• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Amin (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Amin (mới 2022 + Bài Tập) - Hóa học 12"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 9: Amin I. Khái niệm, phân loại và danh pháp

1. Khái niệm

- Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

- Ví dụ:

CH3–NH2; CH3–NH–CH3;

3

3

CH – N– C3

CH H

; CH2=CH–CH2NH2; C6H5NH2 2. Phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo gốc hiđrocacbon:

– Amin mạch hở: CH3NH2, C2H5NH2, ...

– Amin thơm: C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

– Amin dị vòng : ;…

b) Theo bậc amin:

– Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ.

Theo đó, các amin được phân loại thành:

Amin bậc I

Amin bậc II

Amin bậc III

R–NH2 R–NH–R’ R – N– R '

R '' R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon - Ví dụ: amin bậc I: CH3CH2CH2NH2

amin bậc II: CH3CH2NHCH3

amin bậc III:

3

3

CH – N– C3

CH H

3. Đồng phân

(2)

Amin thường có đồng phân về:

– Mạch cacbon.

– Vị trí nhóm chức.

– Bậc của amin.

Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C3H9N có các đồng phân:

CH3 – CH2 – CH2 – NH2

CH3 – CH (NH2) – CH3

CH3 – NH – CH2 – CH3 3

3

CH – N– C3

CH H

4. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc – chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

a) Tên pháp gốc – chức = Tên gốc hiđrocacbon + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin),

….

b) Tên thay thế = Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

Tên gọi của một số amin

(3)

 Lưu ý:

– Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.

– Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính:

+ Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–metyletanamin.

+ Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

Ví dụ : CH3–N(CH3)–C2H5 : N, N–đimetyletanamin.

+ Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metylpropanamin.

– Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

Ví dụ : CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).

II. Tính chất vật lý

– Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

(4)

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong không khí các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen vì bị oxi hóa.

- Các amin đều độc.

Cây thuốc lá chứa amin rất độc: nicotin III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

1. Cấu tạo phân tử

- Trong phân tử amin, nguyên tử nitơ còn một cặp electron tự do chưa liên kết có thể tạo liên kết cho – nhận giống NH3.

 Vì vậy các amin có tính bazơ tương tự NH3.

- Ngoài ra, nguyên tử N trong amin có số oxi hóa -3 như trong NH3 nên amin thường dễ bị oxi hóa. Các amin thơm dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm do ảnh hưởng của đôi electron chưa tham gia liên kết ở nguyên tử nitơ.

2. Tính chất hoá học : a) Tính bazơ

(5)

- Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin … có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn NH3 nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.

- Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó yếu và yếu hơn NH3. Đó là do ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol).

- Ta có thể so sánh lực bazơ như sau:

CH3 – NH2 > NH3 > C6H5 – NH2

 Tác dụng với axit: R–NH2 + HCl → R–NH3Cl Ví dụ:

CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl

 Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa Ví dụ :

3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl

 Lưu ý : Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin (dư)  hiđroxit kết tủa

 kết tủa tan (tạo phức chất).

b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin :

Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom :

NH2

+ 3Br2

Br Br NH2 Br

+ 3HBr

2, 4, 6 tribromanilin

Lưu ý: Phản ứng tạo ra kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin dùng nhận biết anilin c) Phản ứng với axit nitrơ HNO2 :

(6)

- Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ. Ví dụ:

C2H5NH2 + HONO  C2H5OH + N2 ↑ + H2O

- Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni :

C6H5NH2 + HONO + HCl 0 5 Co C6H5N2+Cl- + 2H2O phenylđiazoni clorua d) Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở :

t0

n 2n 3 2 2 2 2

6n 3 2n 3 1

C H N O nCO H O N

4 2 2

 

   

Ví dụ:

t0

2 7 2 2 2 2

15 7 1

C H N O 2CO H O N

4 2 2

   

V. Ứng dụng và điều chế 1. Ứng dung

Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng để tổng hợp polime.

Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime (nhựa anilin - fomanđehit,…), dược phẩm …

2. Điều chế

- Thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac

NH3 CH IHI3 CH3NH2 CH IHI3 (CH3)2NH CH IHI3 (CH3)3N - Khử hợp chất nitro

C6H5NO2 + 6H Fe, HCl C6H5NH2 + 2H2O

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ x, y, z là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, nếu các chỉ số này bằng 1 thì không ghi.. Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất: nước

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là: số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Những yếu

Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi tăng nhiệt độ của khối khí, vì khi nhiệt độ tăng các nguyên tử, phân tử chuyển động

KHÔNG ĐỔI MÀU quì tím và dung dịch phenolphtalein CTTQ amin thơm đồng đẳng của anilin : C n H 2n-5 N( n ≥ 6) - Các amin thơm đều là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần.. +

- Ankin có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. - Các ankin có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng. - Các ankin

Câu 23: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện