• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn : 29/4/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2018 Toán

Toán PHÉP CHIA PHÉP CHIA

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS củng cố kiến thức về phép nhân. Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.

2.Kĩ năng: củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Chuyển thành phép nhân rồi tính:

2,3 + 2,3 + 2,3 + 2,3 = ?

4,02km + 4,02km + 4,02km = ? - Nhận xét

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Ôn tập về phép chia(10') - Gv ghi phép chia: a : b = c

- Yêu cầu hs cho biết đâu là số bị chia, số chia, thương.

- Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép chia, của số dư.

c)Luyện tập Bài tập 1(5)

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, tự giải và chữa bài. GV kết hợp nêu mục chú ý – SGK.

Kết quả:

a) 8192 : 32 = 256 ; 15335 : 42 = 365 dư 5 b) 75,95 : 3,5 = 21,7 ; 97,65 : 21,7 = 4,5 Gv nhận xét

Bài tập 2(6')

GV yêu cầu HS tự giải và chữa bài.

a) 43 b) 4421 Bài tập 3(6')

- Yêu cầu hs đọc đề bài, hướng dẫn Hs nêu cách

Hoạt động của trò

- 2HS lên bảng làm, lớp nhận xét

- HS nêu phép tính.

- a là số bị chia, b là số chia, c là thương.

- Tính chất: chia cho 1, số bị chia bằng số chia, số bị chia bằng 0, số dư bé hơn số chia.

HS quan sát mẫu, tự giải, 4HS lên bảng làm.

Lớp nhận xét.

- HS tự giải và chữa bài. 2HS lên bảng làm

- HS đọc to yêu cầu đề bài, lần lượt nêu miệng kết quả.

(2)

nhẩm: Khi chia một số cho 0,1; 0,01; 0,001…?

(bằng nhân với 10, 100, 1000…) -Gv nhận xét, sửa chữa.

Bài tập 4(5')

- Yêu cầu hs làm bằng 2 cách vào vở.

b) c1 : (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10 c2 : (6,24 + 1,26) : 0,75

= 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10

- Gv nhận xét

3.Củng cố dặn dò(3')

- Củng cố bài nêu các tính chất của phép chia - Nhận xét giờ

- Dăn: Chuẩn bị bài sau..

a) 25 x 0,1 =2,5 … b) 11 x 0,25 = 44…

Lớp nhận xét.

- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm

- 2 Hs nêu

________________________________________

Tập đọc ÚT VỊNH

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng châm rãi, thong thả( đoạn đầu)

2. Kĩ năng: Hiểu được các từ ngữ trong bài, ý nghĩa của câu chuyện Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

3. Thái độ: HS học tập tấm gương của chị út Vịnh có ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định an toàn giao thông , tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. tranh minh bài đọc SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- y/c HS đọc thuộc bài thơ Bầm ơi kết hợp trả lời câu hỏi SGK.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS luyện đọc .(8') - Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.

- GV chia 4 đoạn đọc.

- Mời 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm . - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó.

- 3 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

- HS luyện đọc cặp.

(3)

- GV đọc diễn cảm toàn bài c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12')

- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- Để trả lời đúng câu 5, GV có thể giúp các em trả lời một số câu hỏi phụ để toát nội dung câu hỏi SGK.

- Mời HS nêu nội dung chính của bài.

-GV tóm ý chính ghi bảng.

* GD QTE: - Quyền được kết bạn và hi sinh cho bạn.

-Bổn phận chấp hành luật giao thông.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.(7') - GV tổ chức hướng dẫn HS đọc dc bài văn.

- Tổ chức thi đọc dc một đoạn trong bài.

Đoạn : Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu...gang tấc.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của chị út Vịnh và nhắc nhở HS chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường sắt.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- Cặp báo cáo.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc

________________________________________

Chính tả (Nhớ - viết) BẦM ƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ năng nhớ - viết đúng chính tả bài Bầm ơi.( 14 dòng đầu ).

2. Kĩ năng: Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan , đơn vị.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi nhớ cách viết đúng tên các cơ quan đơn vị.

(4)

- Ba bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS viết đúng tên các huân chương, danh hiệu giải hưởng ở bài tập 3 giờ trước.

- Nêu qt viết các từ trên.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a) Giới thiệu bài.(1')

b) Hướng dẫn HS nhớ - viết.(20') - Y/c 1 em đọc bài viết ( 14 câu đầu ).

- Y/c 2 -3 HS nêu nội dung bài viết.

- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai . - GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó và danh từ riêng .

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

- Y/c HS gấp sách để viết bài.

- GV nhận xột 1 số bài.

- GV nêu nhận xét chung.

c) Hướng dẫn HS làm bài tập.(7') Bài tập 2.

- HS nêu y/c của bài tập 2.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- Y/c 3 nhóm HS thi làm phiếu lên bảng chữa.

- HS - GV nhận xét chữa bài theo cách sau:

Phân tích tên mỗi cơ quan đơn vị thành từng bộ phận cấu tạo, rồi viết hoa chữ cái đầu mỗi bộphận

- GV chốt lại lời giải đúng và nhắc nhở HS nhớ để viết đúng.

Bài tập 3:

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc lại tên các cơ quan đơn vị viết sai rồi sửa lại cho đúng.

- Cả lớp suy nghĩ , sửa lại tên các cơ quan đơn vị.

- GV nhận xét chữa bài.

3.Củng cố dặn dò:(3')

- Nêu cách viết hoa tên các cơ quan , đơn vị?

- Nhận xét tiết học.

- 2 em viết bảng, lớp viết nháp rồi nhận xét.

- 2, 3 em trả lời.

-1 HS đọc bài viết , HS dưới lớp theo dõi

- 2 em nêu nội dung.

- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.

- HS đọc lại bài.

- HS tự viết bài vào vở.

- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)

- 2 HS nêu.

- HS tự làm vào vở.

- 3 nhóm HS suy nghẫm tìm và viết cho đúng rồi đại diện chữa bài.

- 2em nêu.

- HS tự viết hoa cho đúng.

- HS làm vở bài tập , đại diện chữa bảng.

- 2 HS nêu lại.

(5)

- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

________________________________________

Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống BÀI 8: CÂU HÁT VÍ DẶM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cảm nhận rõ tình yêu sâu sắc của Bác Hồ với những làn điệu dân ca nói riêng, quê hương, đất nước nói chung

2 . Kĩ năng: Nhận thấy được việc trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc là một cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

3. Thái độ: Biết cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng những việc làm vụ thể

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu – Thẻ chơi trò chơi - Phiếu học tập ( theo mẫu trong tài liệu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Bài cũ: (3’)

- Khi đất nước ta thống nhất, nhân dân ta sống cuộc sống như thế nào?

- 2 HS trả lời - GV nhận xét 2. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS 1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hoạt động 1: (12’)

- GV đọc câu chuyện “ Câu hát ví dặm ” cho HS nghe.

HDHS làm phiếu học tập. Khoanh tròn vào trước đáp án đúng 1. Đồng chí Mai Tư và Minh Huệ đã hát những thể loại dân ca nào?

a) Hát dặm, hát ví phường vải, hát ru miền Trung b) Hát xoan, hát quan họ

c) Hát ca trù, hò Huế

2. Bác Hồ đã làm gì khi nghe những câu hát ấy?

a) Phê bình các đồng chí hát sai b)Nhắc lời bài hát, sửa lại cho đúng c)Hát lại những câu đó.

3. Những việc làm trên của Bác thể hiện điều gì?

a) Bác yêu dân ca, yêu quê hương đất nước

b) Bác mong muốn thế hệ trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc c) Cả a và b

2.Hoạt động 2: (10’)

+ Viết ra giấy và đọc cho nhau nghe những câu hát trong bài sau khi đã được Bác Hồ góp ý

+ Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?

+ Chia sẻ cảm nhận của em về không khí buổi biểu diễn mừng thọ

-HS lắng nghe

-HS làm phiếu học tập

-HS trả lời cá nhân

-HS thực hiện theo yêu cầu

- HS trả lời cá nhân

(6)

Bác 79 tuổi.

3.Hoạt động 3: (10’)Thực hành, ứng dụng

-Chia sẻ với bạn trong nhóm một thể loại dân ca em đã học hoặc đã tìm hiểu

+ Em thích nhất làn điệu dân ca nào? Vì sao?

+Tiết âm nhạc hôm nay các em học một bài dân ca. Đến giờ ra chơi, một bạn trong lớp đã hát “chế” bài dân ca vừa học. Là thành viên trong lớp, em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

4.Củng cố, dặn dò:(4’)

+ Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?

Nhận xét tiết học Về chuẩn bị bài sau.

-Thảo luận nhóm - Chia sẻ trong nhóm

-HS trả lời cá nhân

________________________________________________________________

Ngày soạn : 30/4/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2018 Khoa học

Khoa học MÔI TR

MÔI TRƯỜƯỜNGNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Khái niệm ban đầu về môi trường.

2.Kĩ năng: Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, hs có ý thức bảo vệ môi trường

*GDMTBĐ: - Biết: Vai trò của môi trường tự nhiên (đặc biệt là biển, đảo) đối với đời sống của con người

- Tác động của con người đến môi trường (có môi trường biển, đảo)

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày.

- Nhận biết các vấn đề về môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trang 128, 129 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Kể tên một số loài thực vật có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Kể tên một số loài động vật đẻ con.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoạt động 1(16'): Môi trường là gì ? - Cho HS đọc thông tin SGK.

- Thế nào là môi trường (hay môi trường bao

Hoạt động của trò - 2HS trả lời.

- 1HS đọc thông tin SGK – lớp theo dõi

Môi trường bao gồm các thành

(7)

gồm những thành phần nào)?

- Yêu cầu HS quan sát H1, 2, 3, 4 thảo luận tìm ra các hình tương ứng với các thông tin

- Gọi Hs trình bày

- GV tổng hợp và nêu: các thành phần trong hình 3, 4 là môi trường nhân tạo; các thành phần trong hình 1, 2 là môi trường tự nhiên.

Hoạt động 2(16'): Một số thành phần của môi trường địa phương.

- Em đang sống ở đâu, làng quê hay đô thị?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống.

- Gọi Hs trình bày

- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Thế nào là môi trường ?( nước, không khí, ánh sáng, đất, thực vật, động vật, con người, nhà, làng xóm, nương rẫy…)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Tài nguyên thiên nhiên.

phần tự nhiên và những thành phần do con người tạo ra.

- HS quan sát H1, 2, 3, 4 thảo luận nhóm 2 tìm ra các hình tương ứng với các thông tin.

- Vài HS trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. Đáp án: hình 1-c; hình 2-d; hình 3-a; hình 4-b.

- Ở làng quê.

- HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

Lớp nhận xét ,bổ sung .

_________________________________________

To¸n LuyÖn tËp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách thực hiện phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và tìm tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính bảng, PHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(4') - Y/c HS lên bảng tính.

216,72 : 4,2 0,273 : 0,26 - Nêu quy tắc chia 1STP cho 1STP, - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

a, Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài1(11')

- HS tự thực hiện phép chia.

- HS lên bảng làm.

- HS lên bảng làm bài.

(8)

- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.

- GV nhận xét củng cố lại cách chia.

Bài 2(7')

- HS tự tính rồi nêu cách tính.

- GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố lại cách tính nhẩm.

Bài 3(7')

- Y/c HS thực hiện như mẫu.

- GV và HS chữa bài.

- HS nhắc lại cách tính.

Bài 4(7')(Máy tính bảng)

- GV y/c HS đọc bài toán làm vào máy tính bảng, điền đúng / sai.

A. 150% B. 60%

C. 66% D. 40%

- GV chữa bài cho HS.

- Củng cố cách tính tỉ số phần trăm.

3.Củng cố, dặn dò.(3')

- HS nhắc lại các kiến thức cơ bản - GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.

- HS tự làm bài rồi chữa bài.

- HS tự nhẩm kết quả rồi đại diện phát biểu lại cách tính nhẩm.

- HS làm bài vào vở.

- Đại diện HS lên bảng làm bài.

- KQ: 3,5; 0,2; 1,5; 0,125

- HS thảo luận, làm vào máy tính bảng

- HS gửi bài. Giải thích cách làm - KQ: D. 40%

________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được tác dụng của dấu phẩy và sử dụng thành thạo dấu phẩy trong câu.

2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm được tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy , biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.

3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu phẩy trong câu.

II. ĐỒ Ù D NG D Y H CẠ : B ng ph , v b i t p ti ng vi t.ả ụ ở à ậ ế ệ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Y/c HS chữa bài 3 của giờ trước.

- 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.(1')

b. Hướng dẫn HS luyện tập

- 1 em chữa bài, lớp nhận xét.

(9)

Bài 1. (19')

- HS đọc kĩ y/c của bài 1.

- Mời một em đọc bức thư đầu và trả lời : Bức thư đầu của ai ?

- Y/c HS đọc lại mẩu chuyện vui Dấu phẩy, dấu chấm và điền dấu cho phù hợp.

- Gv mời HS đọc lại mẩu chuyện vui và trả lời câu hỏi

- GV chốt lại câu trả lời đúng .

- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy trong từng trường hợp.

Bài 2(13')

- HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập . HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài

- GV cho Hs đọc lại đoạn văn của mình 3.Củng cố, dặn dò.(3')

- Tác dụng của dấu phẩy?

* GD QTE: - Quyền được tham gia hoạt động vui chơi.

- GV nhận xét tiết học, biểu dương.

- Y/c HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm , chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS làm vở bài tập.

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- 2 hs trả lời.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

- Đại diện 3 em chữa bài và nêu tác dụng của dấu phẩy.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 1/5/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng về cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số ; thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành về tìm tỉ số phần trăm và cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.Kiểm tra bài cũ.(4') - HS chữa bài tập số 4 - Gv nhận xét.

2.Bài mới.

- 1 HS lên bảng làm.

(10)

a, Giới thiệu bài. (1')

b, Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1 (11')

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi đại diện chữa bài.

- GV và HS nhận xét đánh giá. Củng cố lại cách thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Bài 2 (7')

- Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài.

- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.

- Gv và HS chữa bài.Củng cố lại cách cộng, trừ tỉ số phần trăm.

Bài 3 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.

- HS xác định yêu cầu của bài và làm bài.

- GV nhận xét.

Bài 4 (7')

- Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán, tìm cách làm bài.

- GV nhận xét.

- GV chữa bài cho HS.

3.Củng cố dặn dò: (3')

- Y/c HS nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn.

- Nxc tiết học.

- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.

- HS làm việc cá nhân vào vở., đại diện HS chữa bài.

- KQ: 80%; 125%; 120%; 166%;

120

- HS tự làm bài vào vở và lên bảng chữa bài.

- KQ: 52,3%; 21,8%; 91,7%

- HS làm việc cá nhân vào vở, sau đó đại diện làm bảng lớp.

- KQ: a, 80%; b, 125%.

- HS làm bài vào vở và lên bảng chữa bài. KQ:

Số sp đã làm: 520x 65 : 100 = 338 Phải làm số sp: 520 –338 = 182

________________________________________

Kể chuyện NHÀ VÔ ĐỊCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của cô và tranh ảnh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể , kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.

- Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

2. Kĩ năng: Hiểu được nội dung câu chuyện ; trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện.

3. Thái độ: HS học tập Tôm Chíp sả thân để cứu bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. Tranh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS kể về việc làm tốt của một người bạn.

- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

(11)

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài. (1')

b.GV kể chuyện Nhà vô địch (7')

- GV giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện.

-GV vừa kể lần hai vừa kết hợp chỉ tranh vẽ c. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.(20')

- Mời HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện, Gv tổ chức hướng dẫn từng yêu cầu của đó:

+ Y/ c 1 ( Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ , kể từng đoạn của câu chuyện ) - Y/c HS quan sát từng tranh và theo cặp kể lại nội dung truyện.

-Mời 4 HS nối tiếp nhau kể lại bốn đoạn theo tranh.

+ Yêu cầu 2, 3 ( Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân Vật Tôm chíp . Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện )

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu 2, 3 . - Nhắc nhở các em kể theo lời nhân vật các em cần xưng hô “ tôi ” , kể theo cách nhìn , cách nghĩ của nhân vật.

- Y/c từng cặp HS nhập vai nhân vật kể cho nhau nghe.

- Từng cặp Hs dựa kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ HS thi kể trước lớp.

- GV y/c các nhóm cử đại diện tham gia . - GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên

dương bạn kể nhập vai đúng và hay nhất , người hiểu truyện và trả lời đúng nhất.

* GD QTE: - Quyền được tham gia vui chơi giải trí.

-Bổn phận quên mình cứu các em nhỏ.

3.Củngcố, dặn dò:(3')

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của Tôm Chíp : phản ứng nhanh , thông minh dũng cảm và đã kịp thời cứu em nhỏ.

-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về

- HS chú ý lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên các nhân vật.

- 4 HS đọc.

- 4 em kể, mỗi em một đoạn.

- 2 em đọc y/c 2 , 3

- HS nhập vai kể theo cặp cho nhau nghe và trao đổi về chi tiết trong truyện và nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp.

- Đại diện thi kể nhập vai.

- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

- Hs kể cho nhau nghe

- Thi kể chuyện trước lớp

- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất

- Hs tự liên hệ

(12)

nhà tập kể cho người thân nghe.

-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.

_______________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 32

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

*Học tập:

...

...

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới:

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Nhắc nhở HS bảo vệ sức khỏe trong những ngày giao mùa.

- Tuyên truyền việc thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trong

trường .Thực hiện tốt đã kí cam kết, thực hiện tốt ATGT, VSATTP. BVMT.

Phòng dịch bệnh..., không chơi trò chơi bạo lực…

- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối kì 2.

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

(13)

4. Chương trình văn nghệ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Use the phonics cards with sun, star, and snake, read the words out loud and have students repeat3.  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo