nức…

3. Củng cố – dặn dò: 3’

- Câu kể Ai thế nào? có những bộ phận nào?

- Nhận xét tiết học. - Dặn dò

Hs lắng nghe

TOÁN

LUYỆN TẬP: PHÂN SỐ BẰNG NHAU VÀ RÚT GỌN PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, cách rút gọn phân số.

2. Kĩ năng: Làm được các bài tập ôn hai phân số bằng nhau, rút gọn phân sốLàm được các bài tập ôn hai phân số bằng nhau, rút gọn phân số 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, độc lập trong học toán.

*HSKT:

: Củng cố tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, cách rút gọn phân số.

Làm được các bài tập ôn hai phân số bằng nhau, rút gọn phân số Làm được các bài tập ôn hai phân số bằng nhau, rút gọn phân số Giáo dục học sinh tính chính xác, độc lập trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

(5)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT A. Kiểm tra bài cũ: 5’

? Tìm các phân số bằng với phân số

4 3;

3 2

? Nêu cách rút gọn phân số - Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtbài: Để giúp các con củng cố lại các kiến thức về phân số mà chúng ta đã học, cô và các con cùng ôn tập lại các bài tập về Phân số bằng nhau và Rút gọn phân số. 1’

2. Thực hành: 25’

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:

+ Gọi 1 em nêu nội dung đề bài.

? Nêu cách làm

Bài 2: Rút gọn các phân số:

+ Gọi 1 em nêu nội dung đề bài.

? Nêu cách làm

- Gọi học sinh lên bảng chữa bài.

- HS nêu.

- Hs lắng nghe

+ HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Một em nêu đề bài xác định nội dung đề bài.

Áp dụng t/chất cơ bản của phân số:

- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu chia cả tử và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Cách rút gọn phân số:

– Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn một

– Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân.số tối giản

Hs trả lời Hs trả lời

Hs đọc

Hs làm BT

(6)

Bài 3: Tính rồi so sánh giá trị của biểu thức

- y/c HS tự tính giá trị của các biểu thức.

Nhận xét: Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với (cho) cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.

- Giáo viên nhận xét.

Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:

-GV gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS làm vở

- Giáo viên nhận xét.

4. Củng cố – dặn dò: 4’

- Làm thế nào để có phân số bằng phân số đã cho?

- Nêu lại cách rút gọn phân số - Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn học sinh ở nhà học và làm bài vào vở.

- HS làm bài

- 18 : 3 và (18 x 4) : (3 x 4).

18 : 3 = 6 72 : 12 = 6 Vậy: 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x 4 ).

- 1 HS làm.

a. 3

2 15 10 75

50 b.

20 12 15

9 10

6 5

3

- hs khác nhận xét bài bạn.

Hs làm BT

Hs làm BT

Hs trả lời Hs lắng nghe

(7)

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.

2. Kĩ năng:

- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng

- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng

- Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng; Không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.

*HSKT:

Nắm được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.

- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng

- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng

- Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng; Không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.

II. KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI

KN xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4.

- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài 2’

2. HD thực hành Bài 1 trang 39 VBT

? Em hãy quan sát và nối các bức tranh dưới đây với ô chữ "Nên" hoặc

"Không nên" cho phù hơp.

- GV nhận xét, đánh giá Bài 2 trang 40 VBT:

- HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành phiếu – trình bày.

Hãy đánh dấu + vào ô trống trước

- 4HS nêu - HS nhận xét

1 HS đọc đề nêu yêu cầu - Từng nhóm HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày H1,2,3: Không nên H4:

Nên

a) Công trình công cộng không phải của riêng mình nên không cần giữ

Hs trả lời

Hs trả lời

HS làm BT

(8)

những ý kiến em cho là đúng.

- GV nhận xét, đánh giá

Bài 3 trang 40 VBT:

Em hãy điền các từ ngữ (Trách nhiệm, tài sản, lợi ích) vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp.

- GV nhận xét, đánh giá

Bài 5 trang 41 VBT:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và thực hiện một dự án về việc bảo vệ, giữ gìn một công trình công cộng ở địa phương

- GV nhận xét, đánh giá

3. Củng cố - Dặn dò (3 phút )

Em sẽ làm gì để giữ gìn các công trình công cộng?

* 1-2 HS đọc ghi nhớ sgk.

Về nhà thực hiện tốt những ND đã học.

gìn.

+ b) Giữ gìn công trình công cộng là thể hiện ý thức bảo vệ của công.

c) Chỉ người lớn mới có khả năng bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng.

+

d) Bảo vệ, giữ gìn các điểm vui chơi, giải trí công cộng là tạo điều kiện để trẻ em thực hiện quyền vui chơi, giải trí.

- HS thảo luận nhóm lớn.

- Đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung

Trả lời:

Công trình công cộng là trách nhiệm chung của xã hội. Các công trình đó phục vụ cho lợi ích của mọi người. Mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

Nhóm xây dựng và thực hiện 1 dự án

- Đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung

Trả lời: Kế hoạch bảo vệ, giữ gìn Đền Nhà Bà.

- Quét dọn Đền.

- Sơn lại những bức tượng bị rêu, cũ.

- Dọn dẹp rác thải.

Để giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng đó cần: Không xả rác bừa bãi, không viết vẽ bậy lên tường của bảo tàng, cây cối, công viên, không khạc nhổ bừa bãi

Hs thảo luận

HS làm BT

Hs trả lời Hs lắng nghe

(9)

KHOA HỌC

ÔN TẬP: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.

2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học,thích khám phá xung quanh.

*HSKT:

Nắm được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống

Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt

HS yêu thích môn học,thích khám phá xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

- Hình trang 94, 95 SGK. - Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’ Trực tiếp 2. Tìm hiểu bài:

- Yc các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

1.1 Con người cần ánh sáng gì:

a) Ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.

b) Ánh sáng giúp con người khỏe mạnh

c) Ánh sáng giúp cho thực vật xanh tốt, nhờ đó con người có được thức ăn từ thực vật.

d) Tất cả những ý trên

1.2 Động vật cần ánh sáng vì:

a) Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.

b) Ánh sáng giúp động vật khỏe mạnh.

c) Ánh sáng giúp cho thực vật xanh tốt, nhờ đó động vật có được thức ăn từ thực vật.

+ HS nêu bài học.

- Các nhóm làm việc. Thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu.

d) Tất cả những ý trên

d) Tất cả những ý trên

Hs trả lời

Hs trình bày

(10)

d) Tất cả những ý trên

- Đi đến các nhóm, kiểm tra, giúp đỡ.

- Các nhóm khác bổ sung.

+ HS cả lớp cùng thảo luận Trong chăn nuôi người ta làm gì để

kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.

3. Củng cố- Dặn dò: 3’

- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học.

- Nxét tiết học. Học thuộc ghi nhớ ở nhà.

a) Tăng nhiệt độ.

b) Tăng thời gian chiếu sáng c) Tăng khí ô-xi

Hs trả lời

Hs lắng nghe

=======================================

NS: 01 / 3 / 2021

NG: 09 / 3 / 2021 Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2021

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

2. Kĩ năng: Nhắc lại trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối; biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học.

3. Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

* BVMT: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

*HSKT:

Củng cố cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

Nhắc lại trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối; biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học.

Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

* BVMT: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ 4’

- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả đồ vật đã học.

- Nhận xét chung.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Các em đã thực hành viết bài văn miêu tả đồ vật.

Tiết học này, các em sẽ ôn lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối, lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen

- 2 HS trả lời câu hỏi.

- Hs lắng nghe

Hs trả lời

(11)

thuộc 1’

2. Hoạt động thực hành Bài 1: 10’

- Y/c HS đọc thầm bài đọc “Cây gạo”

+ Bài này văn này miêu tả cây gạo theo cách nào? Hãy nêu rõ về cách mtả đó?

- Hướng dẫn hs thực hiện ycầu.

.

- Nhận xét và chốt lại ý kiến đúng Bài 1: 5’

- Ycầu 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

+ Chiếu tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như (mít, xoài, mãng cầu, cam, chanh, bưởi, dừa, chuối,...)

+ Yc lớp thực hiện lập dàn ý và miêu tả.

+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm.

+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung.

+ GV nhận xét 1 số HS viết bài tốt.

Bài 2: 12’ Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.

- Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Tả từng thời kì phát triển của cây.

+ Chiếu tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như (mít, xoài, mãng cầu, cam, chanh, bưởi, dừa, chuối,...)

+ Yc lớp thực hiện lập dàn ý và miêu tả.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

+ HS trao đổi và sửa cho nhau - Tiếp nối nhau phát biểu.

+ Bài văn miêu tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Quan sát tranh và chọn một loại cây quen thuộc để lập dàn ý

+ Tiếp nối nhau đọc kết quả, HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.

Hs đọc

Hs trả lời

Hs đọc

Hs quan sát

* Ví dụ

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây (cây vú sữa).

1. Mở bài: Giới thiệu cây vú sữa (Ai trồng? Trồng ở đâu? Được mấy mùa trái ngọt?)

Hs lập dàn bài

(12)

2. Thân bài:

+ Tả khái quát cây vú sữa: chiều cao, hình dáng...

+ Ta lần lượt từng bộ phận: (thân, gốc, vỏ cây, cành, lá, hoa, trái...) 3. Kết bài: Cảm nghĩ về cây vú sữa.

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển: (Cây chuối)

1. Mở bài: Giới thiệu cây chuối tiêu (Ai trồng? trồng ở đâu?...) 2. Thân bài: Tả khái quát thời kì cây đang ra hoa.

+ Lúc mới nhú lên, hình thù hoa chuối ra sao? màu gì?

+ Lúc hoa chuối bắt đầu kết trái + Buồng chuối hình thành như thế nào? Hình dáng các quả chuối.

+ Buồng chuôi phát triển, quả chuối căng tròn như thế nào? Khi chín bói nó ra sao?

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về ích lợi của cây chuối.

3. Củng cố – dặn dò: 3’

- Nêu lại dàn ý.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS nêu

- HS lắng nghe

Hs lắng nghe

TOÁN

LUYỆN TẬP VỀ QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố quy đồng mẫu số hai phân số 2. Kĩ năng: Thực hành quy đồng mẫu số hai phân số.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

*HSKT:

Củng cố quy đồng mẫu số hai phân số Thực hành quy đồng mẫu số hai phân số.

Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- YC 2 HS làm.

+ Trongcác phân số dưới đây, phân số nào bằng

2 HS trả lời + Ta có phân số

Hs làm BT

(13)

3 2

?

30 20 ;

9 8 ;

30 48

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

2. Hoạt động thực hành

Bài 1:10’ Qui đồng mẫu số các phân số.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

a) 6 5

4 1

b) 5 3

7 3

c) 8 9

9 8

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: 10’ Qui đồng mẫu số các phân số.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

a) 5 7

11 8

b) 12 5

8 3

c) 10 17

7 9

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 3: Qui đồng mẫu số các psố. 5’’

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

a) 97 32 b) 104 2011 - GV nhận xét, đánh giá.

3 2 12

8 30

20

- HS nhận xét bạn.

- Lắng nghe.

1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

HS làm vào vở.

- HS làm vào vở.

a) 24

20 4 6

4 5 6

5

x

x

24 6 6 4

6 1 4

1

x x

b) 35

21 7 5

7 3 5

3

x

x

35 15 5 7

5 3 7

3

x x

c) 72

64 8 9

8 8 9

8

x

x

72 81 9 8

9 9 8

9

x x

1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS làm vào vở.

a) 55

77 11 5

11 7 5

7

x x

55 40 5 11

5 8 11

8

x x

b) 96

40 8 12

8 5 12

5

x x

96 36 12 8

12 3 8

3

x x

c) 70

119 7 10

7 17 10

17

x x

70 90 10 7

10 9 7

9

x x

- HS nhận xét, chữa sai.

- 1 HS nêu ycầu của bài tập.

- HS làm vào vở.

a) 9

6 3 3

3 2 3

2

x

x giữ nguyên

9 7

b) 20

8 2 10

2 4 10

4

x

x giữ nguyên

20 11

- HS nhận xét, chữa bài.

Hs nhận xét

Hs làm BT

Hs làm BT

HS làm BT

Hs trả lời Hs lắng nghe

(14)

3. Củng cố - Dặn dò: 4’

- Hãy nêu qui đồng mẫu số phân số

?

- Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn ở nhà học bài và làm bài.

LỊCH SỬ

ÔN TẬP: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ

VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):

2. Kĩ năng:Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

*HSKT:

Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):

Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên

Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.

Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠU HỌC: CNTT

- Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê (để gắn lên bảng).

- Một số điểm của bộ luật Hồng Đức. h/a Lê Hoàn (Nhà Tiền Lê) và Lê Lợi (Nhà Hậu Lê)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSK T A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Em hãy kể tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?

- Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn ôn tập 32’

Bài 1 VBT/31:

Dựa vào SGK, hãy điền tiếp nội dung vào chỗ trống:

- Thời Lý, nhà nước lập Văn Miếu, mở

2 HS trả lời theo yêu cầu của GV.

- Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám…

+ Tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đó rước người đỗ về làng…

- HS các nhóm TL theo câu hỏi + Thời Lý, nhà nước lập Văn

Hs trả lời

Hs lắng nghe

Hs làm BT

(15)

Quốc Tử Giám để … - Thời Trần, ….

- Thời Hậu Lê, ….

- GV nhận xét.

Miếu, mở Quốc Tử Giám để làm trường đào tạo nhân tài.

+ Thời Trần, tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ.

+ Thời Hậu Lê, giáo dục phát triển, chế độ đào tạo thực sự được quy định chặt chẽ

- HS cả lớp nhận xét. Hs NX Bài 2. Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng

a) Để lo việc giáo dục trong cả nước,

nhà Hậu Lê đã làm gì? b) Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là:

Lập Văn Miếu x Nho giáo

x Lập Thái Học Viện Phật giáo

x Mở trường Quốc Tử Giám Thiên chúa giáo

- HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành phiếu – trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá

Hs làm BT

Bài 3 VBT/32:

Đánh dấu × vào ô trước ý đúng.☐ Em thích lễ nào nhà Lê đặt ra dưới đây?

Lễ xướng danh

Lễ vinh quy

Lễ hội Nam Trì

- GV nhận xét, đánh giá

Trả lời:

Lễ vinh quy

HS làm BT

Bài 4 : Hãy viết một đoạn văn ngắn về một đường phố hoặc một trường học mang tên một trong những nhà văn tiêu biểu thời Hậu Lê.

Lời giải:

- Nằm giữa trung tâm thành phố Hạ Long, có một ngôi trường THPT được vinh dự mang tên một danh nhân lịch sử – người được coi là bậc hiền tài nổi tiếng với cuốn Đại Việt sử ký toàn thư - Đó là nhà sử học Ngô Sĩ Liên. Nhắc tới giáo dục của tỉnh Bắc Giang thì không thể không nhắc đến ngôi trường này như một con chim đầu đàn của ngành giáo dục của tỉnh và cũng là một trong những điển hình tiên tiến các trường THPT của cả nước. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, trong suốt 70 năm qua, những thành quả rất đỗi tự hào mà thầy và trò nơi đây đã đạt được là minh chứng hùng hồn cho lời khẳng định đó...

- HS viết, đọc trước lớp - GV nhận xét, đánh giá

Hs thực hiện

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- HS đọc lại nội dung bài SGK.

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn HS về nhà học và chuẩn bài sau

Hs lắng

(16)

nghe

==========================================

SÁCH BÁC HỒ

Bài 6: BÁC HỒ ĂN CƠM CÙNG CHIẾN SĨ

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu vế cách hướng dẫn, dạy bảo của Bác đối với mọi người xung quanh - Nhận thức được một số quy tắc ứng xửa hợp lý trong cuộc sống

- Biết cách ứng xử họp lý troing một số tình huống

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

*HSKT:

- Hiểu vế cách hướng dẫn, dạy bảo của Bác đối với mọi người xung quanh - Nhận thức được một số quy tắc ứng xửa hợp lý trong cuộc sống

- Biết cách ứng xử họp lý troing một số tình huống

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

III. NỘI DUNG

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1) Bài cũ: 3’

- Em làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo? 2 HS trả lời

2) Bài mới: Bác Hồ ăn cơm cùng chiến sĩ 15’

Hoạt động 1:

-GV đọc tài liệu (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống/ trang 21)

- Ở chiến khu, các anh chị cần vụ được Bác nhắc nhở điều gì?

- Khi có khách, bác dặn các chú cần vụ sắp xếp bàn ăn như thế nào?

- Trong bữa ăn, Bác nhắc nhở điều gì?

- Tối đến, chú bảo vệ hỏi Bác điều gì?

- Bác trả lời như thế nào?

- Việc Bác cùng ăn cơm với các chiến sĩ chứng tỏ điều gì?

Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận nhóm

- Các em hãy thảo luận xem khi ngồi ăn cơm với mọi người cần phải học những

- HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân

-Ai biết làm thì nhắc nhở cho người mới đến

- Ngon mắt và tiện lấy

-Đừng nói lớn tiếng trong bữa ăn

- Sao Bác nói xin và cảm ơn?

- Thì chú ấy giúp Bác thì Bác cảm ơn chứ sao?

- HS trả lời

- Hoạt động nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung -HS trả lời theo ý riêng

HS trả lời

HS trả lời

HS trả lời

Hs thảo

(17)

gì để mình các cách ăn cơm lịch sự?

Hoạt động 3: GV gọi HS trả lời cá nhân - Bữa cơm gia đình em có gì giống và khác với câu chuyện?

- Sau khi đọc câu chuyện, em dự định sẽ điều chỉnh cách ăn cơm cùng mọi người như thế nào?

Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Trong bữa ăn phải có thái độ như thế nào để thể hiện sự văn minh, lịch sự?

- Nhận xét tiết học

luận HS trả lời

Hs lắng nghe

=============================================

NS: 01 / 3 / 2021

NG: 10 / 3 / 2021 Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2021

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.

2. Kĩ năng: Biết ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

*HSKT:

HS biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát;

bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.

Biết ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định.

Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh một số cây có bóng mát III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối?

+ Gọi HS đọc dàn ý của tiết trước.

- GV nxét và tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. HD luyện tập:

+ Bài văn miêu tả cây cối gồm có 3 phần…

+ HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn quả đã làm ở tiết TLV trước.

- Nhận xét, bổ sung.

Hs trả lời

Hs NX

(18)

Bài tập 1: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em… 15’

? Ở tiết học trước thầy đã dặn về nhà quan sát một cái cây cụ thể. Bây giờ, các em cho biết về nhà các em đã chuẩn bị bài như thế nào?

- Dựa vào quan sát một cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.

(GV có thể đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để HS quan sát).

- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK một số bài ghi tốt.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn tả lá, tả hoa, tả quả … 17’

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS ghi những gì q/s được ra nháp.

- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.

- Một số HS trình bày.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân – chọn tả thân lá, thân hay gốc một cái cây cụ thể.

Hs trả lời

Hs quan sát tranh và trả lời Hs đọc

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh những bài tả hay.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Yêu cầu HS ở nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn, viết lại vào vở.

- Dặn HS đọc 2 đoạn văn đọc thêm.

- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới, quan sát một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích.

- Gv nhận xét tiết học.

- Một số HS đọc.

- Lớp nhận xét.

Hs lắng nghe

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố về dấu gạch ngang. Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn; viết được đoạn văn có dấu gạch ngang để đáng đấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn tả đối thoại giữa mình với bố mẹ trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

3. Thái độ: Giáo dục HS nói viết đúng ngữ pháp.

*HSKT

Củng cố về dấu gạch ngang. Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn; viết được đoạn văn có dấu gạch ngang để đáng đấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Viết được một đoạn văn ngắn tả đối thoại giữa mình với bố mẹ trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

(19)

Giáo dục HS nói viết đúng ngữ pháp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu, bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người? Đặt câu với từ đó?

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) Trực tiếp 2. HD luyện tập:

*Bài tập 1: 15’

- Các em có nhiệm vụ tìm câu có dấu gạch ngang trong chuyện Quà tặng cha và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. GV chiếu lời giải lên.

Bài tập 2: 17’

- Các em viết một đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần.

Trong đoạn văn cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng. Một là đánh dấu các câu đối thoại. Hai là đánh dấu phần chú thích.

- 1 HS đọc các từ tìm được.

- HS đọc yêu cầu bài tập Câu có dấu gạch ngang Pa-xcan thấy bố mình-một viên chức tài chính-vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.

* Đánh dấu phần chú thích trong câu (Bố Pa-xcan là một viên chức)

“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” - Pa- xcan nghĩ thầm.

*Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan) - Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói

*Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan và đánh dấu phần chú thích (nay là lời Pa- xcan nói với bố)

- HS đọc yêu cầu bài tập

VD: Tuần này tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, như thường lệ, bố hỏi tôi:

- Con gái của bố học hành như thế nào?

Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vẻ trả lời ngay:

- Con được 3 điểm mười bố ạ.

Hs trả lời

Hs làm BT

Hs quan sát

Hs nêu yêu cầu BT

(20)

- GV nxét và khen những bài làm tốt.

4. Củng cố, dặn dò (3’) - GV củng cố bài học.

- Y/c HS ở nhà học thuộc phần ghi nhớ.

- GV nhận xét tiết học.

- Thế ư! – Bố tôi vừa mừng rỡ thốt lên.

- HS trình bày bài viết - Nhận xét

Hs lắng nghe

=================================================TOÁN

LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về cách thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một psố, cộng trừ một phân số với (cho) một số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ của psố.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt.

*HSKT:

Củng cố về cách thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một psố, cộng trừ một phân số với (cho) một số tự nhiên.

Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ của psố.

Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kiểm tra việc thực hiện bài tập ở nhà của HS.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới.

1.Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: 6’

- Gọi HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số.

- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.

- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét, đánh giá.

- Hợp tác cùng GV.

- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Chúng ta qui đồng mẫu số các phân số đó sau đó thực hiện phép cộng (trừ) các phân số cùng mẫu số.

b. 40

69 40 45 40 24 8 9 5

3

Hs hợp tác với GV Hs lắng nghe Hs thực hiện

(21)

Bài 2: 6’

- Muốn thực hiện các phép tính:

1+ 2 à9 3

3v 2 ta làm như thế nào?

- Gọi HS lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3: 6’

- Gọi HS phát biểu cách tìm: số hạng chưa biết của một tổng, số bị trừ trong phép trừ, Số trừ trong phép trừ.

- Yêu cầu HS làm vào vở.

a. 5

4 x =

2

3 b. x -

4 11 2 3

c. 6

5 3

25x - Nhận xét, đánh giá.

Bài 4: 6’

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Vậy muốn tính ta làm sao?

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở

Bài 5: 8’

- Gọi HS đọc đề bài

- Yc HS tự làm, phát phiếu cho 2 hs.

- Ycầu HS lên dán phiếu và trình bày.

- Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Số học sinh học Tin học và Tiếng Anh = số học sinh học Tiếng Anh + số

c.

28 13 28

8 28 21 7 2 4

3

- Ta viết 1, 3 dưới dạng phân số rồi thực hiện qui đồng mẫu số, sau đó cộng (trừ) các phân số cùng mẫu số.

- HS lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở:

b. 2

3 18 27 18 15 18 42 6 5 3

7

c. 1+

3 5 3 2 3 3 3

2

- 3 HS phát biểu trước lớp.

- Tự làm bài:

a. 5

4 x =

2

3 b. x -

4 11 2 3

x =

10 7 5 4 2

3 x =

4 17 2 3 4 11

c. 6

5 3

25x x =

6 45 6 5 3 25

- Yêu cầu tính bằng cách thuận tiện.

+ Ta áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số để thực hiện

- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở:

b.

15 31 15 25 15

6 3 5 5 2 12 20 12 ) 5 12 13 12 (7 5 2 12 13 12

7 5

2

- 1 HS đọc đề bài.

- Tự làm bài.

- Lên dán phiếu và trình bày Số HS học Tiếng anh và Tin học chiếm số phần là:

35 29 7 3 5

2 (tổng số HS)

Hs làm BT

Hs lên bảng làm BT

Hs phát biểu

Hs nhận xét HS nêu yêu cầu BT

Hs làm BT

(22)

học sinh học Tin học.

- Yêu cầu HS đổi vở cho nhau và kiểm tra

4. Củng cố, dặn dò (3p)

- Muốn cộng (trừ) hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

Đáp số :

35 29tổng số HS

- Đổi vở cho nhau và kiểm tra.

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe và thực hiện.

Hs kiểm tra chéo Hs lắng nghe

NS: 01 / 3 / 2021

NG: 11 / 3 / 2021 Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021 TẬP ĐỌC

TIẾT 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu từ: bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, im như thóc.

Hiểu ND bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa thắng sự hung ác, bạo ngược.

2. Kĩ năng: HS đọc đúng các từ khó, đọc trôi chảy toàn bài. Biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập tốt.

*HSKT:

Hiểu từ: bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, im như thóc.

Hiểu ND bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa thắng sự hung ác, bạo ngược.

HS đọc đúng các từ khó, đọc trôi chảy toàn bài. Biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật.

Giáo dục HS ý thức học tập tốt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG TRONG BÀI:

- Tự nhận thức: Nhận biết được lòng dũng cảm cần thiết ntn trong cuộc sống.

- Ra quyết định: biết ra quyết định đúng lúc, đúng chỗ.

- Ứng phó, thương lượng;: Biết sử dụng lời lẽ mềm mỏng trong giao tiếp.

- Tư duy sáng tạo: Nhận xét, bình luận về bác sĩ Ly từ đó rút ra được bài học về lòng dũng cảm

III. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT

(23)

A. KTBC (4’):

- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài

“Đoàn thuyền đánh cá”:

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1 Giới thiệu bài (2’)

- Tuần này chúng ta học chủ điểm là gì ?

- Tên chủ điểm gợi cho em điều gì ?

- Quan sát tranh minh họa cho chủ điểm và hỏi: tranh vẽ những ai ? GV: Đây là những người con ưu tú của đất Việt, những người con dám anh dũng hy sinh bản thân mình vì lý tưởng cao đẹp như: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu… đó chính là nội dung chính của tuần 25,26,27. Bài đầu tiên của chủ điểm, các em sẽ được tìm hiểu hai nhân vật, hai thái độ rất khác nhau. Đó là nhân vật trong bài “Khuất phục tên cướp biển”.

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài chia làm mấy đoạn ?

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài - Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:

• Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp, dần theo diễn biến câu chuyện.

• Nhấn giọng ở các từ ngữ: cao lớn,

- 3HS lên bảng đọc, trả lời câu hỏi

- Nhận xét phần đọc bài và trả lời câu hỏi của bạn.

+ Chủ điểm: Những người quả cảm

+ Tên chủ đề gợi cho em nhớ đến những người dũng cảm, gan dạ dám hy sinh bản thân mình vì người khác hoặc vì lý tưởng cao đẹp

+ Tranh vẽ: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng…

- HS đọc toàn bài

+ Đ1: Tên chúa tàu ấy … bài ca man rợ.

+ Đ 2: Một lần … phiên toà sắp tới.

+ Đ 3: Trông bác sĩ ... im như thóc.

- HS đọc các từ khó : cao lớn, gạch nung, lên cơn loạn óc …

Hs đọc và trả lời câu hỏi Hs trả lời

Hs quan sát tranh và trả lời

Hs đọc

(24)

vạm vỡ. chém dọc, man rợ, nhân từ….

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (11’)

+ Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn?

-> Đoạn thứ nhất cho ta thấy điều gì ?

+Tính hung hãn của tên cướp thể hiện qua những chi tiết nào ?

+ Thấy tên cướp hung hãn, bác sĩ Ly làm gì?

+ Lời nói cử chỉ của bác sỹ Ly cho thấy ông là người ntn?

-> Đoạn thứ hai kể với chúng ta chuyện gì?

*GV: Tên chúa tàu có vẻ mặt đáng sợ, lời nói cục cằn, hành động hung dữ nên từ lâu không ai dám làm gì hắn. Chỉ riêng bác sĩ Ly đối đầu với hắn. Kết quả như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.

- Cặp câu nào trong bài khắc họa 2 hình ảnh nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?

- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục đựơc tên cướp biển hung hãn ? Chọn ý trả lời trong 3 ý đã cho.

-> Đoạn 3 kể lại tình tiết nào ?

*GV: Với sự bình tình và cương quyết bảo vệ lẽ phải, bác sĩ LY đã khuất phục tên cướp biển.

- Bài đọc cho ta biết điều gì?

HĐ 3. Đọc diễn cảm: 10’

- Gọi 3 HS đọc bài theo hình thức

- Hs đọc thầm đoan 1

+ Trên má có vết sẹo chém dọc, uống rượu nhiều, lên cơn loạn óc, hát những bài ca man rợ.

1. Hình ảnh dữ tợn của tên cướp

+ Hắn đập tay xuống bàn quát mọi

người,quát bác sĩ Ly.

+ Rút soạt dao, lăm chực đâm + Ôn tồn giảng giải cách trị bệnh, điềm tĩnh hỏi lại hắn.

+ Ông là người rất nhân từ, điềm đạm, nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu chống lại cái ác.

2. Cuộc đối đầu giữa bác sĩ và tên cướp.

- HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Câu văn: Một đằng thì đức độ, hiều từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì hung ác,hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.

+ Bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác rất bình tĩnh và cương quyết.

* Tên cướp biển bị khuất phục

*Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa thắng sự hung ác, bạo ngược.

- Đọc và theo dõi bạn đọc để tìm giọng đọc hay.

Hs trả lời

Hs trả lời Hs trả lời

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs đọc diễn cảm

(25)

phân vai:

+ Người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly.

+ Yc cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc hay.

- Treo bảng phụ có đoạn văn luyện đọc

+ GV đọc mẫu

+ Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 3. Củng cố – dặn dò. 3’

- Câu chuyện Khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì ?

- Em hãy nói một câu để ca ngợi bác sỹ Ly.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài:

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

+ Theo dõi GV đọc mẫu nhận biết giọng đọc hay

+ HS ngồi gần nhau cùng luyện đọc theo hình thức phân vai.

+ 3 đến 5 tốp HS thi đọc diễn cảm theo hình thức phân vai + Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác.

+ Bác sỹ Ly là con người quả cảm.

+ Bác sỹ Ly dũng cảm đấu tranh chống cái ác, cái bạo tàn.

Hs trả lời Hs lắng nghe

TOÁN

TIẾT 121: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân hai phân số.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

*HSKT:

Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân hai phân số.

HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vẽ hình trong sách giáo khoa lên bảng phụ,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT A. Kiểm tra bài cũ (4’)

Gv ghi:

3 7 -

6 5

- Yêu cầu hs thực hiện và nêu cách làm

- Nhận xét , đánh giá.

B. Dạy bài mới 1 Giới thiệu bài (1’)

2. Giới thiệu cách nhân phân số

- 1 hs thực hiện - lớp nháp

- Chữa nhận xét.

Hs làm BT

(26)

(12')

- Gv nêu ví dụ: Tính diện tích HCN có chiều dài

5

4 m, chiều rộng

3 2 m - Để tính hình CN trên ta phải làm gì?

* Tính diện tích HCN đã cho dựa vào hình vẽ.

- Hình vuông có DT bằng bao nhiêu?

- Hình vuông có bao nhiêu ô, mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu?

- Đã tô màu mấy ô?

- Vậy diện tích hình chữ nhật bao nhiêu?

* Hs nêu quy tắc nhân hai phân số - Cho hs tính diện tích hình chữ nhật

- Muốn nhân hai phân số ta làm ntnào?

3. Thực hành

Bài 1: (6’) Củng cố nhân hai phân số - GV quan sát giúp hs.

- Nhận xét , đánh giá.

Bài 2: (6’) Củng cố cách rút gọn phân và nhân hai phân số

- Gv giúp hs.

- Nhận xét , đánh giá.

Bài 3: (8’) Củng cố giải toán dạng nhân phân số

- Bài toán cho biết gì ,bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tóm tắt và giải 4. Củng cố – dặn dò (3’) - Nêu cách nhân hai phân số

- Hs nêu ví dụ

+ …thực hiện phép nhân:

5 4 x

3 2

- Hs quan sát + 1 m2

+ Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có diện tích

15 1 m2 + 8 ô

+ 15 8 m2

- Hs làm trên giấy nháp

5 4 x

3 2 =

15

8 ( m2 ) - HS nêu cách làm

- 3 - 4 hs nêu quy tắc - 2 hs nêu yêu cầu của bài

- Hs làm vào vở - 2 hs lên bảng làm a, 5

4 x

7 6 =

35 24 b,

9 2 x

9 1 =

18 2

- Hs nêu cách làm - chữa nhận xét.

- 2 hs nêu yêu cầu của bài

- 3 hs làm bảng lớp - Cả lớp làm vào vở a, 6

2 x

5 7 =

3 1 x

5 7 =

15 7

- Hs nêu cách làm - chữa –nhận xét.

- 2 hs đọc đề bài - 1 hs lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở

Hs lắng nghe

Hs trả lời

Hs trả lời

Hs nêu

Hs trả lời

Hs làm BT

Hs trả lời

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu và trò chơi ô chữ- Các câu hỏi ghi trên giấy. CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi... III. TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ti vi, máy tính.. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.. Hoạt động của thầy ĐL Hoạt

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi.. III. Sự di chuyển nhanh bằng

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của Gv Hoạt động của

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập 3)Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò.. Kiến thức: Luyện tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Thái độ: Giáo dục học sinh tự giác trong học