• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch

Câu hỏi trang 137 sgk Địa lí 12: Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo ngành kinh tế nước ta.

Trả lời:

Hình 31.1. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế (%)

Giai đoạn 1995-2005 cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi:

- Khu vực ngoài nhà nước có tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng nhẹ (từ 76,9%

năm 1995 lên 83,3% năm 2005).

- Khu vực nhà nước có tỉ trọng khá lớn và đứng thứ hai, tuy nhiên đang có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu (từ 22,6% năm 1995 xuống 12,9% năm 2005).

(2)

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng ít nhất nhưng đang tăng lên nhanh (từ 0,5% năm 1995 lên 3,8% năm 2005.)

Câu hỏi trang 138 sgk Địa lí 12: Quan sát hình 31.2, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005.

Hình 31.2. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005.

Trả lời:

- Tỉ trọng xuất khẩu nhìn chung tăng nhẹ từ 46,6% xuống 46,9% nhưng còn chưa ổn định. Tỉ trọng nhập khẩu giảm nhẹ (từ 54,3% xuống 53,1%).

- Năm 1990, nước ta nhập siêu. Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu.

- Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới.

(3)

Câu hỏi trang 139 sgk Địa lí 12: Hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.

Hình 31.3. Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005.

Trả lời:

- Giai đoạn 1990 - 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, từ 2,4 tỉ USD năm 1990 lên hơn 39,6 tỉ USD năm 2005. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990; từ năm 2000 đến 2005 tăng rất nhanh.

- Nhìn chung trong giai đoạn 1990 - 2005, nước ta chủ yếu nhập siêu (trừ năm 1993).

- Nguyên nhân: Do cơ chế quản lí đổi mới: mỏ rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.

Câu hỏi trang 139 sgk Địa lí 12: Quan sát hình 31.3, hãy nhận xét về tình hình nhập khẩu của nước ta.

(4)

Hình 31.3. Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005

Trả lời:

- Tổng kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng nhanh và liên tục trong cả giai đoạn 1990 – 2005, từ 2,8 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD, tăng gấp 13 lần. Giai đoạn 2000-2005 tăng rất nhanh.

- Nhìn chung trong giai đoạn 1990 - 2005, nước ta chủ yếu nhập siêu (trừ năm 1993). Tuy nhiên bản chất có sự thay đổi so với thời kì trước (trước nhập siêu do nền kinh tế còn yếu kém, hiện nay chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị cho công cuộc hiện đại hóa).

Câu hỏi trang 139 sgk Địa lí 12: Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam, hình 31.5 và sơ đồ sau, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta.

(5)

Hình 31.4. Các loại tài nguyên du lịch của nước ta.

Trả lời:

Tài nguyên du lịch nước ta gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

* Tài nguyên du lịch tự nhiên : - Địa hình :

+ Nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển đẹp có thể khai thác xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng: Nha Trang (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng),...

+ Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo hấp dẫn khách du lịch: hang động cacxto, cả nước có khoảng 200 hang động, với 2 di sản thiên nhên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha – Kẻ Bàng); các đảo ven bờ với phong cảnh kì thú (Phú Quốc, Cát Bà, Lý Sơn...).

(6)

- Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm với nhiều loại hình du lịch (biển - mùa hè; vùng ôn đới núi cao vào mùa đông - Sapa).

- Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng.

+ Nước sông, hồ: ở miền Nam thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn; các hồ tự nhiên và nhân tạo: hồ Ba Bể, Dầu Tiếng, Thác Bà....

+ Nước khoáng: nổi tiếng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định)....

- Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…) giúp phát triển các hoạt động nghiên cứu, khám phá.

* Tài nguyên nhân văn :

- Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 5 di dản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An,...) và 14 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế,...)

- Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân thu hút du lịch tâm linh phát triển.

- Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…voiws những snả phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

(7)

Hình 31.5. Du lịch

(8)

Câu hỏi trang 142 sgk Địa lí 12: Dựa vào hình 31.6, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta.

Hình 31.6. Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta.

