• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết theo KHDH: 4-5-6

Chương III: HÌNH HỌC TRỰC QUAN

§2:HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH THOI Thời gian thực hiện: 3 tiết I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được hình chữ nhật với các đặc điểm: hai cạnh đối bằng nhau và song song với nhau, hai đường chéo bằng nhau, bốn góc đều là góc vuông; vẽ được hình chữ nhật bằng ê ke và tính được chu vi, diện tích hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh.

- Nhận biết được hình thoi với các đặc điểm: bốn cạnh bằng nhau, hai cạnh đối song song với nhau, hai đường chéo vuông góc với nhau; vẽ được hình thoi bằng thước và com pa khi biết độ dài cạnh và độ dài một đường chéo; tính được chu vi hình thoi khi biết độ dài cạnh;

tính được diện tích hình thoi khi biết độ dài hai đường chéo.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

*Năng lực chuyên biệt:

- Góp phần tạo cơ hội đề HS phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL mô hình hóa toán học; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán; NL giải quyết vấn đề toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học: nêu được các đặc điểm của hình chữ nhật, hình thoi, viết được các công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình thoi.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: sử dụng được thước thẳng, ê ke, compa để đo độ dài cạnh, kiểm tra góc vuông, vẽ hình chữ nhật, hình thoi; vận dụng được các công thức để tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình thoi.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: vận dụng được công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình thoi để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ dơn giản.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: tự giác, thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên:

- SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.

(2)

- Thước thẳng có chia xăng-ti-mét, compa, ê ke, kéo, mảnh bìa mỏng có dạng hình chữ nhật, hình thoi.

- Các hình ảnh hoặc clip (nếu có điều kiện) về những vật thể có cấu trúc dạng hình chữ nhật, hình thoi trong thực tế cuộc sống để minh họa, làm cho bài học được sinh động và lôi cuốn người học.

Chú ý khai thác và sử dụng những học liệu đi kèm với SGK Toán 6 (thuộc bộ sách Cánh Diều).

2. Học sinh:

- SGK, thước thẳng, bảng nhóm.

- Thước thẳng có chia xăng-ti-mét, compa, ê ke, kéo, mảnh giấy màu thủ công có dính.

III. Tiến trình dạy học Tiết 1

1.1. Nội dung 1: Nhận biết hình chữ nhật (30 phút) Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm (khoảng 6 phút)

a) Mục tiêu:HS nhận biết được hình chữ nhật, nêu được các đặc điểm đặc điểm về hai cạnh đối, về đường chéo và về góc của hình chữ nhật.

b) Nội dung:HS được yêu cầu thực hiện hoạt động 1 trong SGK trang 98 và nêu nhận xét về đặc điểm của hình chữ nhật MNPQtrong hình 14.

c)Sản phẩm: - Kết quả thực hiện hoạt động 1 trong SGK trang 98.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động theo cặp đôi hoặc cặp ba, hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

_ GV chiếu hai hình thực tế: Hình chữ nhật và hình thoi trên máy, yêu cầu học sinh nêu tên hình, những đặc điểm đã biết về hình đó

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13, thực hiện hoạt động 1 trong SGK trang 98 theo hình thức cặp đôi trong 3 phút.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS hoạt động cặp đôi quan sát hình 13 và trả lời các câu hỏi vào bảng nhóm.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS yếu thực hiện các thao tác đo độ dài, đếm ô vuông, dựa vào cảm nhận bằng mắt, kiểm tra góc vuông.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV gọi đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.

I. Hình chữ nhật

1. Nhận biết hình chữ nhật a) HĐ 1: Hình 13 SGK trang 98.

a) Độ dài của cặp cạnh đối ABDC bằng nhau.

Độ dài của cặp cạnh đối ADBC bằng nhau.

b) ABsong song với DC; AD song song với BC.

c) Đo: AC 4,4cm; BD4,4 cm.

d) Các góc của hình chữ nhật ABCD

(3)

* Kết luận, nhận định 1:

- GV chính xác hóa kết quả của hoạt động 1.

- GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động cặp, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.

đều là góc vuông.

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (khoảng7 phút) a) Mục tiêu:

- HSnhận xét được các yếu tố bằng nhau, song song, về đường chéo và về góc của hình chữ nhật. Cách đọc, cách kí hiệu bằng nhau trên hình vẽ.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầuđọc phần nhận xét và xem Hình 14 để ghi nhớ kiến thức mới. Ghi và đọc được các kí hiệu bằng nhau trên hình vẽ.

c) Sản phẩm:HS diễn đạt được các nhận xét bằng lời, ghi vào vở các yếu tố bằng nhau.

d) Tổ chức thực hiện: Cá nhân

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Yêu cầu HS quan sát hình 14 SGK trang 98, dựa vào kết quả của hoạt động 1, nêu các đặc điểm về hai cạnh đối, đường chéo, góc của hình chữ nhật MNPQ.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS quan sát hình 14 SGK trang 98, nêu các đặc điểm về hai cạnh đối, đường chéo, góc của hình chữ nhật MNPQ.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV gọi khoảng 2 – 3 HS trả lời miệng.

- HS cả lớp quan sát hình vẽ, lắng nghe và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV chốt lại các đặc điểm của hình chữ nhật MNPQ như SGK trang 98

- HS ghi nội dung kiến thức vào vở.

- GV nhắc HS cách kí hiệu các yếu tố bằng nhau trên hình vẽ (Hình 14) và cách đọc các yếu tố được kí hiệu bằng nhau trên đó.

b) Nhận xét:

Hình chữ nhật MNPQ có:

+ Hai cạnh đối bằng nhau:

;

MNPQ MQ NP

+ Hai cạnh đối MNPQ song song với nhau; MQNP song song với nhau.

+ Hai đường chéo bằng nhau:

MP NQ .

+ Bốn góc ở các đỉnh , , ,M N P Qđều là góc vuông.

M

Q

N

P

Hoạt động 3: Hoạt động củng cố kiến thức mới (khoảng7 phút) a) Mục tiêu:

(4)

Học sinhhọc đượccác nhận xét về hình chữ nhật vừa học bằng lời và bằng kí hiệu, HS biểu đạt lại các tính chất đó dưới dạng kí hiệu. Nhận biết hình chữ nhật.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu nêu các tính nhận xét về hình chữ nhật vừa học bằng lời, viết các nhận xét về hình chữ nhậtdưới dạng kí hiệu, làm được bài tập vận dụng.

c) Sản phẩm:Viết nhận xét về hình chữ nhật, dùng kí hiệu hoàn thành mối quan hệ giữa các yếu tố của hình chữ nhật. Nhận biết được hình chữ nhật.

d) Tổ chức thực hiện:cá nhân

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 3:

- GV chiếu bài tập 1 điền vào dấu (…), HS hoàn thành nhận xét bằng cách kéo thả từ vào chỗ trống.

- GV chiếu hình vẽ bài tập 2 yêu cầu HS hoàn thành

- GV chiếu bài 3, yêu cầu HS nhận dạng hình chữ nhật

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- HS quan sát, 1 HS lên bảng thao tác kéo thả hoàn chỉnh nhận xét.

- HS sử dụng kí hiệu hoàn thành nội dung bài 2 vào phiếu cá nhân.

- HS ghi nhận định vào phiếu

* Báo cáo, thảo luận 3:

- HS đổi chéo phiếu ghi kết quả bài 2, 1 HS trình bày tại chỗ kết quả của mình, GV chiếu kết quả bài HS trên máy. HS cả lớp đánh giá bằng bút đỏ vào phiếu của bạn.

Bài 3: Các hình chữ nhật là: 2, 3

* Kết luận, nhận định 3:

HS nêu lại nhận xét về hình chữ nhật, GV chuẩn hóa nhận xét.

- GV nhấn mạnh: Hình chữ nhật có hai cạnh đối song song và bằng nhau, hai đường chéo dài bằng nhau, bốn góc ở các đỉnh là góc vuông.

- HS đánh giá bài bạn, báo cáo kết quả - GV nhắc nhở những sai sót nếu có

c) Áp dụng

1.Hãy điền vào dấu (…) nội dung thích hợp.

Hình chữ nhật có: Hai cạnh

đối……….và …………với nhau, hai đường chéo…….., bốn góc ở các đỉnh là...

bằng nhau; song song, vuông góc, góc vuông,

2.Cho hình vẽ, hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống

Hình 2

F E

G

D DE = …(1)…

DF …(2)..EG DFsong song với … (3)...

Góc D có số đo là …(4)....

3. Trong các hình vẽ sau, hình nào là hình chữ nhật?

Hình 5 Hình 4

Hình 3 Hình 2

Hình 1

Z Y

U

V W

P O N

F E

G

B C

M

Q S X

A

D

R

T

Hoạt động 4: Hoạt động thực hành luyện tập (khoảng5phút)

(5)

a) Mục tiêu:

Học sinh học đượccác hình không phải hình chữ nhật, các hình chữ nhật trong thực tiễn.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầuTìm các hình chữ nhật xung quanh lớp học, trong các vật dụng hàng ngày của HS…

c) Sản phẩm:Viết ví dụ về hình chữ nhật, Nhận biết được hình chữ nhật trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện:nhóm bàn

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 4:

- GV chiếu bài tập trên máy chiếu hoặc bảng phụ

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- HS hợp tác nhóm trả lời câu hỏi

* Báo cáo, thảo luận 3:

- Nhóm nhanh nhất gắn kết quả trên bảng, 1 đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm còn lại đổi chéo, đánh giá sau lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

* Kết luận, nhận định 3:

- GV nhấn mạnh: Hình 2 có các góc không phải là góc vuông nên nó không phải là hình chữ nhật.

- HS đánh giá bài nhóm bạn, báo cáo kết quả - GV nhận xét quá trình làm bài, nhắc nhở những HS chưa tích cực, động viên, khen những nhóm tích cực….

1. Vì sao hình 4 không phải là hình chữ nhật?

Hình 5 Hình 4

Hình 3 Hình 2

Hình 1

Z Y

U

V W

P O N

F E

G

B C

M

Q S X

A

D

R

T

2. Hãy viết các vật có dạng là hình chữ nhật trong lớp học

1.2. Nội dung 2: Vẽ hình chữ nhật (10 phút)

a) Mục tiêu:Học sinh học đượccáchvẽ hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh bằng ê ke.

b) Nội dung:- HS được yêu cầu thực hiện VD 1 trong SGK trang 98.

c)Sản phẩm: - Kết quả thực hiện VD 1 trong SGK trang 98.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- GV nêu ví dụ 1 SGK trang 98, hướng dẫn các bước vẽ hình chữ nhật ABCD, biết

6cm

AB và AD9cm bằng ê ke như SGK trang 98.

- Yêu cầu HS quan sát GV thực hiện một lần, kết hợp đọc hướng dẫn trong SGK để vẽ hình

2. Vẽ hình chữ nhật

* HĐ 2: Vẽ hình chữ nhật bằng ê ke khi biết độ dài hai cạnh.

- Ví dụ 1: Vẽ hình chữ nhật ABCD, biết AB6cm và AD9cm.

(6)

vào vở.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS quan sát GV thực hiện các bước vẽ trên bảng.

- HS đọc thêm hướng dẫn trong SGK và vẽ hình vào vở theo cá nhân.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện các thao tác vẽ, chiếu cách vẽ hoặc thao tác trực tiếp (nếu cần)

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV lựa chọn hình vẽ tốt, chưa tốt để HS quan sát, nhận xét.

- HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các đặc điểm về cạnh đối, đường chéo và góc của hình chữ nhật mình vẽ.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV nhấn mạnh lại dụng cụ sử dụng là ê ke, yêu cầu cần đạt với hình vẽ (thỏa mãn các đặc điểm của hình chữ nhật).

- GV gọi HS nêu lại 4 bước vẽ hình chữ nhật ABCD như SGK trang 99.

- Các bước vẽ: SGK trang 99.

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Yêu cầu HS dựa vào ví dụ 1 để làm bài tập áp dụng 1 vào vở theo cá nhân.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS sử dụng ê ke để vẽ hình chữ nhật EGHI biết EG 4cm và EI 3cm.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ (quy ước vẽ với tỉ lệ 1 ô vuông cạnh 1 đơn vị), các HS còn lại vẽ hình vào vở.

- Yêu cầu HS nhận xét hình vẽ trên bảng, kiểm tra chéo hình vẽ trong vở của nhau.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV nhận xét tính chính xác, tính thẩm mỹ của hình vẽ, đánh giá mức độ thực hiện thành thạo các thao tác vẽ hình của HS.

- Áp dụng 1:

Vẽ bằng ê ke hình chữ nhật EGHI biết 4cm

EG vàEI 3cm.

4cm

3cm

I

E G

H

(7)

1.3. Nội dung 3: Chu vi và diện tích hình chữ nhật (8 phút)

a) Mục tiêu:Học sinh học đượccác công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh. Tính được diện tích hình chữ nhật, giải quyết bài toán thực tế.

b) Nội dung:- HS được yêu cầu nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đã học ở Tiểu học. Tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai kích thước của nó, Giải quyết bài toán thực tế liên quan.

c)Sản phẩm: - Công thức tính chu vi của hình chữ nhật: C 2(a b ). - Công thức tính diện tích của hình chữ nhật: S a b . . - Bài tập tính diện tích, bài toán thực tế.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung

* GVgiao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đã học ở Tiểu học, viết công thức.

- Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật khi a = 6cm;

b = 5cm.

- Đo kích thước của quyển vở (hoặc SGK Toán 6), tính chu vi và diện tích của nó.

- Cần miếng bọc vở có diện tích bao nhiêu?

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS phát biểu công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật bằng lời văn.

- HS viết công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.

- Thực hành đo và tính toán theo nhóm bàn

* Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi 2 HS phát biểu, 1 nhóm HS lên bảng viết các công thức tính diện tích miếng bọc vở.

- HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV chuẩn hóa kiến thức.

3. Chu vi và diện tích hình chữ nhật

b

D a

A B

C

Chu vi, diện tích hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là ab: + Chu vi: C 2(a b )

+ Diện tích: S a b .

Nếu a = 6, b= 5 thì diện tích của hình chữ nhật là:

5 . 6 30 cm 2

 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

- Bài tập phát triển năng lực tư duy của HS: Cho một mảnh bìa hình tam giác đều, hãy cắt rời nó thành những mảnh nhỏ sao cho khi ghép lại ta được một hình chữ nhật. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.

HD: Cắt hình

HS đo đo độ dài các đoạn thẳng thích hợp để tính chu vi. (Lưu ý: diện tích hình chữ nhật bằng diện tích tam giác) => Có 2 cách tính.

(8)

1. Tính diện tích tam giác (ôn lại bài 1) 2. Tính diện tích hình chữ nhật (bài 2)

20 15 10 5 5 10

E D

A

C G B

F

- Học thuộc: nhận xét hình chữ nhật, cách đọc hình, vẽ hình, thuộc công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật

- Làm bài tập SGK. Đọc nội dung phần hình thoi, tiết sau học theo PP giống tiết 1 => Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài theo cách đã làm ở tiết 1. HS chuẩn bị phần ghi vở các kiến thức cơ bản về hình thoi.

- Bài tập về nhà sẽ được chữa trong tiết 3, phần vận dụng.

Tiết 2

2.1. Nội dung 1: Nhận biết hình thoi (20 phút) Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm (khoảng 5 phút)

a) Mục tiêu:Học sinh học đượccáchnhận biết được hình thoi, nêu được các đặc điểm đặc điểm về hai cạnh đối, về đường chéo và về góc của hình thoi.

b) Nội dung:HS được yêu cầu:Quan sát hình 15 và trả lời câu hỏi; nêu nhận xét về đặc điểm của hình thoi qua hình 16 và rút ra được từ các câu hỏi trên.

c)Sản phẩm: - Kết quả thực hiện hoạt động 3 trong SGK trang 98.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động theo cặp đôi hoặc cặp ba, hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 15, thực hiện hoạt động 3 trong SGK trang 99 theo hình thức cặp đôi trong 3 phút.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS hoạt động cặp đôi quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi vào bảng nhóm.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện các thao tác đo độ dài, kiểm tra góc vuông.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV gọi đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 1:

II. Hình thoi

1. Nhận biết hình thoi

* HĐ 3: Hình 15 SGK trang 99.

a) Đo: AB BC CD DA   3,2 cm. b) ABsong song với CD; AD song song với BC.

c) Các góc ở đỉnh Ođều là góc vuông.

(9)

- GV chính xác hóa kết quả của hoạt động 3.

- GV đánh giá thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (khoảng5 phút) a) Mục tiêu:

- HS nêu đượccác nhận xét vềcác yếu tố bằng nhau, song song, về đường chéo và về góc của hình chữ nhật. Cách đọc, cách kí hiệu bằng nhau trên hình vẽ.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầuđọc phần nhận xét và xem Hình 16 để ghi nhớ kiến thức mới. Ghi và đọc được các kí hiệu bằng nhau trên hình vẽ.

c) Sản phẩm:HS diễn đạt được các nhận xét bằng lời, ghi vào vở các yếu tố bằng nhau.

d) Tổ chức thực hiện: Cá nhân

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Yêu cầu HS quan sát hình 16 SGK trang 99, dựa vào kết quả của hoạt động 3, nêu các đặc điểm về cạnh, đường chéo của hình thoi ABCD

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS quan sát hình 16 SGK trang 99, nêu các đặc điểm về cạnh, đường chéo của hình thoi

ABCD.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV gọi khoảng 2 – 3 HS trả lời miệng.

- HS cả lớp quan sát hình vẽ, lắng nghe và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV chốt lại các đặc điểm của hình thoi ABCD như SGK trang 99, khái quát với hình thoi bất kì.

- HS ghi nội dung kiến thức vào vở.

* Nhận xét:

D B

A O C

Hình thoi ABCD có:

+ Bốn cạnh bằng nhau:

AB BC CD DA  

+ Hai cạnh đối ABCDsong song với nhau; ADBCsong song với nhau.

+ Hai đường chéo ACBD vuông góc với nhau.

Hoạt động 3: Hoạt động củng cố kiến thức mới (khoảng5 phút) a) Mục tiêu:

Học sinh học đượccác nhận xét về hình thoi vừa học bằng lời và bằng kí hiệu, HS biểu đạt lại các nhận xét đó dưới dạng kí hiệu. Nhận biết hình thoi.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu nêu các nhận xét về hình thoi vừa học bằng lời, viết dưới dạng kí hiệu.

(10)

c) Sản phẩm:Viết nhận xét về hình thoi, dùng kí hiệu hoàn thành mối quan hệ giữa các yếu tố của hình thoi. Nhận biết được hình chữ thoi.

d) Tổ chức thực hiện:cá nhân

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 3:

- GV chiếu bài tập 1 điền vào dấu (…), HS hoàn thành nhận xét bằng cách kéo thả từ vào chỗ trống.

- GV chiếu hình vẽ bài tập 2 yêu cầu HS hoàn thành

- GV chiếu bài 3, yêu cầu HS nhận dạng hình thoi

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- HS quan sát, 1 HS lên bảng thao tác kéo thả hoàn chỉnh nhận xét.

- HS sử dụng kí hiệu hoàn thành nội dung bài 2 vào phiếu cá nhân.

- HS ghi nhận định vào phiếu

* Báo cáo, thảo luận 3:

- HS đổi chéo phiếu ghi kết quả bài 2, 1 HS trình bày tại chỗ kết quả của mình, GV chiếu kết quả bài HS trên máy. HS cả lớp đánh giá bằng bút đỏ vào phiếu của bạn.

Bài 3: Các hình thoi là: 3, 4

* Kết luận, nhận định 3:

HS nêu lại nhận xét về hình thoi, GV chuẩn hóa nhận xét.

- GV nhấn mạnh: Hình thoi có bốn cạnh bằng nhau, các cạnh đối song song với nhau, hai đường chéo vuông góc với nhau.

- HS đánh giá bài bạn, báo cáo kết quả - GV nhắc nhở những sai sót nếu có

1.Hãy điền vào dấu (…) nội dung thích hợp.

Hình thoi có: ……….bằng nhau và

…………với nhau, hai đường chéo……...

bằng nhau; song song, vuông góc, góc vuông, bốn cạnh.

2.Cho hình vẽ, hãy điền nội dung thích hợp điền vào chỗ trống

Hình 4

Q S

R

T

QR = …(1)…

RT …(2)….QS QR song song với ….(3)...

3. Trong các hình vẽ sau, hình nào là hình thoi?

Hình 5 Hình 4

Hình 3 Hình 2

Hình 1

Z Y

U

V W

P O N

F E

G

B C

M

Q S X

A

D

R

T

Hoạt động 4: Hoạt động thực hành luyện tập (khoảng5phút) a) Mục tiêu:

Học sinh nhận biết đượccác hình không phải hình thoi, các hình thoi trong thực tiễn.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu Tìm các hình thoixung quanh lớp học, trong các vật dụng hàng ngày của HS…

c) Sản phẩm:Viết ví dụ về hình thoi, Nhận biết được hình thoi trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện:nhóm bàn

(11)

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 4:

- GV chiếu bài tập trên máy chiếu hoặc bảng phụ

- Viết các vật có dạng là hình thoi trong lớp học, trong thực tế.

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- HS hợp tác nhóm trả lời câu hỏi

* Báo cáo, thảo luận 3:

- Nhóm nhanh nhất gắn kết quả trên bảng, 1 đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm còn lại đổi chéo, đánh giá sau lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

* Kết luận, nhận định 3:

- GV nhấn mạnh: Hình 2 có các góc không phải là góc vuông nên nó không phải là hình thoi.

- HS đánh giá bài nhóm bạn, báo cáo kết quả - GV nhận xét quá trình làm bài, nhắc nhở những HS chưa tích cực, động viên, khen những cá nhân, nhóm tích cực….

- Từ VD thực tiễn, HS thấy được vai trò của toán học đối với cuộc sống.

1. Vì sao hình 4 không phải là hình thoi?

Hình 5 Hình 4

Hình 3 Hình 2

Hình 1

Z Y

U

V W

P O N

F E

G

B C

M

Q S X

A

D

R

T

2. Hãy viết các vật có dạng là hình thoi trong lớp học.

2.2. Nội dung 2: Vẽ hình thoi (10 phút) a)Mục tiêu:

Học sinh học được cách vẽ được hình thoi khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường chéo bằng thước và com pa.

b) Nội dung:

HS được yêu cầuThực hiện VD 2 trong SGK trang 99.

c)Sản phẩm: - Kết quả thực hiện VD 2 trong SGK trang 99.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- GV nêu ví dụ 2 SGK trang 100, hướng dẫn các bước vẽ hình thoi ABCD biết

5cm, 8cm

ABAC như SGK trang 100.

- Yêu cầu HS quan sát GV thực hiện một lần, kết hợp đọc hướng dẫn trong SGK để vẽ hình vào vở.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS quan sát GV thực hiện các bước vẽ trên

2. Vẽ hình thoi

* HĐ 4: Vẽ hình thoi bằng thước và compa khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường chéo.

- Ví dụ 2: Vẽ hình thoi ABCD biết 5cm

AB , AC 8cm.

* Các bước vẽ: SGK trang 100

(12)

bảng.

- HS đọc thêm hướng dẫn trong SGK và vẽ hình vào vở theo cá nhân.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện các thao tác vẽ khi cần.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV lựa chọn hình vẽ tốt, chưa tốt để HS quan sát, nhận xét.

- HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các đặc điểm của hình thoi mình vẽ.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV nhấn mạnh lại dụng cụ sử dụng là thước và compa, yêu cầu cần đạt với hình vẽ (thỏa mãn các đặc điểm của hình thoi).

- GV gọi HS nêu lại 4 bước vẽ hình thoi ABCD như SGK trang 100.

- GV chốt lại các bước vẽ hình thoi (4 bước)

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Yêu cầu HS dựa vào ví dụ 3 để làm bài tập áp dụng 2 vào vở theo cá nhân.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS sử dụng thước và compa để vẽ hình thoi MNPQ, biết MN 6cm và MP10cm.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ (quy ước vẽ với tỉ lệ gấp 5), các HS còn lại vẽ hình vào vở.

- Yêu cầu HS nhận xét hình vẽ trên bảng, kiểm tra chéo hình vẽ trong vở của nhau.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV nhận xét tính chính xác, tính thẩm mỹ của hình vẽ, đánh giá mức độ thực hiện thành thạo các thao tác vẽ hình của HS.

- Áp dụng 2:

Vẽ bằng thước và compa hình thoi MNPQ, biết MN 6cm và MP10cm.

2.3. Nội dung 3: Chu vi và diện tích hình thoi (15 phút) a)Mục tiêu:

Học sinhthiết lập được các công thức tính chu vi và diện tích của hình thoi theo độ dài cạnh và đường chéo.

b) Nội dung:

(13)

HS được yêu cầuThực hiện hoạt động 5 trong SGK trang 100, từ đó thiết lập được các công thức tính chu vi và diện tích của hình thoi theo độ dài cạnh và đường chéo.

c) Sản phẩm:

- Công thức tính chu vi của hình thoi: C 4a.

- Công thức tính diện tích của hình thoi:

1. . S  2 m n

.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm (chia lớp thành 6 nhóm)

Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung

* GVgiao nhiệm vụ học tập 1:

- GV yêu cầu HS nêu công thức tính chu vi hình thoi rồi thực hành hoạt động 5 trong SGK trang 100 theo nhóm bốn trong 3 phút.

- Học liệu: Hình thoi ABCD bằng giấy bìa màu kẻ ô vuông (do GV chuẩn bị, có thể dùng thêm băng dính 2 mặt, hoặc dùng giấy decal), 4 ê ke bằng nhau để ghép hình.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS nêu công thức tính chu vi hình thoi.

- HS thực hành cắt hình thoi, ghép thành hình chữ nhật như hoạt động 5 trong SGK trang 100 theo nhóm bốn, rồi so sánh diện tích hai hình.

- Hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ nhóm yếu.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV gọi đại diện 2 nhóm đem sản phẩm trưng bày và nêu nhận xét diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật (bằng nhau).

* Kết luận, nhận định 1:

- GV đánh giá kết quả hoạt động nhóm, khẳng định diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật đó bằng nhau.

- GV hướng dẫn HS tính hai cạnh của hình chữ nhật theo hai đường chéo của hình thoi, từ đó suy ra công thức tính diện tích hình thoi.

- Chu vi hình thoi được tính theo độ dài cạnh, diện tích hình thoi tính theo độ dài hai đường chéo.

3. Chu vi và diện tích hình thoi.

* HĐ 5: Thực hành (SGK trang 100)

- So sánh: diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật đó bằng nhau.

- Diện tích hình chữ nhật đó là:

1. . S  2 m n

- Do đó, diện tích hình thoi là:

1. . S  2 m n

* Công thức:

D B

C A

Hình thoi có độ dài cạnh là a, độ dài hai đường chéo mn thì:

+ Chu vi hình thoi là: C4a

+ Diện tích hình thoi là:

1. . S  2 m n

* GVgiao nhiệm vụ học tập 2:

Làm bài luyện tập 3

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

HS làm bài LT3 vào vở

Luyện tập 3:

(14)

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV có thể cho đổi chấm chéo, đánh giá kết quả bài làm của HS

* Kết luận, nhận định 2:

 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

- Học thuộc: nhận xét hình chữ nhật, hình thoi, cách đọc hình, vẽ hình, thuộc công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình thoi.

- Làm bài tập SGK trang 100.

Tiết 3:

3. Hoạt động luyện tập (khoảng35 phút) a) Mục tiêu:HS học được

- Cách nhận biết được hình chữ nhật, hình thoi.

- Vẽ được hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh bằng ê ke, vẽ hình thoi biết độ dài cạnh và độ dài một đường chéo bằng thước thẳng và compa.

- Vận dụng được các công thức tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình thoi để tính toán và giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầuLàm bài tập 1 (bổ sung câu hỏi hình nào là hình chữ nhật), bài tập 2 (yêu cầu HS vẽ cả hình), áp dụng 3 SGK trang 101.

c) Sản phẩm:

- Kết quả nhận biết hình chữ nhật, hình thoi trong bài tập 1.

- Hình vẽ và lời giải bài tập 2 (tính diện tích hình ghép 2 hình chữ nhật với 1 hình thoi).

- Lời giải bài tập 3 (tính độ dài dây thép).

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bốn.

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GVgiao nhiệm vụ học tập 1:

- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK trang 101, bổ sung câu hỏi hình nào là hình chữ nhật.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình 19 SGK trang 101 rồi trả lời miệng.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi 1 HS trả lời miệng tại chỗ, với hình không được chọn, yêu cầu HS giải thích vì sao.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

III. Luyện tập

Bài 1 SGK trang 101 Hình chữ nhật: hình a.

Hình thoi: hình b.

(15)

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

* GVgiao nhiệm vụ học tập 2:GV yêu cầu HS - Vẽ hình 20 vào vở theo cá nhân trong 3 phút.

- Làm bài tập 2 SGK trang 101 theo nhóm bốn trong 5 phút.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- Vẽ hình 20 vào vở

- Tính diện tích hình 20 theo nhóm bốn.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: phần tô màu xanh gồm những hình nào ghép lại? Em hãy cho biết độ dài hai cạnh của hình chữ nhật, độ dài hai đường chéo của hình thoi.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV gọi đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

Bài 2 SGK trang 101

Diện tích một hình chữ nhật là:2.5 10(cm ) 2

Diện tích hình thoi là:

     

2

1 3 3 . 4 4 24 cm

2   

Diện tích phần tô màu xanh là:

 

2

10.2 24 44 cm 

* GVgiao nhiệm vụ học tập 3:

- GV yêu cầu HS làm bài tập áp dụng 3 SGK trang 101 theo cá nhân.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc, tóm tắt đề bài và bài tập áp dụng 3.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi 1 HS khá lên bảng trình bày.

- HS dưới lớp quan sát, nhận xét.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: độ dài của dây thép cần để làm móc treo bằng chu vi của hình thoi.

* Kết luận, nhận định:

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

* Áp dụng 3 SGK trang 101 Nhận xét:độ dài của dây thép cần để làm móc treo bằng chu vi của hình thoi cạnh 30 cm. Bác Hưng cần số xăng–ti–mét dây thép là:

 

4.30 120 cm

4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)

a) Mục tiêu:HS học đượctìm hiểu ứng dụng hình chữ nhật, hình thoi trong thực tế.

b) Nội dung:HS được yêu cầu

- HS sưu tầm được một số ví dụ sử dụng hình chữ nhật, hình thoi trong thực tế.

- HS sưu tầm hoặc sáng tạo đề bài tập toán (như bài tập cuối tiết 1) có nội dung gắn với thực tế cần vận dụng hình chữ nhật, hình thoi để giải quyết vấn đề.

c) Sản phẩm:

- Những ví dụ về hình chữ nhật, hình thoi trong thực tế do HS sưu tầm.

(16)

- Những đề bài tập toán có nội dung gắn với thực tế cần vận dụng hình chữ nhật, hình thoi để giải quyết vấn đề do HS sưu tầm hoặc sáng tạo ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* GVgiao nhiệm vụ học tập:Về nhà, các em sưu tầm được một số ví dụ sử dụng hình chữ nhật, hình thoi trong thực tế. Sưu tầm hoặc sáng tạo đề bài tập toán có nội dung gắn với thực tế cần vận dụng hình chữ nhật, hình thoi để giải quyết vấn đề. Khuyến khích ứng dụng CNTT để trình bày, báo cáo. Hình thức hoạt động: theo nhóm tổ.

* HS thực hiện nhiệm vụ: HS ghi nhớ nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học ở lớp.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm trong vở bài tập hoặc nộp file mềm.

* Kết luận, nhận định: GV đánh giá tính đúng đắn của sản phẩm và mức độ hoàn thành của HS.

* Hướng dẫn tự học ở nhà: 2 phút

- Ghi nhớ các đặc điểm nhận biết; cách vẽ; công thức tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình thoi; ôn lại các bài tập đã làm trên lớp.

- Chuẩn bị bài mới: Hình bình hành.

(Để KHBD ngắn gọn và khoa học, GV có thể sử dụng đường Link với các phần mềm vẽ hình, ảnh)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc: biết vẽ hình theo yêu cầu của đề bài, sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai

+ Năng lực toán học: HS vận dụng định lý về tính chất đường phân giác của tam giác để tính độ dài các đoạn thẳng và suy luận chứng minh bài toán. HS biết sử dụng công

- Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng các tính chất của phép cộng các số tự nhiên linh hoạt trong các bài toán.... - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bản chất các khối u ở phổi: các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ, chụp PET/CT…và các kỹ

Để vẽ được hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng thước kẻ và thước ê ke có độ dài cho trước được chính xác, các em cần. lưu ý

Kiến thức: - Biết sử dụng e ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông và góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn

Ngoài ra, các thông số động lực học theo phương thẳng đứng cũng được phân tích theo miền tần số giúp làm cơ sở cải tiến thiết kế có tính năng chuyển động êm dịu và

Dùng ê ke vẽ hình vuông khi biết độ dài cạnh. Ví dụ: Vẽ bằng ê ke hình vuông ABCD, biết độ dài cạnh bằng 7 cm. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB = 7