• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 25 (mới 2022 + Bài Tập): Thường biến

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 9 Bài 25 (mới 2022 + Bài Tập): Thường biến"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 25: THƯỜNG BIẾN

I. SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG

- Khái niệm: Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể, dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc,…).

- Ví dụ: Sự biến đổi màu sắc hoa ở hoa cẩm tú cầu tùy thuộc vào độ pH của đất, sự biến đổi hình dạng lá của cây rau mác tùy thuộc vào mức độ ngập nước, sự biến đổi màu sắc hoa của hoa anh thảo dưới điều kiện nhiệt độ khác nhau,…

- Đặc điểm:

+ Chỉ biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

+ Xảy ra đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.

+ Giúp sinh vật thích nghi thụ động với môi trường sống để duy trì sự tồn tại.

* Phân biệt thường biến và đột biến:

Thường biến Đột biến

- Có sự biến đổi kiểu hình nhưng không có sự biến đổi kiểu gen.

- Có sự biến đổi kiểu gen.

- Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

- Xuất hiện riêng lẻ, đột ngột, vô hướng.

(2)

- Không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

- Di truyền được cho thế hệ sau.

- Giúp sinh vật tồn tại ⇒ Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa và chọn giống.

- Là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hóa.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH - Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.

- Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường:

+ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Ví dụ: Tính trạng màu mắt, tính trạng hàm lượng lipit trong sữa bò, tính trạng hình dạng và màu sắc của giống lúa nếp cẩm, tính trạng màu lông của lợn Ỉ Nam Định,…

Một số tính trạng chất lượng

+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện kiểu hình rất khác nhau. Ví dụ: Tính trạng số hạt lúa trên một bông của một giống lúa, tính trạng lượng sữa vắt được trong một ngày của một giống bò, tính trạng sản lượng trứng,… → Đối với những tính trạng số lượng, trong sản xuất, cần phải chú ý ảnh hưởng khác nhau của môi trường (điều kiện trồng trọt và chăn nuôi) để thu được năng suất cao.

(3)

Một số tính trạng số lượng III. MỨC PHẢN ỨNG

- Khái niệm: Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước các môi trường khác nhau.

Tập hợp các kiểu màu sắc thân của tắc kè trong các môi trường khác nhau.

- Ví dụ:

+ Tập hợp các màu sắc thân khác nhau chính là mức phản ứng của kiểu gen quy định màu sắc thân ở tắc kè.

+ Giống lúa DR2 có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha.

- Đặc điểm:

+ Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

+ Mỗi gen có một mức phản ứng riêng.

+ Sinh vật có mức phản ứng càng rộng thì khả năng thích nghi càng cao.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba

Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa... Hình 3: Sơ đồ bình điện phân dung dịch NaCl có màng

→ Kết quả thí nghiệm lai một tính trạng của Menđen: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F 1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc

- Thông thường, các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu → Tương quan trội – lặn là cơ sở để xác định được các

- Kết luận: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F 2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ

Từ những phân tích trên, Menđen đã phát hiện ra quy luật phân li độc lập với nội dung là: Các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen) đã phân li độc lập

+ Sự tổng hợp mARN được diễn ra dựa trên mạch khuôn là mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung: A gen liên kết với U tự do , T gen liên kết với A tự do , X gen liên kết

Ảnh chụp minh họa ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.. - Ảnh chụp 2 luống su hào trồng