Trả lời:

*Tình hình phát triển

- - Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhưng thực sự phát triển từ thập kỷ 90 (TKXX)

- Trong giai đoạn 1991 – 2005: Số lượt khách và doanh thu đều tăng

+ Khách du dịch nội địa và quốc tế tăng lên nhanh, trong đó khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa (11,7 lần so với 10,7 lần).

+ Doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh và liên tục từ 0,8 nghìn tỉ đồng lên 30,3 nghìn tỉ đồng (tăng 38 lần).

*Giải thích :

- Nhờ chính sách mới của Nhà nước :

(9)

+ Mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới.

+ Liên kết với các công ty lữ hành quốc tế.

+ Khuyến khích mời khách du lịch quốc tế, nhất là Việt Kiều.

- Tích cực quảng bá thương hiệu, vẻ đẹp du lịch Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

- Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ : tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.

- Du lịch nước ta thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.

- Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt.

Câu 1 trang 143 sgk Địa Lí 12: Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta (đơn vị:%)

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.

Trả lời:

(10)

- Vẽ biểu đồ

*Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị sản xuất hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta rất đa dạng gồm: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiêp, hàng nông-lâm-thủy sản.

- Tỉ trọng các nhóm hàng có sự chênh lệch: năm 2005, chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (41,0%), tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (36,1%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%).

- Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu giá trị xuât khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta có sự thay đổi:

+ Tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, từ 25,3% năm 1995 lên 36,1% năm 2005 (tăng 10,8%).

(11)

+ Tăng nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, từ 28,5%

năm 1995 lên 41,0% năm 2005 (tăng 12,5%).

+ Giảm tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản, từ 46,2% năm 1995 xuống còn 22,9%

năm 2005 (giảm 23,3%).

Câu 2 trang 143 sgk Địa Lí 12: Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

Trả lời:

Hoạt động xuất nhập khẩu nước ta có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây:

- Về giá trị: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, trong đó:

+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005), gấp 13,5 lần.

+Giá trị nhập khẩu giai đoạn 1990-200 tăng từ 2,8 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD, tăng gấp 13 lần.

- Cán cân xuất, nhập khẩu ngày càng cân đối + Trước Đổi mới: nhập siêu.

+ 1992: Cán cân XNK tiến tới thế cân đối.

+ 1993->nay, tiếp tục nhập siêu.(bản chất khác trước Đổi mới) - Về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:

+ Hàng xuất khẩu : Công nghiệp nặng, khoáng sản,công nghiệp nhẹ, hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thuỷ sản

+ Hàng nhập khẩu : nguyên liệu, tư liệu sản xuất,hàng tiêu dùng.

- Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá .(VN gia nhập WTO)

+ Thị trường xuất khẩu : Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc

(12)

+ Thị trường nhập khẩu: Châu Á-Thái Bình Dương (80%), Châu Âu, Bắc Mĩ.

Hình 31.7. Một góc cảng Sài Gòn.

Câu 3 trang 143 sgk Địa Lí 12: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước tatương đối phong phú và đa dạng.

Trả lời:

Tài nguyên du lịch nước ta gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

* Tài nguyên du lịch tự nhiên : - Địa hình :

+ Nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển đẹp có thể khai thác xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng: Nha Trang (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng),...

+ Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo hấp dẫn khách du lịch: hang động cacxto, cả nước có khoảng 200 hang động, với 2 di sản thiên nhên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha – Kẻ Bàng); các đảo ven bờ với phong cảnh kì thú (Phú Quốc, Cát Bà, Lý Sơn...).

(13)

Hình 31.8. Vịnh Hạ Long

- Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm với nhiều loại hình du lịch (biển - mùa hè; vùng ôn đới núi cao vào mùa đông - Sapa).

- Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng.

+ Nước sông, hồ: ở miền Nam thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn; các hồ tự nhiên và nhân tạo: hồ Ba Bể, Dầu Tiếng, Thác Bà....

+ Nước khoáng: nổi tiếng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định)....

- Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…) giúp phát triển các hoạt động nghiên cứu, khám phá.

* Tài nguyên nhân văn :

- Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 5 di dản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An,...) và 14 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế,...)

(14)

- Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân thu hút du lịch tâm linh phát triển.

- Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…voiws những snả phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

Câu 4 trang 143 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 31.4 (SGK) và Atlat Địa lí Việt Nam, với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch Xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).

Trả lời:

Giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt từ Hà Giang đến mũi Cà Mau

* Khu du lịch phía Bắc:

- Điểm đến đầu tiên: Hà Giang- địa đầu tổ quốc, những năm gần đây Hà Giang trở thành nơi thu hút khách trong và ngoài nước với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ như cao nguyên đá Đồng Văn, sông Nho Quế, đèo Mã Phì Lè, và nhiều lễ hội đạc trung như lễ hội hoa tam giác mạch…

- Điểm thứ 2: Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, đảo Cát Bà…Là khu du lịch với nhiều hang động kì thú, các đảo nổi có hình thù đặc sắc, nước biển trong xanh…

- Điểm thứ 3: Hà Nội – thủ đô cả nước, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước. Hà Nội có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như : Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Chủ Tịch, Văn miếu Quốc Tử Giám, 36 phố phường Hà Nội với phố đi bộ, chợ đêm phố cổ, Nhà thờ lớn Hà Nội… Thưởng thức các đặc sản Hà Thành (sữa chua dẻo, trà chanh nhà thờ, bún chả, phở Hà Nội,…). Ngoài ra, có các trung tâm thương mại lớn như Lotte Center, KangNam, Tràng Tiền Plaza, Aeon mail Long Biên, Time city, Royal city.

- Điểm đến thứ 4: Ninh Bình với các địa điểm du lịch nổi tiếng như Bái Đính- Tràng An-Tam Cốc Bích Động- Cố đô Hoa Lư,..

* Dọc bờ biển miền Trung:

(15)

- Dọc ven biển miền Trung nổi tiếng với các bãi tắm: Thanh Hóa (có bãi biển Sầm Sơn), Nghệ An (có bãi biển Cửa Lò, quê Bác hồ, vườn hoa hướng dương, đồi chè ở Thanh Chương…); Hà Tĩnh có di tích ngã ba Đồng Lộc, bãi biển Thiên Cầm…

- Tiếp đến là vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, hang Sơn Đoong, động Thiên Đường để chiêm ngắm tuyệt tác của thiên nhiên với các dải thạch nhũ.

- Huế mộng mơ, thanh bình, Đà Nẵng- thành phố đáng sống nhất Việt Nam với bãi biển Mỹ Khê cát trắng), phố cổ Hội An (đèn lồng, các tòa nhà kiến trúc cổ…), thánh địa Mỹ Sơn,…

- Tiếp theo là vùng biển Nha Trang, Phan Thiết với các khu resot cao cấp.

*Vùng Tây Nguyên: Đà Lạt hiện nay được coi là điểm sáng du lịch của cả nước với khí hậu mát mẻ trong lành và nhiều cảnh đẹp , có hồ Than Thở, ngắm thác Yaly tuyệt đẹp…

* Khu du lịch miền Nam:

- Thành phố sầm uất TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam với nhiều địa điểm vui chơi hấp dẫn (hồ sen, các trung tâm thương mại…) các địa diểm tham quan như Dinh độc lập, địa đạo Củ Chi,..

- Đi đến mảnh đất tận cùng đất nước: tham quan khu miệt vườn trĩu quả bên sông, chợ nổi An Giang, rừng tràm U Minh, đảo Phú Quốc.

(16)

Hình 31.9. Các điểm, trung tâm du lịc ở nước ta.

(17)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2 trang 23 sgk Địa lí 12: Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam..

+ Sau khi Cổ kiến tạo kết thúc, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối yên tĩnh, chủ yếu chịu tác động của ngoại lực bào mòn khu vực đồi núi, điển hình là

+ Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: Các vịnh của sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu, bãi cát, đầm phá, các đảo ven bờ,….. + Các hệ sinh thái

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây

+ trên các sườn đất dốc, mất lớp phủ thực vật, bè mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng đá lở, đất trượt. + vùng núi đá

+ Nơi núi lùi sâu vào trong lục địa hình thành các đồng bằng châu thổ như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục

Câu hỏi trang 52 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 12 và các kiến thức đã học, hãy xác định phạm vi 3 miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và

Câu hỏi trang 60 sgk Địa Lí 12: Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta..