• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lịch sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) | Giải VBT Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lịch sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) | Giải VBT Lịch sử 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Bài tập 1 trang 66 Vở bài tập Lịch sử 8: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mè em cho là đúng.

☐ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với thuộc địa.

☐ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về quyền lợi, thị trường và thuộc địa.

☐ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô.

☐ Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933

☐ Sự bất mãn về vấn đề thuộc địa giữa Anh, Pháp và Mĩ.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

☒ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về quyền lợi, thị trường và thuộc địa.

☒ Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933

Bài tập 2 trang 66 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp vào chỗ chấm (....) thể hiện sự mâu thuẫn ( > <) giữa các nước sau:

- Đức, Italia, Nhật Bản > < ...

- Liên Xô > < ...

Lời giải:

- Đức, Italia, Nhật Bản > < Anh, Pháp, Mĩ.

- Liên Xô > < Khối các nước tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ) và khối các nước phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản).

Bài tập 3 trang 66 Vở bài tập Lịch sử 8: Theo em, tại sao Liên Xô không ngăn chặn được sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai?

Lời giải:

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa đã lên tới đỉnh điểm.

Nên khó có thể giải quyết thông qua con đường hòa bình.

(2)

Các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa

- Thái độ thỏa hiệp, dung dưỡng của các cường quốc tư bản (Anh - Pháp - Mĩ) đối với chủ nghĩa phát xít, đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít bành trướng thế lực.

Các chính khách châu Âu nhượng bộ Hít-le

(3)

- Các nước phát xít và các cường quốc tư bản (Anh - Pháp - Mĩ) tuy mâu thuẫn nhau về vấn đề thuộc địa, song đều thống nhất với nhau trong mục tiêu chống lại Liên Xô. Do đó, Liên Xô không đủ sức mạnh để chống lại cùng một lúc cả kẻ thù.

Bài tập 4 trang 67 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy phác họa lại những diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ hai qua bảng sau:

Lời giải:

Thời gian Sự kiện lịch sử chính

1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

9/1940 - Quân Italia tấn công Ai Cập.

- Nhật Bản xâm lược Việt Nam rồi tràn vào các nước Đông Dương.

22/6/1941 - Đức tấn công Liên Xô.

7/12/1941 - Nhật Bản tấn công hạm đội của Mĩ ở Trân Châu cảng.

1/1942 - Mặt trận Đồng minh chống Phát xít được hình thành.

2/2/1943 - Chiến thắng Xtalingrat của Hồng quân Liên Xô.

6/6/1944 - Quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai tại miền Bắc nước Pháp.

9/5/1945 - Đức đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

6/8/1945 - Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma (Nhật Bản) 9/8/1945 - Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) 15/8/1945 - Nhật đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Bài tập 5 trang 67 Vở bài tập Lịch sử 8: Nêu suy nghĩ của em về tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải:

- Từ tháng 9/1939 - tháng 6/1941: chiến tranh phi nghĩa giữa các cường quốc tư bản với các nước phát xít nhằm mục đích: tranh giành thị trường, thuộc địa.

- Từ 22/6/1941 đến 15/8/1945:

+ Tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

+ Tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.

(4)

Bài tập 6 trang 67 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy so sánh những nội dung chủ yếu của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai theo bảng sau:

Lời giải:

Nội dung Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai

Thời gian 1914 - 1918 1939 - 1945

Nguyên nhân sâu xa

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa

Nguyên nhân trực tiếp

- 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.

- Thái độ thỏa hiệp của các cường quốc tư bản đối với chủ nghĩa phát xít nhằm chống lại Liên Xô.

Tính chất - Chiến tranh phi nghĩa.

- 1/9/1939 - 22/6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

- 22/6/1941 - 15/8/1945:

+ Tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

+ Tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.

Hậu quả

- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.

- Hàng triệu thành phố, làng mạc bị phá hủy.

- 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

- Hàng triệu thành phố, làng mạc bị phá hủy.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đời sống nhân dân khổ cực, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mỹ.. Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20

- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. - Tính chất của chiến tranh: là chiến

Câu hỏi trang 72 SGK Lịch sử 8: Lập niên biểu về giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất... Tháng 3/1918 Sau khi kí kết hòa ước Bret-li-tốp, nước

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt... - Mặt trận nhân dân chống

- Sự phát triển của phong trào công nhân ở khắp các bang của nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX, đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải thành lập một chính Đảng để

+ Lực lượng tham gia đấu tranh: tất cả các tầng lớp nhân dân Nhật Bản, đặc biệt, phong trào đấu tranh còn lôi cuấn cả nhiều sĩ quan, binh lính tham ra.. + Hình

Câu hỏi trang 105 SGK Lịch sử 8: Nêu những diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai.. Chiến tranh thế giới thứ hai

☐ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền